nhưng giá thuê này vẫn chỉ bằng mức trung bình của khu vực, còn thấp hơn nhiều thành phố lớn như Tokyo hay Thượng Hải.
Nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ sẽ còn tiếp tục tăng và giá thuê sẽ còn tiếp tục leo thang ít nhất cho đến hết năm 2008. Sau đó với nguồn cung được bổ sung, giá thuê sẽ ổn định và giảm nhẹ để Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng hơn. Về lâu dài, các nhà bán lẻ cũng nên cân nhắc việc thuê địa điểm kinh doanh nằm ngoài trung tâm thành phố thay vì tiếp tục trả giá cao cho những vị trí này.
2.1.5. Văn hóa-thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Thói quen đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm tươi cho gia đình đã đi sâu vào đời sống của người dân Việt Nam, thậm chí đã trở thành một nét văn hóa. ở vùng nông thôn, chợ và những cửa hàng truyền thống là hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa làng xã. Những thói quen này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, lối sống công nghiệp ngày càng hiện đại và bận rộn khiến cho quỹ thời gian dành cho mua sắm của người dân, nhất là người dân ở khu vực thành thị giảm đi rất nhiều. Trên thực tế, mặc dù tâm lý mua sắm chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với số lượng nhỏ vẫn còn tồn tại, nhưng tác phong công nghiệp và việc người phụ nữ ngày càng bận rộn hơn với công việc đã khiến thói quen mua sắm dần dần thay đổi. Người phụ nữ không còn nhiều thời gian để đi chợ lựa chọn các sản phẩm riêng lẻ, thay vào đó là việc mua sắm tại một địa điểm tập trung các mặt hàng với khối lượng lớn tiêu dùng trong cả tuần cho gia đình. Do vậy, tiêu chí tiện lợi ngày càng được đề cao.
Bên cạnh đó, khi đời sống được cải thiện thì thói quen mua sắm của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ và người dân thành thị có nhiều thay đổi. Ngày nay, đi mua sắm không chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn là một hình thức thư giãn, giải trí. Mua sắm tại các siêu thị hiện đại, các
trung tâm thương mại, khách hàng được phục vụ chu đáo, tha hồ lựa chọn những sản phẩm mình ưa thích, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, giá cả đươc niêm yết cụ thể và đầy đủ trên từng mẫu sản phẩm nên khách hàng không lo bị "nói thách", bị "mua hớ". Hơn nữa, không gian mua sắm tại đây cũng rất hiện đại, văn minh. Một số siêu thị kết hợp không gian bán hàng với các khu vui chơi giải trí, các khu chăm sóc sức khỏe, làm đep… nên càng thu hút nhiều khách hàng mua sắm tại siêu thị hơn.
Không chỉ phát triển ở các thành phố lớn mà ngay những thành phố loại 2, loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại cũng đang phát triển như tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang hay Vũng Tàu các trung tâm thương mại cũng đang mọc lên như nấm sau mưa. Đây đều là những khu vực đông dân, dân cư có thu nhập cao và nhu cầu mua sắm lớn. Hiện nay siêu thị tập trung nhiều nhất ở Hà Nội (38%), tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh (33%). Hải Phòng chiếm 4% tổng số siêu thị trên cả nước, các thành phố khác là Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang, Thanh Hóa cùng chiếm 2% số siêu thị cả nước; 17% còn lại nằm tải rác ở các tỉnh khác.
2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam
2.2.1. Hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Bán Lẻ Áp Dụng Phương Pháp Tự Phục Vụ (Self-Service)
- Thực Trạng Hoạt Động Bán Lẻ Trên Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam
- Yếu Tố Chính Trị Pháp Luật Tác Động Tới Hoạt Động Bán Lẻ
- Uy Tín Và Thương Hiệu Của Các Siêu Thị Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Lợi Thế Của Các Doanh Nghiêp Bán Lẻ Nước Ngoài
- Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
2.2.1.1.Doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam
Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn, đồng thời lại là một nền kinh tế mới nổi trong quá trình cải cách kinh tế - xã hội nên đã trở thành tầm ngắm của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, theo ông Phan Thế Ruệ - nguyên Thứ trưởng bộ Công Thương thì sự mạnh tay mua sắm của người dân đã giúp Việt Nam thường xuyên lọt vào Top những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều đại gia bán lẻ trên Thế giới sớm lên kế hoạch "thôn tính" thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều đại gia bán lẻ như Metro Cash&Carry (Đức), BigC (Pháp),
Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc)... đã nhập cuộc và có lúc gây "náo loạn", áp đảo thị trường.
Nếu như năm 2006, cuộc "xâm canh" của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào thị trường nội địa còn ở mức thăm dò thì đến năm 2007, sự khởi động của họ đã khá rõ ràng.
Các nhà bán lẻ nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cũng tăng cường mở rộng tối đa mạng lưới trong khả năng có thể để mở rộng thị phần qua các hoạt động kinh doanh của mình. Là tập đoàn bán lẻ thành công của Đức, năm 2001, tập đoàn Metro Cash&Carry chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam. Chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2005, Metro Cash&Carry đã xây dựng thành công 8 trung tâm phân phối tại Việt Nam dưới hình thức các siêu thị. Hiện nay, Metro đã đạt lợi nhuận khoảng 500 triệu USD/năm và tăng trưởng đạt 45%. Chưa dừng lại ở đó, hiện Metro đang xin mở thêm 4 trung tâm nữa tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đồng Nai.
Không kém cạnh, hệ thống siêu thị Big C thuộc tập đoàn Bourbon-Pháp đang chuẩn bị xây dựng thêm 4 trung tâm nữa tại Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nâng tổng số điểm của chuỗi siêu thị này lên con số 10.
Có mặt tại Việt Nam từ 2000, nhưng Tập đoàn Parkson (Malaysia) mới chỉ tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nay mới tới Hà Nội. Parkson đã khai trương thêm một trung tâm mua sắm tại thành phố Hồ Chí Minh và gần đây nhất là khu liên hợp mua sắm hiện đại, cao cấp (Parkson Viet Tower) đầu tiên tại Hà Nội với hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng lần đầu tiên chính thức có mặt tại Hà Nội như Mỹ phẩm Lancôme, thời trang Timberland, Geox, Ecco, Soda Kids, Giorgio Armani...
Tập đoàn bán lẻ Dairy Farm (Hồng Kông) thông qua công ty con là Giant South Asia Việt Nam cũng vừa khai trương siêu thị đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, Dairy Farm đã mua lại toàn bộ chuỗi 6 siêu thị Citimart của Công ty Đông Hưng.
Tập đoàn C.T Group (Thái Lan) - tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, nước hoa hàng hiệu tại thị trường bán lẻ cao cấp của Việt Nam, đang chuẩn bị một tham vọng trong năm 2008 là sẽ mở 16 trung tâm mua sắm cao cấp trên cả nước, đồng thời phát triển 70 cửa hàng hạng sang lên con số 150 cửa hàng trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu, C.T Group đã và đang đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại cao cấp như: C.T Plaza Tân Sơn Nhất; C.T Plaza Lê Thánh Tôn; C.T Hapro, C.T Plaza Bình Thạnh.
Hãng mỹ phẩm Pháp Lancôme chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2006 hiện có 3 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh và nay mở trung tâm thứ 4 tại Hà Nội với hơn 300 sản phẩm dưỡng da, trang điểm, nước hoa các loại.
Lotte - nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc cũng đã khởi công xây dựng một trung tâm thương mại tại quận 7-thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 10/2006; Tập đoàn Guoco Group (Singapore) cũng được phép xây dựng một trung tâm mua sắm với quy mô lớn tại Bình Dương… Các trung tâm mua sắm lớn như Ciputra Mall, The Garden (Hà Nội), Saigon Factory Outlet, Eden Mall, Trung tâm mua sắm Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh)… đang khấp khởi chờ ngày ra mắt. Dự án của Tesco (tập đoàn bán lẻ đứng thứ sáu thế giới có doanh số hàng năm 40 tỷ USD của Anh) cũng đang xin được cấp phép hoạt động.
Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài chưa chính thức có mặt tại Việt Nam, cũng đang âm thầm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ khi "giờ G" đến. Một số nhà bán lẻ lớn đã và đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, vừa làm nhiệm vụ mua hàng cung cấp cho hệ thống của họ tại các nước, vừa để tìm
hiểu thị trường trước khi chính thức bước vào hoạt động. 3 gã khổng lồ Wal- mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco (Anh) cũng nằm trong số đó.
Chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm 1/1/2009, cánh cửa ngành phân phối sẽ hoàn toàn mở toang với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo cam kết WTO, các nhà đầu tư mới nhận định "cơ hội vàng" đã tới.
Hiện chưa có số liệu chính thức về các tập đoàn nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam, bao nhiêu hồ sơ đang nằm trên bàn của các bộ, ngành… Tuy nhiên, với những siêu thị và trung tâm thương mại đang hoạt động, có thể thấy, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã vượt qua 2 con số. Nếu cân đối số lượng các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại thì phần thắng đang nghiêng về doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn của nước ngoài.
Nhận định của Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) cho thấy hiện các nhà bán lẻ nước ngoài đã chiếm khoảng 10% thị phần bán lẻ Việt Nam, nhưng trên thực tế có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang "làm mưa làm gió" trên thị trường trong nước và đã "nẫng" từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng.
2.2.1.2.Quy mô và vị trí của các siêu thị và trung tâm thương mại.
Có một thực tế không thể phủ định được trên thị trường bán lẻ Việt Nam đó là sự vượt trội của các doanh nghiệp nước ngoài vế tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ và trình độ quản lý.
Điều này được thể hiện trước nhất ở nguồn vốn đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài "rót" vào các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại.
Metro đã không tiếc tay đầu tư cho chuỗi 8 siêu thị của mình 120 triệu USD tức là khoảng 15 triệu USD cho mỗi siêu thị. Sắp tới khi Metro tiếp tục mở rộng thêm 4 siêu thị nữa thì con số này sẽ tăng thêm 2 triệu USD, tức là
khoảng 17 triệu USD cho mỗi siêu thị vì Metro sẽ đầu tư thêm các trạm trung chuyển.
Big C cũng đầu tư cho chuỗi siêu thị của mình với số vốn lên tới 120 triệu USD. Ngoài ra trong năm 2008 này, Big C đang tiến hành đầu tư hơn 2 triệu USD cho việc mở rộng siêu thị Big C Thăng Long như xây dựng tầng 3 gồm khu ăn nhanh 800m2, khu vui chơi cho trẻ em 400m2, mở rộng tầng 2 với việc tăng thêm 12 quầy thu ngân… nâng tổng diện tích hoạt động của siêu thị 6500 m2 lên 8900m2 vào tháng 4 năm 2008.
Bên cạnh đó, một loạt các dự án đầu tư lớn như Trung tâm thương mại của tập đoàn Lotte của Hàn Quốc với số vốn lên tới 15 triệu USD; Khu liên hợp mua sắm Parkson Viet Tower của tập đoàn Parkson với số vốn đầu tư 6 triệu USD và diện tích sàn lên tới 11.000m2; Dairy Farm sẽ rót tới 5 triệu USD nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam…
Ngoài ra, trong năm 2008 và quý I-2009, hàng loạt các trung tâm thương mại hạng sang có yếu tố đầu tư nước ngoài cũng sẽ được đưa vào sử dụng như Saigon Paragon 8.000m2 tại khu đất vàng Phú Mỹ Hưng; Happiness Square 11.000m2 tại 2 quận 1 và 5 ; Căn hộ Everrich 22.700m2 tại quận 11; Asiana Plaza 6.680m2 tại quận 1; Saigon Palace 25.000m2 tại quận 11 thành phố Hồ Chí Minh…
Những con số trên quả là có sức "lay động lòng người", đặc biệt trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn "chập chững" hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn còn non yếu, nhỏ lẻ, manh mún, phát triển tự phát và còn nhiều thiếu thốn.
Tương xứng với con số đầu tư khổng lồ đó, các siêu thị, trung tâm thương mại của các "đại gia" nước ngoài rất rộng rãi, khang trang với trang thiết bị hiện đại. Các siêu thị đều có diện tích trung bình từ 6.000m2 đến 12.000m2, trong đó Hùng Vương Plaza là trung tâm lớn nhất với diện tích
33.000m2; và các trung tâm như: Thuận Kiều Plaza với diện tích 21.797m2; trung tâm thương mại Parkson với diện tích 17.000m2; Saigon Tax Plaz với diện tích 14.760m2; Diamond Plaza với diện tích 8.000m2; Zen Plaza chuyên về lĩnh vực thời trang với diện tích 6.817m2… Các siêu thị được trang bị nhiều máy tính tiền hiện đại, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa làm mát chất lượng cao, camera chống chộm, nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng khác nhau, giúp khách hàng thuận tiện trong việc mua sắm và thanh toán. Ngoài ra, các siêu thị đều có bãi để xe rộng rãi, có gara cho ôtô, có nhân viên trông xe miễn phí, có khu vui chơi giải trí, khu thư giãn, ăn uống, làm đẹp.
Hơn nữa, các siêu thị và trung tâm thương mại này đều nằm ở những vị trí "đắc địa". Hầu hết các siêu thị đều được xây dựng tại những khu đất rộng rãi, khang trang, phù hợp với vệc kinh doanh thương mại; những khu đất nằm trong nội thành các thành phố lớn gần các khu đô thị lớn, nhu cầu tiêu dùng cao, gần các trục đường lớn thuận tiện giao thông đi lại, như siêu thị Big C Thăng Long trên đường Trần Duy Hưng, siêu thị Metro trên đường Phạm Văn Đồng, trung tâm thương mại Parkson Hà Nội nằm ngay ngã tư Thái Hà, hay trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza nằm ngay góc trục giao lộ chính Hùng Vương-Lý Thường Kiệt, phường 12-quận 5-thành phố Hồ Chí Minh, gần khu căn hộ cao cấp Phạm Hữu Chí.
Có thể nói, vị trí là một trong những lợi thế của các siêu thị nước ngoài bởi. Đây cũng là chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức quốc tế.
2.2.1.3.Mục tiêu thị trường
Với các siêu thị nước ngoài, ngay từ đầu khi tham gia vào thị trường Việt Nam đã xác định ngay mục tiêu thị trường cũng như khách hàng tiềm
năng là đa dạng hóa khách hàng. Mục tiêu thị trường rộng lớn, không chỉ bó hẹp trong nội thành phố mà còn mở rộng đến các tỉnh, thành phố lân cận. Khách hàng là cả những người tiêu dùng cuối cùng và cả những doanh nghiệp, cơ quan, thậm chí là những nhà bán sỉ lẻ khác.
2.2.1.4.Hàng hóa trong siêu thị, trung tâm thương mại
Cũng do nguồn vốn đầu tư lớn nên hàng hóa trong các siêu thị, trung tâm thương mại của nước ngoài rất đa dạng, phong phú, từ các mặt hàng thiết yếu hàng ngày (thực phẩm, rau quả) đến các sản phẩm cao cấp, các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng (thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức)… phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư, giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mua sắm. Hàng hóa trong siêu thị phần lớn đều đảm bảo chất lượng, có mã số mã vạch và được niêm yết giá rất rõ ràng.
Không chỉ có nguồn vốn khổng lồ được chuyển từ Công ty mẹ về, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài còn có mối quan hệ, gắn bó mật thiết với các nhà sản xuất trong nước. Việc mua hàng với khối lượng lớn, thường xuyên và ổn định giúp các doanh nghiệp thu mua được với giá thấp và những điều kiện ưu đãi, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết, 30-4... Các siêu thị nước ngoài cũng sử dụng một "thủ thuật" rất chuyên nghiệp và khéo léo để mua được hàng với giá rẻ là đưa ra nhiều biện pháp kỹ thuật để ép giá các nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, các siêu thị đang có xu hướng mua hàng tận gốc để giảm thiểu các chi phí trung gian. Đó là mô hình liên kết với các nhà vườn để cung cấp rau quả tươi ngon, giá rẻ. Các siêu thị sẽ hỗ trợ về vốn để mua cây giống, các chi phí chăm sóc… và tập huấn kiến thức sau thu hoạch cho các nhà vườn. Đồng thời với viêc đó, các nhà vườn này sẽ chỉ chuyên cung cấp hàng cho siêu thị với giá gốc. Đi tiên phong trong mô hình này là siêu thị Metro. Metro còn giúp đỡ, hỗ trợ cho các nhà vườn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Sáng kiến này rất được các nhà vườn ủng hộ và cũng rất đáng được các doanh