) Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Nước Ngoài Hoạt Động Tại Việt Nam

2008 tăng 20,5% so với 2007, đạt mức 975.000 tỷ đồng tương đương 54,3 tỷ $. Mức lưu chuyển hàng hóa trong giai đoạn 2006 -2008 ước tính đạt 25%/năm.

A.T.Kearney cũng đưa ra một số thống kê cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang có nhiều lợi thế, khi ngườ i tiêu dù ng tại đây thuộ c hà ng trẻ nhấ t ở châu Á vớ i 79 triệ u ngườ i, ở tuổi dưới 65 và mức tiêu thụ đã tăng 75% trong giai đoạ n từ năm 2000 - 2007. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ $ cho mua

sắm và tiêu dùng . Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần [24]

Cùng với một số dân đông thứ 13 thế giới, có thể nói Việt Nam có tiềm năng khá lớn đối với ngành bán lẻ. Đồng thời, hiện hệ thống bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam đã phát triển tương đối mạnh về số lượng và quy mô, với sự hiện diện của hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH , hàng chục nghìn hợp tác xã cùng hàng triệu hộ kinh doanh lớn nhỏ, đã phần nào thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, tác động tích cực tới quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

2) Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ

Trong thời gian qua đã có sự tham gia đáng kể của các chủ thể sản xuất và kinh doanh vào hệ thống phân phối bán lẻ. Với mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2001-2010 là 7-7.5%/năm thì quy mô về tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của thị trường trong nước vào năm 2010 dự kiến sẽ vượt mức 10000 tỷ đồng. Chắc chắn với một thị trường bán lẻ tiềm năng như nước ta, trong thời gian tới sẽ có sự gia tăng lớn các chủ thể kinh tế vào hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và quá trình CP hóa các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Xét trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo nền kinh tế: tỷ trọng kinh tế nước ngoài liên tục giảm xuống và hiện còn chiếm tỷ lệ thấp (năm 2007 là 10,2%). Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 85,9%). Trong đó, kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng

không đáng kể (0,7%). Kinh tế cá thể chủ yếu là chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (56,1%)[6] , đây chính là thị phần sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới bởi cả nền kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều muốn “thu phục”. kinh tế tư nhân mới hình thành từ 15 năm nay, đặc biệt phát triển trong 7, 8 năm trở lại đây, nhưng hiện đã chiếm tới 29,1%, phần lớn các siêu thị , các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện ích đều do khu vực này quản lý hoặc liên kết với hợp tác xã hay cá thể để hình thành.

Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn chiếm tỷ trọng thấp (2,6% năm 2009[6]) nhưng chắc chắn sẽ tăng mạnh trong vài ba năm tới tới. Thị phần vào năm 2010 của khu vực này cũng chỉ chưa tới 5%, do đây là giai đoạn các nhà đầu tư vẫn đang tiến hành nghiên cứu, thăm dò thị hiếu, lựa chọn địa điểm đầu tư. Sau đó thị phần của khu vực này sẽ bắt đầu tăng nhanh từ 2010: 4 tháng đầu năm 2010 khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 97% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 3%[5]. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về các nhóm đối tượng chính tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.1) Các nhà phân phối bán lẻ trong nước

Các nhà phân phối bán lẻ trong nước gồm có các chợ đã được hình thành một cách tự nhiên trong đời sống dân cư và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần đăng ký giấy phép kinh doanh.

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 3

*) Chợ truyền thống:

Hệ thống chợ Việt Nam có thể được hình thành từ lâu đời hoặc quy mô rất to hoặc chỉ đơn giản cung cấp lương thực thiết yếu hàng ngày. Ta có thể kể tới tên của một số chợ nổi tiếng như sau:

Chợ Bến Thành: rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch TP.HCM, là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP.HCM mà còn của các tỉnh phía Nam. Hiện nay, chợ Bến Thành gồm có những quầy sạp được thiết kế như sau: Quầy ăn, quầy bán vải sợi dành cho tư nhân, bách hóa, mỹ phẩm, quầy bán hàng vải hợp doanh, hàng bánh kẹo quốc doanh, quầy

hàng bán trái cây cao cấp, các quấy trái cây và hàng khô, quầy guốc dép và dụng cụ gia đình, quầy hoa tươi, quầy cá, thịt gà, quầy thịt heo, gà, bò, giò, chả, quầy gà vịt sống...

Chợ Đồng Xuân: Nằm cạnh ga đầu cầu Long Biên, lại ở ngay sát sông Hồng, chợ Ðồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng hoá bốn phương dồn về đây cũng như từ đây toả đi các nơi. Ở chợ Đồng Xuân hầu như có đủ tất cả các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất đồng thời nó là chợ bán buôn lớn nhất miền Bắc. Ngày nay chợ Ðồng Xuân được xây dựng lại với qui mô lớn hơn gồm 3 tầng khang trang, rộng rãi nhưng vẫn giữ lại một phần kiến trúc mặt tiền của chợ cũ.

*)Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước:

Đây đa phần là các công ty, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, có trình độ chuyên nghiệp và mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Có thể kể ra một vài doanh nghiệp tiêu biểu:

Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ TP.HCM (Sài Gòn Co.op): được thành lập từ năm 1988, đến nay Saigon Co.op đã có khoảng 40 siêu thị tại TP. HCM và các tỉnh lân cận với thị thương hiệu quen thuộc Co.op Mart. Mạng lưới Co.op dự kiến sẽ được đưa lên con số 50 siêu thị trong năm nay và 100 siêu thị vào năm 2015[19] nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Năm 2008, Saigon Co.op đạt tổng doanh thu là 6.350 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ chuỗi siêu thị Co.op Mart là 6,167 tỉ đồng, chiếm 97,1% tổng doanh số của Saigon Co.op. Trong năm 2009, tổng doanh số của Saigon Co.op là hơn 8.571 tỉ đồng, tăng 34,9%, trong đó hoạt động thương mại bán lẻ thuộc hệ thống siêu thị Co.opMart đạt 8.307 tỉ đồng (chiếm 96,9%). Trong năm nay 2010, Saigon Co.op đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu là 11.500 tỉ đồng, tăng trên 34% so với năm trước, trong đó tổng doanh số chuỗi Co.opMart là 11.200 tỉ đồng, tăng gần 35%[8].

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra): với một hệ thống chợ trung tâm và hơn 284.000 m2 cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua bán, trung tâm thương mại ở TP.HCM và mối quan hệ mua bán rộng khắp cả nước, với tinh thần ủng hộ, khuyến

khích “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, có thể nói Satra là một trong những tập đoàn mạnh nhất ở khu vực phía Nam Việt Nam về lĩnh vực thương mại và phân phối bán lẻ. Với mục tiêu mở rộng hệ thống phân phối sỉ và lẻ khắp cả nước, Satra đã đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm như Khu thương mại Bình Điền, chợ cửa khẩu Mộc Bài, chợ trái cây Quốc Gia Tiền Giang. Ngày 27/9/2008, Satra khai trương siêu thị Satra Bầu Cát ở quận Tân Bình, TP.HCM, mở đầu cho kế hoạch phát triển thương hiệu Satramart.

Công ty Siêu thị Hà Nội ( tiền thân là công ty Bách Hóa Số 5 Nam Bộ) trực thuộc tổng công ty thương mại Hà Nội với chuỗi hơn 50 siêu thị và nhiều cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh mang tiếng Hapromart tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, dưới hình thức sở hữu 100% vốn của tổng công ty, liên doanh hoặc CP, nhượng quyền thương hiệu. Hiện tại, Công ty Siêu thị Hà Nội kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vực như: kinh doanh bán lẻ, bán buôn, cho thuê mặt bằng, gian hàng, văn phòng, kinh doanh các dịch vụ thương mại, ăn uống, thẩm mỹ.... Trong lĩnh vực bán lẻ, Hapromart có diện tích kinh doanh lên tới 9.424 m2. Với đội ngũ hơn 1.500 cán bộ, công nhân viên Hapromart sẵn sàng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng vào tất cả các ngày trong tuần. Vốn đầu tư trung bình của mỗi siêu thị vào khoảng 10 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm tăng từ 20-30%, lợi nhuận tăng xấp xỉ 15%. Mục tiêu của Hapro là năm 2010 sẽ có 5 đại siêu thị, 70 siêu thị, 800 cửa hiệu tiện ích mang thương hiệu Hapromart trên toàn quốc.

Công ty CP Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Group): được thành lập năm 1993, đến nay công ty đã trở thành một mô hình kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam . Với 2000 nhân viên, Phú Thái đã xây dựng được mạng lưới phân phối với hơn 50.000 đại lý gồm các nhà phân phối phụ, đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị và hơn 5000 khách hàng trực tiếp gồm các nhà hàng, khách sạn, cơ quan, người tiêu dùng. Công ty có gần 30 đơn vị trực thuộc gồm các công ty thành viên, trung tâm phân phối và kho vận trên toàn quốc. Với định hướng chiến lược đúng đắn, Phú Thái đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 40%.

Tập đoàn dệt may Việt Nam với hệ thống siêu thị Vinatex mart: là hệ thống siêu thị trải rộng trên cả nước. Hệ thống siêu thị Vinatex Mart có nhiệm vụ chính là

cung cấp và quảng bá các sản phẩm thời trang hàng đầu của các đơn vị dệt may Việt Nam . Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hệ thống siêu thị Vinatex Mart cũng đã mở rộng các mặt hàng kinh doanh, với việc phát triển hệ thống siêu thị tổng hợp bao gồm: hàng dệt may, hoá phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình… Tính tới thời điểm cuối năm 2008, Vinatex đã phát triển được 54 điểm bán hàng có mặt trên 23 tỉnh thành trong nước, kinh doanh 50.000 mặt hàng do 800 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính là dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, đồ lưu niệm và đồ chơi trẻ em. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 60%/năm, năm 2010, hệ thống siêu thị Vinatex mart dự tính sẽ phát triển mạng lưới bán lẻ với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và sẽ có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, phấn đấu đưa Vinatex nằm trong Top 3 của hệ thống bán lẻ Việt Nam .

Công ty CP xuất nhập khẩu INTIMEX (Intimex Hochiminh) tiền thân là Chi nhánh Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex tại TP.HCM, được thành lập vào tháng 9 năm 1995. Từ chỗ chỉ là một chi nhánh nhỏ nhưng sau hơn một thập niên xây dựng và phát triển, Intimex Hochiminh đã có sự trưởng thành vượt bậc với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX. Intimex Hochiminh đang phát triển nhanh hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ, các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ và tiện ích tại các tỉnh thành phía Nam cũng như trên cả nước với số vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng.

Ngoài ra, còn phải kể tới Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị mang tên MAXIMARK, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị CITIMARK, công ty CP Nhất Nam với chuỗi 12 siêu thị FIVIMART…

Có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà

nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ… so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực này.

2.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường bán lẻ giàu tiềm năng, có tốc đọ tăng trưởng cao, sức mua lớn với hơn 86 triệu dân. Chính vì vậy, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã tăng cường đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại nhằm khai thác thị trường Việt Nam, trong đó phải kể đến: Pakson (Malaysia), Big C (tập đoàn Casino, Pháp), hệ thống Metro của tập đoàn Metro Cash&Carry (Đức); Dairy Farm (Hồng Kông), Lotte Mart (tập đoàn Lotte, Hàn Quốc)… Các tập đoàn này đều đang kinh doanh khá thành công tại Việt Nam, góp phần không nhỏ hình thành nên một thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước đa dạng, phong phú và có tính cạnh tranh cao.

Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HCM. Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm- bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên.

Bên cạnh Big C, Metro Cash & Carry cũng là một trong những tập đoàn phân phối bán buôn và bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 120 triệu

$. Tính tới năm 2008, hiện đã có 8 trung tâm bán buôn tại Việt Nam, Metro Cash & Carry đang ấp ủ mở thêm 4 trung tâm nữa tại Hà Nội TP.HCM, Nha Trang và Đồng Nai. Ước tính chỉ trong một vài năm tới, tất cả các trung tâm của Metro ở Việt Nam đều sẽ mang lại lợi nhuận. Ở các siêu thị Metro Cash & Carry cung cấp phong phú hơn 7000 mặt hàng thực phẩm và hơn 800 mặt hàng phi thực phẩm, trong đó có

khoảng 90% hàng hóa được sản xuất trong nước. Đồng thời đây cũng là một hệ thống phân phối hàng hóa triển vọng của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngày 18/12/2008, siêu thị đầu tiên của tập đoàn Lotte tại Việt Nam mang thương hiệu LotteMart đã được khai trương tại quận 7, khu Nam Sài Gòn, TP.HCM. Đây cũng là trung tâm thương mại đầu tiên ở nước ngoài đầu tiên Lotteở Trung Quốc (8 cơ sở) hay Indonesia (19 cơ sở) đều được sang nhượng lại từ tập đoàn Macro. Tổng giám đốc Lotte Việt Nam Lee Sang Woo cho rằng, LotteMart Nam Sài Gòn với tổng đầu tư 75 triệu $ là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Siêu thị được xây dựng trên khuôn viên diện tích 3,1 ha gồm 3 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 33.389 m2 . Trong đó, một nửa diện tích là dùng để kinh doanh gồm 6.099 m2 mặt bằng cho thuê và 9.772 m2 là khu vực siêu thị bán lẻ của LotteMart. Gần 10% hàng hóa tại đây được nhập khẩu từ Hàn Quốc, còn lại chủ yếu là hàng nội địa. Lottecũng đang hướng đến việc tự sản xuất hàng nội địa. Lotte cũng đang hướng đến việc tư sản xuất hàng tại Việt Nam để xuất khẩu. Điểm khác biệt của LotteMart là trung tâm thương mại phức hợp này có cả dịch vụ mua sắm và giải trí, bao gồm rạp chiếu phim hiện đại khu bowling, khu vui chơi trẻ em, thẩm mỹ viện, dịch vụ du lịch, ngân hàng cùng với khu vực shophân phốiing của 36 công ty.

Nhìn chung, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có nhiều lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của Thế giới có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của Thế giới.

2.3) Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước

Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam, hàng năm đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP cả nước. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam có gần 3 triệu hộ

kinh doanh cá thể, tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao động phổ thông. Không những thế, các hộ kinh doanh cá thể này còn là mạng lưới rộng lớn nhất, phát triển tận về các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ không thể đáp ứng được. Do đó, đây là một kênh quan trọng trong hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các đối tác này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình.Chính vì vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.

3) Hàng hóa lưu thông trên thị trường

Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hóa sản xuất trong nước, cùng với quá trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị trường bán lẻ nội địa đa dạng và nhiều màu sắc. Hơn ai hết, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ điều này, bởi lẽ các hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài hầu hết là của các thương hiệu uy tín, chất lượng cao, mẫu mã đẹp.

Một hiện tượng dễ thấy ở thị trường Việt Nam hiện nay là hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc từ đồ dùng đơn giản hàng ngày như đôi dép cho tới hàng sang trọng đắt tiền như laptop. Đối với nhiều người, đây không phải là hiện tượng lạ vì chúng ta giáp với Trung Quốc – công xưởng của Thế giới, nơi có thể sản xuất ra những mặt hàng giá rẻ bất ngờ và phần lớn dân ta rất ưa chuộng hàng giá rẻ.

Và một điều khó có thể tránh được là hàng trên thị trường có một tỷ lệ không nhỏ là hàng giả. Hàng giả, hàng nhái khá phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ những mặt

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí