có khả năng đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ để tìm ra những phương thức bán lẻ mới, ứng dụng phương thức bán lẻ mới đó thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN đó trong việc mở rộng và phát triển hệ thống tích hợp đa kênh của mình. Từ đó, giúp DNBLVN đạt được mục tiêu kỳ vọng và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, kết quả nghiên cứu đã làm rõ vai trò tiền đề của năng lực đổi mới sáng tạo trong việc tác động vào các năng lực tác nghiệp cụ thể như năng lực tích hợp đa kênh và biến năng lực tích hợp đa kênh trở thành các năng lực động cụ thể để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DN nói chung và DNBLVN nói riêng.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN (giả thuyết H6) chưa được khẳng định trong nghiên cứu này. Lý giải cho việc giả thuyết H6 bị từ chối là do luận án coi đổi mới sáng tạo như là một dạng năng lực động tổng quát, cho phép DN khai thác và phát triển nhằm đổi mới các nguồn lực và năng lực cụ thể để thích ứng với các điều kiện thay đổi của môi trường. Gắn với các DNBL, lăng kính của năng lực đổi mới sáng tạo được kế thừa và tiếp cận ở hai dạng: năng lực đổi mới sáng tạo quy trình và năng lực đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ. Trong khi đó, các tiền nghiên cứu thừa nhận mối quan hệ trực tiếp của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh thường có một số đặc điểm chung là: (1)- Thực hiện kiểm chứng mối quan hệ của đơn lẻ năng lực đổi mới sáng tạo mà không xem xét đồng thời năng lực này và các dạng năng lực động khác tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN (Hilman & Kaliappen, 2015; Davila & cộng sự, 2019); (2)- Nhìn nhận đổi mới sáng tạo dưới lăng kính là chiến lược đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất (Terziovski, 2010; Saunila & cộng sự, 2014; Davila & cộng sự, 2019; Maldonado-Guzmán & cộng sự, 2019). Do vậy, với tiếp cận khác biệt về khách thể nghiên cứu (là các DN kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ) và khía cạnh đo lường năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBL (gồm năng lực đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động và năng lực đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ) việc năng lực đổi mới sáng tạo chưa thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh trong nghiên cứu này được xem là phù hợp. Ngoài ra, giả thuyết về mối quan hệ gián tiếp của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu (giả thuyết H11) cũng chưa được khẳng định trong nghiên cứu này. Lý giải cho kết quả nghiên cứu này là do khía cạnh tiếp cận của năng lực đổi mới sáng tạo là ở cải tiến và thay đổi quy trình hoạt động và dịch vụ bán lẻ; trong khi đó, năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu được tiếp cận dưới phương diện đồng xây dựng thương hiệu giữa DNBL với các đối tác. Chinh vì vậy, mặc dù giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp và tích cực của năng
lực đổi mới sáng tạo tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đã được chỉ ra nhưng với mức độ tác động tương đối nhỏ (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.096 và hệ số f2 là 0.16); điều này dẫn đến mức độ ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu chưa được khẳng định trong nghiên cứu này.
