Thực Trạng Năng Lực Tích Hợp Đa Kênh Của Các Dnblvn


một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải sớm được thực hiện và triển khai.

Thứ hai, xét về năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ. Năng lực này được phản ánh bởi năm thang đo lường và được đánh giá thực hiện trải dài từ mức độ trung bình đến mức độ khá (theo kết quả điều tra khảo sát). Trong đó, các yếu tố liên quan tới việc lập kế hoạch cho đổi mới sáng tạo, khả năng thay đổi và đưa ra các dịch vụ bán lẻ mới phù hợp với điều kiện thị trường được xem là những yếu tố mà các DNBL nội địa thực hiện tốt hơn (Mean đạt lần lượt là 3.04; 2.83 và 2.70). Trong khi đó, mức độ quan tâm của nhà quản trị hay tính chủ động trong nghiên cứu và đổi mới lại được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp hơn.

Kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy “Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chúng tôi coi việc đổi mới và ứng dụng các hình thức bán lẻ mới như bán lẻ qua Internet là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được sớm được thực hiện” (nhà quản trị của DNBLVN có quy mô lớn), hay “Dịch bệnh Covid-19 càng cho chúng tôi thấy việc triển khai bán lẻ thương mại điện tử là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBLVN có quy mô vừa và có tuổi đời dưới 10 năm). “Chúng tôi liên kết với các sàn giao dịch thương mại điện tử để mở các gian hàng tại các sàn giao dịch này… Ngoài ra kể từ đầu năm 2020, chúng tôi quan tâm tới kênh bán hàng trực tuyến hơn bằng việc cập nhật website và tăng cường các tính năng bán hàng online” (trích trả lời phỏng vấn của nhà quản lý DNBL có quy mô lớn theo hình thức siêu thị chuyên doanh). “Chúng tôi có lập fanpage để bán hàng trên mạng, chúng tôi cũng yêu cầu nhân viên bán hàng qua Zalo nữa. Tôi biết lập kênh bán hàng online là quan trọng nhưng lập thì dễ mà duy trì thì khó... Chúng tôi gặp nhiều khó khăn về tài chính và nhân lực” (Quan điểm từ nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini). Kết quả phỏng vấn cho thấy sự cần thiết của đổi mới sáng tạo trong điều kiện và giai đoạn mới hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo này có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm DN. Cách thức triển khai cũng khác nhau. Trong đó, nhóm DN có quy mô lớn và kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp hay siêu thị chuyên doanh có xu hướng ứng dụng phương thức bán lẻ mới nhanh hơn so với nhóm DN có quy mô vừa và nhỏ theo hình thức siêu thị mini/ cửa hàng tiện lợi.

Một trong những nguyên nhân lý giải cho việc này là do: (1) – Các DNBLVN hiện nay đang nỗ lực cải tiến các phương thức bán lẻ mới mà đặc biệt quan tâm đến bán lẻ trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Do vậy, các yếu tố về liên quan đến nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ, xây kế hoạch đổi mới cải tiến dịch vụ bán lẻ, thay đổi và chào hàng các dịch vụ bán lẻ mới được đánh giá thực hiện ở mức độ khá. Điều này cũng được củng


cố từ quan điểm nhận định của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành – Viện trưởng “Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh” coi nhiệm vụ thay đổi và cải tiến sản phẩm dịch vụ cung ứng là điều cần phải được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay, góp phần đáp ứng với những tác động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như hướng tới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai (trích dẫn trong Ngọc Quỳnh (2020)).

Báo cáo của Nielsen (2020) cũng cho thấy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cuộc CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến ngành bán lẻ, đã khiến cho số lượng người dùng Internet ngày càng tăng cao. Điều này khiến cho thương mại điện tử ngày càng trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các DNBL nói chung và các DNBLVN khai thác.

4.4.3 Thực trạng năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các DNBLVN Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu được phản ánh bởi ba chỉ tiêu: năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liên quan, năng lực đồng xây dựng

