Liberti và Mian (2009) sử dụng khoảng cách tổ chức giữa các nhân viên cho vay và cấp trên của họ để nghiên cứu tác động nhân quả của các cấu trúc phân cấp đối với tầm quan trọng tương đối của thông tin cứng và mềm trong các quyết định phê duyệt tín dụng trong một tổ chức tài chính lớn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khoảng cách phân cấp lớn hơn khiến ngân hàng ưu tiên chất lượng thông tin cứng trong các quyết định cho vay.
Berger, Allan and Lamont Black (2011), Các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng được sử dụng bởi các ngân hàng thương mại bao gồm: cho vay dựa trên báo cáo tài chính, cho vay dựa trên tài sản cố định, cho vay dựa trên tài sản và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu chính của loại hình Cho vay dựa trên báo cáo tài chính là một tập hợp các số liệu thống kê được nhập vào phần mềm điện tử (nhằm đo lường các chỉ số tài chính). Đối với cho vay dựa trên tài sản cố định, dữ liệu chính là giá trị thẩm định của bất động sản, xe cơ giới, hoặc thiết bị được cho thuê hoặc cầm cố làm tài sản thế chấp. Trong đó, dữ liệu chính cho vay dựa trên tài sản là định giá của các khoản phải thu và hàng tồn kho cam kết. Các khoản vay được bảo đảm bằng các loại tài sản thế chấp này được xem xét công nghệ cứng vì tài sản thế chấp cung cấp nguồn thông tin định lượng chính về rủi ro và dự kiến hoàn trả khoản vay. Quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ chủ yếu dựa trên điểm tín dụng được tạo ra từ lịch sử tín dụng cá nhân của chủ sở hữu và dữ liệu phân tích tài chính của ngân hàng, nhưng kết luận là các công nghệ cứng phù hợp nhất, minh bạch nhất cho các doanh nghiệp nhỏ chính là báo cáo tài chính được kiểm toán minh bạch. Trong hầu hết các nghiên cứu thực trạng, khi các công ty tăng quy mô và minh bạch báo cáo tài chính, các ngân hàng có xu hướng thay thế loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm là mối quan hệ sang cho vay dựa trên thông tin cứng là các báo cáo tài chính. Điều này khẳng đinh vai trò quan trọng của thông tin cứng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Ví dụ: minh bạch về thông tin sẽ có xác suất cao hơn về các khoản vay được chấp thuận (Petersen và Rajan 2002).
Khảo sát Tài chính doanh nghiệp nhỏ (SSBF) năm 1998, và Báo cáo về cho vay DN nhỏ năm 2006 tại Hoa Kỳ cho thấy các ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD có trên 60% doanh số các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, 90% các quyết định cho vay dựa trên các thông tin cứng từ khách hàng. Cụ thể, các ngân hàng lớn sử dụng các kỹ thuật như cho thuê tài sản, cho vay chủ yếu dựa vào giá trị tài sản thế chấp, và điểm tín dụng doanh nghiệp nhỏ để cho vay các công ty nhỏ. Và loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng được đại diện bởi một công nghệ duy nhất - cho vay dựa trên báo cáo tài chính - mà chủ yếu dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo tài chính của công
ty. Khi các công ty tăng trưởng quy mô, họ có xu hướng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính, mang lại lợi thế ngày càng cao trong các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng. Đối với các công ty giao dịch công khai, lượng thông tin cứng có sẵn về công ty lớn, sự tồn tại của thông tin dễ dàng truy cập và đánh giá về khả năng của họ mặc định như xếp hạng tín dụng, làm tăng khả năng tiếp cận vốn nợ. Petersen et al (2006) nhấn mạnh kiểm soát các nhân tố quyết định cho vay là cấu trúc vốn (ví dụ: thuế nộp hàng năm, tài sản hữu hình và cơ hội tăng trưởng kinh doanh).
Thứ hai, thông tin mềm đóng vai trò quan trọng trọng quyết định cho vay của ngân hàng thương mại.
Các nghiên cứu kiểm chứng vai trò quan trọng của thông tin mềm sử dụng phù hợp trong bối cảnh có khoảng cách địa lý hoặc phân tầng tổ chức quản lý giữa người cho vay và người vay. Thông tin mềm được người cho vay thu thập thông qua tương tác cá nhân với người vay theo thời gian. Cụ thể, sự gần gũi giữa người cho vay và người đi vay tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin mềm (Petersen và Rajan, 2002; Berger, Miller, Petersen, Rajan, và Stein, 2005; Hauswald và Marquez 2006; Mian, 2006; Liberti và Mian, 2009; Agarwal và Hausian, 2010; Degryse và Ongena, 2005; DeYoung, Glennon và Nigro, 2008).
Trong nghiên cứu của Petersen và Rajan (2002) cho thấy thông tin mềm tác động đến hiệu suất của người cho vay tăng lên và giao tiếp giữa người cho vay và người đi vay được thực hiện theo mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Berger, Miller, Petersen, Rajan và Stein (2005) cho thấy các tổ chức tài chính quy mô nhỏ có khả năng thu thập và sử dụng thông tin mềm tốt hơn so với thông tin cứng, vì vậy các ngân hàng nhỏ ưu tiên thông tin mềm trong các quyết định cho vay. Desgrye, Liberti, Mosk và Ongena (2013) cung cấp bằng chứng cho thấy thông tin mềm giúp tăng khả năng dự đoán về thông tin riêng tư và công khai, đồng thời tăng khả năng nhận được vốn vay của ngân hàng.
Một nghiên cứu rất điển hình về vai trò của thông tin mềm đến khả năng nhận được vốn vay của Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus Heusler (2012), dựa trên khảo sát 6,669 cán bộ đánh giá tín dụng cho 3.542 doanh nghiệp nhỏ bằng cách sử dụng mô hình xếp hạng giống hệt nhau trong giai đoạn 2006-2011 cho thấy sự sụt giảm trong điểm tín dụng khách hàng do chính các nhân viên cho vay. Việc giảm xếp hạng tín dụng này là phổ biến trên tất cả các xếp hạng tín dụng, không phụ thuộc vào việc người đi vay có xếp hạng tích cực hay tiêu cực, và không phụ thuộc vào đặc thù của công ty hay liên quan đến thị trường. Nghiên cứu cho thấy xếp hạng tín dụng chỉ được điều khiển một phần bởi thông tin
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 1
- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 2
- Những Đóng Góp Mới Về Mặt Học Thuật, Lý Luận
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Quyết Định Cho Vay Đối Với Khách Hàng Dnnvv Tại Các Nhtm
- Khó Khăn Khi Tiếp Cận Vốn Vay Ngân Hàng Của Dnnvv
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
về uy tín công ty, nhân tố quan trọng nhất là cho vay dựa trên các mối quan hệ tín dụng, tức là nhấn mạnh vai trò của cán bộ cho vay trong sản xuất thông tin mềm và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nghiên cứu thực nghiệm là bằng chứng cho thấy: thông tin mềm có ưu điểm vượt trội trong các quyết định cho vay đối với khách hàng là công ty nhỏ, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm trọng. Iyer, Khwaja, Luttmer và Shue (2015) cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ giả thuyết: thông tin mềm tương đối quan trọng hơn khi trong xem xét quyết định tín dụng đối với người vay chất lượng thấp.
Berger, Allan and Lamont Black (2011), nhấn mạnh ngân hàng quy mô nhỏ có sự linh hoạt hơn so với ngân hàng lớn để đánh giá tín dụng bằng cách chủ yếu dựa trên thông tin định tính hay thông tin mềm, được thu thập bởi các nhân viên cho vay như: kiến thức cá nhân của chủ công ty, chủ sở hữu và quản lý. Công nghệ cho vay được ưu tiên dựa trên thông tin mềm được đo lường bởi - cho vay mối quan hệ - chủ yếu dựa trên thông tin thu thập được trong quá trình quan hệ giữa người vay và ngân hàng. Cho vay dựa trên mối quan hệ thường được cho là vượt trội so với tất cả các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng khi áp dụng với các công ty nhỏ, kém minh bạch, vì các công ty này thường được cho là thiếu dữ liệu định lượng và chất lượng dữ liệu thấp mà dựa trên đó để quyết định tín dụng (ví dụ: Sharpe 1990, Petersen và Rajan 1995). Tác giả đo lường cho vay mối quan hệ chỉ sử dụng thước đo sức mạnh mối quan hệ của người vay (khảo sát 2460 khoản vay doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ).
Cho vay dựa trên mối quan hệ chủ yếu dựa trên các thông tin định tính về số năm và mức độ thân thiết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, chính quyền địa phương (Petersen và Rajan 1994, Berger và Udell 1995,Degryse và van Cayseele 2000).
Ủng hộ giả thuyết về mạng lưới mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp có tác động đến quyết định cho vay, Freedman và Jin (2010) và Lin, Viswanathan, và Bohhala (2013) tìm thấy bằng chứng cho thấy các mạng lưới mối quan hệ xã hội làm giảm bớt những xung đột thông tin trong thị trường cho vay trực tuyến và cho vay truyền thống, giúp giảm bớt các vấn đề do bất cân xứng thông tin, giúp người vay tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn.
Tổng quan lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trên thế giới đến nay chưa thống nhất được vai trò của thông tin cứng hay thông tin mềm (thông tin nào đóng vai trò quan trọng hơn) trong quyết định cho vay của ngân hàng.
1.2.3. Vai trò của nhân viên tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng
Quy trình thu thập thông tin, phân tích thông tin, và đề xuất quyết định cho vay được thiết lập bởi các nhân viên cho vay (Petersen và Rajan, 2002). Trong các tổ chức tài chính hiện đại, cán bộ cho vay ở các tầng thấp hơn thường chịu trách nhiệm thu thập thông tin về người vay và truyền thông tin này đến các nhà quản lý cấp cao hơn của ngân hàng (Stein, 2002). Cuối cùng, các ngân hàng quy mô lớn với khoảng cách phân cấp quản lý đã trao cho các đại lý cấp thấp hơn (như nhân viên cho vay) thu thập xử lý thông tin về khách hàng và đưa ra quyết định cho vay cuối cùng. Đánh giá về vai trò của nhân viên thu thập và xử lý thông tin khách hàng (cán bộ tín dụng) có hai hướng nghiên cứu chính:
Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Trong nghiên cứu của Stein (2002) cho kết quả cán bộ cho vay ảnh hưởng đến ba điều khoản cho vay phổ biến: chênh lệch cho vay, giao ước cho vay, và đáo hạn cho vay. Cụ thể: nhân viên cho vay giải thích khoảng 24% của sự thay đổi trong chênh lệch cho vay, giải thích 47% trong sự thay đổi được ngân hàng cho vay, và 56% khoản đáo hạn cho vay. Herpfer (2016) xem xét vai trò của thông tin mềm trong các mối quan hệ cho vay. Phát hiện rằng các nhân viên cho vay luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cho vay và khả năng nhận được vốn vay của khách hàng.
Degryse, H., José M. Liberti, Thomas Mosk, and Steven Ongena (2013) nghiên cứu giai đoạn 1994 - 2012 với một mẫu gồm 4.215 khoản vay tại Nhật Bản với tổng số 7.892 nhân viên cho vay, biến phụ thuộc là các điều khoản hợp đồng, bao gồm: chênh lệch khoản vay, cam kết khoản vay và đáo hạn khoản vay, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa các nhân viên cho vay đến biến phụ thuộc, khi các nhân viên cho vay nghỉ phép dẫn đến sự sụt giảm trong các khoản vay được phê duyệt.
Trong các nghiên cứu của Berger & Udell (2002); Berger et al (2001); Berger et al (2002a); Bergeret al (2005) cho thấy trong khuôn khổ mối quan hệ giữa ngân hàng và người vay, thu thập, phân tích thông tin và xếp hạng tín nhiệm được giao cho một nhân viên tín dụng, người đó nhận được quyền lực mạnh mẽ, vì có thể thao túng thông tin mềm. Trong bối cảnh này, nhân viên tín dụng có một vị trí quan trọng đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi các nhân viên tín dụng nghỉ phép thì số lượng hồ sơ được chấp thuận vay vốn giảm xuống, tức là có mối liên hệ trong các mối quan hệ giữa nhân viên tín dụng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của khách hàng. Nghiên cứu cũng chứng minh
rằng các ngân hàng nhỏ, ít phân cấp và phi tập trung phù hợp hơn cho phát triển cho vay dựa trên mối quan hệ ngân hàng.
Brown, Schaller, Westerfeld và Heusler (2012) thấy rằng các nhân viên cho vay sử dụng quyền quyết định tín dụng, được tùy ý thu thập và phân tích, xếp hạng tín nhiệm. Cerqueiro, Degryse và Ongena (2011) thấy rằng sự thận trọng trong việc chấm điểm và phân tích tín dụng dường như rất quan trọng trong việc đánh giá các khoản vay, nhưng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quyết định cho vay. Điều này dẫn đến hệ quả là các nhân viên cho vay có động cơ để thao túng các dữ liệu đầu vào, giống như người đi vay tự cung cấp dữ liệu không chính xác cho ngân hàng.
Ủng hộ giả thuyết nhân viên cho vay có tác động đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, Berg, Puri và Rocholl (2016) nghiên cứu tại ngân hàng sử dụng điểm tín dụng nội bộ để đánh giá các khoản vay. Kết quả cho thấy rằng các nhân viên cho vay liên tục nhập các giá trị mới của các biến vào hệ thống cho đến khi khoản vay được phê duyệt. Họ không chỉ có thể nhận được các khoản vay được phê duyệt ban đầu bị từ chối mà còn có thể chỉnh sửa chi tiết các thông số đánh giá xếp hạng của khoản vay nhiều lần. Những kết quả này cho thấy rằng ngay cả các thuật toán ngân hàng ra quyết định dựa trên thông tin cứng (báo cáo tài chính của khách hàng) đều chịu sự kiểm soát của người tham gia thu thập thông tin (cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập xử lý và đề xuất quyết định cho vay).
Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus Heusler (2012) cho thấy xếp hạng tín dụng chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ bởi thông tin về uy tín công ty, nhân tố quan trọng nhất là cho vay dựa trên các mối quan hệ tín dụng của nhân viên cho vay và khách hàng, tức là nhấn mạnh vai trò của cán bộ cho vay trong sản xuất thông tin mềm.
Liberti (2016) khuyến khích vai trò của các nhân viên cho vay bằng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân viên cho vay nhận được thẩm quyền tương đối quan trọng hơn trong việc sản xuất và sử dụng thông tin mềm. Do vậy, ngân hàng nhỏ có lợi thế hơn trong ra quyết định cho vay dựa trên quyết định tín dụng của các nhân viên cấp dưới, có nghĩa là bỏ qua lợi thế của các ngân hàng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra làm thế nào một ngân hàng lớn có thể sao chép cơ cấu tổ chức của một ngân hàng nhỏ bằng cách ủy quyền cho việc ra quyết định cho các nhân viên của tầng dưới cùng. Agarwal và Hauswald (2016) cung cấp bằng chứng trực tiếp rằng những phát hiện về khoảng cách và đặc điểm cho vay trong các ngân hàng lớn, nói cách khác, họ cung cấp bằng chứng cho thấy một ngân hàng sẽ hiệu quả hơn bằng cách ủy quyền quyết định cho các nhân viên cho vay. Tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy rằng: đánh giá tín
dụng bới cảm tính của nhân viên cho vay có thể đặc biệt quan trọng đối với khách hàng là công ty nhỏ, tài chính thiếu minh bạch.
Nhân viên tín dụng không ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu bỏ qua tầm quan trọng của các nhân viên tín dụng: Gropp, Gruendl và Guettler (2012) cho thấy rằng việc sử dụng quyền quyết định của nhân viên cho vay không ảnh hưởng đến hiệu suất của danh mục cho vay của ngân hàng. Puri, Rocholl và Steffen (2011) chứng minh việc sử dụng quyền quyết định tín dụng là một hiện tượng phổ biến trong các ngân hàng tiết kiệm của Đức nhưng không có sự khác biệt với kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, có nghĩa là quyết định tín dụng của nhân viên ngân hàng trùng lặp với kết quả phân tích tín dụng, và ngân hàng ưu tiên ra quyết định theo phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng.
Tổng quan nghiên cứu trên thế giới đến nay chưa thống nhất được vai trò của cán bộ tín dụng (đánh giá tín dụng bởi cảm tính của nhân viên cho vay có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng) đến quyết định cho vay của ngân hàng.
1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến quyết định cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đã có sự kế thừa và phát triển phong phú. Có 2 hướng chính: nghiên cứu quyết định cho vay dưới góc độ quản trị ngân hàng thương mại và nghiên cứu dưới góc độ khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ xem xét quyết định cho vay đứng trên góc độ quản trị ngân hàng thương mại. Trên góc độ ngân hàng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng, có thể chia thành hai nhóm nhân tố:
+ Nhóm nhân tố thông tin cứng: chất lượng báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh, mục đích khoản vay, rủi ro kinh doanh, tài sản thế chấp, đặc điểm kinh doanh,…
+ Nhóm nhân tố thông tin mềm: lưu chuyển dòng tiền, chất lượng quản lý, uy tín của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, thời gian của mối quan hệ, lịch sử tín dụng,...
Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNNVV cho thấy cần thiết các nghiên cứu hỗ trợ DNNVV phát triển. Tuy nhiên, với thực trạng đặc điểm các DNNVV Việt Nam cũng như các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc, đều khó đáp ứng các yêu cầu về thông tin cứng theo tiêu chí của NHTM, và thực tế là rất ít các DNNVV (dưới 30% DNNVV tiểu vùng Tây Bắc theo khảo sát của tác giả) tiếp cận được vốn
vay ngân hàng. Kết hợp với quá trình tổng quan nghiên cứu cho thấy có các khoảng trống nghiên cứu và khoảng trống thực trạng sau:
- Thứ nhất, hiện nay các nghiên cứu trên thế giới về quyết định cho vay của ngân hàng với đối tượng khách hàng DNNVV vẫn chưa thống nhất được vai trò của hai loại thông tin cứng và thông tin mềm đến quyết định cho vay. Đặc biệt tại Việt Nam, nền kinh tế đang phát triển, tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm trọng, nghiên cứu này lại càng cần thiết hơn. Vì vậy, luận án cần kiểm chứng lại bằng phương pháp khoa học để so sánh vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng tại Việt Nam (đặc biệt là các NHTM tiểu vùng Tây Bắc).
- Thứ hai, nghiên cứu bổ sung dữ liệu định tính (cảm tính trong thu thập và phân tích dữ liệu về DNNVV) của chính các cán bộ tín dụng, và kiểm định vai trò của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đến xác suất nhận được vốn vay ngân hàng của DNNVV hay không.
- Thứ ba, các nghiên cứu về quyết định cho vay của NHTM trên thế giới và tại Việt Nam đã xem xét tới các nhân tố thông tin cứng (thông tin định lượng/ thông tin tài chính) và thông tin mềm (thông tin định tính/ thông tin phi tài chính). Tuy nhiên, luận án làm rõ hơn vai trò của nhân tố Vốn xã hội, Niềm tin (vào năng lực, uy tín, đạo đức doanh nhân), vị thế của ngân hàng cho vay (ngân hàng chính trong cho DNNVV vay) đến quyết định cho vay của NHTM tại tiểu vùng Tây Bắc.
- Thứ tư, tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, các DNNVV mang đầy đủ đặc điểm của DNNVV nói chung, tuy nhiên chưa có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM với đối tượng khách hàng DNNVV này.
Trên cơ sở chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu về quyết định cho vay DNNVV của NHTM, luận án cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu này để lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu trước đó, cụ thể luận án cần:
- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của NHTM đối với đối tượng khách hàng DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam
- So sánh và khẳng định vai trò của hai loại thông tin cứng và thông mềm đến quyết định cho vay của NHTM với DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
- Kiểm định khoa học mức độ ảnh hưởng của nhân tố thông tin mềm: Vốn xã hội, Niềm tin, Vị thế ngân hàng trong cho vay đến quyết định cho vay của NHTM.
- Từ đó đề xuất giải pháp khả thi giúp các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát trên được phát triển thành các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của ngân hàng (kiểm định mối quan hệ giữa thông tin cứng, thông tin mềm và quyết định cho vay của NHTM đối với các DNNVV).
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của hai loại thông tin trong quyết định cho vay của NHTM đối với các DNNVV.
Thứ ba, đề xuất giải pháp, khuyến nghị với các tổ chức liên quan nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc có sử dụng những loại thông tin nào (thông tin thu thập về doanh nghiệp) trong quyết định cho vay đối với DNNVV?
- Thông tin nào đóng vai trò quan trọng hơn đến quyết định cho vay đối với DNNVV tiểu vùng Tây Bắc?
- NHTM, DNNVV và các tổ chức liên quan cần phải làm gì để giúp các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay (bối cảnh nghiên cứu: khách hàng DNNVV của ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam).
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quyết định tín dụng trong nghiệp vụ cho vay (góc độ quyết định từ nhà quản trị ngân hàng).
- Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất cách hiểu của thuật ngữ: Thông tin mềm chính là thông tin định tính, thông tin phi tài chính, thông tin ngoài báo cáo tài chính; Thông tin cứng chính là thông tin định lượng và là thông tin trên các báo cáo tài chính (dựa trên nghiên cứu của Berger, Allan and Lamont Black, 2011).