Chỉ Tiêu Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Khánh Hòa


Mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và thứ tự của các tiêu chí phản ánh tính bền vững trong phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế, xã hội, môi trường cũng như đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch tại Khánh Hòa thời gian qua.

Mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, xác định mức độ quan trọng và thứ tự quan trọng của các giải pháp cũng như khả năng thực hiện các giải pháp được đề xuất nhằm PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới.

3.3.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh cho phép tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu dãy số thời gian nhằm so sánh biến động của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường giữa các năm trong giai đoạn 2011-2019 thông qua việc tính các chỉ số tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này nhằm đánh giá sự phát triển của từng chỉ tiêu phát triển.

So sánh sự phát triển của các chỉ tiêu của Khánh Hòa với Đà Nẵng, Hội An về mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách khi đến Khánh Hòa.

So sánh thực tiễn phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua với kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trong và ngoài nước nhằm phát hiện các hạn chế cũng như tìm ra các nguyên nhân hạn chế làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp.

3.4 Các phương pháp phân tích xử lý số liệu

3.4.1 Phương pháp lịch sử - Logic

Được sử dụng trong việc nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đã được công bố, nhằm thu thập những thông tin, dữ liệu có giá trị khoa học và thực tiễn mà tác giả có thể kế thừa và vận dụng vào đề tài nghiên cứu PTBV du lịch. Các lý thuyết về PTBV nói chung và PTBV trong du lịch được tác giả tổng hợp theo các hướng làm cơ sở cho xây dựng khung phân tích cũng như xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự PTBV trong du lịch kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã có sẵn để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này.


3.4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Được sử dụng trong việc nghiên cứu thực trạng PTBV du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2019. Trong đó, luận án đã tập trung phân tích - tổng hợp theo ba trụ cột chính: Kinh tế, Xã hội và Môi trường thông qua hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng. Thông qua kết quả thực hiện đã phát hiện những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp PTBV du lịch tỉnh Khánh Hòa.

3.4.3 Phương pháp chuyên gia

Nhằm củng cố thêm bằng chứng xác thực cho nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp chuyên gia. Các chuyên gia được lựa chọn là các giảng viên giảng dạy/quản lý về quản trị kinh doanh du lịch trong các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn; Lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa và thể thao, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội; Trưởng/phó phòng/ chuyên viên thuộc Sở; Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhóm chuyên gia là những người có sự am hiểu, nhận thức sâu sắc, có trình độ chuyên môn sâu về ngành du lịch hoặc có hiểu biết chung trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, có lập trường khoa học, bao quát toàn diện về hoạt động du lịch. (Phụ lục 01 – Danh sách chuyên gia). Phương pháp chuyên gia sử dụng cho nghiên cứu này gồm: Xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa; Bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa; Đánh giá hạn chế, nguyên nhân cũng như tính khả thi của các giải pháp PTBV du lịch Khánh Hòa.

(1) Xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa

Nhóm chuyên gia được yêu cầu đưa ra chỉ tiêu giúp đánh giá PTBV du lịch. Giả định rằng có một số chỉ tiêu được chuyên gia đề xuất là khác nhau và vì thế, sau khi thu thập đề xuất của mỗi chuyên gia và loại bỏ những phần dư thừa. Quy tắc KAMET cho phép tổng hợp có hệ thống những đánh giá của chuyên gia về một chủ đề cụ thể thông qua một bản hỏi và được phản hồi liên tục với thông tin sơ lược về lựa chọn từ những sự phản hồi đầu tiên. Bản câu hỏi Delphi được đưa ra dựa trên các chỉ số đã được gạn lọc trong đó (I1, I2, I3,….In) được ký hiệu là chỉ số đánh giá PTBV du lịch. Trong giai đoạn đầu đã tổng hợp và lựa chọn được 28 chỉ tiêu, cụ thể như sau:


Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu ban đầu

STT

Chỉ tiêu

Nguồn

1

Chất lượng nước uống

UNWTO (2003)

2

Doanh thu du lịch

UNWTO (2003)

3

Mức độ quản lý

UNWTO (2003)

4

Nguồn nước hiện có và bảo tồn nước

UNWTO (2003)

5

Quản lý năng lượng

UNWTO (2003)

6

Sức chứa (Mức độ quản lý)

UNWTO (2003)

7

Tỷ lệ việc làm ngành du lịch

UNWTO (2003)

8

Xử lý chất thải rắn

UNWTO (2003)

9

Xử lý nước thải

UNWTO (2003)

10

Duy trì an ninh

Manning (2004)

11

Duy trì các vật thể văn hóa

Manning (2004)

12

Sự an toàn của du khách

Manning (2004)

13

Chất lượng việc làm ngành du lịch

Griffin (2010)

14

Chất lượng của cảnh quan

Griffin (2010)

15

Chi tiêu của du khách

Griffin (2010)

16

Đánh giá mục tiêu quản lý hành chính

Griffin (2010)

17

Mong đợi của du khách

Griffin (2010)

18

Khả năng tổn thương của môi trường

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

19

Lượng khách du lịch

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

20

Mức độ bảo tồn các di sản

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

21

Mức độ hài lòng của khách du lịch

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

22

Mức độ hài lòng của người dân địa phương

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

23

Mức độ tham gia của cộng đồng

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

24

Ô nhiễm không khí

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

25

Tỷ lệ chất thải được xử lý/Tổng lượng chất thải

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

26

Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho du lịch

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

27

Tỷ lệ quay lại của khách du lịch

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

28

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch

Tanguay, Rajaonson, Therrien (2011)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 11

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Giai đoạn tiếp theo tác giả gửi một bản hỏi bán cấu trúc trong đó mỗi chuyên gia sẽ được yêu cầu trình bày mức độ đồng ý với một chỉ tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề PTBV du lịch đưa ra bằng một giá trị thay đổi nhất định từ 1 đến 5 trong đó: (1) Thể hiện rằng chỉ tiêu không liên quan rất cao; (2) Thể hiện rằng chỉ tiêu không liên quan cao; (3) Thể hiện rằng chỉ tiêu ít hoặc nhiều liên quan; (4) Thể hiện rằng chỉ tiêu liên quan cao; (5) Thể hiện rằng chỉ tiêu liên quan rất cao. Đối với mỗi bản hỏi, giá trị trung bình, sai số chuẩn và sự khác nhau tiếp tục được tính toán và tổng hợp. Thông


tin này được sử dụng để cung cấp thông tin phản hồi cho các chuyên gia. Chu và Hwang (2008) cho rằng giới hạn để đạt được sự đồng ý ở một vấn đề cụ thể trong suốt giai đoạn thứ 2 hoặc sau đó phải đạt được 75%. Sự ổn định hoặc sự tập trung được xác định là nhỏ hoặc không có sự thay đổi nào trong câu trả lời từ giai đoạn này sang giai đoạn khác (Murry & Hammons, 1995). Mục đích của giai đoạn thứ 2 và các giai đoạn tiếp theo của bản hỏi là đạt được sự nhất trí hoặc ổn định của bảng câu trả lời (Chu & Hwang, 2008). Mỗi sự nhất trí hoặc ổn định (hoặc cả hai, phụ thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể) đạt được thì yêu cầu của phương pháp Delphi được hoàn thành (Murry & Hammons, 1995). Bản câu hỏi Delphi hoàn thành nếu một trong các trường hợp sau đây xảy ra: (1) Tất cả các mục của bản hỏi hoặc được chấp nhận hoặc bị loại bỏ; hoặc (2) Điều kiện đánh giá cao hơn 3,5 và giá trị thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá của chuyên gia nhỏ hơn 15%.

Thông qua quá trình thực hiện, các chỉ số được nhóm chuyên gia lựa chọn cuối cùng với 17 chỉ tiêu theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường làm cơ sở đánh giá thực trạng PTBV du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian qua.

Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa

Nhóm chỉ tiêu

Chỉ tiêu


Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

Lượng khách du lịch

Cơ cấu nguồn khách

Số ngày lưu trú

Chi tiêu của du khách

Doanh thu du lịch

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch

Tỷ trọng đầu tư cho ngành du lịch

Mức độ hài lòng của du khách


Nhóm chỉ tiêu về xã hội

Tỷ lệ việc làm ngành du lịch

Chất lượng việc làm ngành du lịch

Sự an toàn của du khách và duy trì an ninh

Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Mức độ bảo tồn các di sản và duy trì các vật thể văn

hóa, đa dạng sinh học


Nhóm chỉ tiêu về môi trường

Mức độ ô nhiễm không khí

Xử lý chất thải

Chất lượng môi trường biển và cảnh quan du lịch

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)


(2) Bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa

Việc bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa được thực hiện bằng kỹ thuật Delphi tương tự như việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự PTBV cho du lịch Khánh Hòa, cụ thể như sau:

Lựa chọn chuyên gia: sử dụng chuyên gia đã được lựa chọn ở trên cho nghiên cứu này.

Các chuyên gia được yêu cầu đưa ra chỉ tiêu giúp đánh giá PTBV du lịch tại Khánh Hòa (Phụ lục 01 – Danh sách chuyên gia). Một số chỉ tiêu được chuyên gia đề xuất là khác nhau chẳng hạn Lượng khách du lịch và nội địa tăng nhanh/ Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng nhanh, Các chính sách quản lý kinh tế trong du lịch ngày càng rò ràng/ Xây dựng chính sách quản lý kinh tế trong du lịch ngày càng nhiều hơn…vì thế, sau khi thu thập đề xuất của mỗi chuyên gia và loại bỏ những phần dư thừa bằng quy tắc KAMET. Bản câu hỏi Delphi được đưa ra dựa trên các chỉ số đã được gạn lọc trong đó (I1, I2, I3,….In) được ký hiệu là chỉ số đánh giá PTBV du lịch.

Tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia bằng một bản hỏi bán cấu trúc trình bày mức độ đồng ý với chỉ tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề được đưa ra bằng một số giá trị thay đổi từ 1 đến 5 để đánh giá về tính bền vững trong phát triển du lịch tại Khánh Hòa.(Phụ lục 05 - Phiếu phỏng vấn chuyên gia). Kết quả cuối cùng nhóm chuyên gia đã xây dựng được các chỉ tiêu bình luận thêm tính bền vững trong phát triển du lịch theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường tại Khánh Hòa theo bảng 3.3.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch theo góc độ kinh tế, xã hội và môi trường tại Khánh Hòa

Nhóm chỉ tiêu theo góc độ kinh tế

Doanh thu du lịch Khánh Hòa tăng nhanh trong thời gian qua

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng nhanh

Tỷ trọng vốn đầu tư trong du lịch ngày càng tăng

Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho du lịch ngày càng tăng

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch biển tăng nhanh

Tỷ trọng doanh thu du lịch biển ngày càng lớn trên tổng doanh thu du lịch của tỉnh

Chất lượng việc làm ngành du lịch ngày càng tốt hơn

Mức độ hài lòng của du khách ngày càng tăng lên

Các chính sách quản lý kinh tế trong du lịch ngày càng rò ràng



Số ngày lưu trú bình quân ngày càng tăng

Sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch ngày càng phong phú, đa dạng

Tỷ lệ quay lại của khách du lịch trong và ngoài nước cao

Chi tiêu của du khách ngày càng tăng

Cơ cấu nguồn khách ngày càng đa dạng

Nhóm chỉ tiêu theo góc độ xã hội

Tỷ lệ việc làm ngành du lịch ngày càng tăng lên

Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịch ngày càng nhiều

Mức độ hài lòng của người dân địa phương ngày càng tăng

Các chính sách quản lý xã hội trong du lịch tốt hơn

Mức độ bảo tồn các di sản văn hóa ngày càng tốt

Duy trì các vật thể văn hóa tốt hơn

Sự an toàn của du khách ngày càng tốt hơn

Duy trì an ninh, trật tự tốt cho phát triển du lịch

Nhóm chỉ tiêu theo góc độ môi trường

Nhóm 1: thể hiện tính bền vững

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương

Cộng đồng địa phương tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường du lịch

Nhiều doanh nghiệp du lịch đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường

Số phương tiện vận tải thân thiện với môi trường trong du lịch ngày càng tăng

Nhóm 2: thể hiện tính thiếu bền vững

Tỷ lệ điện tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng

Tỷ lệ nước tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng

Cảnh quan môi trường biển ngày càng bị lấn chiếm

Nguồn nước biển ngày càng bị ô nhiễm

Tỷ lệ chất thải từ hoạt động du lịch được thu gom, xử lý ngày càng tăng

Số công trình kiến trúc không phù hợp với cảnh quan ngày càng nhiều

Số cảnh quan phục vụ du lịch bị xuống cấp ngày càng nhiều

Số động, thực vật quý hiếm được tiêu thụ trong du lịch ngày càng tăng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

(3) Đánh giá hạn chế, nguyên nhân thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong giai đoạn 2011-2019 theo ba góc độ

Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua thông qua các chỉ tiêu được xây dựng cũng như kết quả tham vấn các chuyên gia cho từng nhóm chỉ tiêu. Thông qua đó đã tổng hợp được một số hạn chế và nguyên nhân quan trọng trong phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian qua. Tác


giả đã tổng hợp từng hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đó thông qua việc phân tích thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa. Phiếu khảo sát gửi đến 30 chuyên gia được lựa chọn trên để đánh giá lại các hạn chế, nguyên nhân theo các mức độ đánh giá 1= Rất không đồng ý đến 10=Hoàn toàn đồng ý (Phụ lục 06 - Phiếu phỏng vấn chuyên gia). Kết quả đánh giá sẽ được tính mức trung bình và độ lệch chuẩn cho từng hạn chế và nguyên nhân. Kết quả của các chuyên gia nhằm giúp tác giả củng cố thêm về việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua.

(4) Đánh giá tầm quan trọng và tính khả thi của các giải pháp PTBV du lịch Khánh Hòa do tác giả đề xuất

Kết hợp giữa kinh nghiệm PTBV du lịch của các địa phương được tác giả tổng hợp từ những bài học kinh nghiệm cùng với những hạn chế và nguyên nhân đã được nhóm chuyên gia đánh giá thêm cùng với tác giả. Tác giả đề xuất các giải pháp căn cứ vào lý thuyết và thực trạng đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững. Sau khi xây dựng xong các giải pháp tác giả tổng hợp và gửi Phiếu khảo sát đến 30 chuyên gia được lựa chọn để đánh giá lại mức độ quan trọng của giải pháp từ mức 1 rất quan trọng đến mức 5 là không quan trọng. Đánh giá mức độ khả thi của giải pháp với mức 1= Rất thấp đến 10=Rất cao. Kết quả đánh giá sẽ được tính mức trung bình và độ lệch chuẩn cho từng giải pháp.

3.4.4 Phương pháp xử lý dữ liệu nhằm đánh giá sự hài lòng du khách trước và sau khi đến du lịch Khánh Hòa

Theo Pizam (1978), sự hài lòng của du khách là kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến. Oliver (1980) cho rằng sự chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và giá trị cảm nhận mà sản phẩm du lịch tác động đến trạng thái cảm xúc của du khách sẽ quyết định mức độ hài lòng của sản phẩm dịch vụ đó. Luận án vận dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của du khách đối với du lịch Khánh Hòa trước và sau khi đi du lịch về mức độ kỳ vọng và giá trị cảm nhận, bởi mô hình HOLSAT được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch nhất định. Mặt khác, trong hệ thống chỉ tiêu


đánh giá tính bền vững du lịch theo góc độ kinh tế, tác giả sử dụng chỉ tiêu Mức độ hài lòng của khách du lịch do đó tác giả vận dụng mô hình Holsat để đo lường sự hài lòng của du khách nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch về khía cạnh kinh tế, tạo nguồn thu, góp phần gia tăng việc làm cho địa phương, tái tạo môi trường du lịch bền vững. Quá trình khảo sát được thực hiện theo các bước như sau:

(1) Lựa chọn mẫu điều tra

Xác định kích thước mẫu là công việc khá phức tạp bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & cộng sự, 1998), hay ít nhất 200 mẫu (Hoelter, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007b). Trong nghiên cứu này để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để điều tra với 600 mẫu thu về (300 phiếu điều tra khách nội địa, 300 phiếu điều tra khách quốc tế).

(2) Xây dựng thang đo

Kế thừa nghiên cứu của đề tài “Using HOLSAT to evaluate tourist satisfaction at destinations: The case of Australian holidaymakers in Vietnam”, đồng thời thảo luận với nhóm chuyên gia về đặc thù du lịch Khánh Hòa, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát gồm 30 phát biểu về du lịch Khánh Hòa. Mỗi du khách được yêu cầu cho ý kiến theo thang đo Likert 5 mức độ (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý, đối với từng phát biểu cả về mức kỳ vọng trước khi du lịch và mức cảm nhận được sau khi đi du lịch.

Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch để lập bảng câu hỏi điều tra thử. Tiến hành điều tra trên 20 khách quốc tế và 20 khách nội địa sau khi đã du lịch tại Nha Trang-Khánh Hòa. Tiếp tục tham khảo ý kiến các chuyên gia kết hợp với kết quả điều tra thử, sau nhiều lần hiệu chỉnh, bảng câu hỏi gồm 30 phát biểu để so sánh cảm nhận của du khách trước và sau khi đi du lịch Khánh Hòa được xây dựng và đưa vào khảo sát định lượng.( Phụ lục 02 – Bảng câu hỏi khảo sát).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022