Bảng 4.19: Kết quả kiểm định EFA
Comp onent | Initial Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | Rotation Sums of Squared Loadings | ||||||
Total | % of Variance | Cumulati ve % | Total | % of Variance | Cumulati ve % | Total | % of Variance | Cumulati ve % | |
1 | 9.128 | 26.846 | 26.846 | 9.128 | 26.846 | 26.846 | 9.027 | 26.549 | 26.549 |
2 | 5.748 | 16.906 | 43.751 | 5.748 | 16.906 | 43.751 | 5.377 | 15.815 | 42.364 |
3 | 3.523 | 10.362 | 54.113 | 3.523 | 10.362 | 54.113 | 3.604 | 10.600 | 52.964 |
4 | 3.085 | 9.074 | 63.187 | 3.085 | 9.074 | 63.187 | 3.340 | 9.825 | 62.789 |
5 | 2.555 | 7.514 | 70.701 | 2.555 | 7.514 | 70.701 | 2.690 | 7.912 | 70.701 |
Extraction Method: Principal Component Analysis. |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Thông Tin Cứng - Thông Tin Mềm Trong Quyết Định Tín Dụng
- Lợi Nhuận Cho Vay Dnnvv Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Tiểu Vùng Tây Bắc
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đáp Ứng Các Thông Tin Cho Vay Của Các Dnnvv Tiểu Vùng Tây Bắc
- Kết Quả Trả Lời Giả Thuyết Nghiên Cứu Thứ Nhất
- Kiến Nghị Bổ Sung Các Tiêu Chí Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Các Ngân Hàng Thương Mại - Hội Sở Chính
- Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Giá trị Extraction Sums of Squared Loadings = 2.555 > 1 và Cumulative % = 70.701 > 50% đã đảm bảo tính tin cậy của dữ liệu.
Giá trị tổng phương sai trích > 50%: đạt yêu cầu; Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (từ 2,5 - 9,1) đã đảm bảo yêu cầu >1, nhân tố thứ 5 có Eigenvalues (thấp nhất) = 2,55 > 1 vẫn nằm ở mức khá cao, điều này cho thấy, sự hội tụ của năm nhân tố là rất lớn.
Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Component | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
NLCSH7 | .848 | ||||
MLXH4 | .844 | ||||
MLXH1 | .833 | ||||
NLCSH5 | .820 | ||||
TCCSH7 | .814 | ||||
NLCSH6 | .812 | ||||
TCCSH8 | .809 | ||||
MLXH5 | .809 | ||||
TCCSH2 | .793 |
Component | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
MLXH3 | .785 | ||||
NLCSH3 | .782 | ||||
TCCSH1 | .764 | ||||
TCCSH4 | .755 | ||||
NLCSH2 | .726 | ||||
TC5 | .858 | ||||
DN6 | .853 | ||||
TC6 | .836 | ||||
TC7 | .831 | ||||
TC4 | .805 | ||||
DN4 | .793 | ||||
DN3 | .780 | ||||
DN5 | .734 | ||||
LSTD1 | .857 | ||||
LSTD5 | .850 | ||||
LSTD4 | .840 | ||||
LSTD3 | .830 | ||||
LSTD8 | .826 | ||||
MQHNH1 | .909 | ||||
MQHNH2 | .895 | ||||
MQHNH4 | .873 | ||||
MQHNH3 | .873 | ||||
TSTC1 | .931 | ||||
TSTC2 | .925 | ||||
TSTC3 | .924 |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến quan sát được chia thành 5 nhóm, các biến quan sát được phân chia rõ ràng theo cột và có giá trị Component >0,7.
Ngoài ra khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá cần quan tâm đến kết quả KMO and Bartlett’s test.
Bảng 4.21: KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .899 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 9506.423 |
df | 561 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,899 > 0,5, hệ số Sig.<0.05,
điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn tin cậy.
Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá có 5 nhân tố được xác định và đặt lại tên nhân tố, mã hóa biến dựa trên giá trị trung bình như sau:
Bảng 4.22: Nhóm nhân tố được xác định sau kiểm định EFA
Biến quan sát | Tên nhóm biến được đặt lại | Mã hóa nhóm biến mới | |
Nhân tố 1 | NLCSH2, NLCSH3, NLCSH5, NLCSH6, NLCSH7 TCCSH1, TCCSH2, TCCSH4, TCCSH7, TCCSH8 MLXH1, MLXH3, MLXH4, MLXH5 | Thông tin Vốn xã hội | VXH_TB |
Nhân tố 2 | TC4, TC5, TC6, TC7 DN3, DN4, DN5, DN6 | Thông tin doanh nghiệp và tình hình tài chính | TCDN_TB |
Nhân tố 3 | LSTD1, LSTD3, LSTD4, LSTD5, LSTD8 | Thông tin Lịch sử tín dụng | LSTD_TB |
Nhân tố 4 | MQHNH1, MQHNH2, MQHNH3, MQHNH4 | Thông tin mối quan hệ với ngân hàng | MQHNH_TB |
Nhân tố 5 | TSTC1, TSTC2, TSTC3 | Thông tin Tài sản thế chấp | TSTC_TB |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kiểm định EFA đã gộp ba nhóm thông tin là: Năng lực của chủ doanh nghiệp, sự tham gia mạng lưới xã hội và tính cách của chủ doanh nghiệp thành một nhóm thông tin Vốn xã hội là rất phù hợp vì các lý do sau:
+ Các thông tin năng lực của chủ doanh nghiệp, sự tham gia mạng lưới xã hội và tính cách của doanh nhân đều là các thộc tính của vốn xã hội. Chỉ số tổng hợp thông tin vốn xã hội được lấy bằng cách lấy trung bình của 03 thuộc tính ban đầu. Sự kết hợp của ba nhóm thông tin thành một nhóm không thay đổi thứ tự quan trọng của các nhóm thông tin.
Descriptive Statistics | |||||
Nhóm biến | Mẫu | Nhỏ nhất | Lớn nhất | Trung bình | Độ lệch chuẩn |
TCDN_TB | 355 | 1.00 | 4.56 | 3.2235 | .74348 |
VXH_TB | 355 | 1.00 | 5.00 | 3.1662 | 1.10252 |
TSTC_TB | 355 | 1.00 | 5.00 | 3.4068 | .85275 |
LSTD_TB | 355 | 1.00 | 4.53 | 2.8270 | .86679 |
MQHNH_TB | 355 | 1.00 | 5.00 | 3.4915 | 1.02214 |
Bảng 4.23: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng các nhóm thông tin trong quyết định cho vay của ngân hàng
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Bảng khảo sát cho thấy: thông tin về Tài sản thế chấp và Mối quan hệ với ngân hàng có giá trị trung bình cao nhất (> 3.4) trong quyết định cho vay của ngân hàng thương mại. Kết quả này chỉ ra cho vay dựa trên tài sản thế chấp là phương thức cho vay được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại tại tiểu vùng Tây Bắc, đặc biệt là mối quan hệ với ngân hàng cho vay có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận được vốn vay của DNNVV. Tiếp theo là thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính có ảnh hưởng đến quyết định cho vay với giá trị trung bình là 3.22. Hai nhóm thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đều thuộc thành phần thông tin cứng và thông tin mềm. Thông tin về lịch sử tín dụng của DNNVV ảnh hưởng ít nhất đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại (trung bình 2,82).
Cùng là thông tin mềm, 2 nhóm nhân tố thông tin Vốn xã hội và Mối quan hệ với ngân hàng có độ lệch chuẩn cao (> 1), thể hiện quan điểm của các CBTD được khảo sát có sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng thông tin mềm của DNNVV. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy: quy trình thẩm định các khoản vay của ngân hàng thương mại tại tiểu vùng Tây Bắc đều sử dụng thông tin cứng và thông tin mềm, hai loại thông tin đều có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM.
4.3.3. Kết quả phân tích tầm quan trọng của các thông tin được sử dụng khi thẩm định vay vốn
Trong bước đầu tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra các mối tương quan đơn giản giữa năm nhóm thông tin, các hệ số tương quan được thể hiện trong bảng 4.21
Bảng 4.24: Phân tích tương quan Pearson các nhóm thông tin
TCDN _TB | TSTC _TB | LSTD _TB | VXH _TB | MQHNH _TB | QĐ | ||
TCDN_TB | Pearson Correlation | 1 | -.096 | -.142** | .034 | .128* | .111* |
Sig. (2-tailed) | .070 | .007 | .519 | .016 | .037 | ||
TSTC_TB | Pearson Correlation | -.096 | 1 | .102 | .002 | .011 | .540** |
Sig. (2-tailed) | .070 | .055 | .964 | .838 | .000 | ||
LSTD_TB | Pearson Correlation | -.142** | .102 | 1 | -.091 | -.128* | .236** |
Sig. (2-tailed) | .007 | .055 | .087 | .016 | .000 | ||
VXH_TB | Pearson Correlation | .034 | .002 | -.091 | 1 | .057 | -.015 |
Sig. (2-tailed) | .519 | .964 | .087 | .280 | .783 | ||
MQHNH_ TB | Pearson Correlation | .128* | .011 | -.128* | .057 | 1 | .289** |
Sig. (2-tailed) | .016 | .838 | .016 | .280 | .000 | ||
QĐ | Pearson Correlation | .111* | .540** | .236** | -.015 | .289** | 1 |
Sig. (2-tailed) | .037 | .000 | .000 | .783 | .000 | ||
N | 355 | 355 | 355 | 355 | 355 | 355 | |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). | |||||||
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Theo nghiên cứu của Coakes, Steed, Ong (2008), hệ số Pearson Correlation càng cao thì tự tương quan các nhóm biến với biến phụ thuộc càng chặt chẽ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bảng dữ liệu khảo sát cho thấy 05 nhóm biến độc lập không có tự tương quan với nhau, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Các hệ số Sig. của biến QĐ đảm bảo < 0,05, chứng tỏ 04 nhóm biến có tác
động đến quyết định cho vay của NHTM, Hệ số Sig của nhân tố Vốn xã hội là .783
> 0,05 thể hiện nhân tố không có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM, cần loại bỏ biến Vốn xã hội để đảm bảo Các nhóm biến sau khi được kiểm định tự tương quan sẽ được chắt lọc đưa vào kiểm định hồi quy.
4.4. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại
4.4.1. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 4.25: Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay của NHTM lần thứ nhất
B | S.E. | Wald | df | Sig. | Exp(B) | ||
Step 1a | TCDN_TB | 1.067 | .270 | 15.549 | 1 | .000 | 2.906 |
TSTC_TB | 2.414 | .293 | 67.818 | 1 | .000 | 11.174 | |
LSTD_TB | 1.499 | .264 | 32.339 | 1 | .000 | 4.479 | |
VXH_TB | -.224 | .208 | 1.155 | 1 | .283 | .800 | |
MQHNH_TB | 1.759 | .270 | 42.362 | 1 | .000 | 5.808 | |
Constant | -19.542 | 2.576 | 57.557 | 1 | .000 | .000 | |
a. Variable(s) entered on step 1: TCDN_TB, TSTC_TB, LSTD_TB, VXH_TB, MQHNH_TB. |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả kiểm định hồi quy mô hình lần thứ nhất cho thấy: nhân tố Vốn xã hội VXH_TB có hệ số Sig. là 0,283 > 0,05 (5%) không đảm bảo mức ý nghĩa, kết luận nhân tố Vốn xã hội không có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng và được loại bỏ (kết quả phân tích kiểm định hồi quy đồng nhất với kết quả kiểm định tương quan mối quan hệ các nhân tố với biến phụ thuộc), các nhân tố còn lại được đưa vào mô hình kiểm định Binary Logistic lần thứ hai.
Kết quả kiểm định hồi quy Binary Logistic lần thứ hai:
Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình hồi quy tham gia tín dụng lần thứ hai
Step | -2 Log likelihood | Cox & Snell R Square | Nagelkerke R Square |
1 | 207.528a | .470 | .667 |
a. Estimation terminated at iteration number 7 because parameter estimates changed by less than .001. |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Bảng trên cho thấy giá trị -2LL = 208.765a là không quá cao, thể hiện mức độ phù hợp tốt của mô hình tổng thể. Hệ số tương quan Cox & Snell R Square đạt 0,470, trong khi hệ số tương quan Nagelkerke R Square đạt 0,667 cho thấy 66,7% sự thay đổi cho vay của ngân hàng được biểu diễn qua các biến trong mô hình. Tỷ lệ này thể hiện sự phù hợp của mô hình nghiên cứu trong việc giải thích biến phụ thuộc.
Bảng 4.27: Khả năng dự báo của mô hình quyết định cho vay của ngân hàng
Observed | Predicted | ||||
QĐ | Percentage Correct | ||||
Từ chối cho vay | Chấp nhận cho vay | ||||
Step 1 | QĐ | Từ chối cho vay | 87 | 19 | 82.1 |
Chấp nhận cho vay | 16 | 233 | 93.6 | ||
Overall Percentage | 90.1 | ||||
a. The cut value is .500 |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Mô hình hồi quy tương quan lần thứ hai có mức độ giải thích khá chính xác quyết định cho vay của ngân hàng. Mô hình đã dự đoán được tỷ lệ đồng ý cho vay với mức độ chính xác là 93,6 %, trong khi việc giải thích quyết định không cho vay có được tỷ lệ thấp hơn là là 82,1%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khá cao, tổng hợp lại, mô hình có thể giải thích chính xác được 90,1% quyết định cho vay của các đối tượng khảo sát, do đó mô hình là phù hợp.
4.4.2. Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay
Bảng 4.28: Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay của NHTM lần thứ hai
B | S.E. | Wald | df | Sig. | Exp(B) | ||
Step 1a | TCDN_TB | 1.010 | .263 | 14.802 | 1 | .000 | 2.746 |
TSTC_TB | 2.386 | .290 | 67.687 | 1 | .000 | 10.874 | |
LSTD_TB | 1.521 | .262 | 33.763 | 1 | .000 | 4.576 | |
MQHNH_TB | 1.739 | .268 | 42.048 | 1 | .000 | 5.690 | |
Constant | -19.975 | 2.541 | 61.791 | 1 | .000 | .000 | |
a. Variable(s) entered on step 1: TCDN_TB, TSTC_TB, LSTD_TB, MQHNH_TB. |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Sau kiểm định Binary Logistic lần thứ hai đảm bảo các hệ số Sig. < 0,05 Phương trình hồi quy được viết như sau:
Y = -19,975 + 2,386 * Tài sản thế chấp + 1,739 * Mối quan hệ với ngân hàng +
1,521 * Lịch sử tín dụng + 1,010 * Tình hình tài chính
Trong đó Y = loge [ ] với các giá trị 1 khi lựa chọn có cho vay vốn và 0 khi lựa chọn không cho vay vốn.
Kết quả kiểm định hồi quy khẳng định thông tin cứng (tài sản thế chấp) có vai
trò quan trọng đến quyết định cho vay của NHTM.
Kết quả chạy mô hình dựa trên các hệ số có thể thấy rằng mức độ đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định cho vay vốn của các ngân hàng thương mại đối với các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc. Phát hiện này cũng phù hợp với thực tế và các nghiên cứu trước đây là phương thức cho vay dựa vào tài sản thế chấp là phương thức phổ biến nhất, thường xuyên nhất tại Việt Nam và các nước đang phát triển, cũng khẳng định lại DNNVV khó có thể tiếp cận vay vốn DNNVV nếu không đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản thế chấp.
Nghiên cứu cũng khẳng định lại thông tin cứng vẫn là các thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cho vay vốn của ngân hàng thương mại đối với các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc thông qua mức độ tác động của tài sản thế chấp, thông tin tình hình tài chính, thông tin lịch sử tín dụng.
Mô hình hồi quy cũng chỉ ra các biến tài sản thế chấp, tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, mối quan hệ với ngân hàng cho vay đều có tác động cùng chiều nghĩa là khi mức độ đáp ứng các thông tin này tăng lên thì xác suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn càng cao.
- Việc tăng lên một đơn vị đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp thì khả năng chấp thuận vay vốn của ngân hàng cho DNNVV tăng theo tỷ lệ 10,874 lần.
- Tương tự, đối với mỗi đơn vị tăng trong đáp ứng của doanh nghiệp đối với thông tin tài chính và thông tin lịch sử tín dụng thì ngân hàng có khả năng chấp thuận đơn cho vay vốn tương ứng cao hơn khoảng 2,7 và 4,5 lần.
- Ở khoảng tin cậy 95%, các DNNVV có mối quan hệ tốt với ngân hàng nộp
đơn xin vay vốn thì khả năng nhận được khoản vay cao hơn khoảng 5,69 lần.