Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Du Lịch Trên Đảo Yến

Thực tế cho thấy, Công ty Dịch vụ du lịch Sanest Tourist chưa tận dụng hết những lợi thế của mình trong việc tổ chức tour du lịch gắn với ngành nghề yến sào. Hiện nay, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa có Nhà máy chế biến nước yến cao cấp, Nhà máy thực phẩm cao cấp (xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) có thể làm điểm tham quan trong tour du lịch về yến sào nhưng đến nay chưa được khai thác.

Những người làm du lịch cho rằng, yến sào là sản vật nổi tiếng của Khánh Hòa, sức hút của yến sào rất lớn. Vì vậy, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa hoàn toàn có thể xây dựng một showroom lớn tạo thành điểm đến cho khách du lịch. Không chỉ để phục vụ tour du lịch của Sanest Tourist, các đơn vị lữ hành có thể chọn showroom yến sào (nếu được xây dựng tốt) làm một điểm đến trong quá trình làm tour. “Cần xây dựng một showroom đủ lớn, trưng bày tất cả các hình ảnh tư liệu, sản phẩm gắn với yến sào, để những ai không có điều kiện đi tour du lịch đảo yến cũng có thể nắm bắt được lịch sử ngành nghề, kỳ công của việc khai thác sản vật yến sào, quy trình sản xuất ra các sản phẩm…”, Phan Tiến Thảo - hướng dẫn viên du lịch Khách sạn Sunrise Đảo Yến nói.

Liên quan đến vấn đề mở rộng, phát triển tour du lịch yến sào, ông Lê Hữu Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa cho biết: “Đây là một gợi ý rất hay. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để làm mới, nâng cấp tour du lịch mà Công ty DVDL Sanest Tourist đang khai thác”.

+ Thực trạng của việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho ngành du lịch:

Để phát triển du lịch tại Đảo Yến, trong thời gian qua Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa không ngừng đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng tại Đảo Yến. Công ty dịch vụ du lịch Sanest Tourist là một đơn vị du lịch lữ hành trực thuộc Công ty Yến Sào Khánh Hòa, trụ sở tại 89 Thống Nhất

– Nha Trang. Công ty dịch vụ du lịch Sanest Tourist đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá thương hiệu Yến sào Khánh hòa cũng như giới thiệu, thiết kế các chương trình tham quan đến với du khách nội địa và du khách quốc tế đến Khánh Hòa nghỉ dưỡng.

Sanest Tourist - đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển đảo đã chính thức hoạt động vào những ngày đầu tiên của “Tháng 8 - Nha Trang điểm hẹn” bằng việc xây dựng và thiết lập Chương trình tour tham quan đảo Yến - Hòn Nội, một trong những tour du lịch độc đáo và mới mẻ nhất của Khánh Hòa. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Sanest Tourist chỉ có 30 người, cơ sở vật chất thiếu thốn; đến nay, tổng số CBCNV của đơn vị hơn 60 người, hầu hết đều được đào tạo kiến thức về dịch vụ DL. Đặc biệt Sanest Tourist đã có đội tàu du lịch đẹp và đạt chuẩn kiểm định chất lượng, xe phục vụ lữ hành nội địa được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Với đặc thù của Công ty là quản lý tất cả các đảo yến trong vùng biển Khánh Hoà, nên trong thời gian qua, Công ty dịch vụ du lịch Sanest Tourist được Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa giao cho hạch toán độc lập, tự thu tự chi để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch nói chung và tour du lịch Đảo Yến nói riêng được Công ty Sanest Tourist trực tiếp đầu tư vốn.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đã rót vốn đầu tư vào 32 Đảo Yến với 169 hang yến thuộc địa bàn trải dài từ huyện Vạn Ninh đến TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, để phát triển du lịch, Công ty Sanest Tourist đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch trên 3 đảo chính là Đảo Yến – Hòn Nội, Đảo Yến - Đông Tằm và Đảo Yến – Bãi Bàng Lớn.

Để tổ chức tour du lịch đạt chất lượng cao, Sanest Tourist đã đầu tư nhiều trang thiết bị, tàu xe hiện đại và tiện nghi. Trung tâm có hệ thống xe vận chuyển đa dạng, hiện đại từ 15 đến 45 chỗ rất thuận tiện để phục vụ vận chuyển du khách từ khách sạn đến đến Cảng; có hệ thống tàu đạt tiêu chuẩn quy định với 6 tàu vỏ gỗ với sức chứa 60 khách và 02 tàu đáy kính xem rạn san hô tại Đảo yến, 2 ca nô tốc độ cao, ngoài ra Sanest Tourist còn xây dựng một bến cảng riêng để thuận tiện cho việc neo đậu thuyền cũng như thuận tiện trong việc đưa đón khách. Bên cạnh đó, Sanest Tourist đã đề xuất với Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa và các ban ngành liên quan của tỉnh đầu tư xây dựng làng nghề Yến sào Khánh Hòa theo phong cách Á Đông kết hợp du lịch sinh thái trên Đảo Yến.

Trong giai đoạn 2014-2018, tổng vốn đầu tư vào Đảo Yến là hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm 38,4% (tương đương 76,8 tỷ đồng), còn lại là vốn của các thành phần kinh tế khác, trong đó chủ yếu là của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa.

Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chủ yếu sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch, đầu tư hạ tầng nền tảng như giao thông, điện, nước, xây dựng một số công trình cơ bản, thiết yếu hoặc công trình công cộng trên địa bàn Đảo Yến. Bên cạnh đó, một phần ngân sách cũng đầu tư để tu bổ di tích lịch sử trên Đảo Yến và khôi phục làng nghề truyền thống. Các cơ sở hạ tầng này thì rất khó có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa được trong các khu, điểm du lịch. Các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhìn chung bám sát nội dung đầu tư trong các quy hoạch du lịch và quy hoạch chuyên ngành khác liên quan, thứ tự ưu tiên đầu tư cơ bản phù hợp với định hướng phát triển du lịch ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp nên lượng vốn đầu tư tập trung từ ngân sách cho du lịch còn hạn chế, phân bổ vốn đầu tư cho một số công trình nhỏ giọt, công tác giải ngân của một số dự án chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đặt ra.

Trong khi đó, vốn từ các thành phần kinh tế khác tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ khách như đầu tư tàu du lịch vận chuyển khách, xây dựng cơ sở ăn uống, nhà vệ sinh, nhà tắm, mua sắm thiết bị phục vụ khách tham quan, điểm vui chơi giải trí trên đảo.

Nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng dần hàng năm. Thời gian từ 2010 đến 2014, tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế này chỉ chiếm 38,7% trong tổng số vốn đầu tư du lịch, tính trong cả giai đoạn 2014 - 2018, tỷ trọng này là 58,6%. Nguồn từ vốn ngoài ngân sách đầu tư ngày càng tăng một mặt do các tiềm năng du lịch tại Đảo Yến đã mang tính hiện thực hơn, khách du lịch ngày càng đông nên ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm, Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa đã có những chủ trương, quan điểm và chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế:

Nói là vốn của các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên tỉnh Khánh Hòa chỉ giao cho Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa quản lý và khai thác tiềm năng du lịch cũng như khai thác yến trên các Đảo Yến mà không cho các công ty khác đồng khai thác và quản lý. Chính vì vậy, không thể thu hút được các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư du lịch vào đây.

Nguồn vốn của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa tập trung chủ yếu vào khai thác yến mà chưa thực sự tập trung phát triển du lịch. Chính vì vậy, việc huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại Đảo Yến còn rất hạn chế. Bởi vì Công ty dường như không muốn phát triển du lịch nhiều tại Đảo Yến sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi, khác thác sản phẩm yến trên các đảo.

+ Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua khai thác cơ sở vật chất ngành du lịch:

Trong thời gian quan cơ sở vật chất phục vụ du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng đã được quan tâm, đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 750 cơ sở lưu trú du lịch với 39.400 phòng, trong đó có 111 cơ sở 3 - 5 sao với hơn 20.000 phòng, đạt tỷ lệ 50,8% tổng số phòng lưu trú, 128 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành… Tuy nhiên, các cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp trên Đảo yến chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách.

Bảng 2.4. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên Đảo Yến


TT

Tên cơ sở vật chất

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Tàu gỗ chở khách

Chiếc

6


2

Ca nô

Chiếc

2


3

Tàu đáy kính

Chiếc

2


4

Tàu kayak

Chiếc

6


5

Ghế nằm bãi biển

Chiếc

15


6

Bộ câu cá

Bộ

10


7

Kính bơi

Chiếc

12


8

Bộ dụng cụ leo núi

Bộ

10


9

Nhà hàng ăn uống trên đảo

Chiếc

2


10

Quầy bar trên đảo

Chiếc

2


11

Khu vệ sinh, nhà tắm nước ngọt

Nhà

4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Từ bảng thống kê số liệu trên cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch Đảo Yến còn rất nghèo nàn. Trên Đảo Yến nói chỉ xây dựng được 2 nhà hàng, 2 quầy bar nhỏ để phục vụ khách ăn uống với công suất 100 chỗ ngồi/nhà hàng. Cùng với đó là 4 khu vệ sinh, nhà tắm nước ngọt cơ bản phục vụ khách du lịch. Với 6 tàu gỗ và 2 ca nô tốc độ cao phục vụ chuyên chở khách với công suất tàu gỗ là từ 50-60 khách/tàu và ca nô là 15-20 khách/chiếc. Với 2 tàu đáy kính phục vụ khách tham quan rặng san hô và cảnh quan dưới đáy biển quan Đảo Yến. Bên cạnh đó, để phục vụ khách du lịch khi lên tham quan Đảo Yến, Công ty còn trang bị thêm tàu 6 chiếc kayak, ghế nằm du lịch, kinh bơi, bộ leo núi, bộ câu cá… Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên Đảo Yến được đầu tư với số lượng phù hợp với số lượt khách du lịch trong năm. Với đặc thù mùa vụ du lịch trên Đảo Yến là chỉ hoạt động từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, nên các trang thiết bị này cũng chỉ phục vụ khách trong thời gian này với công suất gần như 100%, tuy nhiên các tháng còn lại không có khách, các trang thiết bị này bị bỏ không hoặc chuyển về một số địa điểm khác để khai thác nên hiệu quả không cao.

+ Hiệu quả sử dụng nguồn lao động du lịch tại Đảo Yến:

Năm 2014 lao động trong lĩnh vực du lịch mới chỉ có hơn 4.000 người, thì đến năm 2018, tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 28.000 người. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, tuy đã tốt hơn nhiều địa phương khác, nhưng chất lượng nhân lực của ngành du lịch Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ. Theo đó, nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của Đảo Yến thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng.

Tuy nhiên, số lượng lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch Đảo Yến, Khánh Hòa đang rất hạn chế và có xu hướng tăng lên qua các năm. Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2019 tổng số lao động phục vụ khách du lịch trên Đảo Yến là 52 người. Trong đó 22 người thuộc đội tàu chuyên chở khách, 8 người phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí cho khách, 18 người phục vụ kinh doanh ăn uống trên đảo và 4 hướng dẫn viên du lịch chuyên các tuor biển đảo. Tình trạng lao động du lịch tại Đảo Yến được thống kê qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Thực trạng lao động du lịch trên Đảo Yến, Khánh Hòa


TT

Chỉ tiêu

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

I

Tổng số lao động

35

38

42

47

52

1

LĐ trong cơ sở ăn uống

16

16

16

17

18

2

LĐ để vận chuyển khách

14

16

20

20

22


3

LĐ phục vụ DV vui chơi,

giải trí


3


4


4


6


8

4

LĐ lữ hành

2

2

2

4

4

II

Trình độ lao động

35

38

42

47

52

1

Đại học

8

8

10

13

14

2

Trung cấp, cao đẳng

15

16

18

20

23

3

LĐ phổ thông

12

14

14

14

15

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018) Nhìn chung, tổng số lao động du lịch tương đối phù hợp với hiện trạng lượng khách du lịch đến với địa phương. Chất lượng lao động trong các cơ sở lữ hành và ăn uống được cải thiện hàng năm, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu trình độ của lao động, trong đó số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp tăng lên nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của lao động phổ thông. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tăng bình quân 15%/năm; số lao động phổ thông chỉ tăng 5%/năm. Điều này cho thấy, cơ ở kinh doanh du lịch đã ngày càng chú trọng trình độ và chất lượng lao động để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, những lao động này cũng thường xuyên được nâng cao trình độ, kỹ năng bằng các khóa đào tạo, tập huấn hàng năm như đào tạo kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ khách…do Sở du lịch tỉnh tổ chức hoặc do chính các doanh nghiệp đào tạo trong thời gian vắng khách. Khi tiến hành khảo sát doanh nghiệp về việc cử người lao động đi tập huấn, đào tạo các kiến thức, kỹ năng về du lịch, kết quả cho thấy: Chỉ có 10% các cơ sở kinh doanh trả lời ở mức rất thường xuyên, 28% trả lời ở mức khá thường xuyên, 30%

trả lởi mức trung bình, 22% trả lời ở mức ít và 10% ở mức rất ít.


Biểu đồ 2 4 Việc cử người lao động đi đào tạo tại các cơ sở kinh doanh 1


Biểu đồ 2.4. Việc cử người lao động đi đào tạo tại các cơ sở kinh doanh

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)

Như vậy, các cơ sở kinh doanh vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng du lịch cho người lao động. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên du lịch đối với khách du lịch trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhất là vào mùa cao điểm du lịch.

Đánh giá về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của lao động du lịch trên Đảo Yến, các cơ sở kinh doanh và khách du lịch đánh giá như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của người lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch


Tiêu chí

Đánh giá về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của người

lao động

Cơ sở KD

Khách DL

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Rất kém

1

2,0

1

1,0

Kém

1

2,0

3

3,0

Trung bình

14

28,0

36

36,0

Khá tốt

25

50,0

44

44,0

Rất tốt

9

18,0

16

16,0

Tổng cộng

50

100

100

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)

Tỷ lệ đánh giá về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của người lao động trong các cơ sở kinh doanh ở mức độ rất tốt chưa nhiều, chỉ đạt 18% ý kiến của doanh nghiệp và 16% ý kiến của khách du lịch. Mức độ khá tốt được các doanh nghiệp và khách du lịch đánh giá cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 50% và 44% ý kiến. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình vẫn còn khá cao với 36 % ý kiến của khách du lịch và 28% ý kiến của doanh nghiệp.

Như vậy, qua quá tình phân tích có thể thấy việc sử dụng lao động du lịch Đảo Yến còn một số hạn chế, bất cập như sau:

Tỷ lệ lao động phổ thông còn khá cao so với tổng số lao động du lịch Đảo Yến: Số lao động phổ thông chiếm từ 28% đến 37% tổng số lao động du lịch.

Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo cao đẳng, trung cấp không phải chuyên ngành du lịch cũng chiếm tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ khách du lịch.

Số lao động có trình độ ngoại ngữ phục vụ khách nước ngoài còn hạn chế. Lao động chỉ có thể nghe, nói một số câu ngoại ngữ đơn giản mà chưa thực sự giao tiếp tốt với khách.

Do thời vụ của điểm du lịch Đảo Yến, nên tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật lao động còn còn hạn chế, kiến thức về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

+ Thực trạng và hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ trong du lịch:

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong các cơ sở kinh doanh du lịch Đảo Yến có chú ý đến việc bảo vệ môi trường, cảnh quan trên Đảo Yến.

Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên Đảo Yến được xây dựng thân thiện với môi trường. Cơ sở vật chất như nhà hàng, quầy bar, khu vui chơi giải trí xây dựng trên đảo không phá hủy cảnh quan thiên nhiên tại đây mà chính nó là những điểm nhấn cho cảnh quan thiên nhiên tại đây.

Các cơ sở kinh doanh du lịch Đảo Yến đã từng bước áp dụng đầu tư trang thiết bị phục vụ du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng các phần mềm chuyên dụng, mạng Internet, mạng xã hội,...) trong quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, trong quản lý tổ chức nhân sự, giao dịch hợp đồng, liên kết kinh doanh...Với câu hỏi khảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023