Kết Quả Trả Lời Giả Thuyết Nghiên Cứu Thứ Nhất


Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày đẩy đủ các kết quả nghiên cứu của luận án: trong giai đoạn 2013 - 2017 số lượng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc được sử dụng tín dụng ngân hàng tăng 1,13 lần, tăng trưởng dư nợ cho vay tăng 10,16%, tăng tỷ trọng cho vay DNNVV lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp nông thôn… điều đó cho thấy DNNVV đang là đối tượng thu hút các NHTM. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay DNNVV trên 60% là ngắn hạn, lợi nhuận cho vay DNNNVV sụt giảm, nợ xấu đối tượng DNNVV gia tăng nhanh… là rào cản lớn để DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cho thấy: ngân hàng sử dụng đồng thời cả thông tin cứng và thông tin mềm trong quá trình ra quyết định tín dụng. Biến tài sản thế chấp, tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, ngân hàng cho vay chính đều có tác động (+) nghĩa là khi mức độ đáp ứng các thông tin này tăng lên thì xác suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn càng cao. Trong đó, thông tin cứng (Tình hình tài chính; Tài sản thế chấp; Lịch sử tín dụng) đóng vai trò quan trọng hơn thông tin mềm trong quyết định cho vay của ngân hàng. Khi tài sản thế chấp tăng thêm 1 đơn vị thì khả năng chấp thuận vay vốn của ngân hàng cho tăng theo tỷ lệ 10,874 lần. Luận án phát hiện sự tương quan (-) rất cao: giữa thông tin tài chính với tài sản thế chấp và lịch sử tín dụng; giữa thông tin tin lịch sử tín dụng với các thông tin mềm và thông tin trên báo cáo tài chính. Nghĩa là khi các DNNVV khó đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp thì cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận yêu cầu vay vốn thông qua vệc thẩm định các thông tin về tình hình tài chính, lịch sử tín dụng, mối quan hệ với ngân hàng và vốn xã hội của DN. Có một mối tương quan (-) giữa thông tin tài sản thế chấp và thông tin tài chính, kết quả đã chỉ ra hai nhóm thông tin này không bổ sung cho nhau mà thay thế cho nhau. Nghĩa là, phương thức cho vay dựa trên tài sản thế chấp và phương thức cho vay dựa trên tình hình tài chính không được sử dụng đồng thời, song song nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra vốn xã hội và quan hệ với ngân hàng không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với nhau mặc dù cả hai đều là thông tin mềm.


CHƯƠNG 5:

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM, từ đó nhằm cải thiện năng lực tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc. Qua quá trình phân tích dữ liệu thu thập được từ 355 phiếu khảo sát cán bộ tín dụng ngân hàng, nghiên cứu cho thấy:

5.1.1. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ nhất

Các NHTM tiểu vùng Tây Bắc có sử dụng cả thông tin cứng và thông tin mềm thu thập từ phía khách hàng nhằm phục vụ quyết định cho vay. Bao gồm 04 nhóm thông tin cứng và thông tin mềm như sau: Tình hình tài chính; Thông tin lịch sử tín dụng; Thông tin về tài sản thế chấp; Mối quan hệ với ngân hàng.

04 Nhóm thông tin này dự báo được khoảng 90,1% quyết định cho vay của NHTM.

Trước tiên, kết quả dự báo của mô hình nghiên cứu đánh giá cao vai trò thu thập, xử lý thông tin của cán bộ tín dụng, có nghĩa rằng: cảm nhận chủ quan của cán bộ tín dụng với mức độ đáp ứng của DNNVV tương ứng với xác suất được ngân hàng cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học chứng minh vai trò của cán bộ tín dụng trong quyết định cho vay của NHTM, luận án tương đồng với kết quả nghiên cứu trong tổng quan: Stein (2002: nhân viên cho vay giải thích khoảng 24% của sự thay đổi trong chênh lệch cho vay, giải thích 47% trong sự thay đổi được ngân hàng cho vay, và 56% khoản đáo hạn cho vay. Herpfer (2016) nhân viên cho vay đóng vai trò quan trọng đến khả năng nhận được vốn vay của khách hàng. Berger & Udell (2002); Berger et al (2001); Berger et al (2002a); Bergeret al (2005) cho thấy nhân viên tín dụng có thể thao túng thông tin thu thập và ảnh hưởng đến kết quả nhận được vốn vay hay không của khách hàng.

Bảng 5.1: Kết quả nghiên cứu


Nhân tố

Kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu


Thông tin cứng

Thông tin chung về DN

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Thông tin về tài chính

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Thông tin về tài sản thế chấp

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Thông tin về lịch sử tín dụng

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng


Thông tin mềm

Thông tin về năng lực chủ DN

Có ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Thông tin về tính cách chủ DN

Có ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội

Có ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng

Có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng Thương mại tại khu vực Tây Bắc Việt Nam - 19

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Kết quả nghiên cứu của luận án có nội dung đồng tình và cũng có sự khác biệt với kết quả của các nghiên cứu trước đây cho rằng trong quá trình phê duyệt tín dụng, tổ chức tín dụng đánh giá cả thông tin cứng và thông tin mềm được thu thập từ khách hàng. Được cụ thể trong bảng dữ liệu sau:

Bảng 5.2: Đối chiếu kết quả nghiên cứu của luận án với tổng quan nghiên cứu



Nhân tố

Đồng nhất với nghiên cứu tổng quan

(+) Có ảnh hưởng

(-) Không ảnh hưởng

Khác biệt với nghiên cứu tổng quan

(+) Có ảnh hưởng

(-) Không ảnh hưởng


Thông tin chung về DN

Cole và Wolken (1995) (+) Yildirim et al. (2013) (+) Khalid (2014) (+)

Võ Trí Thành (2011) (+) Ricardo (2004) (+)

Hạ Thị Thiều Dao (2014) (+) Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) (+) Le (2012) (+)

Malesky & Taussig (2009) (+) Nguyen & Ramachandran (2006) (+) Rand (2007) (+)

Berry et al. (1993) (+)

Nguyen Anh Hoang (2014) (+)

Berry et al. (1993) (-) Uchida et al. (2006) (-) Petersen,MA. (2004) (-) Armstrong et al. (2010) (-)

Agarwal và Hauswald (2010) (-)


Thông tin về tài chính

Berger và Udell (2006) (+) Mason và Stark (2004) (+) Uchida et al (2006) (+) Armstrong et al (2010) (+) Feldma (1997) (+)

Mester (1997) (+)

Nguyen Anh Hoang (2014) (+)



Thông tin về tài sản thế chấp

Trần Trung Kiên (2015) (+) Nguyễn Thị Minh Huệ (2012) (+) Petersen và Rajan (2002) (+) Uchida et al. (2006) (+)

Khung et al. (2001) (+) Petersen (2004) (+)

Trần Trung Kiên (2015) (+) Nguyễn Thị Minh Huệ (2012) (+)

Nguyen Anh Hoang (2014) (+)


Thông tin

Uchida et al. (2006) (+)



về lịch sử

tín dụng

Berger và Udell (2006) (+)

Nguyen Anh Hoang (2014) (+)



Thông tin về năng lực chủ DN

Rand (2007) (-)

Coleman (2004a) (-)

Nguyen Anh Hoang (2014) (-)

Le, Sundar, & Nguyễn (2006) (+) Berry et al. (1993) (+)

Uchida et al. (2006) (+) Petersen,MA. (2004) (+)

Ferrary (2003) (+) Berry et al. (1993) (+) Berger (1998) (+)

Berger và Udell (2002) (+) Petersen và Rajan (2002) (+) Uchida et al. (2006) (+) Khung et al. (2001) (+)

Ajagbe (2013) (+)


Thông tin về tính cách chủ DN


Nguyen Anh Hoang (2014) (-)

Freedman và Jin (2010) (+)



Lin, Viswanathan, và Bohhala



(2013) (+)

Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội


Ferrary (2003) (+)

Harhoff, D. and Körting, T. (1998a,1998b) (+)

Petersen,MA. (2004) (+)

Ferrary (2003) (+)



Berry et al. (1993) (+)



Berger (1998) (+)



Berger và Udell (2002) (+)


Nguyen Anh Hoang (2014) (+)



Berger và Udell, (1995) (+)


Petersen và Rajan, (1994, 1995) (+)

Thông tin

Angelini, P. et al, (1998) (+)

về mối

Scott và Dunkelberg, (1999) (+)

quan hệ

Ongena và Smith, (2000) (+)

với ngân

Uchida (2006) (+)

hàng

Uchida et al(2012) (+)


Coleman và Cohn, (2000) (+)


Frame et al.( 2001) (+)


Binks and Ennew (1997) (+)

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


Nhân tố Tình hình tài chính được thu thập từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay DNNVV đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Feldma (1997), Mester (1997); Mason và Stark (2004); Uchida et al (2006); Berger và Udell (2006); Mason và Stark (2004); Uchida et al (2006); Armstrong et al (2010); Nguyen Anh Hoang (2014). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với yêu cầu về cung cấp tình hình tài chính lành mạnh trong xét duyệt hồ sơ vay vốn của các NHTM. Tình hình tài chính báo hiệu sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay của DN. Đặc biệt với các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc, đa số là DN nhỏ, mới khởi nghiệp nên yêu cầu rất cao về các chỉ tiêu tài chính như: Chỉ tiêu thanh khoản, thanh toán nhanh, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, doanh thu trên tổng tài sản, Nợ phải trả/tổng tài sản, Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng; Thu thập trước thuế/doanh thu; Thu nhập trước thuế/Tổng tài sản…các chỉ tiêu thể hiện sự minh bạch trong kinh doanh, đồng thời dự báo được khả năng hoàn trả nợ của DN. Vậy nên, các DNNVV cổ phần với các báo cáo tài chính công khai minh bạch và được kiểm toán luôn được ngân hàng đánh giá cao, duy trì trọng số từ 45% - 70% trong tổng các hệ số xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Thông tin chung về DNNVV: thông tin chung về các nguồn lực của DNNVV, kế hoạch kinh doanh, triển vọng kinh doanh, hệ thống quản lý của DNNVV cũng có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM. Kết quả nghiên cứu của luận án đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Petersen,MA.(2004); Berry et al. (1993); Petersen và Rajan (2002),… tuy nhiên lại trái ngược với nghiên cứu Berry et al. (1993) ; Uchida et al. (2006); Petersen,MA. (2004); Armstrong et al. (2010); Agarwal và Hauswald (2010) cho rằng các thông tin chung về DN không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay.

Nhân tố Thông tin lịch sử tín dụng có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Uchida et al (2006) ; Berger và Udell (2006); Nguyen Anh Hoang (2014),... NHTM luôn nhìn lại quá khứ giao dịch của khách hàng trước khi đưa ra quyết định tín dụng, bởi vì quá khứ giao dịch phản ánh tình hình tài chính và thái độ với nghĩa vụ hoàn trả nợ ngân hàng. Bao gồm : khách hàng có luôn trả nợ đúng hạn không ? có thường xuyên quá hạn hay gia hạn nợ không ?; số lần gia hạn nợ hay mất khả năng thanh toán của khách hàng ? Đây là nguồn thông tin chính xác giúp ngân hàng chủ động đánh giá được tính cách và đạo đức của chủ DN. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quy trình tín dụng chung tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc, nếu khách hàng có hồ sơ lịch sử tín dụng tốt sẽ là ưu thế trong tạo niềm tin với NHTM, sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn.


Nhân tố Thông tin về Tài sản thế chấp có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Petersen và Rajan (2002), Uchida et al. (2006); Petersen,MA. (2004); Trần Trung Kiên (2015); Nguyễn Thị Minh Huệ (2012); Petersen và Rajan (2002); Uchida et al. (2006) ; Khung et al. (2001); Petersen (2004); Trần Trung Kiên (2015); Nguyễn Thị Minh Huệ (2012); Nguyen Anh Hoang (2014),... Ngân hàng là loại hình DN đặc biệt, đặc thù là cung ứng một số nghiệp vụ như: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng hay cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản… Nghĩa là, dù thực hiện ở nghiệp vụ nào thì đặc điểm chung của ngân hàng vẫn là lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp, dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm. Đây cũng là lĩnh vực luôn đối mặt với nhiều rủi ro, cho nên mục tiêu đặt ra của ngân hàng là phải luôn thu hồi được vốn vay và đảm bảo được khoản lãi kỳ vọng. Rủi ro lớn nhất và cũng phổ biến nhất, gây tổn thất nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là rủi ro tín dụng. Vì vậy, khi thẩm định tín dụng, ngân hàng không thể bỏ qua khâu rà soát điều kiện có thể đảm bảo việc thu hồi được vốn vay của DN, trong đó, điều kiện về tài sản đảm bảo là phổ biến. Không có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ không duyệt cho DN vay vốn. Tài sản đảm bảo được coi là tấm đệm phòng ngừa rủi ro khi khách hàng không có khả năng hoàn trả khoản nợ. Mặc dù NHTM có hình thức cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo với các phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, tuy nhiên đặc trưng các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc đi lên từ sản xuất hộ gia đình, quy mô vốn nhỏ, năng lực quản lý yếu, các doanh nghiệp khởi nghiệp thì rủi ro thị trường lớn, lịch sử tín dụng ít, đặc trưng văn hóa xã hội dân trí chưa cao…tất cả các nguyên nhân đó dẫn đến kết luận cho vay DNNVV tiểu vùng Tây Bắc rủi ro tín dụng rất cao, vậy nên các NHTM yêu cầu phải có tài sản thế chấp để nâng cao niềm tin hoàn trả tín dụng mới dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

Nhân tố Mối quan hệ với ngân hàng cho vay có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Uchida et al. (2006); Nguyen Anh Hoang (2014),.. DNNVV có tài sản thế chấp chất lượng và mối quan hệ lâu dài giữa DNNVV và NHTM giúp giảm bớt vấn đề bất cân xứng thông tin và khiến DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay ngân hàng (Frame et al., 2001; Binks and Ennew, 1997). DNNVV duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng cho vay thông qua việc duy trì dư nợ tại ngân hàng, sử dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, có mối quan hệ thường xuyên với ngân hàng… sẽ giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay của NHTM tiểu vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, luận án cũng có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đây nhận định mối quan hệ với ngân hàng không ảnh hưởng đến việc DNNVV vay vốn ngân hàng: Berger và Udell, (1995); Petersen và Rajan, (1994,


1995); Angelini, P. et al, (1998); Scott và Dunkelberg, (1999); Ongena và Smith, (2000); Uchida (2006); Uchida, Hirofumi, Udell, Gregory F. & Yamori, Nobuyoshi (2012); Coleman và Cohn, (2000); Khalid (2014); Võ Trí Thành (2011); Ricardo (2004); Hạ Thị Thiều Dao (2014); Đỗ Thị Thanh Vinh (2014);

Như vậy, kết quả các nghiên cứu trước đây đã ủng hộ giả thuyết H1 cho rằng trong quá trình thu thập các loại thông tin phục vụ quyết định cho vay của NHTM có sử dụng đồng thời cả thông tin cứng và thông tin mềm.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu bỏ qua vai trò của thông tin mềm Vốn xã hội, theo đó Vốn xã hội (năng lực và tính cách chủ doanh nghiệp, sự tham gia mạng lưới xã hội của doanh nghiệp) không ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đã được nghiên cứu trước đề cập đến:

Nhân tố Năng lực và tính cách của chủ doanh nghiệp không có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM, kết quả nghiên cứu của luận án tương đồng với kết quả nghiên cứu Rand (2007); Coleman (2004a); tuy nhiên có sự khác biệt so với nghiên cứu: Petersen,MA. (2004), Ferrary (2003), Berry et al. (1993), Berger (1998), Berger và Udell (2002), Petersen và Rajan (2002), Uchida et al. (2006), Khung et al. (2001); Ajagbe (2013); Nguyen Anh Hoang (2014),... Về Năng lực của chủ DN được đánh giá cao trong các chỉ tiêu phi tài chính khi xếp hạng tín nhiệm khách hàng DN. Bao gồm: kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của ban quản lý, kinh nghiệm thông qua các thành tựu hay thất bại trước đây của chủ DN, khả năng dự báo diễn biến thị trường…là nhân tố năng cao vị thế cạnh tranh của bản thân DN trên thị trường. Đạo đức của chủ DN được đánh giá qua mức trung thực trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng, được đánh giá từ bên thứ ba như: khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, cơ quan thuế, cổ đông, người lao động… các dữ liệu này giúp ngân hàng đánh giá được khả năng và thái độ hoàn trả nợ vay của DNNNVV, là nhân tố quan trọng để NHTM quyết định cho vay hay từ chối cấp tín dụng.

Nhân tố Sự tham gia mạng lưới xã hội của DNNVV không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của luận án có sự khác biệt với các nghiên cứu trước kia: Petersen,MA. (2004); Ferrary (2003), Berry et al. (1993); Berger (1998); Berger và Udell (2002); Nguyen Anh Hoang (2014),... cho rằng mối quan hệ xã hội giúp DN dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng hơn. Sự tham gia mạng lưới xã hội của DN được thể hiện qua việc DN có duy trì tốt mối quan hệ với Chính phủ và các cơ quan hành chính khác không? có mối quan hệ hợp tác chung lợi ích với các DN khác không? Đặc biệt là DN có duy trì mối quan hệ tốt với các quan chức Chính phủ không? Vốn xã hội là một loại vốn đặc biệt giúp các DNNVV dễ dàng huy động vốn. Tuy nhiên,


thực trạng quyết định cho vay DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam không ảnh hưởng bởi vốn xã hội của DN.

5.1.2. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ hai

Trong các thông tin cứng và thông tin mềm thu thập nhằm phục vụ quyết định cho vay thì thông tin về: Tình hình tài chính, Lịch sử tín dụng, Tài sản thế chấp, Mối quan hệ với ngân hàng cho vay đều có ý nghĩa giải thích quyết định cho vay của NHTM.

Trong đó: Thông tin cứng là quan trọng nhất trong quyết định cho vay (tài sản thế chấp), khi tài sản thế chấp tăng thêm 1 đơn vị thì khả năng chấp thuận vay vốn của ngân hàng cho DNNVV tăng theo tỷ lệ 10,874 lần => Kết quả điều tra đi ngược lại với giả thuyết của tác giả là thông tin mềm (Năng lực, Sự tham gia mạng lưới xã hội; Tính cách của chủ DN) đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay DNNVV của NHTM.

Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994/1995), Berger Và Udell (1995); Nguyen Anh Hoang (2014) cho rằng: trong nền kinh tế mới nổi, khi mà các chuẩn mực cũng như sự hoàn hảo về thông tin còn hạn chế thì các NHTM luôn tìm phương án giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất bằng cách gia tăng các điều kiện khoản vay, trong đó tài sản thế chấp là phương án được lựa chọn hàng đầu, có nghĩa là thông tin cứng có vai trò quan trọng hơn thông tin mềm trong quyết định cho vay của NHTM.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên trái lại với kỳ vọng của tác giả cũng như thực trạng quy trình tín dụng tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc. Tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc hiện nay, trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ DN luôn đánh giá cao vai trò của các thông tin mềm (chỉ tiêu phi tài chính luôn chiếm trọng số 50% - 70% tổng điểm), điều đó thể hiện có sự mâu thuẫn trong ban hành và thực thi chính sách tín dụng tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.

Giả thuyết Kết quả


H1: Các ngân hàng thương mại sử dụng cả thông tin mềm và thông tin Chấp

cứng cùng một lúc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay. nhận


H2: Thông tin mềm đóng vai trò quan trọng hơn thông tin cứng trong quyết định cho vay của ngân hàng thương mại.

Bác bỏ


Như vậy, có thể thấy các thông tin cứng đóng vay trò rất quan trọng trong quá trình quyết định cho vay của các NHTM tiểu vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, thông tin

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022