4.3.3.7 Đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệutới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy NL xây dựng & phát triển thương hiệu có tác động tích cực và mạnh mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN với hệ số Beta là 0.393 và hệ số đánh giá mức độ giải thích f2 là 0.170. Mối quan hệ được phát hiện trong nghiên cứu này là phù hợp và tương thích với các phát hiện của các nghiên cứu trước đó của O’Cass & Ngo (2011) và Wang & Sengupta (2016). Sự ảnh hưởng tích cực của NL xây dựng & phát triển thương hiệu đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng & phát triển thương hiệu đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và các DNBLVN nói riêng. Ngụ ý của kết quả nghiên cứu cũng muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đồng xây dựng & phát triển thương hiệu. Các DNBLVN cần lưu ý rằng thương hiệu không chỉ do một mình DN tạo ra và phát triển, nghĩa là không phải DN mong muốn thế nào thì có thể tạo ra thương hiệu thế đó. Ở đây, việc tạo ra một hiệu ứng thương hiệu mạnh còn cần phải có sự phối kết hợp của cả các bên liên quan đến DNBL. Nghĩa là, DNBLVN cần chú trọng tới việc tận dụng mối quan hệ với các bên liên quan để cùng khuếch trương thương hiệu đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để làm được điều này, DNBLVN cần xác định việc tạo dựng mối quan hệ bền vững với các bên liên quan, cùng thống nhất trao đổi và cùng hỗ trợ phát triển thương hiệu của DN cũng như của các bên liên quan. Có như vậy thì việc truyền tải và khuếch trương thương hiệu mới dễ dàng tìm đến được khách hàng và người nhận tin trọng điểm. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông điệp thương hiệu, phát triển thái độ tích cực về thương hiệu để nhanh chóng đưa ra các quyết định lựa chọn mua hàng tại DN. Và cuối cùng, sự ủng hộ của khách hàng sẽ mang lại cho DNBLVN sự cải thiện đáng kể và nhanh chóng của kết quả hoạt động kinh doanh.
4.3.3.8 Đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực tích hợp đa kênh tới kết quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa NL tích hợp đa kênh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN được khẳng định. Cụ thể NL tích hợp đa kênh có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến kết quả hoạt động
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Của Môi Trường Ngành Đến Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Kết Quả Phân Tích Mô Hình Đo Lường Với Các Biến Bậc 1
- Đánh Giá Các Phát Hiện Nghiên Cứu Từ Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Năng Lực Tích Hợp Đa Kênh Của Các Dnblvn
- Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Động Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Xây Dựng & Phát Triển Thương Hiệu
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
kinh doanh của các DNBLVN. Với hệ số Beta đạt được là 0.426 và hệ số f2 là 0.295 cho thấy mức độ giải thích mạnh mẽ thứ hai của NL tích hợp đa kênh đến kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu này càng được củng cố tính tin cậy nhờ vào sự khẳng định mối quan hệ trong các tiền nghiên cứu của Cao & Li (2015), (2018); Frasquet & cộng sự (2018). Đối với các DNBL, việc phát triển và mở rộng hệ thống phân phối nói chung và hệ thống kênh bán lẻ nói riêng được xem là yếu tố sống còn hiện nay. Việc mở rộng hệ thống bán lẻ giúp DNBLVN tiếp cận khách hàng nhanh chóng và gia tăng mức độ phủ sóng về hình ảnh của DN trong nhận thức của khách hàng. DNBLVN cũng cần lưu ý phát triển đồng bộ hệ thống đa kênh của mình, nghĩa là không chỉ đơn thuần tập trung vào việc mở rộng và gia tăng số lượng cửa hàng bán lẻ mà còn là tập trung phát triển theo chiều sâu – phối kết hợp hoạt động giữa các cửa hàng, cho phép xây dựng một hệ thống quản trị bán hàng trên mọi kênh bán lẻ của DN. Các thông tin về truyền thông, xúc tiến cần phải được thực hiện đồng bộ và thống nhất trên tất cả các kênh, cho phép khách hàng tiếp cận thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. Bên cạnh đó, các thông tin về chủng loại sản phẩm, mô tả sản phẩm, giá cả sản phẩm cần phải được thống nhất trên toàn kênh để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và tìm kiếm sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ phương thức nào, bất kỳ địa điểm nào để đặt hàng và bất kỳ cửa hàng nào để nhận hàng. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin và Internet phát triển mạnh mẽ, việc chú trọng đầu tư phát triển kênh phân phối TMĐT được xem là xu thế tất yếu của thời đại mới, buộc các DNBLVN cần đẩy nhanh việc đầu tư và triển khai hình thức bán lẻ hiện đại này.
4.4 Phân tích thực trạng các thành tố năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Bên cạnh việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu và xác định tổng mức độ tác động của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng năng lực động thì cần thiết nhìn nhận và phân tích dựa trên việc sử dụng đồng thời cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua nghiên cứu định tính và định lượng. Chính vì vậy, trên cơ sở kết hợp đồng thời cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thực trạng về các thành tố năng lực động của các DNBLVN được chỉ ra như sau:
4.4.1 Thực trạng năng lực hấp thụ của các DNBLVN
Năng lực hấp thụ được phản ánh bởi bốn nhóm yếu tố: năng lực lĩnh hội tri thức, năng lực đồng hóa tri thức, năng lực chuyển đổi tri thức và năng lực ứng dụng tri thức.
Với năng lực lĩnh hội tri thức, kết quả thống kê mô tả từ điều tra khảo sát cho thấy các DNBLVN hiện đánh giá mức độ đạt được của năng lực này ở mức độ trung
bình khá (Trị số Mean của 3 thang đo lường cho năng lực lĩnh hội tri thức là 2.61; 2.77; và 2.06). Kết quả này cho thấy các DNBLVN hiện đã có những quan tâm nhất định tới việc thực hiện phân tích, rà soát và dự báo các yếu tố môi trường. Trong đó, tính chủ động và mức độ thường xuyên trong phân tích dự báo môi trường được các DNBLVN đánh giá với mức độ thực hiện tốt nhất. Yếu tố về nội lực phát triển các năng lực công nghệ là yếu tố mà các DNBLVN còn yếu nhất trong ba yếu tố của năng lực lĩnh hội tri thức.
Kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ sử dụng năng lực lĩnh hội tri thức thì được biết “DNBL của tôi hiện nay có phân công một nhóm thuộc phòng Kinh doanh để thực hiện việc phân tích môi trường kinh doanh” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lớn theo hình thức chuyên doanh). Đối với nhóm các DNNVV thì việc thiết lập bộ phận chuyên trách cho việc phân tích môi trường còn chưa được quan tâm, việc rà soát và dự báo môi trường đôi khi còn do chính ban quản trị DN thực hiện. “Tôi và anh phó giám đốc phụ trách việc phân tích môi trường và đưa ra mục tiêu phát triển cho DN trong cả một năm” (kết quả khảo sát nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini). Việc này có thể dẫn đến quá tải công việc khiến cho việc phân tích môi trường đôi khi không đạt hiệu quả như mong muốn, có thể bỏ sót hoặc không nhận dạng được chính xác về mức độ tác động của các tác nhân tới DN. Đối với khả năng về thu nhận các tri thức và công nghệ mới, có sự khác biệt đáng kể căn cứ vào quy mô của các DNBLVN. Cụ thể, các DNBLVN có quy mô lớn cho thấy khả năng thu nhận tri thức và công nghệ bán lẻ mới tốt hơn so với các DNBLVN có quy mô vừa và nhỏ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các DNNVV trong ngành thường bị hạn chế bởi điều kiện tài chính nên khả năng thu nhận kém hơn đáng kể so với các DN có quy mô lớn “Nếu bây giờ yêu cầu cần áp dụng ngay các phương thức bán lẻ mới thì DNBL của chúng tôi thật sự chưa sẵn sàng, vì điều kiện tài chính của DN tôi còn hạn chế” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ theo hình thức siêu thị mini).
Năng lực đồng hóa tri thức được đo lường bởi bộ thang đo gồm 6 chỉ tiêu. Từ kết quả điều tra khảo sát, mức độ đánh giá năng lực đồng hóa tri thức bởi 6 yếu tố có trị số Mean cao nhất đạt 3.02 và yếu tố có mức độ đánh giá thấp nhất là 2.08. Việc đồng hóa tri thức phụ thuộc nhiều vào công tác quản trị tri thức của doanh nghiệp, bao gồm: việc đồng nhất công nghệ mới với công nghệ hiện tại, khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thích nghi với các yêu cầu của ngành, mức độ tham gia vào các hoạt động truyền bá và quản trị tri thức. Kết quả điều tra ngụ ý rằng năng lực đồng hóa tri thức giữa các nhóm DNBLVN được thực hiện có phần tốt hơn tại các nhóm DN có quy mô lớn, có tuổi đời từ 5 năm trở lên.