thương hiệu, và năng lực phát triển thái độ tình cảm về thương hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Kết quả điều tra thống kê mô tả cho thấy tất cả các thang đo cho cả ba yếu tố phản ánh năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu dao động quanh mức độ trung bình và trung bình khá. Khi phỏng vấn các chuyên gia về quan điểm xây dựng & phát triển thương hiệu dựa trên việc đồng sáng tạo giá trị với các bên liên quan thì hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng đây là một yếu tố quan trọng và cần được quan tâm, cụ thể “Chúng tôi biết rằng nếu phát triển thương hiệu bán lẻ của mình bằng việc nhờ các đối tác cùng quảng bá thì sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn” (nhận định của một giám đốc của DNBL có quy mô lớn theo hình thức siêu thị tổng hợp], hay “Chúng tôi coi trọng việc thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với các nhà cung cấp vì chúng tôi biết rằng nếu có mối quan hệ hợp tác tốt thì chính các nhà cung cấp cũng sẽ giúp chúng tôi truyền bá những điều tốt đẹp đó tới khách hàng” (nhận định của giám đốc DNBL theo hình thức chuyên doanh). Tuy nhiên, cách thức thực hiện và triển khai lại chưa đồng đều, các doanh nghiệp có quy mô lớn và có tiềm lực tài chính tốt có xu hướng quan tâm tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu nhiều hơn. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN lớn dành nhiều sự quan tâm cho phát triển thương hiệu và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác. Trong khi đó, các DNBL có quy mô nhỏ và có tuổi đời dưới 5 năm lại triển khai ít hiệu quả hơn: “…Mặc dù vậy, chúng tôi cũng chưa đầu tư bài bản vào việc xây dựng các chương trình truyền thông thương hiệu một cách bài bản cũng như chưa thiết lập được các phương pháp phối hợp hiệu quả với các đối tác để phát triển thương hiệu bán lẻ của chúng tôi” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có


Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 17

quy mô lớn theo hình thức siêu thị chuyên doanh); “Vì quy mô của chúng tôi còn nhỏ nên việc phát triển thương hiệu chỉ thực hiện tương đối đơn giản như treo băng-rôn, làm biển hiệu hay chạy một vài chương trình quảng cáo trên Facebook… Chúng tôi chưa thực sự đưa ra một chiến lược quảng bá thương hiệu dài hơn và cũng chưa thử kết hợp cùng đối tác để quảng cáo thương hiệu” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL theo hình thức siêu thị mini có quy mô nhỏ).

Báo cáo của PGS.TS Lê Xuân Đình trong diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam 2019 (trích dẫn trong Phương Thanh (2019)) cho biết một trong những hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng & phát triển thương hiệu của các DNBL nội địa là việc thiếu tính liên kết và phối kết hợp giữa các DNBL với các đối tác như nhà cung cấp hay các công ty cung cấp dịch vụ tài chính. Điều này dẫn đến việc đồng sáng tạo và phát triển thương hiệu giữa các doanh nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, các chương trình marketing khuếch trương thương hiệu cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng còn chưa được các DNBL nội địa quan tâm. Đây cũng là nhận định được đưa tra trong Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam năm 2019. Đồng quan điểm này, theo Nguyễn Minh Phong (2021) trích dẫn trong Minh Trang (2021) cho biết việc các DNBL nội địa không xây dựng hệ thống quản trị và phát triển thương hiệu tốt dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như giảm mức độ thích ứng của DN với các điều kiện mới từ môi trường. Đây cũng chính là một trong những điểm hạn chế được chỉ ra từ nhận định của Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (trich trong Minh Trang (2021)).

4.4.4 Thực trạng năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN

Năng lực tích hợp đa kênh được phản ánh bởi bộ thang đo gồm 5 tiêu chí. Các tiêu chí tập trung vào việc xem xét mức độ phối tích hợp các kênh bán hàng của DN. Kết quả điều tra cho thấy việc phối kết hợp đồng thời các kênh bán lẻ của các DNBLVN có sự khác biệt nhất định. Mặc dù hiện nay hầu hết các DNBL nội địa đều đã triển khai đồng thời cả kênh bán lẻ vật lý (offline) và kênh bán lẻ trực tuyến (online) nhưng cách thức thực hiện và mức độ tích hợp giữa các kênh này có sự khác biệt đáng kể. Các DNBL có quy mô nhỏ vẫn coi kênh bán lẻ vật lý là kênh bán hàng chính, kênh bán lẻ trực tuyến (qua website, qua sàn giao dịch, qua mạng xã hội…) chỉ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm là chính. Kết quả này cũng được khẳng định trong phỏng vấn với một số nhà quản trị của các DNBLVN có quy mô nhỏ: “Chúng tôi sử dụng cả kênh bán hàng qua Facebook, Zalo. Tuy nhiên, do số lượng nhân sự hạn chế nên các kênh này chủ yếu nhằm mục đích giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, “Việc chịu trách nhiệm viết bài, đăng bài trên Facebook, Zalo sẽ do nhân viên phòng kinh doanh đảm nhiệm. Thực tế do số lượng nhân sự mỏng nên tần suất đăng bài cũng chỉ 1-2 bài/tuần” (quan điểm của nhà quản trị DNBL có quy mô


vừa và nhỏ theo hình thức siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi).

Đối với chức năng phối tích hợp các kênh bán hàng, để thực hiện được, các DNBLVN phải xây dựng được hệ thống trao đổi thông tin liền mạch và được kết nối trên tất cả các kênh bán lẻ của DN. Các yêu cầu để đánh giá mức độ đạt được của năng lực tích hợp đa kênh là việc cho phép khách hàng đổi/trả hàng đã mua từ kênh online tại các kênh bán lẻ offline, cho phép khách hàng nắm được thông tin tình trạng sẵn hàng của các kênh offline thông qua kênh online, hay cho phép khách hàng sử dụng đồng thời các chương trình xúc tiến bán trên tất cả các kênh, là những yêu cầu mà hiện tại mới chỉ có các DNBLVN có quy mô lớn và có tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện: “Doanh nghiệp chúng tôi có một bộ phận đảm trách mảng bán lẻ online và đóng vai trò là nơi điều phối các điểm bán lẻ để chuẩn bị đóng gói và giao hàng đến tay khách hàng” (Trích lời của DNBL có quy mô lớn theo hình thức siêu thị chuyên doanh). Các DNNVV do tiềm lực tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh nhỏ, hệ thống nhân sự mỏng, hạ tầng công nghệ thông tin sơ sài sẽ cần phải nâng cấp và cải thiện những hạn chế này thì mới có thể triển khai đống thời và toàn diện năng lực tích hợp đa kênh. Nhận định này cũng được củng cố trong kết quả phỏng vấn chuyên gia: “Chúng tôi có cung cấp các thông tin, mô tả sản phẩm trên kênh bán online nhưng chúng tôi không có dịch vụ tra cứu mức độ sẵn có của hàng hóa tại các điểm bán hàng offline” (theo nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini); “Chúng tôi cũng có chạy một vài chương trình giảm giá chung cho cả kênh online và offline nhưng thường thì chúng tôi sẽ chạy riêng hai chương trình này” (theo giám đốc của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini).

Báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 của Vietnam Report (2021) cũng cho thấy xu hướng đẩy mạnh tích hợp bán hàng đa kênh là một trong những xu hướng chủ đạo, quan trọng trong thời gian tới đối với các DNBL nói chung và các DNBLVN nói riêng. Người dân Việt Nam ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều hơn kênh mua sắm trực tuyến. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, xu thế này càng được thể hiện rõ rệt với số lượng người mua hàng online với sản phẩm thiết yếu là 59.8% và với các sản phẩm không thiết yếu là 52.9%. Điều này cho thấy xu hướng mua hàng trực tuyến thông qua website, sàn giao dịch, mạng xã hội hay các ứng dụng di động ngày càng được người tiêu dung Việt Nam tin tưởng và sử dụng.

Bên cạnh đó, xu hướng đa dạng hóa hình thức bán lẻ gồm mở rộng các nhóm bán lẻ siêu thị tổng hợp, siêu thị mini cũng là một xu thế mà các DNBLVN cần chú trọng và phát triển. Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam 2020 của Vietnam Report (2021) cho thấy 48% người được hỏi nói rằng sẽ coi vị trí thuận lợi là yếu tố hàng đầu để lựa chọn việc mua sắm đáp ứng nhu cầu. Các siêu thị mini với quy mô



diện tích nhỏ (từ 50-200m2) và với mức vốn vừa phải có thể dễ dàng lựa chọn điểm bán phù hợp tại các khu dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu này của khách hàng. Với thực tế đó, các DNBLVN nói chung, đặc biệt là các DNBL kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp cần xem xét mở rộng và đa dạng hóa hình thức bán hàng nhằm tiếp cận tốt nhất với khách hàng.

Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, bán hàng tích hợp đa kênh đang trở thành xu thế tất yếu của nhiều DNBL. Quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (trích dẫn trong Minh Trang, 2021) cho biết việc phát triển bán hàng đa kênh, thúc đẩy kênh bán lẻ online, phối tích hợp hiệu quả hệ thống bán lẻ được xem là một trong những yếu tố cần phải được quan tâm trong giai đoạn hiện nay, bởi những tác động tiêu cực từ môi trường như dịch bệnh đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng mạnh tới xu hướng lựa chọn hình thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

4.4.5 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN

Kết quả hoạt động kinh doanh trong nghiên cứu được xác định bởi 8 chỉ tiêu, gồm cả các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Kết quả điều tra cho thấy các DNBLVN đạt kết quả hoạt động kinh doanh ở mức độ khá và trung bình khá. Trong đó, chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng được đánh giá ở mức độ cao nhất và yếu tố về thị phần được đánh giá ở mức độ thấp nhất. Mặc dù vậy, giá trị Mean của các chỉ số không có cách biệt nhau quá lớn. Điều này cho thấy các DNBLVN đạt kết quả hoạt động kinh doanh ở mức độ trung bình khá và khá.

Khi thực hiện phỏng vấn chuyên sâu về kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản trị đã cho biết “Nửa đầu năm 2020 khá khó khăn với công ty. Dù chúng tôi không phải đóng cửa trong giai đoạn giãn cách xã hội nhưng lượng khách giảm mạnh trong khi các chi phí hầu như không giảm nên hòa vốn là tốt rồi” (trích lời của giám đốc DNBLVN có quy mô nhỏ). Các DNBL có quy mô nhỏ có năng lực tài chính hạn chế sẽ có khả năng chống chịu với các thách thức yếu hơn nên dễ tổn thương hơn. Các DNBLVN có quy mô lớn kinh doanh theo hình thức siêu thị tổng hợp lại có được những tín hiệu tích cực hơn trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh: “Đến thời điểm hiện tại thì dịch bệnh không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến siêu thị của chúng tôi. Trong quý 1 và quý 2, khách hàng mua nhiều hơn vì tâm lý tích trữ hàng hóa nên doanh số của chúng tôi có tăng hơn so với mọi năm. Chúng tôi hy vọng kết quả sẽ tiếp tục khả quan đến cuối năm” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL theo hình thức siêu thị tổng hợp có quy mô lớn). Tại các DNBLVN theo hình thức chuyên doanh, nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh lại có phần không khả quan: “Do dịch bệnh nên khách hàng giảm hẳn nhu cầu mua sắm với các sản phẩm không thiết yếu nên công ty chúng tôi bị giảm mạnh doanh thu. Trong khi chúng tôi


vẫn phải trang trải các chi phí thuê mặt bằng, nhân viên nên thực sự giai đoạn này chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn” (Kết quả phỏng vấn DNBL có quy mô vừa theo hình thức siêu thị chuyên doanh).

Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp cho thấy ngành bán lẻ Việt Nam nói chung và các DNBLVN nói riêng thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng tốt với tổng giá trị bán lẻ hàng hóa trên cả nước đạt 3966 nghìn tỷ đồng năm 2020 và có tốc độ tăng trưởng năm 2019 và 2020 lần lượt là 13.15% và 6.8% (Tổng hợp từ Báo cáo kinh tế - xã hội Việt Nam qua các năm). Mặc dù năm 2020 các DN chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác động bên ngoài như thiên tai (lũ lụt, hạn hán, nạn xâm nhập mặn, dịch bệnh gia súc) và dịch Covid-19 nhưng việc các DNBLVN vẫn có tốc độ tăng trưởng dương là một điểm sáng của toàn ngành. Mặc dù vậy, các DNBLVN phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong điều kiện cả nước vẫn phải tiếp tục chống chọi với dịch Covid-19. Các yêu cầu giãn cách xã hội dẫn đến giảm doanh thu trong khi các DNBLVN vẫn phải gánh chịu hàng loạt các chi phí dẫn đến việc nhiều DNBL, đặc biệt là các DNBLVN có quy mô nhỏ phải dừng hoạt động kinh doanh hoặc giải thể. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2020 cho thấy hơn 90.9% DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cục quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết nhóm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể, chấm dứt tồn tại mới thành lập dưới 5 năm, có quy mô nhỏ và chủ yếu tập trung ở lĩnh vực thương mại. Điều này cho thấy các DNBLVN bị tác động rất lớn bởi dịch bệnh, dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh chỉ đạt mức độ trung bình và trung bình khá.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ở chương 4 đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Các phát hiện từ kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong chương 4 gồm: (1)- Phát hiện và làm rõ cơ chế tác động giữa các thành tố năng lực động mà cụ thể là giữa các năng lực tổng quát với năng lực cụ thể của DNBLVN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể của các năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo (thuộc nhóm năng lực tổng quát) tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh (thuộc nhóm năng lực cụ thể). (2)- Nhận dạng cơ chế tác động trực tiếp và mạnh mẽ của NL xây dựng & phát triển thương hiệu và NL tích hợp đa kênh tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. (3)- Làm rõ cơ chế tác động và mối quan hệ gián tiếp giữa các thành tố năng lực động tổng quát (năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo) tới kết quả hoạt động kinh doanh; nói cách khác, các thành tố năng lực cụ thể (năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu và năng lực tích hợp đa kênh) đóng vai trò là những năng lực trung gian trong đến mối quan hệ của NL hấp thụ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Bên cạnh đó, hai giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa các năng lực động tổng quát (năng lực hấp thụ và năng lực đổi mới sáng tạo) đến kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục chưa được khẳng định trong nghiên cứu này. Phát hiện nghiên cứu này củng cố thêm quan điểm về các thành tố năng lực động tổng quát có xu hướng tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN thông qua việc ảnh hưởng và biến đổi các năng lực tác nghiệp trong DN thành các năng lực động cụ thể. Ngoài ra, một giả thuyết về mối quan hệ gián tiếp của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu cũng chưa được tìm ra trong nghiên cứu. Tổng hợp lại, với 12 giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2, có 9 giả thuyết được khẳng định và ba giả thuyết chưa được khẳng định trong chương 4. Cùng với dữ liệu thứ cấp và kết quả từ phân tích định tính, chương 4 thực hiện đánh giá thực trạng các thành tố năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.


CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ‌

VIỆT NAM

5.1 Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

5.1.1 Triển vọng phát triển ngành bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ trong thời gian qua cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tích cực. Trong thời gian tới, ngành bán lẻ nước ta sẽ còn có nhiều triển vọng phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Các mô hình bán lẻ hiện đại như bán lẻ theo hình thức siêu thị cỡ vừa, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ trên đà phát triển mạnh. Lý giải cho sự phát triển mạnh của phân khúc bán lẻ hiện đại cỡ vừa và nhỏ là do mô hình này khá phù hợp và tương thích với đặc điểm phát triển của quy mô tiêu dùng nước ta, khi mà phần lớn giá trị và lượng hàng tiêu dùng vẫn thuộc về phân khúc tiêu dùng thành thị. Trong khi đó, do quỹ đất hạn chế và quy hoạch đã hoàn thành nên việc tìm kiếm và mở các siêu thị bán lẻ quy mô lớn trở nên khó khăn và tốn kém nhiều hơn thì việc ưu tiên mở các siêu thị bán lẻ mini và cửa hàng tiện lợi được xem là phù hợp hơn cả. Bên cạnh đó, với đặc điểm là dân số trẻ nên đặc điểm tiêu dùng ở Việt Nam là tiêu dùng trẻ, dẫn đến những ưu tiên cho việc lựa chọn mua sắm ở phân khúc này là sự thuận tiện và khoảng cách địa lý.

Xu hướng phát triển kênh bán lẻ theo hình thức siêu thị mini cỡ nhỏ và cửa hàng tiện lợi cũng được xem là tương thích với xu hướng phát triển thị trường bán lẻ trên thế giới và trong khu vực. Trên thực tế, tỷ lệ bán lẻ hiện đại trên tổng số các mô hình bán lẻ (gồm cả bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại) của Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Theo thống kê của Chính phủ về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam qua các năm thì thấy tỷ lệ bán lẻ hiện đại trên của Việt Nam mới đạt mức 25% - thấp hơn đáng kể với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Phillippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%)… Điều này cũng cho thấy tương lai và triển vọng của việc sẽ còn tiếp tục tăng mạnh số lượng các DN gia nhập ngành với tư cách là nhà bán lẻ hiện đại.

Hình thức bán lẻ hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin được xem là sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Với số lượng người sử dụng Internet và sử dụng smartphone lớn như hiện nay thì việc tăng trưởng và phát triển kênh bán lẻ hiện đại qua Internet sẽ trở thành một xu thế tất yếu, bắt buộc các DN bán lẻ nếu muốn cạnh tranh thành công và lâu dài cần phải xem xét ứng dụng và triển khai.

Xét về nguồn cung hàng hóa cho ngành bán lẻ, trong thời gian tới nguồn cung hàng hóa sẽ ngày càng đa dạng và nhiều hơn do sự mở cửa nền kinh tế của Việt Nam.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí