Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Xây Dựng & Phát Triển Thương Hiệu


loại hình công nghệ thông tin phù hợp. Việc sử dụng công nghệ thông tin cũng cần đảm bảo các yêu cầu về tính bảo mật, đảm bảo các tri thức được truyền bá đến đúng đối tượng cần thiết, lập trình các ứng dụng bảo mật nhằm tránh việc ăn cắp dữ liệu gây tổn thất nặng nề cho DN.

Thứ hai, nâng cao khả năng trao đổi các thông tin khoa học và công nghệ mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng yêu cầu của khả năng này còn khá khiêm tốn (giá trị trung bình đạt 2.29). Do vậy, trong thời gian tới các DNBL nội địa cần dành những quan tâm nhiều hơn cho công nghệ thông qua việc đăng ký tham dự các buổi trao đổi, tọa đàm được tổ chức bởi các Hiệp hội bán lẻ và các tổ chức có liên quan. Đây là nguồn dữ liệu quý giá giúp các DNBLVN nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan về ưu/nhược điểm của các công nghệ bán lẻ cũng như có được những bài học kinh nghiệm từ các DNBL khác, làm tiền đề cho việc cải tiến các công nghệ bán lẻ hiện thời và ứng dụng các công nghệ bán lẻ mới vào hệ thống bán lẻ của DNVN.

Thứ ba, nuôi dưỡng và phát triển khả năng thích ứng tốt với các điều kiện và sự kiện mới. Thực tế cho thấy khả năng thích ứng của các DNBLVN với các điều kiện và sự kiện mới ở mức độ trung bình khá với giá trị Mean đạt 2.70. Chính vì vậy, các DNBLVN cần tạo dựng một môi trường văn hóa DN chủ động, sáng tạo – nơi mà tại đó mỗi thành viên của DN phải đóng vai trò là một người lính sáng tạo, sẵn sàng và chủ động thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. DN xem xét thiết lập cấu trúc tổ chức mở, linh hoạt, năng động, sẵn sàng thay đổi để đáp ứng với những thay đổi từ phía DN.

5.2.1.4 Giải pháp nâng cao năng lực lĩnh hội tri thức

Căn cứ vào hệ số tải nhân tố Outer-loading, các ưu tiên cho việc phát triển năng lực lĩnh hội tri thức được xác định gồm: (1)- Tính chủ động tìm kiếm và thích ứng với môi trường bên ngoài; (2)- Khả năng thu nhận tri thức hiện thời của đối thủ; và (3)- Khả năng phát triển công nghệ bán lẻ mới.

Một là, duy trì và nâng cao “tính chủ động tìm kiếm và thích ứng với môi trường bên ngoài”. Thực tế cũng cho thấy các DN đánh giá ở mức trung bình khá với 2.77 điểm và cũng là mức đánh giá điểm cao nhất trong ba thành tố phản ánh năng lực lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, các DNBLVN vẫn chỉ thực hiện ở mức độ trung bình khá. Chính vì vậy, các DN cần xem xét thiết lập (với những DN chưa có) hoặc tăng cường kỹ năng (với những DN đã có) cho bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu thị trường. Các DNBLVN có thể xem xét ứng dụng các công cụ phân tích và đánh giá môi trường trong quản trị chiến lược như công cụ phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài (EFAS – External Factor Analysis Summary) hay sử dụng công cụ phân tích TOWS (Threats – Opportunities – Weaknesses – Strengths). Do bản chất của năng lực động là khả năng thích nghi với những biến động của môi


trường nên yếu tố này được xem như là yếu tố tiền đề, tiên quyết giúp các DN thiết lập những bước đầu tiên của quá trình thay đổi, cải tiến và thích ứng của DN.

Hai là, cải thiện và nâng cao “Khả năng thu nhận các tri thức hiện thời từ các đối thủ cạnh tranh”. Nhóm chỉ số này có mức đánh giá trung bình đạt 2.61 – thể hiện mức độ đáp ứng vừa phải của các DNBLVN trong việc tiếp nhận các tri thức và kinh nghiệm từ đối thủ. Do vậy, việc cần thiết là cần tập trung nuôi dưỡng và phát triển khả năng linh hoạt và độ “mở” của DN khi lĩnh hội các kinh nghiệm mới từ bên ngoài. Để làm được điều này, các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu thị trường, tình báo cạnh tranh phải thường xuyên cập nhật tin tức, thông tin và các hoạt động của đối thủ trên thị trường. theo định kỳ. Với những thời điểm mà yếu tố biến động lớn như giai đoạn hiện nay – dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp – thì cần thực hiện thường xuyên hơn với tần suất 1-2 tháng/ lần. Dựa trên điều kiện của DN, thực hiện các cách thức và kỹ thuật nhằm xem xét ứng dụng những kinh nghiệm thành công của đối thủ để cải tiến hoạt động bán lẻ của DN. Bên cạnh đó, việc tạo lập văn hóa và thói quen học hỏi trong toàn bộ DN cũng là yếu tố quan trọng. Bởi thông qua đó, mỗi thành viên có được tâm thế và trạng thái sẵn sàng tiếp nhận các tri thức mới; thay đổi, cải tiến cách thức làm việc của bản thân để cùng tiến tới việc tạo ra một hệ thống DN năng động, cởi mở và hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Ba là, cần tập trung chú trọng cải thiện mạnh mẽ “Khả năng phát triển công nghệ bán lẻ mới”. Kết quả đánh giá cho thấy việc các DNBLVN cải thiện được khả năng này sẽ giúp tăng đáng kể tính hiệu suất của năng lực lĩnh hội tri thức. DNBLVN cần nhanh chóng tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ CMCN 4.0 và triển khai vào hoạt động kinh doanh, như nhanh chóng phát triển và mở rộng đồng bộ hệ thống bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin và thương mại điện tử... Bên cạnh đó, các DNBL nội địa cũng cần xem xét xây dựng lộ trình phát triển và triển khai các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI và Big Data để tạo điều kiện cho việc nhận dạng khách hàng, lưu trữ thông tin khách hàng và làm tiền đề để xây dựng các kế hoạch truyền thông và chào hàng tùy chỉnh – đáp ứng tối đa nhu cầu cá nhân của từng khách hàng cụ thể.

5.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực tích hợp đa kênh

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 19

Năng lực tích hợp đa kênh là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN với hệ số Beta đạt 0.426 và hệ số f2 đạt

0.295. Điều này cho thấy việc các DNBLVN nuôi dưỡng và phát triển các năng lực tích hợp đa kênh có thể cải thiện tích cực và đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm nuôi dưỡng và nâng cao năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN được thể hiện trên ba phương diện:


Từ quan điểm và định hướng nâng cao năng lực động để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN được đề cập ở phần 5.1, để nâng cao năng lực tích hợp đa kênh, các DNBLVN cần xem xét phát triển và nuôi dưỡng hiệu quả đồng thời cả năm yếu tố phản ánh năng lực tích hợp đa kênh. Hệ số tải ngoài Outer-loading được xem là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố tới biến mà yếu tố đó phản ánh. Do vậy, xem xét chỉ số tải của năm yếu tố tới năng lực tích hợp đa kênh được xác định ở chương 4, việc nuôi dưỡng các yếu tố này nên được xem xét ưu tiên như sau: (1)- chú trọng nâng cao năng lực quản trị sản phẩm và giá cả tích hợp (hệ số Outer-loading đạt 0.804); (2)- tăng cường năng lực quản trị thông tin sản phẩm tích hợp (Outer-loading = 0.798); (3)- nâng cao năng lực hoàn thành đơn hàng tích hợp (Outer-loading = 0.785); (4)- phát triển năng lực quản trị xúc tiến tích hợp (Outer-loading = 0.768) và (5)- nuôi dưỡng và duy trì cải thiện năng lực quản trị thông tin giao dịch và truyền thông tích hợp (Outer-loading =0.622).

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị sản phẩm và giá cả tích hợp. Thực trạng kết quả điều tra cho thấy, mặc dù đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực tích hợp đa kênh của các DNBLVN nhưng thực tế năng lực này mới chỉ được các DNBLVN đánh giá ở mức trên trung bình, với trị số Mean đạt 2.62. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các DNBL nội địa cần chú trọng cải thiện và phát triển năng lực quản trị sản phẩm và giá cả tích hợp trên các kênh bán lẻ để từ đó nâng cao năng lực tích hợp đa kênh của mình. Một số giải pháp nâng cao năng lực này gồm:

(1)- Xây dựng cơ chế định giá thống nhất trên toàn kênh bán lẻ của DN. Các DNBLVN cần đưa ra các quan điểm và chính sách định giá đồng nhất và được triển khai đồng thời trên tất cả các kênh bán lẻ, bao gồm cả các kênh vật lý và kênh trực tuyến. Việc đưa ra mức giá thống nhất với các sản phẩm trên tất cả các kênh cho phép khách hàng có được sự tin tưởng và an tâm khi lựa chọn bất kỳ kênh bán lẻ nào phù hợp với họ. Do vậy, cơ chế định giá thống nhất và duy nhất cần phải được sớm thực hiện trên các kênh bán lẻ của DN. Để thực hiện được việc này, các DNBLVN cần có bộ phận chuyên trách thực hiện việc định giá hàng hóa trên cơ sở định hướng quan điểm định giá ở mỗi thời kỳ, xây dựng và tính toán kỹ lưỡng về các chi phí chung để đưa ra mức giá phù hợp với định hướng của DN, phù hợp với đặc thù kinh doanh ở từng điểm/kênh bán lẻ và hơn nữa là phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng. Mỗi thành viên kênh cần hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong cả hệ thống bán lẻ chung của DN để cùng đưa ra các ý kiến, đề xuất về mức giá bán phù hợp. Trên cơ sở đó, bộ phận định giá chung của toàn DN sẽ đưa ra các quyết định về giá bán hợp lý trong từng giai đoạn, sao cho đảm bảo đạt được mục tiêu của toàn DN.

(2)- Thiết lập cơ chế mô tả và trưng bày hàng hóa đồng nhất trên tất cả các kênh


bán hàng. Các DNBLVN cần xây dựng cơ chế thống nhất về cách thức trưng bày hàng hóa trên các kênh vật lý, tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi và thân quen khi bước vào bất kỳ cửa hàng/ kênh bán lẻ nào của DN. Các DNBLVN có thể đưa ra các bản thiết kế chung cho cửa hàng để trên cơ sở đó, mỗi kênh bán lẻ tùy thuộc vào vị trí, diện tích cửa hàng sẽ sắp xếp, trưng bày hàng hóa một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo sự thống nhất về cách thức bố trí và phân loại hàng hóa. Bên cạnh đó, các DNBLVN cần có các nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng để có những phương cách bố trí hàng hóa hợp lý, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm cũng như khai phá và gợi mở nhu cầu để gia tăng lượng mua hàng của khách hàng. Ngoài việc thống nhất phương thức bố trí hàng hóa tại các cửa hàng vật lý, các DNBLVN cần đẩy mạnh việc trưng bày và mô tả hàng hóa trên kênh bán hàng trực tuyến. Các sản phẩm hàng hóa cần phải được trưng bày một cách hấp dẫn trên cơ sở kết hợp sử dụng đồng thời nhiều hiệu ứng hình ảnh để khách hàng có thể đánh giá được sản phẩm. Việc mô tả hàng hóa cần chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh các mô tả cơ bản về tính năng, đặc điểm sản phẩm; các DNBLVN nên mở các module cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm. Đây là cách thức hiệu quả giúp DN quảng bá sản phẩm bằng chính những người đã mua hàng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đồng thời cũng là kênh thông tin hiệu quả để DN tiếp nhận được phản hồi (gồm cả tích cực và tiêu cực) của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của DN.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị thông tin sản phẩm tích hợp. Với mức độ đánh giá của các DNBLVN về cơ chế này chỉ đạt mức độ trung bình (Mean = 2.27), trong thời gian tới, các DNBLVN cần xây dựng thống nhất cơ chế, quy định phân loại sản phẩm trên đồng loạt tất cả các kênh bán hàng của DN. Việc phân loại sản phẩm phải được thực hiện thống nhất trên tất cả các kênh bán hàng. Các DNBLVN cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình và cách thức phân loại sản phẩm, đảm bảo tính thống nhất trên các kênh, cho phép khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin và nắm được sự khác biệt giữa các nhóm sản phẩm. Quy trình phân loại sản phẩm phải đưa ra các tiêu chí phân loại rõ ràng, thứ tự ưu tiên và cách nhận biết sự khác biệt của sản phẩm. Mỗi nhân viên bán hàng phải hiểu rõ cơ chế phân loại sản phẩm để đưa ra những tư vấn rõ ràng, chi tiết và thống nhất cho khách hàng. Cần tránh tình trạng mỗi cửa hàng có cách thức tư vấn, giải thích khác nhau về sản phẩm; điều này tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp, làm giảm uy tín của DN cũng như làm giảm sự tin tưởng của khách hàng đối với DN. Ngoài ra, các DNBLVN cần tiếp tục nuôi dưỡng, duy trì và cải thiện việc phối kết hợp sản phẩm giữa kênh online và kênh offline. Thông qua kênh online như bán hàng qua website, bán hàng qua mạng xã hội hay bán hàng qua các ứng dụng di động, các DNBLVN có thể sử dụng các dữ liệu cookies để đưa ra các tư vấn sản