Kết quả thu được từ điều tra khảo sát khá phù hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia với nhóm DN có quy mô lớn và có tuổi đời trên 10 năm: “Ngoài công việc tại DN, tôi còn thường xuyên liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để chia sẻ cho các học viên tại các trung tâm đó về kinh nghiệm và cách thức quản lý doanh nghiệp. Tôi cũng có các kết nối với các trường Đại học và Viện để tổ chức các khóa học ngắn hạn về công tác quản trị tri thức trong DN của tôi. Năm 2019, tôi đã tổ chức được 1 buổi tọa đàm cho nhân viên tại Hà Nội” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lơn theo hình thức siêu thị tổng hợp). Tại các DN có quy mô nhỏ, việc nuôi dưỡng năng lực quản trị tri thức còn chưa được quan tâm, do quan điểm của nhà quản trị là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít và quy mô hoạt động còn khiêm tốn nên chưa cần thiết phát triển công tác này trong toàn doanh nghiệp “DN của tôi có quy mô nhỏ nên việc tham gia các hoạt động quản trị tri thức thường sẽ do chính tôi chủ động. Hiệp hội hay các cơ quan vĩ mô có tổ chức khóa học, nếu có thời gian tôi sẽ cố gắng tham gia” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô nhỏ).
Các dữ liệu thứ cấp thu thập được của tác giả thông qua quan sát cho thấy các chương trình hay các buổi tọa đàm mà Hiệp hội bán lẻ Việt Nam tổ chức thường thu hút sự tham gia của các DNBL có quy mô vừa và lớn nhiều hơn. Theo quan sát của tác giả trong Đại hội toàn thể lần thứ II của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam năm 2019, các câu hỏi, chia sẻ cũng thường được đặt ra bởi các DNBLVN có quy mô lớn.
Năng lực chuyển đổi tri thức được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị Mean cho 3 thang đo lường là 2.29; 2.43; và 2.70 (theo kết quả điều tra khảo sát). Năng lực chuyển đổi tri thức đề cập đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như các tri thức, kinh nghiệm mới vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế điều tra cho thấy các DNBLVN mới chỉ đạt được mức độ trung bình cho năng lực này.
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu tiếp tục tạo nên bức tranh toàn cảnh về năng lực chuyển đổi tri thức của các DNBLVN: “DN của chúng tôi mới thành lập được 5 năm, chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn với bài toán về tài chính và lượng khách hàng chưa thực sự quá đông nên chúng tôi chưa cần đầu tư cho các phần mềm quản lý doanh nghiệp, ít nhất là trong vòng 3-5 năm tới” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL theo hình thức siêu thị chuyên doanh). “Chúng tôi có triển khai hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM và hệ thống đánh giá hiệu quả công việc KPI cho nhân sự. CRM cho phép chúng tôi thu thập và tiếp cận các thông tin về khách hàng nhanh chóng. Còn KPI thì thực sự hiệu quả vì giúp chúng tôi lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân một cách khách quan và cụ thể” (Kết quả phỏng vấn nhà quản trị của DNBL có quy mô lớn và có thời gian thành lập hơn 5 năm).
Thực tế thu thập được từ các dữ liệu thứ cấp cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và vào các phương thức bán lẻ mới nói riêng còn nhiều hạn chế. Các phần mềm quản lý doanh nghiệp như phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERM), phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) hay các phương thức để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc như KPI, thẻ điểm cân bằng (BSC) mới chỉ được triển khai ở một số lượng nhỏ các DNBLVN có quy mô lớn. Đối với các DNBL nội địa có quy mô vừa và nhỏ, việc triển khai các phần mềm và ứng dụng này còn chưa được quan tâm, một phần do năng lực tài chính còn hạn chế và một phần do quy mô hoạt động của DN còn nhỏ nên quan điểm của ban quản trị là chưa cần thiết vào thời điểm này.
Năng lực ứng dụng tri thức được đo lường bởi ba thang đo. Kết quả thống kê mô tả từ điều tra khảo sát cho thấy năng lực này được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị cao nhất đạt 2.37. Kết quả thống kê này được xem là phù hợp vì để ứng dụng được tri thức thì đòi hỏi các DNBLVN phải thực hiện tốt cả ba năng lực lĩnh hội tri thức, đồng hóa tri thức và chuyển đổi tri thức. Trong khi đó, thực tế cho thấy ba nhóm năng lực này mới chỉ được các DNBL nội địa thực hiện ở mức độ trung bình và có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm DNBL về quy mô và tuổi đời. Do vậy, việc đánh giá mức độ trung bình cho năng lực ứng dụng tri thức là phù hợp và logic với kết quả điều tra.
Kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng “Việc ứng dụng tri thức và công nghệ mới mặc dù là cần thiết và quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, vì điều này phụ thuộc vào ngân sách, khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp và năng lực của hệ thống nhân sự. Có lẽ những DNBL có quy mô lớn và có phạm vi hoạt động rộng sẽ có được năng lực này tốt hơn”.
Một trong những phương thức hiệu quả nhằm nghiên cứu và thu thập dữ liệu, thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay là ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào việc tổng hợp và thu nhận các thông tin từ bên ngoài. Việc triển khai ứng dụng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép DNBL dễ dàng tiếp cận thông tin về khách hàng cũng như thực hiện hiệu quả các nghiên cứu về sở thích và hành vi của khách hàng, góp phần làm tiền đề cho việc đổi mới sáng tạo các dịch vụ bán lẻ và cung ứng những trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính nhờ việc ứng dụng những công nghệ này cho phép DNBL hiểu rõ được quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2020 của Vietnam Report (2021) cho thấy 5 yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất trước khi quyết định lựa chọn một DNBL và một hình thức bán lẻ cho riêng mình, gồm: (1)- tự chủ động tìm hiểu và lựa chọn (56.9% người
chọn); (2)- nhận thông tin tư vấn, tham khảo từ người thân và gia đình (20.6% người chọn); (3)- tiếp nhận thông tin từ các chương trình khuyến mại, quảng cáo và các hoạt động truyền thông khác (13.7%); (4)- tiếp nhận thông tin từ những người không quen biết trên mạng xã hội (5.9%); và (5)- tiếp nhận thông tin từ các chương trình quảng cáo trên tivi hay radio.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng các tri thức và công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của các DNBL là cần thiết bởi các tri thức và công nghệ mới này cho phép các DNBLVN đáp ứng đáp ứng khách hàng tốt hơn, từ đó mang lại kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn.
4.4.2 Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBLVN
Năng lực đổi mới sáng tạo của các các DNBLVN được phản ánh bởi hai chỉ tiêu: Năng lực đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động và năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ. Thực trạng ứng dụng năng lực đổi mới sáng tạo của các DNBLVN được thể hiện như sau:
Thứ nhất, xét về năng lực đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động. Với bộ thang đo gồm bốn tiêu chí được xác định trong điều tra khảo sát, năng lực đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động được đánh giá từ mức độ trung bình đến khá; trong đó Năng lực đổi mới và cải tiến quy trình kinh doanh nói chung được đánh giá ở mức độ khá (3.00) và Năng lực về tốc độ thay đổi phương pháp đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ được đánh giá ở mức trung bình (2.35).
Kết quả phỏng vấn chuyên gia với năng lực này cũng cho thấy hiện tại các DNBLVN mặc dù đã chú trọng tới đổi mới các hoạt động quản lý nói chung cũng như cải tiến quy trình vận hành trong toàn doanh nghiệp nhưng mức độ hiệu quả vẫn còn chưa cao. Điều này được thể hiện trong một số nhận định sau: “Chúng tôi cũng có tìm hiểu và thử nghiệm các cách thức quản lý doanh nghiệp mới như là cho phép nhân viên tự lập KPI và trình trưởng phòng xét duyệt. Tuy nhiên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhân viên vốn quen với việc được sếp đặt mục tiêu và làm theo mục tiêu đó và chưa chủ động lắm với việc tự xác định cây mục tiêu cho bản thân. Nên là việc thay đổi phong cách làm việc của nhân viên trong một thời gian ngắn là trở ngại cho chúng tôi” (trích lời lãnh đạo của một doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm). “Ban lãnh đạo của chúng tôi là những người thuộc thế hệ 7x và 8x nên nhìn chung có cái nhìn tích cực về các phong cách lãnh đạo hiện đại. Chúng tôi cũng đã xây dựng các quy tắc cụ thể để giải quyết các xung đột giữa các bộ phận cũng như giải quyết khiếu nại của khách hàng và yêu cầu 100% nhân viên phải thực hiện nghiêm túc. Nói chung, cũng đạt được những kết quả nhất định như nhân viên có trách nhiệm cao hơn với công việc, các khiếu nại của khách hàng được giải quyết
nhanh hơn hay các mâu thuẫn nhìn chung được giải quyết triệt để” (quan điểm của giám đốc một DNBL có tuổi đời dưới 5 năm).
Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp cho thấy: trước những áp lực mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài như hội nhập toàn cầu, sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ hay sự ảnh hưởng của CMCN 4.0, việc đổi mới sáng tạo quy trình kinh doanh được xem là yếu tố then chốt để giúp doanh nghiệp thay đổi, cải tiến và thích ứng với điều kiện bên ngoài. Đây cũng là một trong những xu hướng được đánh giá là quan trọng cần được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trích dẫn trong Ngọc Quỳnh (2020) thì các DNBLVN cần phải coi việc số hóa công tác quản trị doanh nghiệp (bao gồm việc đổi mới và ứng dụng các giải pháp quản trị tổng thể và thống nhất mọi hoạt động cua doanh nghiệp) là một nhiệm vụ trọng tâm cần được triển khai trong giai đoạn hiện nay
Quan điểm của Vũ Tú Thành – Thành viên Hội đồng Hoa Kỳ - ASEAN trích dẫn trong Ngọc Quỳnh (2021) cho thấy hiện nay các DNBL nội địa truyền thống ít ứng dụng các giải pháp quản trị tiên tiến, hiện đại sẽ chịu tác động nghiêm trọng hơn từ những thách thức từ bên ngoài.
Báo cáo của Vietnam Report (2020) về thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam 2020 đã cho thấy một trong những yếu tố mà các DNBL nói chung và DNBLVN nói riêng quan tâm trong giai đoạn hiện nay là nỗ lực nghiên cứu nhằm ứng dụng những phương thức quản trị doanh nghiệp mới nhằm tiết giảm chi phí vận hành và hoạt động với 72.7% DNBL được hỏi đã lựa chọn. Các phương thức nhằm cắt giảm chi phí như xem xét ứng dụng công nghệ tự động, đổi mới hoạt động vận hành chung bằng việc triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp như ERP hay các phần mềm quản lý khách hàng như CRM.
Ngoài ra, hiện nay xu thế ứng dụng công nghệ trong thanh toán cũng bước đầu được các DNBLVN đang quan tâm và xem xét triển khai. Các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt như quét mã QR, thanh toán qua Internet Banking hay ví điện tử là một trong những xu thế thanh toán mới, an toàn cho thấy nhiều tính năng ưu việt cho cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với thực tế hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng tiền mặt trong thanh toán giảm tới 60.6% và số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Internet Banking và ví điện tử lần lượt tăng 59.6% và 57.7% (Vietnam Report, 2021) cho thấy xu thế thanh toán thông minh, không dùng tiền mặt đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Trước thực tế đó, các DNBLVN cần coi việc liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và ứng dụng các phương thức thanh toán mới trong hoạt động bán hàng là