Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Bền Vững

- Tăng cường và chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường: Thực hiện tăng cường các quy định quản lý môi trường và các công tác thực thi. Thực hiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải, nước thải, khí thải hợp vệ sinh tại các cơ sở lưu trú, các khu du lịch và các tàu thuyền vận chuyển khách, đồng thời thực hiện đầu tư hệ thống xử lý rác thải phù hợp tại các đảo và các khu vực ven biển. Thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra về môi trường tại các cơ sở kinh doanh du lịch và các bến tàu. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.

- Thực hiện các giải pháp về xã hội để phát triển du lịch biển đảo bền vững: Thực hiện đầu tư nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích lịch sử, văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán. Phát triển các làng nghề truyền thống về chế biển thủy sản như nghề làm mắm, đào sá sùng, nuôi cấy ngọc trai... nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể truyền thống vùng biển đảo. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự của địa bàn, đặc biệt các khu du lịch, thực hiện xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội phát sinh do hoạt động du lịch đem lại; các tệ nạn trộm cắp tài sản từ khách du lịch và sung đột mâu thuẫn giữa người làm du lịch và cộng đồng địa phương.

- Nâng cao chất lượng lao động du lịch biển đảo: Cần cân đối cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp theo cơ cấu của ngành du lịch. Tập trung nâng cao số lượng lao động được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác du lịch: Tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Vân Đồn nói riêng cần ưu tiên đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch biển đảo. Xã hội hóa các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt việc tạo dựng hình ảnh vịnh Bái Tử Long tới gần du khách và công chúng.

Các giải pháp này đã được đề xuất, tuy nhiên, các cấp, các ngành, người dân địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn vịnh Bái Tử Long chưa thực hiện nghiêm túc, đồng bộ cũng như có sự trợ giúp lẫn nhau trong quá trình khai thác, sử dụng và phát triển du lịch tại đây. Chính vì vậy, trong thời gian tới để du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long được phát triển một cách bền vững rất cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ và cần có sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng.

1.4.2.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

Du lịch cộng đồng thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch. Hoạt động này bắt đầu là tự phát ở những nơi có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn du lịch mà dân cư tại chỗ tham gia vào phục vụ nhu cầu của du khách. Một thực tế thường diễn ra là các doanh nghiệp đưa/dẫn khách đến phần lớn là khai thác tiềm năng địa phương chứ chưa chú trọng đến lôi kéo cộng đồng cư dân địa phương cùng làm du lịch. Khi phân chia lợi ích, đôi khi quyền lợi giữa doanh nghiệp và cộng đồng không thống nhất, phần thiệt thòi thường thuộc về phía cộng đồng, dẫn đến bất trắc và làm cho du khách không hài lòng.

Để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững rất cần phải phát huy được yếu tố tích cực, hạn chế và giảm thiểu mặt tiêu cực. Muốn vậy cần phải có chiến lược phát triển du lịch theo hướng bền vững, chú trọng tăng cường tính văn hóa trong hoạt động du lịch. Định hướng đúng đắn phát triển du lịch nói chung và từng địa phương nói riêng dưới góc độ này là tập trung phát triển du lịch cộng đồng theo hướng du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái; nhằm đạt đồng thời hiệu quả kinh tế và xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động du lịch cộng đồng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào hoạt động kinh doanh.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra để phát triển du lịch bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hàn Quốc, của Hà Nội, Quảng Ninh và mô hình phát triển du lịch cộng đồng, tác giả có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa như sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết. Cần có sự liên kết các tổ chức, ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch của địa phương. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của địa điểm du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về địa phương.

- Song song với việc khai thác tài nguyên du lịch, các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch quan trọng như cảnh quan thiên nhiên, các công trình và di sản văn hóa của địa phương để du lịch phát triển bền vững.

- Cần nêu cao vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các tài nguyên du lịch địa phương. Có như vậy, cộng đồng địa phương mới cùng chung tay phát triển du lịch bền vững.

- Cần xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng hợp lý từ dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nghỉ ngơi và dịch vụ ăn uống... để thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp.

- Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.


1.5. Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1, tác giả đã trình bày, phân tích các nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững như: Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Nội dung trọng tâm của chương 1 là xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. Dựa vào Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do Hội đồng du lịch toàn cầu xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ số là (1) Quản lý hiệu quả và bền vững; (2) Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương; (3) Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực và (4) Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững tại các địa phương và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước.

Đây là những nội dung quan trọng, là tiền đề, cơ sở để tác giả tiếp tục phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tại Đảo Yến, Khánh Hòa trong nội dung chương 2 và chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN, KHÁNH HÒA

2.1. Khái quát chung về Đảo Yến, Khánh Hòa

2.1.1. Giới thiệu chung về Đảo Yến, Khánh Hòa

Khánh Hoà là một tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận; có diên tích tự nhiên 5.217km2, với dân số gần 1,2 triệu người, bao gồm 02 thành phố Nha Trang, Cam Ranh và 07 huyện, thị. Là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội như: về giao thông có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, có nhiều cảng biển nước sâu như cảng Nha Trang, Ba Ngòi, Vân Phong.

Khánh Hoà có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường sinh thái biển; khí hậu Khánh Hoà rất ôn hoà, quanh năm nắng ấm; mùa mưa ngắn và hàng năm rất ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết bão, lụt.

Ngoài các điều kiện tự nhiện, vị trí địa lý phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, Khánh Hòa còn là một địa phương hội đủ các dạng địa hình cơ bản vùng núi bán sơn địa, có núi rừng, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo, có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch. Bờ biển Khánh Hoà dài 385km, với những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông, bờ biển bị đứt gãy đã tạo nên các kỳ quan thiên nhiên và nhiều bãi tắm đẹp như Đại Lãnh, Nha Trang, Bãi Dài Cam Ranh, Đầm Môn, Đầm Nha Phu, Bãi Trũ - Đầm Già, Đầm Bấy, Dốc Lết và còn nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo….

Có ba vịnh kín gió được xếp vào hàng đẹp nhất nước và nổi tiếng thế giới là Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong, trong đó vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới; có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng.

Khánh Hòa không chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, có những công trình kiến trúc thuộc loại quý hiếm do con người tạo ra như Tháp Ponagar huyền thoại trên dưới 1.000 năm, thành

cổ Diên Khánh, các Đình, Chùa, Văn Miếu; các cơ sở nghiên cứu khoa học như viện Hải Dương Học, viện Pastuer Nha Trang gắn liền với những di tích lưu niệm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà Bác học Alexandre Yersin,.. đã tạo nên quần thể tài nguyên du lịch tư nhiên và nhân văn vô cùng phòng phú, đặc sắc riêng của Khánh Hòa có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch.

Đảo Yến không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi.

Hình 2 1 Đảo Yến – Hòn Nội Đảo Yến thuộc Hòn Nội là cụm đảo nằm trong 1

Hình 2.1. Đảo Yến – Hòn Nội

Đảo Yến (thuộc Hòn Nội) là cụm đảo nằm trong Vịnh Đảo Yến của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cách cảng Cầu Đá chừng 25km (khoảng 13 hải lý).

Nếu muốn tham quan Đảo Yến, du khách phải đi bằng tàu từ Cảng Cầu Đá khoảng 25 km (tầm 13 hải lý) là đến được Đảo Yến. Thường khách đi du lịch Nha Trang thường ghé Hòn Nội để tận mắt chứng kiến chim yến làm tổ và tìm hiểu về nghề yến sào truyền thống của Đảo Yến. Các đảo yến ở Nha Trang với vị trí đia lý thuận lợi, xa bờ tới 40 hải lý, lại có đàn yến đông đúc, sản lượng yến hàng năm luôn dẫn đầu cả nước từ xưa đến nay, vì thế nơi đây có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch biển đảo. Đặc biệt, Đảo Yến - Hòn Nội là nơi cư trú và sinh sống của hàng ngàn cá thể chim Yến và cũng là nơi khai thác trữ lượng Yến

sào lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với lượng tài nguyên thiên nhiên yến đảo quý báu, giá trị kinh tế cao nên hiện nay nơi này đang được nhà nước giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Yến Sào Khánh Hòa - Sanest độc quyền bảo vệ, đầu tư phát triển và khai thác. Và cũng chính vì thế mà khách du lịch không thể tự túc thuê tàu cano đến đây mà phải đi theo tour hằng ngày do Công ty này điều hành và những công ty lữ hành ở Đảo Yến phân phối vé.

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hệ sinh thái biển - Đảo nơi đây đa dạng với nhiều loài động, thực vật đặc hữu có sức hấp dẫn du lịch. Đảo Yến nằm trong khu bảo tồn biển Hòn Mun trong Vịnh Nha Trang. Diện tích khu bảo tồn khoảng 160km2 gồm 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. Nơi đây nơi có rạn san hô phong phú, đa dạng nhất Việt Nam và có tầm quốc tế bởi số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ở đây đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới cùng với nhiều loài cá sống trong rạn san hô và sinh vật vùng biển nhiệt đới. Khu bảo tồn biển Hòn Mun là địa điểm lý tưởng cho nghiên cứu khoa học sinh vật biển cũng như cho hoạt động du lịch lặn biển khám phá thế giới đại dương.

Khí hậu ở Đảo Yến nói riêng và thành phố Đảo Yến nói chung tương đối ôn hoà, thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, còn mùa mưa ngắn hơn chỉ từ tháng 10 - 12. Tuy nhiên, do đây là một hòn đảo nên khí hậu có phần khắc nghiệt hơn, nắng thì cũng nắng hơn, lúc mưa thì cũng mưa to hơn, gió cũng mạnh hơn nên nơi này thường chỉ khai thác du lịch vào mùa nắng (tức từ tháng 3-9, còn trong tháng 10 thì phụ thuộc vào thời tiết cụ thể và lượng khách của từng năm).

Để đến Đảo Yến, du khách sẽ di chuyển bằng 2 loại phương tiện, đó là tàu gỗ du lịch sức chứa 45 - 50 chỗ và cano cao tốc nhiều cỡ (20 chỗ - 36 chỗ). Mỗi tàu sẽ có hướng dẫn viên chuyên nghiệp để hướng dẫn và giới thiệu đến du khách lịch trình, Vịnh Đảo Yến, các hòn đảo xung quanh, các resort... Đồng thời điểm danh và mỗi người được phát áo phao, một miếng bánh sandwich kẹp thịt nguội, một lon nước yến sanest và một chai nước suối.

Trên Đảo Yến cũng không có nhiều bãi tắm thuận tiện, nhưng Đảo Yến có “bãi tắm đôi”, là hai bãi tắm nằm song song nhau, nước biển xanh màu ngọc bích và có thể nhìn rõ những rặng san hô tuyệt đẹp ở sâu dưới biển. Một bờ biển với bãi cát trắng mịn trải dài, và nước biển trong xanh nhìn rõ đáy là tiềm năng rất lớn để thu hút khách du lịch cũng như phát triển du lịch biển tại đây.

Hang yến và nghề làm yến: Không chỉ là một trong nhiều hòn đảo đẹp của Nha Trang, Đảo Yến còn gây ấn tượng với du khách bởi những vách đá cheo leo, dựng đứng, và trên đó có những căn nhà nhỏ xinh, nơi nghỉ ngơi của thợ gác hang yến. Điều đặc biệt thú vị khi đến đảo yến Hòn Nội là du khách được tận mắt nhìn thấy những tổ yến cheo leo trên vách núi. Yến thường làm tổ trong hang động, có những hang yến rất rộng, nhưng cũng có hang rất nhỏ hẹp, chỉ có thể lách mình mới vào được phía trong. Chim Yến loài chim duy nhất không làm tổ bằng rơm rác, nhưng làm tổ bằng nước dãi của mình và chính nước dãi này là nguồn thu nhập đáng kể cho con người. Chim yến sống thành từng đôi trong bày đàn lớn, không đậu chỗ nào ngoài tổ của mình mà làm tổ trên những hang đá cheo leo, hiểm trở, thoáng mát trên các đảo đá hoa cương. Chim yến có sức khoẻ diệu kỳ, hàng ngày mỗi con bay lượn một quãng đường dài hàng trăm cây số mà không cần nghỉ ngơi, chúng có thể bay liên tục từ 5h sáng đến 20h, với tốc độ bình quân 40km/giờ, để bắt những loài côn trùng bay như mối bay, kiến bay, ruồi, các loài rầy. Hàng ngày, chim yến trống và mái miệt mài nhả dãi thành từng sợi trắng, trong suốt, gắn dần lên vách đá, đan xen với nhau để chúng khô cứng lại thành chiếc tổ. Khi tổ yến bị lấy đi chim yến lại tiếp tục cần mẫn làm tổ khác. Mùa làm tổ của chim yến thường vào tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Sau khi làm tổ 2-3 tháng, chim yến bắt đầu đẻ, một lứa đẻ thường từ 80-120 ngày. Tổ yến được khai thác hai đợt trong năm, đợt 1 vào tháng 3 trước khi chim đẻ trứng và đợt thứ hai vào tháng 8 sau khi chim non dời tổ, tự bay đi kiếm mồi. Yến sào là nguồn tài nguyên quý hiếm trên thế giới, là loài thực phẩm cao cấp, có nhiều chất bổ dưỡng và đặc biệt là rất tốt cho những người mới ốm dậy, người gầy yếu, suy nhược, người cao tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, đây là một điều kiện thuận lợi để xây dựng các chương trình du lịch độc đáo sáng tạo. Được tận mắt chứng kiến chim yến làm tổ với hàng chục tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023