phẩm phù hợp căn cứ vào hành vi trước đó của khách hàng. Đồng thời, DN triển khai sử dụng các phần mềm quản trị hàng hóa, quản trị kho hàng để ngày trong quá trình khách hàng truy cập vào trang bán hàng online, họ có thể nắm được các thông tin về tình trạng sẵn hàng tại từng cửa hàng. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể lựa chọn phương thức đặt hàng, phương thức mua hàng và phương thức nhận hàng bất kỳ mà phù hợp với họ.

Thứ ba, chú trọng nâng cao năng lực quản trị đơn hàng tích hợp trên tất cả các kênh bán hàng của DN, cho phép khách hàng đặt hàng online và nhận hàng offline tại bất kỳ điểm bán nào. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của năng lực tích hợp đa kênh, phản ánh tính hiệu quả của năng lực tích hợp đa kênh. Nhưng thực tế với các DNBLVN thì yếu tố này mới chỉ được thực hiện ở mức độ khá khiêm tốn (trị số Mean đạt 2.10). Do vậy, trong thời gian tới, các DNBLVN cần nhanh chóng quan tâm đầu tư và cải thiện tính phối hợp giữa các kênh bán lẻ, đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách hàng. Để làm được điều này, trước hết các DNBLVN cần triển khai hệ thống tích hợp thông tin giữa các kênh bán lẻ, cho phép các kênh bán lẻ nhanh chóng tiếp nhận các thông tin đơn hàng của khách hàng để có sự chủ động và chuẩn bị soạn hàng, đóng gói hàng cho khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị kho hàng cần phải được tích hợp trên tất cả các kênh bán hàng để ngay khi khách hàng đặt hàng và chọn điểm bán, họ có thể xác định mức độ sẵn hàng của các cửa hàng, từ đó khách hàng có thể dễ dàng chọn các điểm bán phù hợp và đảm bảo nguồn hàng. Cần tránh tình trạng khách hàng đặt hàng, chọn điểm bán hoàn tất rồi cửa hàng gọi điện xác nhận tình trạng thiếu/ hết hàng tại điểm bán đó. Điều này có thể dẫn đến việc khách hàng hủy đơn hàng do tính chậm trễ của thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mua hàng của khách hàng. Ngoài ra, các cửa hàng ngay sau khi tiếp nhận thông tin đơn hàng của khách hàng, cần tiến hành soạn hàng và đóng gói cẩn thận, tránh tình trạng hàng hóa bị thiếu do phát sinh các đơn hàng mới tại cửa hàng.

Thứ tư, nuôi dưỡng và phát triển năng lực quản trị xúc tiến tích hợp trên tất cả các kênh bán lẻ của DN. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tích hợp các hoạt động và chương trình xúc tiến của các DNBLVN trên các kênh bán lẻ đạt mức trung bình (Mean = 2.45). Trong thời gian tới, DNBL nội địa cần gia tăng sự linh hoạt, cho phép khách hàng sử dụng các chương trình xúc tiến bán, khuyến mại trên mọi loại kênh bán lẻ mà khách hàng lựa chọn. Việc phát coupon giảm giá hay tích điểm mua hàng cần phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các kênh của DN. Đây cũng là hình thức hiệu quả giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và giữ chân khách hàng ở lại với DN. Việc tích điểm hay sử dụng phiếu thưởng, phiếu giảm giá mua hàng có thể dễ dàng được sử dụng trên kênh offline. Với kênh online, việc sử dụng các chương


trình khuyến mại này khó hơn, đòi hỏi các DN phải có hệ thống quản trị quan hệ khách hàng và hệ thống quản trị bán hàng tích hợp trên các kênh. Do vậy, trong định hướng đến 2025, các DNBL nội địa cần chú trọng triển khai đồng thời các phần mềm quản lý bán hàng cũng như quản trị quan hệ khách hàng để tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng cũng như tạo sự liên kết hiệu quả trên tất cả các kênh bán lẻ của DN.

