Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 50198


thi, đạo đức doanh nhân, giảm sự lệ thuộc vào tài sản thế chấp của DNNVV.

Hiệp hội DNNVV các tỉnh khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam cần hỗ trợ các DNNVV thành viên của hội thông qua hình thức bảo lãnh tín dụng, hay đẩy mạnh liên kết phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhằm tăng cường chất lượng thông tin mềm và niềm tin cho NHTM, đồng thời giảm áp lực về tài sản thế chấp cho các DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã đạt được các kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu về thực trạng quyết định cho vay DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc như mục tiêu đặt ra nhưng luận án còn một số các hạn chế sau:

Thứ nhất: Còn một số nhân tố có thể có tác động đến quyết định cho vay nhưng không được nghiên cứu đưa vào. Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo nên bổ sung thêm các nhân tố này để nghiên cứu có kết quả thực tiễn cao hơn.

Thứ hai: Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vai trò của thông tin cứng quan trọng hơn thông tin mềm, đi ngược lại quy trình cấp tín dụng nội bộ tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc nhưng chưa có sự phân tích sâu về cơ sở đánh giá vai trò của từng loại thông tin cũng như cơ sở xây dựng nên Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM.


Tóm tắt chương 5

Trong chương 5, luận án đã trình bày thảo luận các kết quả nghiên cứu: ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc sử dụng đồng thời Thông tin cứng và Thông tin mềm trong quá trình thu thập tài liệu ra quyết định cho vay DNNVV, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã có trong phần tổng quan. Trong các thông tin được thu thập thì thông tin quan trọng nhất là Tài sản thế chấp của DNNVV, kết luận này tương đồng với các nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển khi vấn đề bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của luận án trái ngược với kỳ vọng của tác giả và thực tiễn quy trình tín dụng tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một vài giải pháp cho các NHTM nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay (giảm bớt sự lệ thuộc vào TSĐB), linh hoạt về TSĐB ngoài bất động sản, bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính…nhằm mở rộng cánh cửa cho các DNNVV vay vốn. Tác giả cũng đề xuất một vài giải pháp cho các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần minh bạch hóa báo cáo tài chính bằng chức nhận kiểm toán độc lập, liên kết sản xuất theo chuỗi, mở rộng mối quan hệ với Chính phủ, với ngân hàng cho vay… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao niềm tin của NHTM và dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.


Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 21

KẾT LUẬN


Với mục tiêu tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay khách hàng DNNVV tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng dựa trên nền tảng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV có được từ tổng quan nghiên cứu, tác giả khảo sát ngẫu nhiên 355 cán bộ chuyên trách xét duyệt tín dụng nhóm khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra: các ngân hàng thương mại thu thập và sử dụng đồng thời cả thông tin cứng và thông tin mềm phục vụ cho quyết định cho vay, trong đó thông tin cứng (tài sản thế chấp) là quan trọng nhất khi xét duyệt các khoản vay cho DNNVV, các thông tin về Mối quan hệ với ngân hàng, Lịch sử tín dụng, Tình hình tài chính có vai trò bổ sung cho quá trình thẩm định tín dụng. Cụ thể luận án đã đạt được các kết quả chính sau:

Tổng quan nghiên cứu và khái quát hoá cơ sở lý luận về quyết định cho vay DNNVV trong NHTM, xây dựng khung lý thuyết cho nội dung nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu với 15 nhân tố tổng quan nhóm thành 08 nhóm nhân tố ảnh hưởng chính, 52 chỉ báo và 01 biến phụ thuộc là quyết định cho vay của ngân hàng.

Đánh giá thực trạng cho vay DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam: quy mô dư nợ cho vay tăng, tập trung > 60% dư nợ cho vay ngắn hạn, lợi nhuận cho vay DNNVV tăng, tỷ trọng cho vay/TSĐB giảm, giá trị TSĐB tăng, nợ xấu DNNVV tăng,…

Lượng hóa và đánh giá, giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay: Mô hình hồi quy chỉ ra các biến tài sản thế chấp, tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, mối quan hệ với ngân hàng cho vay đều có tác động cùng chiều nghĩa là khi mức độ đáp ứng các thông tin này tăng lên thì xác suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn càng cao; Việc tăng lên một đơn vị đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp thì khả năng chấp thuận vay vốn của ngân hàng cho DNNVV tăng theo tỷ lệ 10,874 lần; Tương tự, đối với mỗi đơn vị tăng trong đáp ứng của doanh nghiệp đối với thông tin tài chính và thông tin lịch sử tín dụng thì ngân hàng có khả năng chấp thuận đơn cho vay vốn tương ứng cao hơn khoảng 2,7 và 4,5 lần; Ở khoảng tin cậy 95%, các DNNVV có mối quan hệ tốt với ngân hàng nộp đơn xin vay vốn thì khả năng nhận được khoản vay cao hơn khoảng 5,69 lần.


Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cho thấy: ngân hàng sử dụng đồng thời cả thông tin cứng và thông tin mềm trong quá trình ra quyết định tín dụng. Trong đó, thông tin cứng (Tình hình tài chính) đóng vai trò quan trọng hơn thông tin mềm trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Điều này đi ngược lại kỳ vọng của tác giả và thực trạng quy trình cấp tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc là thông tin mềm chiếm ưu thế quan trọng hơn thông tin cứng trong quyết định cho vay của ngân hàng.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN


1. Đỗ Thị Thu Hiền (2018), “Đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 06, tháng 2/2018, trang 66 - 68.

2. Đỗ Thị Thu Hiền (2020), “Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam”, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, Số 565, tháng 5-/2020, trang 60 - 62.

3. Đỗ Thị Thu Hiền (2020), “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngâ hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2020: Kế toán, Kiểm toán và Tài chính Việt Nam xu hướng và triển vọng, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, trang 807-818.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Agarwal, S., and Robert Hauswald (2010), “Distance and Private Information in Lending”, Review of Financial Studies, 23, 2757-2788.

2. Ajagbe, A. M., Ismail, K., Aslan, A. S. & Choi, S. L. (2012), “Investment in Technology Based Small and Medium Sized Firms in Malaysia: Roles for Commercial Banks”, International Journal of Research in Management and Technology, 2(2), 147-153.

3. Angelini, P., Di Salvo, R. and Ferri, G. (1998), “Availability and cost for small businesses: Customer relationships and credit cooperatives”, Journal of Banking and Finance, Vol. 22, pp. 925-954.

4. Ayyagari, M., Demirgüç-Kunt, A., & Maksimovic, V. (2010), “Formal versus Informal Finance: Evidence from China”, Review of Financial Studies, 23(8), 3048-3097. doi: http://dx.doi.org/10.1093/rfs/hhq030

5. Baker et al (2007), Behavioral corporate finance: A survey. In E. Eckbo (Ed.), In The Handbook of Corporate Finance: Empirical Corporate Finance, New York: Elsevier/North Holland.

6. Baldwin, Gellaty và Gaudreault (2002), “Financing innovation in new smallfirms: New evidence from Canada”, Analytical Studies Branch - Research PaperSeries, Statistics Canada No. 11F0019 No. 190.

7. Berger A.N., Udell G. (2002), “Small business credit availability and relationship lending: the importance of bank organisational structure”, Economic Journal, Vol. 112, n. 477, pp. F32-F53.

8. Berger, A. and DeYoung, R. (2001), “The effects of geographic expansion on bank efficiency”, Journal of Financial Services Research, Vol. 19, forthcoming.

9. Berger, A. and Udell, G. (1995), “Relationship lending and lines of credit in small firm finance”, Journal of Business, Vol. 68, pp. 351-82.

10. Berger, A. and Udell, G. (1998), “The economics of small business finance: The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle”, Journal of Banking and Finance, Vol. 22, pp. 613-73.

11. Berger, A.N, (2004), “Competitive eects of basel ii on banks in sme credit markets in the united states”, Working paper Board of Governors of the Federal Reserve System and Wharton Financial Institutions Center.


12. Berger, A.N, , S. Frame, and N.H. Miller, (2002a), “Credit scoring and the price and availability of small business credit”, Finance and Economics Discussion, Paper Series 2002-26 Board of Governors of the Federal Reserve System.

13. Berger, A.N., (1999), “The dynamics of market entry: The eects of mergers and acquisitions on de novo entry and small business lending in the banking industry”, Finance and Economics Discussion, Paper Series 1999-41 Board of Governors of the Federal Reserve System.

14. Berger, A.N., L.F. Klapper, and G.F. Udell, (2001), “The ability of banks to lend to informationally opaque small businesses”, Journal of Banking and Finance, 25, 2127-2167.

15. Berger, Allen, Nathan Miller, Mitchell Petersen, Raghuram Rajan, and Jeremy Stein (2005), “Does Function Follow Organizational Form? Evidence from the Lending Practices of Large and Small Banks”, Journal of Financial Economics, 76(2):237-269.

16. Berry et al (1993), “Financial information: The banker and the small business”,

British Accounting Review, 25(2), 131-150.

17. Binks, M. R. and Ennew, C. T. (1997), “Smaller business and relationship banking: The impact of participative behavior”, Entrepreneurship Theory and Practice, 21(4): 83-92.

18. Blackwell, D. and Winters, D. (1997), “Banking relationships and the effect of monitoring on loan pricing”, Journal of Financial Research, Vol. 20, pp. 275-89.

19. Boot, A. (2000), “Relationship banking: What do we know?”, Journal of Financial Intermediation, Vol. 9, pp. 7-25.

20. Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus Heusler (2012), Information or Insurance? On the Role of Loan Officer Discretion in Credit Assessment, Working Paper on Finace No. 2012/3, University of St. Gallen.

21. C. Mayer, J. Edwards, J. Franks and S. Schaefer , Stiglitz, J. and Weiss, A. (1995), “Credit rationing and collateral”, In Recent Developments in Corporate Finance, pp. 101-135. New York: Cambridge University Press, 101-35

22. Carpenter, R. and Petersen, B. (2002), “Capital market imperfections, High-tech investment, and new equity financing”, Economic Journal.


23. Carruthers, B., and Barry Cohen (2001), “Predicting Failure but Failing to Predict: A Sociology of Knowledge of Credit Rating in Post-bellum America”, Working Paper Department of Sociology, Northwestern University.

24. Carruthers, B., and Barry Cohen (2009), “Credit, Classification and Cognition: Credit Raters in 19th-Century America”, Working Paper Department of Sociology, Northwestern University.

25. Chính phủ (2001), Nghị định 90 của chính phủ số 90/2001/NĐ - CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

26. Chính phủ (2009), Nghị định 56 của chính phủ số 56/2009/NĐ - CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

27. Chính phủ (2011), Thông tư 06 của Bộ KHCN số 06/2011/TT-BKHCN về Chương trình bảo kãnh vay vốn cho dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DNNVV từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

28. Chittenden et al (1996), “Small firm growth, access to capital markets andfinancial structure: Review of issues and an empirical investigation”, Small Business Economics, 8(1), 59-67.

29. Churchil,GA (1979), “A paradig for developing better measures or marketing construct's”, Journal Marketing Research, Vol. 16(1), Tr.64-73

30. CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) (2015), Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2014, Báo cáo tháng 10, Hà Nội

31. CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) (2016), Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015, Báo cáo tháng 10, Hà Nội

32. Cohen, B., (1998), “Marketing Trust: Credit Reporting and Credit Rating in the 19th Century, Working Paper Department of Sociology”, Working Paper Department of Sociology, Northwestern University.

33. Cole, R. (1998), “The importance of relationships to the availability of credit”,

Journal of Banking and Finance, Vol. 22, pp. 959-77.

34. Cole, R.A., Walraven, N., (1998), “Banking consolidation and the availability of credit to small business, Working paper, Federal Reserve Board, Washington DC.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022