Khảo Sát Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Khi Đến Đảo Yến

Trong khi đó, khách Hàn Quốc chi tiêu chuyến đi bình quân là hơn 739 USD (bình quân hơn 216 USD/ngày/khách). Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 37%, ăn uống chiếm 20%, mua hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 9%, tham quan chiếm 8%, còn lại là chi tiêu khác.

Chi tiêu cho du lịch tăng lên trong thời gian qua là hợp lý, bởi vì giai đoạn 2014-2018, nền kinh tế ổn định, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, số ngày lưu trú bình quân tăng lên nên khách du lịch hào phóng hơn trong chi tiêu cho du lịch.

Đối với tour du lịch Đảo Yến trọn gói có mức giá như sau: Trẻ em có mức giá vé từ 280.000 -350.000 đồng/ người.

Người lớn có mức giá vé từ 450.000 – 560.000/người. Giá trên bao gồm các dịch vụ:

• Tàu vận chuyển.

• Ăn sáng nhẹ trên tàu (01 cái bánh bao và 01 chai nước suối Sanna 330ml).

• Ăn trưa tại Nhà Hàng Hòn Nội.

• Phí vào Cảng.

• Bảo hiểm du lịch.

• VAT.

* Tiền vé không bao gồm:

• Câu cá giải trí tại vùng biển của Đảo Yến.

• Chè Yến Sào nguyên chất chưng cách thủy với đường phèn (giá ưu đãi dành cho khách du lịch).

• Dịch vụ thuê đồ tắm.

• Kính lặn, ống thở.

• Vé tắm nước ngọt.

• Thuyền chèo Kayak.

• Các chi phí cá nhân phát sinh ngoài chương trình..

Khách đến tham quan du lịch Đảo Yến, muốn thưởng thức hết các dịch vụ tại đây thì bỏ thêm chi phí. Với mức chi thêm khoảng 100.000 – 300.000 đồng/người là du khách có thể khám phát tất cả các dịch vụ có trên Đảo Yến.

Khảo sát ý kiến về sự hài lòng cũng như ý định quay lại của khách du lịch khi đến Đảo Yến, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch khi đến Đảo Yến


Quý vị có hài lòng với điểm du lịch Đảo Yến không


Số lượng


Tỷ lệ %

Hoàn toàn không hài lòng

0

0,0

Không hài lòng

14

14,0

Trung bình

52

52,0

Khá hài lòng

26

26,0

Rất hài lòng

8

8,0

Tổng cộng

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019) Số khách du lịch trả lời ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 52%, 26% khách du lịch hài lòng khi đến Đảo Yến và 8% khách du lịch rất hài lòng. Có 14% khách du lịch không hài lòng khi đến du lịch Đảo Yến. Theo ý kiến của khách du lịch thì hiện nay, tour Đảo Yến chủ yếu là lên ngắm cảnh, chụp ảnh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” nên chưa làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chính vì vậy mà khi được hỏi về ý định quay lại Đảo Yến, thì có đến 40% khách trả lời không có ý định quay lại, 30% ý kiến là ít có khả năng quay lại, chỉ có 20% ý kiến là nhiều khả năng

quay lại.


Biểu đồ 2 6 Khảo sát ý định quay lại Đảo Yến của Khách du lịch Nguồn 1

Biểu đồ 2.6. Khảo sát ý định quay lại Đảo Yến của Khách du lịch

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)

2.2.2. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tại Đảo Yến

2.2.2.1. Sự tăng trưởng kinh tế du lịch góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương

Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn có sự chuyển biến rõ nét về chất: Sản phẩm du lịch của Khánh Hòa đến nay từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao so với các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác và đặc biệt là hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch mang lại. Du lịch phát triển sẽ tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, nhất là người dân địa phương. Theo số liệu thống kê của tỉnh Khánh Hòa, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch ngày càng tăng nhanh: Năm 2014 lao động trong lĩnh vực du lịch mới chỉ có hơn 4.000 người, thì đến năm 2018, hoạt động du lịch đang thu hút khoảng 65.000 lao động, trong đó có 28.000 lao động trực tiếp. So sánh với nhu cầu thực tế giai đoạn 2015 đến nay, mỗi năm nhu cầu lao động trực tiếp tăng thêm là

4.000 lao động/năm.

Dự báo đến năm 2020, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ cần tăng thêm khoảng 40.000 lao động trực tiếp, tăng 1,44 lần so với hiện nay. Tương ứng mỗi năm sẽ tăng thêm 10.000 lao động.

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa dự báo có thêm khoảng 100/140 dự án kinh doanh lưu trú du lịch đăng ký đi vào hoạt động, với quy mô tương ứng trên 30.000 phòng (bình quân 300 phòng/dự án, chủ yếu từ 3-5 sao). Như vậy, với hệ số 1,05 lao động/phòng như hiện nay, toàn tỉnh cần thêm khoảng 32.000 lao động trực tiếp trong hoạt động lưu trú khách sạn, tăng 1,28 lần so với so số lao động hiện nay. Mỗi năm thị trường lao động cần thêm khoảng 8.000 lao động cho hoạt động lưu trú du lịch. Đối với lao động trong lĩnh vực lữ hành, Trong lĩnh vực lữ hành, dự báo của Sở Du lịch, đến năm 2020, Khánh Hòa đón khoảng 8,5 triệu lượt

khách, trong đó khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế. Để phục vụ lượng du khách này, yêu cầu cần khoảng 8.000 lao động, tương ứng nhu cầu tăng thêm khoảng 1.300 lao động/năm. Như vậy, giai đoạn 2017- 2020, riêng hai lĩnh vực lưu trú và lữ hành, mỗi năm nhu cầu thị trường tại địa phương cần bổ sung khoảng trên 10.000 lao động. Bên cạnh đó, tăng trưởng du lịch còn mở ra cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động của một số ngành nghề liên quan (như sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp, hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ...). Một số doanh nghiệp khi đầu tư dự án du lịch mới đã cam kết ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ chi phí đào tạo và quan tâm tuyển dụng người lao động bị thu hồi đất vào làm việc. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh Khánh Hòa, trong thời gian qua có trên 80% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có tham gia, đóng góp ở các mức độ khác nhau cho công tác xã hội tại địa phương điểm đến bằng các hoạt động như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, đỡ đầu các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đối với du lịch trực tiếp trên Đảo Yến, nhu cầu lao động phục vụ hoạt động du lịch tuy có hạn chế nhưng vẫn tăng hàng năm. Riêng số lao động đang việc làm trên trực tiếp trong ngành du lịch trên Đảo Yến năm 2018 là 52 người.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch cũng góp phần cho các doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ các hoạt động xã hội của địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hoạt động dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Qua nghĩa cử này, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha ông, những người có công với đất nước. Hàng năm, Hội Doanh nhân tỉnh Khánh Hòa đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Tại đây, đoàn đã tặng 250 suất quà, với tổng giá trị hơn 30 triệu đồng, và thăm hỏi, động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.

Khảo sát 50 cơ sở kinh doanh trên địa bàn với câu hỏi “Sự tham gia, hỗ trợ của doanh nghiệp của Quý vị đối với các hoạt động xã hội của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh du lịch”, kết quả cho thấy:


Biểu đồ 2 7 Khảo sát sự tham gia của doanh nghiệp đối với các hoạt động 2

Biểu đồ 2.7. Khảo sát sự tham gia của doanh nghiệp đối với các hoạt động xã hội tại địa phương

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019) 24% các doanh nghiệp du lịch được hỏi nói rằng họ tham gia, hỗ trợ các hoạt động xã hội của tỉnh rất nhiều; 30% các doanh nghiệp tham gia, hủng hộ khá nhiều;

40% tham gia, ủng hộ ở mức trung bình.

Như vậy, có thể thấy những đóng góp của ngành du lịch trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng là rất lớn.

2.2.2.2. Thực trạng thu hút sự tham gia của cộng đồng và tạo cơ hội cho cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch; tác động của tăng trưởng du lịch đến công bằng xã hội và các vấn đề xã hội tại Đảo Yến

Sự phát triển du lịch Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng trong thời gian qua luôn được các cơ quan Nhà nước quan tâm và khuyến khích người dân địa phương tham gia và cùng hưởng lợi. Các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch, các công ty lữ hành…trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay chủ yếu là của tư nhân, là người địa phương hoặc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 750 cơ sở lưu trú du lịch, 128 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, 15.154 cơ sở ăn uống vừa phục vụ du lịch, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Toàn bộ các cơ sở kinh doanh

du lịch nói trên đều thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, trong đó hầu hết cơ sở ăn uống do người bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch thành lập và tổ chức hoạt động phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua để thu hút khách du lịch và phát triển du lịch bền vững, tỉnh Khánh Hòa đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống như làng gốm Lư Cấm; Nghề dệt chiếu cói ở làng Ngọc Hội; Sản xuất ngư nghiệp truyền thống tại các làng nghề Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm; Nghề nuôi và chế biến yến sào ở khu vực làng Bích Đầm và khu vực phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường…Trong đó, làng nghề nuôi yến sào tại Đảo Yến được Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đầu tư xây dựng làng nghề Yến sào Khánh Hòa theo phong cách Á Đông kết hợp du lịch, trong đó có 10 hộ gia đình đang duy trì nghề này trên Đảo Yến.

Tuy nhiên, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn những hạn chế, bất cập: Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng địa phương trước khi xúc tiến dự án đầu tư chưa được chú trọng, qua khảo sát, có tới hơn 55% số người dân được hỏi khẳng định không biết trước về chủ trương đầu tư, rất ít hoặc hầu như chưa bao giờ được tham gia ý kiến vào các quy hoạch phát triển du lịch. Một số ít dự án du lịch đã quy hoạch chi tiết hoặc triển khai mặt bằng nhưng chậm đầu tư và quá trình đầu tư ảnh hưởng đến sinh kế, môi trường sống của cộng đồng bản địa gây bức xúc cho người dân. Các hộ gia đình, các nhóm cộng đồng tham gia hoạt động du lịch phần lớn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không ổn định, ít có sự hướng dẫn, tập huấn từ cơ quan chức năng nên hiệu quả kinh tế chưa cao và cũng không đóng góp nhiều cho việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường của người dân trong quá trình tham gia hoạt động du lịch còn hạn chế, một số hoạt động gây tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch (làm suy giảm chất lượng nguồn nước khoáng nóng, tác động gây hại đến mỹ quan, sinh thái khu vực du lịch...) (Lê Chí Công, 2018).

Để đảm bảo an ninh, an toàn xã hội trong du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các quyết định và kế hoạch thực hiện chương trình du lịch hàng năm. Bên cạnh đó, vào mỗi giai đoạn, UBND tỉnh Khánh Hòa

đều ban hành đề án “Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh”. Chính vì vậy, trong thời gian qua hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Đảo Yến nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở các khu, điểm du lịch không có những diễn biến quá bất thường, gây tác động đến an ninh trật tự nghiêm trọng hơn so với thực tế bình thường khi không có hoạt động du lịch.

2.2.2.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch gắn với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương

Khánh Hòa không chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, có những công trình kiến trúc thuộc loại quý hiếm do con người tạo ra như Tháp Ponagar huyền thoại trên dưới 1.000 năm, thành cổ Diên Khánh, các Đình, Chùa, Văn Miếu; các cơ sở nghiên cứu khoa học như viện Hải Dương Học, viện Pastuer Nha Trang gắn liền với những di tích lưu niệm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà Bác học Alexandre Yersin, làng nghề yến sào với hơn 700 năm trên Đảo Yến với việc khai thác và bảo vệ tổ yến rất đặc trưng...Tất cả những tài nguyên, giá trị ăn hóa đó đã tạo nên quần thể tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phòng phú, đặc sắc riêng của Khánh Hòa có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch, tỉnh Khánh Hòa luôn thống nhất chủ trương tăng trưởng kinh tế du lịch phải luôn gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Tuy nhiên, thực trạng phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm qua chưa được phát huy đúng mức. Nhiều giá trị, loại hình văn hóa truyền thống đang đối diện với nguy cơ mai một (Vũ Thị Phương Hậu, 2019).

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa nghiệm thu đề tài “Văn hóa trong sự nghiệp phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030” do tác giả Vũ Thị Phương Hậu làm chủ nhiệm đề tài đã chỉ ra rằng: Hiện nay có 39,2% người dân được hỏi biết đến hát bài chòi nhưng chỉ có 1,3% biết đến hát sắc bùa, 6,8% biết đến hát giao duyên… Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã có những hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo

tồn loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, đưa một số loại hình vào trường học… Điển hình như nghệ thuật bài chòi dân gian, một số trường đã thực hiện chương trình sân khấu học đường và mang lại tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện còn quá ít, chỉ một lần trong năm, chưa đủ để các em hiểu, yêu thích và gắn bó với loại hình nghệ thuật truyền thống này. Trong khi đó, các nghệ nhân bài chòi phần lớn đã lớn tuổi, lớp kế cận mỏng, dẫn đến nguy cơ gián đoạn trong quá trình trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc…Cùng với đó, hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân; việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, phát triển văn hóa còn hạn chế… Tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư cũng đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa…

Đối với du lịch Đảo Yến, việc giữ gìn và phát triển văn hóa tại đây cũng có một số hoạt động rất cụ thể như: một lễ hội mang màu sắc độc đáo của Khánh Hòa - Lễ hội Yến sào lần đầu tiên được vinh dự đưa vào chương trình hoạt động của Festival Biển 2011. So với các ngành nghề khác, khai thác yến là công việc hết sức khó khăn và nguy hiểm nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao. Tôn vinh làng nghề truyền thống, lễ hội Yến sào theo thời gian cũng trở thành một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu của Khánh Hòa. Đây vừa là bước khởi đầu, vừa là một sự kiện quan trọng để khách du lịch cũng như người dân địa phương hiểu rõ hơn và có ý thức gìn giữ, bảo vệ giá trị truyền thống nghề yến sào của Đảo Yến nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Bên cạnh đó, để phát huy và gìn giữ giá trị văn hóa của nghề yến sào, trong chương trình tham quan của các tour du lịch Đảo Yến mà Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đang quản lý và các công ty lữ hành đang khai thác thì luôn có hoạt động thăm quan và dâng hương Đền Thờ Tổ Yến sào tại Khánh Hòa và tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển ngành nghề Yến Sào. Tại đây, hướng dẫn viên du lịch sẽ cung cấp cho khách du lịch những thông tin chi tiết về làng nghề yến sào, đền thờ tổ yến sào cũng như cách khai thác, bảo vệ tổ yến của những người dân trên Đảo Yến từ xưa đến nay.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí