Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Đảo Yến Khánh Hòa

trình tham quan du lịch. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.

2.4. Tiểu kết chương 2

Với tiềm năng du lịch thiên nhiên và tài nguyên nhân văn sẵn có, tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển du lịch bền vững. Với việc phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa trong giai đoạn 2014-2018 theo 3 nội dung: (1) Tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững; (2) Tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương và (3) Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch. Từ những phân tích đó, luận văn rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến trong thời gian vừa qua. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch trên Đảo Yến theo hướng bền vững hơn nữa trong tương lai.

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI ĐẢO YẾN KHÁNH HÒA


3.1. Định hướng phát triển du lịch Đảo Yến, Khánh Hòa

3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững

3.1.1.1. Các quan điểm phát triển

Phát triển du lịch khai thác những lợi thế của Đảo Yến để phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng đặc biệt chú trọng đến những điểm mạnh của Đảo Yến về khí hậu, bản sắc văn hóa và hình ảnh để hình thành các sản phẩm du lịch cao cấp hấp dẫn khách du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch Đảo Yến phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, với cơ chế quản lý phù hợp vừa tôn tạo, khai thác bảo tồn các di sản thiên nhiên, cảnh quan, quan tâm tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích thu được với cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch.

Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà - 12

Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Phát triển tour du lịch đảo Yến gắn với sản phẩm yến sào, một sản vật đặc trưng

của Khánh Hoà để tạo ra tour du lịch độc đáo, không công ty du lịch nào có được.

Phát triển du lịch Đảo Yến trên quan điểm bền vững, tăng trưởng du lịch với tốc độ cao là mục tiêu song bảo đảm hiệu quả về môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế tạo thành động lực thúc đẩy các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội khác.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể

- Về kinh tế: Đến năm 2025 phát triển du lịch Đảo Yến với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.

- Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Đảo Yến đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

- Về môi trường: Phát triển du lịch Đảo Yến giai đoạn từ nay đến năm 2025 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.

3.1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

Cùng với sự tăng trưởng du lịch trong thời gian vừa qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Trong dự án, tỉnh Khánh Hòa đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể về phát triển du lịch của tỉnh nói chung và Đảo Yến nói riêng trong thời gian tới như sau:

- Về khách du lịch: Năm 2020: Khánh Hòa đón từ 1,5 – 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế và từ 4,3 – 4,5 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2025, Khánh Hòa sẽ đón khoảng 2,1 - 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 5,7 - 6,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Riêng du lịch Đảo Yến, phấn đấu năm 2025 đón hơn 80.000 lượt khách du lịch, trong đó có gần 35.000 lượt khách quốc tế; năm 2030 đón được hơn 500 ngàn lượt khách trong đó có khoảng hơn 200 ngàn lượt khách quốc tế.

- Về thu nhập từ du lịch: Phấn đầu đến năm 2025, tổng thu từ khách du lịch toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 35.574 tỷ USD, đóng góp 23.100 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 6,5 - 7%) vào GRDP của tỉnh. Đối với du lịch Đảo Yến, phấn đấu năm 2025 doanh thu du lịch đạt khoảng 80 tỷ; năm 2030 doanh thu du lịch đạt 130 tỷ đồng.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2025, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng có tổng số 46.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5.

- Về lao động và việc làm: Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch toàn tỉnh Khánh Hòa đảm bảo hơn tạo ra 162.000 việc làm trong đó có 60.000 lao động trực tiếp. Riêng du lịch Đảo Yến tạo ra khoảng 200 việc làm trực tiếp cho người lao động.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Đảo Yến

Theo các nhà tư vấn của Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), hiện nay chỉ có Đảo Yến là có tiềm năng về nhân văn và đô thị đủ tầm cỡ để phát triển thành trung tâm du lịch có sức hấp dẫn cao. Những nơi khác có tài nguyên thiên nhiên nhưng không đủ hấp dẫn về văn hóa, xã hội. Thiên nhiên đơn thuần không đi kèm với tài nguyên nhân văn sẽ không đủ hấp dẫn du khách nên không thể trở thành trung tâm du lịch lớn. Mặt khác, nếu chỉ tập trung khai thác sẽ mang lại hiệu suất thấp nhưng nguy cơ tàn phá môi trường lại rất cao. Chính vì thế, về du lịch, trước mắt tập trung khai thác khu vực Đảo Yến và các vùng phụ cận. Căn cứ vào thực trạng hiện tại và mục tiêu phát triển, để khai thác tốt tiềm năng du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của Đảo Yến, sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa kết hợp với các ban ngành liên quan đã xây dựng các định hường phát triển như sau:

3.1.2.1. Định hướng phát triển các trung tâm, tuyến, điểm du lịch xung quanh Đảo Yến

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Vùng phát

triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

3.1.2.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

3.1.2.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Trước hết phải nắm bắt rõ cơ cấu nguồn khách du lịch biển, đảo ngày càng đa dạng, họ đều có xu hướng chọn các cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ hàng hóa bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Theo đó, các cơ sở lưu trú du lịch cần tạo những khu vực không khói thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc...Tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khỏe với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập golf mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng...và các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh. Đi kèm với loại hình nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng, thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino, yến sào Khánh Hòa.

3.1.2.4. Định hướng hợp tác du lịch

Tăng cường phát triển Hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội khách sạn, nhà

hàng, đầu bếp, pha chế đồ uống để hỗ trợ quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác đào tạo và quảng bá xúc tiến các cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch vùng ven biển, đảo.

Tăng cường liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và trên thế giới để phát huy tối đa nguồn lực du lịch của địa phương, đặc biệt là các tổ chức du lịch nhằm trong khu vực Đông Nam á.

3.1.2.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch Đảo Yến

Để đáp ứng những xu hướng của du khách, các cơ sở lưu trú của Đảo Yến trong thời gian tới phải phát triển mạnh tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng, kết hợp với trung tâm vui chơi giải trí biển và mua sắm, tạo nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh Chương trình cấp nhãn du lịch bền vững “Bông Sen Xanh” cho các cơ sở lưu trú du lịch tại biển Việt Nam và tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho các cơ sở được cấp nhãn. Cần phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên, đi đôi với khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đầu tư vào quản lý khách sạn ở Việt Nam .

3.1.2.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch Đảo Yến

Đầu tư phát triển thành phố Đảo Yến thành đô thị du lịch, xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch của Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung:

Thành phố Đảo Yến với vịnh Đảo Yến nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc trưng, đóng vai trò trung tâm du lịch không chỉ của Khánh Hoà mà của cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, bộ mặt của du lịch tỉnh, Đảo Yến được định hướng phát triển thành đô thị du lịch vì vậy cần được quan tâm đầu tư xứng đáng với vai trò của nó. Ngoài ra, với đặc điểm tài nguyên tự nhiên khu vực vịnh Đảo Yến, cần thiết đầu tư vịnh Đảo Yến thành khu du lịch biển đảo mang ý nghĩa quốc gia.

Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đảo Yến nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Đảo Yến thực sự là một trọng điểm du lịch của Khánh Hòa.

Theo hướng này ngoài việc đầu tư phát triển du lịch ở Đảo Yến và phụ cận,

cần xúc tiến đầu tư phát triển du lịch ở các khu vực khác trên toàn lãnh thổ Khánh Hòa, trong đó đặc biệt chú ý đầu tư khai thác tài nguyên du lịch biển ở khu vực Cam Ranh để trở thành khu du lịch quốc gia, tài nguyên du lịch văn hoá và du lịch sinh thái các huyện phía tây để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

3.1.2.7. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch biển gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di tích thiên nhiên đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch; khu, điểm di tích văn hóa lịch sử...dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch biển; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch biển...

Bổ xung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường biển trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh du lịch; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường biển.

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch biển; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường biển.

Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch biển.

Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, chú trọng hợp tác liên ngành và

mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch biển nói riêng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch biển cũng như sản phẩm du lịch biển của Đảo Yến.

3.1.2.8. Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch

Trên cơ sở tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng Khánh Hòa, phát triển mạnh các loại hình du lịch đặc trưng và có ưu thế như: tham quan các cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá, các khu bảo tồn sinh thái, vui chơi giải trí dưỡng bệnh, du lịch hội nghị, hội thảo, thể dục thể thao...

Xây dựng mới hiện đại một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, khu thể thao tổng hợp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và các cuộc thi thể thao lớn ở trong nước và khu vực Đông Nam á, nhất là các môn thể thao đặc thù ở biển.

Du lịch biển cần liên kết với các địa phương vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch phong phú của những vùng này. Tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống đạc trưng của miên biển trên từng địa bàn để phục vụ du lịch theo hướng văn minh, lành mạnh, tránh các hoạt động mê tín dị đoan.

Phát triển kết hợp các loại hình kinh doanh du lịch lữ hành, thông tin quảng cáo, tư vấn, kinh doanh lưu trú và nhà hàng, vận chuyển du lịch, kinh doanh các hoạt động giải trí và thể thao, nghỉ dưỡng, dịch vụ. Khuyến khích phát triển các hình thức du lịch "Tour trọn gói" nhằm khai thác hiệu quả nguồn khách, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường biển.

Sớm tổ chức, sắp xếp hợp lý các hoạt động du lịch Đảo Yến với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế có sự chỉ đạo quản lý thống nhất của thành phố. Để sớm vươn tới hiện đại, văn minh, hội nhập với trình độ phát triển du lịch của các nước trong khu vực và thế giới, cần khẩn trương xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi vềchuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ quản lý từng đơn vị, các hướng dẫn viên du lịch có kiến thức, văn hoá, lịch lãm và hấp dẫn... Xây dựng một chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023