Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa


dưỡng chất lượng cao có casino, khu vực thành phố Uông Bí-thị xã Đông Triều-thị xã Quảng Yên gắn với du lịch văn hóa, tâm linh và du lịch cộng đồng, làng nghề.

Phát triển du lịch cộng đồng địa phương, giúp giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Sản phẩm du lịch cộng đồng đã được đưa vào khai thác và đạt hiệu quả cao tại một số làng như: Yên Đức, Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Vĩnh Thực. Du lịch cộng đồng góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian du lịch, thu hút sự khám phá, trải nghiệm của khách du lịch, tạo nhiều cơ hội mới thu hút người dân tham gia vào hoạt động du lịch.

Phát triển du lịch biển có trách nhiệm với môi trường trên vịnh Hạ Long. Xây dựng các tour du lịch có trách nhiệm bằng việc duy trì thu gom rác thải ở các làng chài, các thuyền nan chở khách du lịch được trang bị dụng cụ vợt vớt rác, người dân trực tiếp tuyên truyền cho du khách có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường làng chài.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng du lịch quá nóng trong thời gian vừa qua đã tạo sức ép rất lớn đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là những khu du lịch ven biển. Cùng với sự gia tăng về lượng khách, các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch, đa dạng sinh học, cảnh quan nhiều khu vực bị xâm hại nghiêm trọng. Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch kéo theo việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ, đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

2.6.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch Khánh Hòa

Từ những kinh nghiệm về PTBV du lịch của một số quốc gia và các địa phương khác nhau, căn cứ thực tiễn ngành du lịch Khánh Hòa, bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng nhằm góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa hướng đến bền vững cụ thể là:

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, giá cả hợp lý, sản phẩm đó không phải là sản phẩm thông thường mà phải đặc trưng, có lợi thế riêng biệt. Có như vậy mới kích thích sự khám phá, thưởng thức và ngăn chặn sự nhàm chán dễ xảy ra đối với ngành du lịch.


Đảm bảo an ninh và môi trường sạch đẹp, tạo ấn tượng tốt và hài lòng đối với du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng, tạo tính liên kết, phát huy tiềm năng và thế mạnh du lịch của các địa phương trong tỉnh, giúp giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người dân địa phương.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và cộng đồng địa phương phát triển du lịch, rút ngắn thời gian thủ tục hành chính.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 10


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2, luận án đã làm rò các khái niệm có liên quan đến phát triển, PTBV và PTBV du lịch. Tác giả cũng đã phân tích và lựa chọn khái niệm phù hợp cho đề tài nghiên cứu theo UNWTO (1992) đó là: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Đồng thời, luận án dựa trên việc tổng hợp các mô hình lý thuyết về PTBV và PTBV du lịch để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi mô hình. Điểm chính cơ bản mà các mô hình đưa ra là vận dụng lý thuyết PTBV để tập trung vào đánh giá/xem xét tính bền vững trên các góc độ kinh tế, xã hội, và môi trường. Đồng thời mở rộng thêm các khía cạnh bền vững như sinh thái, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế…Dựa vào các tổng hợp trên và căn cứ vào thực tiễn phát triển du lịch tại Khánh Hòa, tác giả vận dụng mô hình PTBV du lịch theo ba trụ cột đó là PTBV du lịch về kinh tế, xã hội và môi trường đặt trong bối cảnh thay đổi thể chế và chính sách phát triển ngành để đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian qua theo quan điểm hướng tới bền vững. Trong chương này, tác giả cũng đã làm rò vai trò và nguyên tắc PTBV du lịch, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến PTBV du lịch, trình bày những đánh giá PTBV du lịch dựa trên các hệ chỉ tiêu kinh tế, xã hội, và môi trường. Cuối cùng, chương 2 đã trình bày một số tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới và trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Khánh Hòa. Tổng hợp kết quả nghiên cứu chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả thực hiện các nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần vào quá trình PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp tiếp cận

Luận án tiếp cận từ khung lý thuyết PTBV dựa trên tính tổng hợp, liên ngành của du lịch gắn với thực tiễn phát triển du lịch của địa phương trong thời gian qua để giải quyết vấn đề cụ thể trong luận án. Dưới đây là một số tiếp cận lý luận và thực tiễn của luận án:

Thứ nhất, Luận án tiếp cận lý thuyết về PTBV trong du lịch nhằm phát hiện khoảng trống cho nghiên cứu của mình. Thông qua tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian qua theo năm hướng: (1) Các mô hình PTBV nói chung hướng đến sự bền vững trên ba góc độ là PTBV kinh tế, PTBV xã hội, PTBV môi trường, đồng thời chỉ ra các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các trụ cột; (2) Xây dựng mục tiêu và nguyên tắc PTBV; (3) Xây dựng chỉ tiêu và chỉ số đo lường sự PTBV; (4) Các yếu tố tác động đến PTBV; (5) Các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững. Thông qua đó tác giả xây dựng khung lý thuyết cho luận án về PTBV du lịch làm cơ sở đánh giá thực trạng PTBV du lịch trong thời gian qua trên ba góc độ kinh tế xã hội và môi trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTBV theo ba góc độ tác giả đã phát hiện các hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở xây dựng các giải pháp PTBV du lịch tỉnh Khánh Hòa căn cứ vào lý thuyết cùng thực tiễn của tỉnh và bài học kinh nghiệm trong PTBV du lịch của các địa phương khác.