Thứ năm, duy trì và nuôi dưỡng năng lực quản trị thông tin truyền thông tích hợp. Đây là yếu tố được các DNBLVN đánh giá cao nhất với giá trị Mean đạt 3.25. Điều này cho thấy trong thời gian qua các DNBL nội địa đã sử dụng tương đối hiệu quả các kênh bán lẻ cho công tác truyền thông của DN. Trong thời gian tới, các DN cần tiếp tục đẩy mạnh việc đồng bộ triển khai các chương trình truyền thông trên các kênh. Các kênh offline cũng đóng vai trò là phương tiện truyền thông cho kênh online thông qua việc giới thiệu và cung cấp thông tin về website bán hàng online cũng như quảng bá các ứng dụng bán lẻ của DN trên các phương tiện cá nhân. Ngược lại, kênh bán hàng online cần thiết kế các banner, pop-up để khuếch trương các chương trình xúc tiến đang được triển khai trên cả kênh offline và online.

5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu

Với hệ số Beta đạt 0.393 và mức độ tác động f2 đạt 0.170, năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, tích cực và mạnh mẽ thứ ba tới việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, các DNBLVN cần chú trọng nâng cao năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu thông qua nuôi dưỡng cả tất cả các yếu tố phản ánh năng lực này. Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu được phản ánh bởi ba thành tố: năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liên quan, năng lực đồng xây dựng thương hiệu và năng lực phát triển thái độ, tình cảm tích cực về thương hiệu. Vì mức độ quan trọng của từng yếu tố trong việc phản ánh năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu là khác nhau (căn cứ vào hệ số tải ngoài Outer-loading), các giải pháp đặt ra cho từng yếu tố sẽ được đưa ra theo thứ tự ưu tiên như sau: (1)- Nâng cao năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liên quan (hệ số tải ngoài Outer-loading đạt 0.919); (2)- Nâng cao năng lực đồng xây dựng thương hiệu (hệ số tải ngoài Outer- loading đạt 0.890); và (3)- Nâng cao năng lực phát triển thái độ và tình cảm của thương hiệu với các bên liên quan (hệ số tải ngoài Outer-loading đạt 0.865).

5.2.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liênquan

Năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liên quan được cấu thành với năm yếu tố. Căn cứ vào hệ số tải ngoài Outer-loading, việc nuôi dưỡng và phát triển các yếu tố này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: (1)- xây dựng các chương


trình thương hiệu tương thích với điều kiện thị trường hiện tại; (2)- triển khai các chương trình và hoạt động cho phép khách hàng và các đối tác có cơ hội trải nghiệm thương hiệu của các DNBLVN; (3)- đầu tư nhằm cải tiến thương hiệu, góp phần gia tăng giá trị dịch vụ bán lẻ trên thị trường; (4)- tăng cường mức độ hiệu quả của hệ thống tiếp nhận phản hồi của các bên liên quan về thương hiệu; và (5)- duy trì và xây dựng tốt mối liên hệ giữa thương hiệu của DN với nhu cầu của các bên liên quan.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các chương trình thương hiệu tương thích với điều kiện thị trường hiện tại. Mặc dù mức độ ảnh hưởng là quan trọng nhưng thực tế các DNBLVN chỉ đánh giá yếu tố này ở mức trung bình với giá trị Mean đạt

2.61. Do vậy, trong thời gian tới, các bộ phận phụ trách mảng thương hiệu của các DNBL nội địa cần thực hiện phân tích và dự báo thị trường. Trên cơ sở đó tiếp nhận được các thông tin về thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời, làm tiền đề cho việc rà soát lại cũng như hoạch định mới các chiến lược và chương trình khuếch trương thương hiệu. Do đặc điểm thị trường ngành bán lẻ VN trong thời gian gần đây có những biến động tương đối mạnh mẽ cả về sức ép cạnh tranh lẫn nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng nên việc thường xuyên tái cấu trúc các chiến lược thương hiệu đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của thương hiệu nói riêng cũng như sự thành công của toàn DN nói chung.

Hai là, tiếp tục triển khai các chương trình và hoạt động cho phép khách hàng và các đối tác có cơ hội trải nghiệm thương hiệu của DNBLVN. Thực trạng nghiên cứu cho thấy mức độ thực hiện của các DNBLVN với nhân tố này chỉ đạt mức trung bình với giá trị Mean đạt 2.61. Chính vì vậy, DNBLVN cần thường xuyên tổ chức các chương trình truyền thông nhằm thu hút khách hàng đến với siêu thị, gia tăng các trải nghiệm mua sắm tại siêu thị cũng như đưa ra các chương trình xúc tiến bán nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng, trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động PR thương hiệu cũng cần được quan tâm. Các DNBLVN có thể tổ chức các chương trình từ thiện, các hoạt động cộng đồng cũng như gia tăng các phúc lợi xã hội nhằm khuếch trương thương hiệu và cải thiện thái độ, tình cảm tích cực của khách hàng, đối tác, dân chúng với hình ảnh thương hiệu của DN. Các hoạt động này nên được chú trọng tổ chức thường xuyên và có xây dựng kế hoạch cụ thể. Các hoạt động PR vì cộng đồng như chung tay giải cứu nông sản cho người nông dân hay hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh nên được các DNBLVN xem xét triển khai và thực hiện. Điều này không những mang lại doanh thu cho DN mà còn được xem là một hình ảnh đẹp trên tinh thần tương thân tương ái, là một cách thức khuếch trương thương hiệu của DN một cách nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. Đối với các đối tác kinh doanh, các DNBL nôi địa nên chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ


bền chặt và cùng xây dựng các cam kết hợp tác dựa trên tư duy win-win. Điều đó cho phép các đối tác có được cái nhìn tích cực với thương hiệu và tạo ra mối quan hệ lâu dài bền chặt. Trên cơ sở đó, các đối tác vừa là đơn vị hợp tác vừa là kênh truyền thông thương hiệu cực kỳ hiệu quả cho DN.

Ba là, tăng cường các hoạt động đầu tư nhằm cải tiến thương hiệu, góp phần gia tăng giá trị dịch vụ bán lẻ trên thị trường. Yếu tố này được các DNBLVN thực hiện ở mức độ trung bình (giá trị Mean đạt 2.62). DNBL cần có nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng & phát triển thương hiệu để từ đó đưa ra các chính sách tài chính cụ thể và hiệu quả nhằm cải tiến thương hiệu. Việc cải tiến thương hiệu không chỉ đơn thuần là đánh bóng tên tuổi và độ nổi tiếng của DNBL trên thị trường mà còn là những cam kết của DN trong việc gia tăng các giá trị cung ứng cho khách hàng. Để cải tiến thương hiệu, một trong những điều then chốt là gia tăng các giá trị cung ứng cho khách hàng thông qua cải thiện và đa dạng hóa phương thức bán hàng, triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, xây dựng hệ thống bán lẻ thuận tiện và phù hợp từng phân khúc khách hàng cũng như từng khu vực địa lý.

Bốn là, tăng cường mức độ hiệu quả của hệ thống tiếp nhận phản hồi của các bên liên quan về thương hiệu. Thực trạng sử dụng yếu tố này của các siêu thị thì thấy mức độ đáp ứng yêu cầu đạt trung bình khá với giá trị Mean là 2.71. Như vậy, trong thời gian tới, các DNBLVN cần đa dạng hóa cách thức tiếp nhận thông tin phản hồi. Ngoài việc sử dụng các phương cách tiếp cận quen thuộc như gửi email, góp ý trực tiếp tại các hòm thư đặt tại nơi bán hàng thì các phương thức góp ý qua hotline, qua website, qua ứng dụng của các thiết bị thông minh cũng nên được sớm triển khai. Bên cạnh đó, các DNBL nội địa cũng cần xây dựng một bộ phận chuyên trách thực hiện việc rà soát, phân loại các thông tin để gửi đến các bộ phận có liên quan thực hiện việc giải đáp và đưa ra các phản hồi từ phía DN và gửi lại các bên có liên quan tương ứng. DNBL cần coi đây là một trong những phương thức quan trọng và hiệu quả giúp DN có được nguồn thông tin chính xác và chân thật nhất về thực trạng DN cũng như về các chương trình thương hiệu của DN. Hệ thống nhân sự phụ trách công việc này cũng cần được đào tạo về kỹ năng tiếp xúc và giải đáp với khách hàng, cần phải nắm rõ ý nghĩa, thông điệp và các chương trình thương hiệu đã và đang được triển khai để đưa ra các câu trả lời, các lời giải đáp thỏa đáng cho khách hàng và các bên liên quan.

Năm là, tiếp tục duy trì và xây dựng tốt mối liên hệ giữa thương hiệu của DN với nhu cầu của các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ thực hiện yếu tố này chỉ đạt mức độ trung bình. Do vậy, các DN bán lẻ cần hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là những đối tượng có ảnh hưởng tới thương hiệu của DN như khách hàng, đối tác, dân chúng…. Các hoạt động điều tra, khảo sát

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí