Cơ Sở Lý Thuyết Về Quyết Định Cho Vay Đối Với Khách Hàng Dnnvv Tại Các Nhtm


Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị

Chương này tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả so sánh kết quả nghiên cứu của luận án có tính kế thừa hay phát hiện điểm mới trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của 2 loại thông tin lên quyết định cho vay của NHTM. Luận án có sự lý giải sự khác biệt hay trùng lặp với các kết quả nghiên cứu trước. Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án đề xuất các khuyến nghị cho NHTM, DNNVV tiểu vùng Tây Bắc, khuyến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội DNNVV nhằm bổ sung, hoàn thiện chính sách tín dụng cho DNNVV, để DNNVV hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu đề xuất hình thức vay vốn tín dụng ngân hàng khả thi hơn. Cuối chương này, luận án cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế của nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Cơ sở lý thuyết về Quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM

Cho vay là nghiệp vụ tín dụng chính của một NHTM. Đối tượng khách hàng cho vay của các NHTM rất đa dạng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức (tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội). Trong đó, khách hàng tổ chức (các loại hình tổ chức doanh nghiệp) luôn giữ vai trò chủ đạo vì doanh nghiệp là “tế bào của hệ thống kinh tế”, có khả năng hấp thụ vốn rất tốt cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn cung tín dụng của NHTM.

2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về DNNVV, cũng như chưa thống nhất các chỉ tiêu phân loại quy mô doanh nghiệp. Nếu theo tiêu chí xếp loại DNNVV của ngân hàng thế giới (WB) thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp dưới 300 lao động và dưới 300 tỷ đồng doanh thu và quy mô vốn.


Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Ngân hàng thế giới:



STT


Phân loại

Số lao động

(Người)

Tổng vốn

(USD)


Doanh thu (USD)

1

DN cực nhỏ

10

< 100.000

< 100.000

2

DN nhỏ

< 50

< 3.000.000

< 3.000.000

3

DN vừa

< 300

< 15.000.000

< 15.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 5

Nguồn: Ngân hàng thế giới WB

Tại Việt Nam, tiêu chí phân loại DNNVV tại Việt Nam cụ thể từng lĩnh vực, được các cơ quan áp dụng chủ yếu theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ năm 2009 như sau:

Ngày 01/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 39/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó Chính phủ đưa ra 02 tiêu chí để phân loại doanh nghiệp dựa vào: Số lao động bình quân năm tham gia bảo hiểm xã hội và Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.



Bảng 2.2: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam: Nghị định 56/2009/NĐ-CP.



Quy mô


Khu vực

DN

siêu nhỏ


DN nhỏ


DN vừa

Số lao động (người)

Tổng vốn (tỷ đồng)

Số lao động (người)

Tổng vốn (tỷ đồng)

Số lao động (người)

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

<10

<20

10 - 200

20 - 100

200 - 300

II. Công nghiệp và xây dựng

< 10

<20

10 - 200

20 - 100

200 - 300

III. Thương mại và dịch vụ

< 10

<20

10 - 50

10 - 50

50 - 100

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP

2.1.2. Cho vay DNNVV trong ngân hàng thương mại

Theo Báo cáo khảo sát tài chính DNNVV năm 1998 (nghiên cứu của SSBF) Bank Call Reports phân loại 10 loại hình cho vay phổ biến nhất được ngân hàng sử dụng cho các DNNVV. Có nhiều tổ chức tín dụng cung cấp khoản vay, tuy nhiên ngân hàng là tổ chức duy nhất sử dụng đa dạng các loại hình cho vay, vì ngân hàng có lợi thế so sánh trong hầu hết các công nghệ thu thập thông tin cứng (định lượng, tài chính) và thông tin mềm (định tính, phi tài chính), ngân hàng cũng là đối tượng cho vay phổ biến nhất cho hầu hết DNNVV.

Cho vay dựa trên giá trị của tài sản cố định được cho thuê hoặc cầm cố như tài sản thế chấp thường hiệu quả hơn các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng khác nếu tài sản thế chấp này là có sẵn. Tài sản cố định là tài sản tồn tại lâu dài không được bán trong quá trình kinh doanh thông thường (nghĩa là người đi vay không thể thay đổi được, và được xác định duy nhất bởi chứng nhận quyền sử dụng. Tài sản cố định chủ yếu trong thế chấp cho vay bao gồm bất động sản, phương tiện vận tải và thiết bị). Một ngân hàng có khoản vay được bảo đảm bằng tài sản cố định thường có thể thu được phần lớn khoản nợ trước các chủ nợ khác trong trường hợp DNNVV vỡ nợ hoặc phá sản. Cho vay dựa trên tài sản cố định tạo nên động lực mạnh mẽ cho các DNNVV thực hiện nghĩa vụ thanh toán của họ, bởi vì khi không được tiếp cận bất động sản, các tài sản, phương tiện vận chuyển, dây truyền thiết bị…khiến doanh nghiệp phải tạm ngưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nên thiệt hại nặng nề hơn.

Lập luận trên được hiểu rằng: đầu tiên NHTM đánh giá DNNVV có tài sản cố định để cho thuê hay cầm cố làm tài sản thế chấp hay không, sử dụng tài sản cố định


cam kết là tài sản thế chấp để xác định các loại hình cho vay tài sản cố định trước các loại hình cho vay dựa trên các thông tin cứng khác.

Bảng 2.3: Các loại hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngân hàng


Mức độ ưu tiên


Đặc điểm xác định loại hình cho vay


Loại hình cho vay


Nguồn thông tin

được sử dụng

Loại thông tin chủ

yếu

% cho vay DNNVV của ngân hàng

1

Hợp đồng cho thuê

Cho thuê

LEASE


Định giá cho thuê TSCĐ


Cứng


4,84%

2

Thế chấp BĐS

thương mại

Cho vay BĐS

thươngmạiCRE


Định giá BĐS thương mại


Cứng


15,45%

3

Thế chấp BĐS nhà ở

Cho vay BĐS

nhà ở RRE

Định giá BĐS nhà ở

Cứng

7,64%


4,5


Cầm cố xe cơ giới/ Thiết bị

Cho vay xe cơ giới MV

/ Thiết bị EQ


Định giá xe cơ giới/ Thiết bị


Cứng

14,96% MV

9,47% EQ

6,14% MV/EQ

6

Hàng phải thu/ Hàng

tồn kho

Cho vay dựa trên

tài sản ABL

Định giá hàng phải thu/ hàng tồn kho


Cứng


9,02%


7

Công ty lớn/ đòn bẩy tài chính thấp hoặc

vừa phải

Cho vay Báo cáo tài chính FSL


Đánh giá báo cáo tài chính của công ty


Cứng


8,94%


8

Công ty nhỏ/vừa Quy mô tín dụng nhỏ CSH không phá sản CSH không trả nợ

ngân hàng lớn


Chấm điểm tín dụng DN nhỏ SBCS

Điểm tín dụng chủ yếu dựa trên lịch sử tín dụng cá nhân của chủ sở hữu

Thông tin tài chính hạn chế về công ty và khoản vay


Cứng


11,83%


9


Cho vay dựa trên mối quan hệ

Cho vay mối quan hệ RELATE

Cán bộ cho vay xử lý thông tin được thu thập thông qua liên hệ theo thời gian với DN

nhỏ/CSH/bên thứ ba


Mềm


4,07%


10


Cho vay theo phán quyết

Cho vay theo phán quyết JUDGE

Phán quyết cho vay dựa trên giới hạn thông tin cứng và mềm về công ty (khác hơn cho vay theo mối quan hệ)

Và kinh nghiệm/đào tạo cá nhân


Mềm


7,64%


Tổng % Loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng là chủ yếu

88,29%


Tổng % Loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm là chủ yếu

11,71%

Nguồn: Báo cáo khảo sát tài chính DNNVV năm 1998 (nghiên cứu của SSBF) Bank Call Reports


Hai loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm - cho vay dựa trên mối quan hệ và cho vay dựa trên phán xét của cán bộ cho vay hiếm khi được sử dụng cho các công ty lớn (công ty có đủ dữ liệu cho vay dựa trên các loại thông tin cứng). Hai loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm này được sử dụng như nhau đối với các khoản vay được thực hiện cho các DNNVV. Cụ thể là: cho vay dựa trên mối quan hệ sẽ được sử dụng thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp có mối quan hệ mạnh (vốn xã hội tốt), trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào sự phán xét của các nhân viên cho vay vì chất lượng thông tin cứng rất thấp. Các ngân hàng lớn có lợi thế so sánh trong ba loại hình cho vay: cho vay dựa trên tài sản (ABL), cho vay dựa trên báo cáo tài chính (FSL) và cho vay dựa trên chấm điểm tín dụng DNNVV (SBCS).

Trình tự quá trình lựa chọn loại hình cho vay DNNVV: Bước 1 xác định loại hình cho vay bằng tài sản cố định thì DN có thỏa mãn không? Bước 2 là tìm các loại hình cho vay dựa trên công nghệ cứng khác thay thế. Bước 3 là xác định các loại hình cho vay sử dụng thông tin mềm khi không có đủ thông tin cứng để đánh giá.

Các loại hình cho vay dựa trên tài sản cố định được xác định trong Bước 1 bao gồm Cho thuê cũng như các khoản vay có tài sản cố định được cam kết là tài sản thế chấp - cho vay bất động sản thương mại (CRE), bất động sản nhà ở cho vay (RRE), cho vay xe cơ giới (MV) và cho vay thiết bị (EQ). Tuy nhiên, một hợp đồng cho thuê tương đương về mặt kinh tế với một khoản vay với tài sản thế chấp gần như hoàn hảo - ngân hàng sở hữu tài sản và có thể bán nó hoặc cho người khác thuê nếu khoản vay không được hoàn trả. Cho thuê là một loại hình cho vay dựa trên tài sản cố định, bởi vì tài sản cho thuê thường cố định. Đối với hợp đồng cho thuê, nguồn thông tin chính được sử dụng để đánh giá tín dụng là định giá bất động sản, xe cơ giới hoặc thiết bị được cho thuê. Các thông tin được sử dụng trong cho thuê chủ yếu là thông tin cứng, ngân hàng luôn đảm bảo giá trị tài sản cố định cho thuê thấp hơn hạn mức cho vay (dư nợ) của khách hàng. Giá trị tài sản cố định đáp ứng định nghĩa về thông tin cứng là dữ liệu định lượng có thể được truyền đi đáng tin cậy bởi chính cán bộ cho vay. Cho thuê là loại hình cho vay dựa trên tài sản cố định có lợi thế so sánh hoàn hảo đối với các ngân hàng lớn, vì thế chấp hoàn toàn đối với tài sản cho thuê khiến nó trở thành công nghệ thông tin cứng mạnh nhất (sử dụng tối thiểu đối với các nguồn thông tin mềm mà các ngân hàng nhỏ có thể có lợi thế).

Các công nghệ tài sản cố định còn lại - cho vay dựa trên bất động sản thương mại (CRE), Cho vay dựa trên bất động sản nhà ở (RRE), cho vay dựa trên phương tiện xe cơ giới (MV) và cho vay dựa trên giá trị thiết bị (EQ) - về cơ bản xác định đồng thời giá trị của tài sản và hạn mức cho vay tương ứng của khách hàng.


Cuối cùng, khi DNNVV không đáp ứng được các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng thì ngân hàng xem xét đến việc cho vay dựa trên dữ liệu thông tin mềm

- cho vay dựa trên mối quan hệ và cho vay dựa trên phán quyết của nhân viên cho vay (JUDGE). Ngân hàng lớn có lợi thế về thu thập và xử lý thông tin cứng và tập trung vào loại hình cho vay dựa trên tài sản và cho thuê tài chính, các ngân hàng nhỏ có lợi thế so sánh về thông tin mềm, khắc phục điểm yếu về thành phần thông tin cứng. Các ngân hàng lớn có lợi thế so sánh trong loại hình - cho vay dựa trên tài sản (ABL), cho vay dựa trên báo cáo tài chính (FSL) và cho vay dựa trên chấm điểm tín dụng DNNVV (SBCS) - mặc dù một lợi thế so sánh hoàn hảo chỉ được giả định cho tín dụng doanh nghiệp nhỏ chấm điểm. Đối với hai loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm - cho vay dựa trên mối quan hệ (RELATE) và cho vay dựa trên phán quyết của nhân viên cho vay (JUDGE) - lợi thế so sánh cho các ngân hàng nhỏ.