Thứ hai, tiếp cận định tính được sử dụng nhằm (1) Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá PTBV trong du lịch trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết cùng các nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với phương pháp chuyên gia (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV du lịch Khánh Hòa (3) Phân tích và tổng hợp các quan điểm của chuyên gia trong thiết kế các chỉ tiêu PTBV du lịch, Đánh giá của chuyên gia theo ba nhóm chỉ tiêu cho PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguyên nhân hạn chế cũng như đánh giá tính khả thi các giải pháp (4) Xây dựng


các quan điểm và định hướng PTBV du lịch. (5) Xây dựng và đánh giá mức độ quan trọng và khả năng thực hiện các giải pháp nhằm PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.

Thứ ba, tiếp cận định lượng được sử dụng trong (1) Phân tích đánh giá thực trạng PTBV du lịch bằng phương pháp so sánh và đánh giá tốc độ tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu đã được xây dựng trên cả ba góc độ kinh tế xã hội và môi trường đồng (2) Đánh giá sự hài lòng của du khách trước và sau khi du lịch Khánh Hòa bằng mô hình HOLSAT dựa trên kết quả khảo sát du khách trong và ngoài nước khi du lịch tại Khánh Hòa thông qua bảng hỏi đã được xây dựng.

Cuối cùng, tiếp cận điều tra thực tiễn nhằm đánh giá hiện trạng phát triển du lịch bền vững của địa phương trong thời gian qua dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

3.2 Quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tổng kết cũng như bổ sung các vấn đề lý thuyết liên quan PTBV du lịch, phân tích thực phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua, đưa ra các định hướng và nhóm giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian tới hướng đến sự bền vững. Quy trình nghiên cứu được thiết kế qua các bước sau nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho nghiên cứu này.


Tổng quan nghiên cu


Khoảng trống nghiên cu


Hoàn thiện khung lý thuyết PTBV du lịch

1. Nội hàm PTBV du lịch

2. Chỉ tiêu


Thứ cấp cấp

Thu thập dữ liệu

Sơ cấp



Đánh giá thực trạng PTBV du lịch


Ý kiến chuyên gia


Tác giả đánh giá theo chỉ tiêu xây dựng

Kết hợp chuyên gia đánh giá


Phát hiện hạn chế nguyên nhân


Xây dựng giải pháp


Bước 1: Tổng quan nghiên cứu và xác định khoảng trống lý luận: Dựa trên cơ sở lý thuyết về PTBV và PTBV về du lịch cùng các nghiên cứu thực nghiệm về PTBV và PTBV về du lịch thông qua đó phát hiện các khoảng trống nghiên cứu đó là: các công trình nghiên cứu vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được như: (1) Đề xuất khung lý thuyết đánh giá tính bền vững cho du lịch địa phương còn mờ nhạt, khung phân tích chưa cụ thể, chỉ tiêu đánh giá mang tính tổng quát, chung chung; (2) Các phương pháp đánh giá thiếu tính thống nhất đặc biệt là áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích và đánh giá; (3) Chưa đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố sức chứa đến du lịch một cách cụ thể.

Bước 2: Hoàn thiện khung lý thuyết và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của du lịch Khánh Hòa một cách cụ tể theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường bằng phương pháp Delphi.

Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững dựa trên hệ thống các chỉ tiêu xây dựng. Kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá thực trạng phát triển du lịch, đánh giá hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá sơ bộ giải pháp, tầm quan trọng và tính khả thi của giải pháp đề xuất.

Bước 4: Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong phát triển du lịch địa phương thời gian qua.

Bước 5: Kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá thực trạng phát triển du lịch, đánh giá hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá sơ bộ giải pháp, tầm quan trọng và tính khả thi của giải pháp đề xuất.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Luận án sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trong việc thu thập dữ liệu và được thực hiện như sau:


Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn thu thập dữ liệu thông qua phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu, tất cả các nguồn dữ liệu này được tác giả trích dẫn đầy đủ trong luận án. Thông qua các tài liệu của UNWTO, Hội đồng về môi trường và PTBV thế giới, Ngân hàng thế giới, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch Thế giới cùng các nghiên cứu trong và ngoài nước để tổng hợp các mô hình PTBV nói chung và PTBV du lịch và tổng hợp các tiêu chí đã sử dụng cũng như các nguyên tắc PTBV.

Nguồn số liệu từ Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hòa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa thông qua các báo cáo tổng hợp dữ liệu, báo cáo hội thảo, hội nghị chuyên ngành về PTBV du lịch trong giai đoạn 2011-2019. Thông qua đó cung cấp các dữ liệu nhằm đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng.

Các văn bản Pháp luật Nhà nước như: Luật Du lịch, Từ điển bách khoa Việt Nam.

Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Thảo luận nhóm trực tiếp với các chuyên gia: nhằm xây dựng bộ chỉ tiêu, tư vấn xây dựng bảng hỏi đánh giá sự hài lòng du khách trước và sau khi du lịch Khánh Hòa, đánh giá PTBV du lịch, đánh giá những hạn chế nguyên nhân, đánh giá mức độ quan trọng và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất bằng phương pháp chuyên gia.

Phỏng vấn du khách: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến Khánh Hòa cả nội địa và quốc tế và thông qua hệ thống lễ tân tại các khách sạn.

3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Trong nghiên cứu này thống kê mô tả tập trung nhằm mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của giá trị cảm nhận và kỳ vọng của du khách trong và ngoài nước trước và sau khi du lịch đến Khánh Hòa thông qua các thuộc tính đánh giá sự hài lòng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022