Tuy nhiên, việc gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa tại Đảo Yến, Khánh Hòa cũng gặp một số khó khăn nhất định:
Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những nguồn tài nguyên khó có thể phục hồi và rất dễ bị biến dạng. Thế hệ thanh niên cũng bỏ dần những nét độc đáo văn hóa của mình, của làng nghề. Khách du lịch cũng như những người dân trẻ tuổi không hứng thú tìm hiểu giá trị văn hóa của địa phương mà chủ yếu là đến tham quan, chụp ảnh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”…
Nhiều làng nghề phải di dời đi để lấy đất phục vụ cho các dự án du lịch. Nét đặc sắc các làng nghề tạo ra không chỉ là sản phẩm, mà còn là không gian văn hóa của các làng nghề đó. Không gian văn hóa chắc chắn sẽ không còn nếu nó không có không gian sinh tồn. Nhiều làng chài ven biển Khánh Hòa cũng mất đi nhường chỗ cho các khu du lịch. Cơ sở vật chất hiện đại là yếu cần thiết cho du lịch tỉnh nhà nhưng tình trạng xây dựng quá nhiều nhà hàng, khách sạn, hoặc các dự án quá tải ở ven biển miền Trung đang đặt tập quán sinh hoạt, sản xuất…của ngư dân trước những thách thức.
2.2.3. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái
2.2.3.1. Công tác quy hoạch và đầu tư bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường
Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đã với những bãi biển đẹp và sở hữu 3 vịnh lớn là Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong, cùng gần 200 đảo lớn nhỏ. Bên cạnh vịnh Nha Trang được bình chọn là một trong những vịnh có cảnh quan đẹp nhất thế giới, thì Cam Ranh và Vân Phong cũng là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch. Trong đó tài nguyên du lịch biển đảo là một tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng giá trị của Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng. Và du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa trong suốt thời gian qua. Chính vì vậy, từ năm 2005, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành đã ban hành Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến 2020” và trong quá trình thực hiện quy hoạch, tỉnh Khánh Hòa cũng có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển du lịch chung của cả nước và của tỉnh. Theo đó, các cụm, trung tâm du lịch mà UBND tỉnh đưa vào quy hoạch phát triển bao gồm 3
cụm: (1) Cụm du lịch TP. Nha Trang và vùng phụ cận; (2) Cụm du lịch thị xã Cam Ranh và phụ cận; (2) Cụm du lịch Dốc Lết, vịnh Vân Phong.
Trong Cụm du lịch TP. Nha Trang và vùng phụ cận có các điểm và khu du lịch như sau:
+ Các điểm du lịch chính: Bãi tắm Nha Trang, Hòn Tre (Bao gồm Con sẻ tre, hòn Ngọc Việt..), Hòn Mun, Hòn Chồng, Hòn Một, Hồ cá Trí Nguyên, Đảo Yến, Tháp bà Pô Naga, Viện Hải dương học, Bảo tàng Khánh Hòa, Thư viện của Bác sĩ Yersin, Chợ xóm mới Nha Trang, Di tích Am Chúa, Đền thờ Trần Quý Cáp, Bia Võ Cạnh, Chùa Long Sơn, thành cổ Diên Khánh, Lăng Bà Vú, cụm đảo hòn Thị, hòn Hèo, Hòn Lao, bán đảo hòn Khói, nước nóng Trường Xuân, Ba Hồ,…
+ Các khu du lịch: Khu du lịch quốc gia: Vịnh Nha Trang gắn với đảo Hòn Mun, Hòn Tre (TP.Nha Trang) và khu du lịch khác: Khu du lịch suối Tiên, Khu du lịch thác Yang Bay, Khu du lịch sinh thái Hòn Bà, Khu du lich sinh thái sông Lô; Khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu gắn với các đảo Hòn Lao, Hòn Thị… ; Khu du lịch sinh thái Ba Hồ, Khu du lịch suối Hoa Lan.
Như vậy, có thể thấy rằng, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thấy được tiềm năng phát triển du lịch Đảo Yến từ cách đây 15 năm và đã có quy hoạch cụ thể về việc đầu tư, phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch tại đây.
Theo kết quả khảo sát của tác giả về công tác quy hoạch phát triển du lịch của tính Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng cho thấy: phần lớn các doanh nghiệp đánh giá ở mức khá phù hợp và rất phù hợp, với tỷ lệ lần lượt là 36% và 52%.
Bảng 2.10. Ý kiến đanh giá về công tác quy hoạch Đảo Yến
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Không phù hợp | 1 | 2,0% |
Ít phù hợp | 3 | 6,0% |
Trung bình | 2 | 4,0% |
Khá phù hợp | 18 | 36,0% |
Rất phù hợp | 26 | 52,0% |
Tổng cộng | 50 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Du Lịch Trên Đảo Yến
- Tăng Trưởng Kinh Tế Gắn Với Chất Lượng Đáp Ứng Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Tại Đảo Yến
- Khảo Sát Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Khi Đến Đảo Yến
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Đảo Yến Khánh Hòa
- Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Đảo Yến
- Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)
Bên cạnh đó, hàng năm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường phối hợp trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong kế hoạch của các ban ngành đều có nội dung về đầu tư bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường.
Công tác bố trí vốn đầu tư tôn tạo tài nguyên ở các khu, điểm du lịch đã quy hoạch: Ngân sách địa phương có bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ, tôn tạo tài nguyên ở các khu, điểm du lịch đang tiến hành khai thác. Kinh phí đầu tư, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên ở khu du lịch Đảo Yến được bố trí thường xuyên hàng năm, lồng ghép với các nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp kinh tế, văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững ở khu du lịch này. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng giao cho Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa hàng năm trích một phần kinh phí để đầu tư, bảo tồn tài nguyên du lịch trong khu vực Đảo Yến do công ty quản lý.
2.2.3.2. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động du lịch Đảo Yến
- Về công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại điểm du lịch Đảo Yến:
Để đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên du lịch và nhất là không ảnh hưởng đến việc sinh sống của chím yến trên Đảo Yến, nên mỗi ngày Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa chỉ nhận số lượng khách lên đảo không quá 100 người. Bên cạnh đó, tour du lịch Đảo Yến cũng chỉ tổ chức vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm vì các tháng còn lại thời tiết không thuận lợi và để thời gian cho tài nguyên thiên nhiên phục hồi cùng với việc Công ty Yến Sào vào mùa khai thác yến. Như vậy có thể thấy, công tác đảm bảo giới hạn sức chứa nhằm bảo vệ môi trường du lịch tại Đảo Yến được thực hiện khá tốt trong suốt thời gian qua.
- Chất lượng môi trường và ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cộng đồng bản địa với tài nguyên, môi trường tại điểm du lịch:
Có thể thấy rằng vấn đề môi trường biển đang bị ô nhiễm khá trầm trọng không chỉ ở quanh Đảo Yến mà của tất cả các đảo và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Vấn đề này là do ý thức của dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch trong quá trình hoạt động du lịch.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn tại biển, đảo ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là rác thải nhựa, bao bì, túi ni lông, vỏ chai nhựa, hộp đựng thức ăn... từ các hoạt động kinh doanh, nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Rác thải trôi nổi theo luồng gió tấp vào bờ quanh các đảo. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa tổ chức được việc phân loại chất thải tại nguồn; hệ thống thu gom không đồng bộ; không có phương tiện, thiết bị chuyên dùng để phân loại, vận chuyển rác thải đã phân loại; bãi chôn lấp không có quy trình phù hợp phục vụ việc phân tích và xử lý chất thải sau phân loại.
Theo Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa, mỗi ngày vịnh phải tiếp nhận 10 tấn rác thải gây ô nhiễm môi trường biển và cảnh quan nơi đây. Số rác này do hơn 2.000 người dân sống trên các đảo Vũng Ngán, Hòn Một, Đầm Bấy và Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên) xả ra; cùng với 6.000 lồng nuôi thuỷ sản ngay trong vịnh và từ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền du lịch, khách du lịch xả trực tiếp, chưa kể rác sinh hoạt của người dân sống trên thượng nguồn theo sông Tắc và sông Cái đổ vào vịnh.
Để khắc phục, tỉnh Khánh Hoà bắt đầu triển khai phương án “Phối hợp quản lý thu gom, vận chuyển rác trên các đảo và các lồng bè nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang về bãi rác thành phố”. Theo đó, Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đầu tư ban đầu trên 102 triệu để xây dựng các hầm xử lý rác, trang bị 21 thùng đựng rác và 4 xe đẩy chở rác tại các đảo; thuê tàu và 10 nhân công làm việc hàng ngày để thu gom và đưa số rác thải từ các đảo, các khu vực nuôi thủy sản vào đất liền. Đơn vị này còn tổ chức phương tiện để vớt rác trôi nổi trên mặt nước trong vịnh, trước mắt trong vùng lõi khu bảo tồn biển; bắt buộc các tàu thuyền chở khách du lịch trong vịnh phải trang bị thiết bị nhà vệ sinh chuyên dùng bằng công nghệ tự hoại, dụng cụ đựng rác để đưa vào bờ xử lý.
Theo thống kê của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch là rất lớn. So với các địa phương khác thì Đảo Yến có tỷ lệ rác thải được xử lý là lớn 80%. Tuy nhiên lượng rác thải còn lại 20% cũng là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường và có tác động xấu tới ngành du lịch.
Khảo sát ý kiến của các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch về ý thức bảo vệ môi trường du lịch của địa phương, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.11. Đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường du lịch
ĐVT: Tỷ lệ %
Cơ sở KD | Khách Du lịch | Dân cư địa phương | |
Rất kém | 15 | 10 | 22 |
Kém | 20 | 21 | 24 |
Trung bình | 25 | 20 | 28 |
Khá tốt | 28 | 35 | 12 |
Tốt | 12 | 14 | 14 |
Tổng cộng | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)
Như vậy, theo khảo sát thì tỷ lệ các cơ sở kinh doanh, khách du lịch và dân cư địa phương có ý thức tốt và bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Số liệu cho thấy có 35% các cơ sở kinh doanh, 31% khách du lịch và 46% dân cư địa phương được đánh giá là ý thức còn kém trong bảo vệ môi trường du lịch.
Theo báo cáo tổng kết công tác du lịch hàng năm của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, nhìn chung khách du lịch chấp hành các nội dung chính của nội quy, quy định tại các điểm du lịch, không xảy ra các vụ việc du khách vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự, một số ít phải xử lý hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ tài nguyên. Song quan sát thực tế cho thấy ý thức của một số khách du lịch không cao, tình trạng xả rác bừa bãi, bẻ cành cây, cắm trại, đốt lửa ở các khu vực nhạy cảm về môi trường diễn ra không ít và là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch.
Trong quá trình thực hiện tour du lịch Đảo Yến, hiện tượng khách du lịch cũng như dân cư địa phương còn vứt rác, chai nhựa…trực tiếp xuống biển hay trên Đảo Yến vẫn còn xẩy ra nhiều, mặc dù đã được hướng dẫn viên du lịch, những người quản lý tour, quản lý đảo nhắc nhở và tuyên truyền.
Cũng theo báo cáo của Sở Du lịch, Chi cục Bảo vệ môi trường và một số sở, ban ngành của tỉnh Khánh Hòa thì phần lớn các cơ sở kinh doanh du lịch ven biển
và trên khu vực Đảo Yến chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường. Một số cơ sở kinh doanh rất tích cực trong việc bảo vệ môi trường du lịch như Công ty Yến sào Khánh Hòa, trong quá trình quản lý và khai thác yến sào, công ty luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Hàng năm, công ty tổ chức nhiều đợt thả cả, trồng cây bảo vệ môi trường; thông qua đó đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức cho toàn thể cán bộ, công nhân viên và người dân trong công tác bảo vệ môi trường, tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh vật biển. .
Tuy nhiên, một số cơ sở kinh doanh vẫn trực tiếp xả thải ra biển, gây ô nhễm môi trường. Trong thời gian gần đây, theo báo cáo của trong thời gian gần đây, Ban Quản lý vịnh Nha Trang năm 2019, tại Đảo Yến – Hòn Tằm có một số công trình xây dựng trái phép phá vỡ cảnh quan môi trường của biển đảo như: Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong Quy hoạch chi tiết 1/500 của KDL đảo Hòn Tằm được UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép điều chỉnh năm 2018. Đất đá trong quá trình san lấp cũng tràn xuống biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng biển khu vực này. Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển, Ban Quản lý vịnh Nha Trang phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này; đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía tây nam đảo Hòn Tằm.
Điều này cho thấy, ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cộng đồng bản địa với tài nguyên, môi trường du lịch tại Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng còn nhiều hạn chế, cần khắc phục.
2.3. Đánh giá chung về công tác phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hòa
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Về tăng trưởng kinh tế bền vững:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu của ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa và Đảo Yến lần lượt là 26,14% và 32,91%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của du lịch Đảo Yến đạt 59,38%/năm trong giai đoạn 2014-2018.
+ Số lượng khách du lịch đến với Đảo Yến tăng trưởng qua các năm, với tổng số khách du lịch năm 2018 của toàn tỉnh Khánh Hòa là 6,3 triệu lượt khách, riêng Đảo Yến có 8.287 lượt khách du lịch trong năm 2018. Trong giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân của Đảo Yến là 38,2%/năm.
+ Chi tiêu bình quân của khách cũng tăng lên qua hàng năm, nhất là đối với khách quốc tế.
- Về tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương:
+ Ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo yến nói riêng đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc tạo công ăn, việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Với số lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa năm 2018 là khoảng 28.000 người.
+ Ngành du lịch phát triển đã thu hút sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động kinh doanh du lịch cũng như các hoạt động kinh doanh gián tiếp khác, tạo cơ hội để họ hưởng lợi từ sự phát triển du lịch.
+ Hàng năm, nhờ sự phát triển du lịch mà công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của địa phương được chú trọng hơn.
- Về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch:
+ Công tác quy hoạch điểm du lịch Đảo Yến được tỉnh Khánh hòa thực hiện đúng quy định và được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tại đây.
+ Theo từng giai đoạn phát triển và hàng năm, các điểm du lịch luôn có quy chế để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo quy định.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
- Về tăng trưởng kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch Đảo Yến không đều qua các năm và chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung và tại Đảo Yến nói riêng.
+ Doanh thu từ hoạt động lưu trú tại Đảo Yến chưa có vì trên Đảo Yến chưa xây dựng cơ sở lưu trú cho khách du lịch.
+ Tổng lượng khách du lịch tăng lên hàng năm, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây khách Trung Quốc tăng lên đột biến, làm cho khách đến từ Nga, Hàn Quốc, Châu Âu …ngày càng giảm và giá dịch vụ du lịch tại đây cũng giảm xuống nhanh chóng, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng.
+ Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế tuy có tiến bộ nhưng thị trường còn nhỏ lẻ, thiếu đầu tư quảng bá lớn trong và ngoài nước, hiệu quả của công tác xây dựng tour tuyến chuyển biến chậm
+ Việc đầu tư phát triển du lịch tại Đảo Yến còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
- Về tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương:
+ Tổng lao động trực tiếp cho phát triển du lịch tại Đảo Yến đang rất hạn chế, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lao động trong toàn tỉnh Khánh Hòa cũng như lao động của tất cả các ngành kinh tế trong khu vực Đảo Yến.
+ Việc cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch còn khá nhiều hạn chế, bất cập.
+ Hoạt động du lịch cũng góp phần làm tăng nhanh chênh lệch giàu nghèo trong thời gian gần đây tại địa phương.
+ Một số giá trị văn hóa địa phương bị mai một do du lịch phát triển không bền vững.
- Về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch:
+ Công tác quy hoạch các điểm, khu du lịch được các cấp, ngành của tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhưng phải có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Như vậy, việc quy hoạch chưa đảm bảo chất lượng, chưa tính được hết những yếu tố ảnh hưởng đến các điểm, khu du lịch trong tương lai.
+ Ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường của các cơ sở kinh doanh, khách du lịch và cư dân địa phương còn rất nhiều hạn chế. Một số cơ sở kinh doanh, hộ gia đình tại địa phương chưa có biện pháp phân loại rác, còn xả thải trực tiếp ra môi trường; Khách du lịch còn xả rác trên biển, trên bãi biển, đảo…trong quá