Đối với các DNNVV, dự đoán khả năng vay dựa trên mối quan hệ với một ngân hàng lớn thấp hơn 2,4% - 8,1% so với cho vay dưạ trên phán quyết của nhân viên cho vay. Các ngân hàng nhỏ có lợi thế so sánh trong việc sử dụng cho vay dựa trên mối quan hệ và cho vay dựa trên phán xét khi phục vụ các DNNVV. Bên cạnh đó, cho vay dưạ trên phán quyết của nhân viên cho vay có thể thay thế cho cho vay dựa trên mối quan hệ trong trường hợp không có mối quan hệ mạnh mẽ giữa các ngân hàng và DNNVV. Ví dụ, một công ty nhỏ, cần nguồn tài chính ngân hàng, nhưng thời gian kinh doanh không đủ lâu để xây dựng mối quan hệ vay vốn tốt với ngân hàng. Trong tình huống này, nhân viên cho vay có thể dựa nhiều hơn vào các nguồn thông tin mềm khác, bao gồm kinh nghiệm đào tạo và kinh nghiệm cá nhân để đánh giá chất lượng tín dụng của công ty, sau đó đề xuất phán quyết cho vay hay không cho vay. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng nhỏ có lợi thế so sánh vượt ra ngoài mối quan hệ cho vay.

Nghiên cứu của SSBF năm 1998 chỉ ra: Tất cả các loại hình cho vay của ngân hàng đều dựa trên cả hai thành phần thông tin cứng và thông tin mềm, vì vậy các ngân hàng nhỏ có thể có lợi thế trong một số loại hình cho vay có sử dụng thông tin mềm. Các ngân hàng nhỏ cũng có thể có lợi thế so sánh trong cho vay dưạ trên phán quyết cho vay, một loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm quan trọng bị bỏ quên.

Nghiên cứu của SSBF năm 1998 chỉ ra: Thứ nhất, các ngân hàng lớn có lợi thế so sánh trong loại hình cho vay dựa trên dữ liệu thông tin cứng, (đặc biệt là có ưu thế tuyệt đối trong Cho thuê, và thậm chí lợi thế này không mở rộng khi phục vụ các DNNVV). Thứ hai, kết quả nghiên cứu bác bỏ giả định rằng: các loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng được đại diện bởi loại hình cho vay bằng báo cáo tài chính, có nghĩa là cho vay dựa trên báo cáo tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong


loại hình cho vay dựa trên dữ liệu thông tin cứng đối với DNNVV. Thứ ba, nghiên cứu cho thấy các ngân hàng nhỏ có lợi thế so sánh tuyệt đối trong việc sử dụng phương thức cho vay dưạ trên mối quan hệ và cho vay dựa trên phán xét của nhân viên cho vay để phục vụ các DNNVV.

Như vậy, cho vay DNNVV của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại thành 4 loại cơ bản:

- Cho vay dựa trên báo cáo tài chính,

- Cho vay dựa trên các tài sản thế chấp

- Cho vay dựa trên chấm điểm xếp hạng tín dụng

=> 3 loại này là: phân phối tín dụng (Stiglitz và Weiss, 1981, J. Edwards, J. Franks, C. Mayer and S. Schaefer , Stiglitz, J. and Weiss, A1986) hoặc cho vay lại (De Meza và Webb, 1987, de Meza,2002). Cho vay báo cáo tài chính phù hợp nhất cho Các doanh nghiệp tương đối minh bạch với các báo cáo tài chính được kiểm toán đã được kiểm toán. Vì vậy, cho vay theo báo cáo tài chính luôn là lựa chọn trong cho vay ngân hàng cho các công ty lớn. Trong hoạt động cho vay bằng tài sản, các quyết định tín dụng chủ yếu dựa vào chất lượng của các khoản vay thế chấp.

- Cho vay dựa trên các mối quan hệ.

Các ngân hàng luôn tìm cách giải quyết khi cho vay DNNVV khi phải đối mặt với vấn đề thông tin bất cân xứng (Fama.E, 1985). Theo Berger và Udell (1995), dùng phương pháp tài chính thay thế có thể để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng do thông tin không cân xứng là các lý thuyết như việc thiết lập hệ thống tính điểm và cơ chế thu thập thông tin. Ngoài ra, một mối quan hệ lâu dài giữa các bên liên quan đến mối quan hệ tín dụng có thể tạo thuận lợi cho việc mua lại thông tin cụ thể và theo dõi người vay (Guille, 1994, Allen và Gale, 1995). Sau cùng, quan hệ xã hội cũng tạo điều kiện tiếp cận tín dụng cho nhiều các công ty nhỏ (Uzzi, B., and Ryon Lancaster, 2003; Okten và Osili, 2004).

Cho vay mối quan hệ, quyết định cho vay chịu ảnh hưởng đáng kể về thông tin độc quyền về công ty và chủ sở hữu thông qua một hay nhiều nguồn thông tin theo thời gian. Thông tin này thu được một phần thông qua việc cung cấp các khoản vay (ví dụ, Petersen và Rajan, 1994; Berger và Udell, 1995) và tiền gửi và các sản phẩm tài chính khác (ví dụ: Nakamura, 1993; Cohe,B., 1998a; Mester, L. et al., 1998; Degryse và van Cayseele, 2000). Thông tin cũng có thể được thu thập thông qua tiếp xúc với các thành viên khác của cộng đồng địa phương, chẳng hạn như nhà cung cấp và khách


hàng, những người có thể cung cấp thông tin cụ thể về công ty và chủ sở hữu hoặc nói chung là thông tin về môi trường kinh doanh mà họ hoạt động. Quan trọng hơn, thông tin thu thập theo thời gian có giá trị đáng kể vượt quá các báo cáo tài chính, tài sản thế chấp và điểm số tín dụng của công ty, giúp người cho vay giải quyết vấn đề thông tin mềm tốt hơn.

Theo đánh giá của tác giả nghiên cứu này thì: không có dữ liệu nào về tầm quan trọng tương đối của bốn loại hình cho vay trên. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy rằng cho vay mối quan hệ có vai trò quan trọng trong tài chính doanh nghiệp nhỏ: Cho vay mối quan hệ ảnh hưởng đến lãi suất và tính sẵn có của tín dụng. (Petersen và Rajan, 1994/1995, Berger Và Udell, 1995). Gần đây, vai trò của mối quan hệ được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm bao gồm sự tồn tại của mối quan hệ (Cohe,R., 1998), bề rộng của mối quan hệ về ngân hàng cung cấp (Cole, R. and Walraven, N.,1998, Cole, R., Goldberg, L. and White, L,1997), độc quyền của mối quan hệ về ngân hàng là nhà cung cấp duy nhất khoản vay ngân hàng cho công ty (Berger, A. et al., 2001b).

Những người ủng hộ lý thuyết xã hội nghĩ rằng vốn xã hội, vốn nhân lực và niềm tin là những biến tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Granovetter, 1985; Ferrary, 2003). Các kết quả thực nghiệm trước đó các nghiên cứu hỗ trợ sự tồn tại của một mối quan hệ tích cực giữa các tương tác xã hội và phân bổ tín dụng (Uzzi, B., and Ryon Lancaster,2003; Ravina,2012; Moro, Andrea & Fink, Matthias,2012).

Trong nghiên cứu “Loan managers’ trust and credit access for SMEs” của Moro, Andrea & Fink, Matthias, (2012): Nghiên cứu về cho vay mối quan hệ chỉ chú ý đến vai trò của niềm tin của các nhà quản lý cho vay với các nhà quản lý của các DNNVV. Nghiên cứu cho thấy niềm tin làm giảm chi phí đại lý. Do đó, niềm tin được kỳ vọng có liên quan tích cực đến số lượng tín dụng ngắn hạn được cấp và có liên quan tiêu cực đến rủi ro bị hạn chế tín dụng của các SME. Kết quả từ 06 ngân hàng được đặc trưng bởi văn hóa Đức và 03 ngân hàng đặc trưng bởi văn hóa Ý cho thấy đây là trường hợp: Các DNVVN được hưởng mức tín nhiệm cao từ các nhà quản lý cho vay có được nhiều tín dụng hơn và ít bị hạn chế về tín dụng. Sự tin tưởng đã làm giảm chi phí đại lý và chi phí giao dịch trong các mối quan hệ ngân hàng. Khi người quản lý cho vay dựa vào niềm tin, họ có thể đánh giá tốt hơn khả năng tín dụng của DN. Các phúc lợi có thể được chuyển cho các DN dưới hình thức gia tăng tín dụng, đánh giá xác suất rủi ro tín dụng thấp. Vì vậy, các nhà quản lý SME phải nuôi dưỡng mối quan hệ tin tưởng của cấp quản lý ngân hàng.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí