Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam Đang Gặp Rất Nhiều Khó Khăn Trong Quá Trình Phát Triển.

Còn về các cửa hàng bán lẻ truyền thống, với khoảng 350.000 cửa hàng, tiệm tạp hoá, thì diện tích trung bình chỉ vào khoảng 14,8 m2/cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, trưng bày lộn xộn…

3.3. Các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại đã bước đầu xuất hiện và phát triển. Tuy quy mô còn nhỏ và số lượng chưa nhiều nhưng đã đem lại luồng sinh khí mới, mở màn cho tiến trình cải cách hệ thống phân phối hàng hoá nói chung và cho hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng ở Việt Nam.

Với chiến lược không ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển thêm cơ sở mới, một số doanh nghiệp đã và đang hình thành loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại của riêng mình để từng bước đi vào vận hành kinh doanh theo mô hình chuỗi và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp trong nước có: Tổng công ty thương mại Sài Gòn với Thương xá Tax; Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi siêu thị Co-op Mart và 30 cửa hàng nhỏ khác; Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ An Phong với 4 siêu thị Maximark ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Bình Dương; Công ty TNHH thương mại – dịch vụ Đông Hưng với 5 siêu thị Citimart ở Tp.HCM và 2 siêu thị ở Hà Nội và dự định mở 5 siêu thị Citimart khác ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đà Lạt; các thành viên của Tổng Công ty dệt may Việt Nam với 16 siêu thị, cửa hàng chuyên doanh hiện đại mang tên Vinatex, Công ty TNHH Hoàng Nam với 3 siêu thị nội thất Phố Xinh ở Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có: Hệ thống siêu thị Big C với 4 siêu thị đang hoạt động và 3 siêu thị khác đang chuẩn bị xây dựng, cửa hàng bách hoá tổng hợp Diamond Plaza, Trung tâm mua sắm Parkson, TTTM Zen Plaza…

Bên cạnh sự ra đời của nhiều cơ sở mới thì có những cơ sở cũ được cải tạo, nới rộng mặt bằng kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị, đa dạng hoá mặt hàng…Hay có doanh nghiệp đang tiến hành nâng cấp, hiện đại hoá hoạt động liên quan đến mạng lưới kho tàng, bảo quản, phân loại, đóng gói…và từng

bước áp dụng công nghệ logistics để kiểm soát từng phần hoặc toàn bộ đường đi của hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp phân phối lớn đã xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn cho sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định mang tính cạnh tranh cao, đã và đang hình thành sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhập khẩu…với doanh nghiệp phân phối trong việc bảo đảm nguồn cung ứng, cũng như khi muốn tung ra thị trường một loại sản phẩm mới. Dó đó, sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, trong các kênh phân phối hiện đại đã diễn ra một sự đảo ngược thú vị: hàng nhập khẩu chiếm gần 100% trong thời gian đầu đã giảm dần, và tỷ lệ hàng Việt Nam trong các siêu thị và TTTM tăng lên đáng kể (tới nay đã chiếm 70% số hàng hoá, một số nhóm hàng như thực phẩm, hoá mỹ phẩm chiếm 85-95%).

Ngày càng có nhiều thương hiệu của doanh nghiệp phân phối bán lẻ bên cạnh thương hiệu sản phẩm của nhà sản xuất như một sự bảo đảm về chất lượng.

Đã và đang xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại. Các siêu thị, trung tâm thương mại liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã tạo được phong cách riêng trong hoạt động mua bán và thu hút khách hàng.

Gần đây đã có sự thay đổi đáng kể về giá cả hàng hoá giữa các loại hình phân phối hiện đại với chợ. Nếu vài năm trước đây người tiêu dùng ngại vào siêu thị/TTTM vì giá bán ở đây thường cao hơn ở chợ thì nay đã có khá nhiều mặt hàng có giá tương đương hoặc thấp hơn ở chợ.

Tỷ trọng hàng hoá qua các loại hình bán lẻ hiện đại tăng dần, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người dân, tác động tới sự tiến bộ của hệ thống phân phối hàng hoá, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và sản xuất trong nước phát triển bằng những đơn đặt hàng có yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ…góp phần vào việc quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.4. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Không chỉ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày một mạnh mẽ từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn về chính sách và luật pháp, vốn, hậu cần, con người, tính chuyên nghiệp trong quản lý…

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 9

Chương 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM


1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.

1.1. Bối cảnh thế giới

Hiện nay, trong từng nước cũng như trên phạm vi toàn cầu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh. Ở các nước phát triển, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP ở các nước phát triển tăng nhanh và chiếm khoảng 70 - 80%. Trong các nền kinh tế này, thương mại nội địa (dịch vụ phân phối – trong đó có dịch vụ bán lẻ) có tác động rất lớn và là một bộ phận rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Con đường của một sản phẩm từ sản xuất đến thị trường đi qua 3 công đoạn chính: xác định nhu cầu - tổ chức sản xuất và cuối cùng là tiến hành tiêu thụ. Thay vì như trước đây, các nước phát triển chỉ quan tâm đến sản xuất nay chuyển trọng tâm sang khai thác các phát minh, sáng chế, kiểu dáng, giải pháp hữu ích (gắn với đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hoá) và đưa sản phẩm đó vào một hệ thống phân phối mạnh cùng với việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… Theo đó, sản phẩm sẽ được tiêu thụ với giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Vì vậy, hệ thống phân phối ngày càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định và được các nước phát triển đặc biệt quan tâm.

Xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn cầu. Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên

quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất. Nếu Việt Nam không sớm củng cố, phát triển hệ thống phân phối nội địa tốt trước khi mở cửa thị trường thì Việt Nam chỉ có thể hưởng lợi trong việc thu hút nguồn vốn FDI do quá trình phân công lại cơ cấu sản xuất, còn việc bị các tập đoàn phân phối nước ngoài thao túng thị trường nội địa là nguy cơ không còn quá xa và khó tránh khỏi. Thống trị trong phân phối dẫn đến sẽ thống trị trong sản xuất. Quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ khó cao do giá trị tăng trong công đoạn sản xuất ngày một thấp đi.

Trên thế giới, xu hướng phát triển chung của hệ thống phân phối diễn ra từ những năm giữa thập kỷ 90 đến nay là:

Tập trung hoá hệ thống phân phối ngày càng cao. Trong bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, TTTM, trung tâm mua sắm… Quy mô trung bình của các loại hình này (diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên đồng thời mật độ của chúng giảm xuống; ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị và TTTM có quy mô cực lớn, kinh doanh theo chuỗi. Sự xuất hiện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối làm cho mối quan hệ giữa sản xuất, bán buôn và bán lẻ ngày càng chặt chẽ và mật thiết, tạo ra một hệ thống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp, liên hoàn ngày càng hiệu quả.

Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp phân phối lớn đã liên kết các cửa hàng có quy mô nhỏ trong cùng một hệ thống, tạo ra sức cạnh tranh cao hơn do chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh các phương thức mua bán trực tuyến như bán hàng qua mạng, qua bưu điện… cũng tác động đến các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ với lối mua bán truyền thống. Thương mại điện tử là một xu hướng giao dịch mua bán mới, hiện đại, xuất hiện trong thời

đại “số hoá” giúp cho khách hàng giao dịch rất nhanh, nhà kinh doanh giảm chi phí mở cửa hàng trong khi vẫn tăng được doanh số lượng khách hàng (kể cả khách hàng ngoài biên giới quốc gia) với tần suất giao dịch gần như là không giới hạn trong một khoảng thời gian cực ngắn.

Xu hướng phát triển các phương thức quản lý mới (xây dựng thương hiệu, tự động hoá quy trình công nghệ kinh doanh…), các phương thức kinh doanh mới (thương mại điện tử, liên kết “chuỗi” phân phối nhượng quyền thương mại…), các loại hình tổ chức kinh doanh mới (đại siêu thị, chuỗi siêu thị, sàn giao dịch, kho hàng bán buôn, cửa hàng tiện lợi…) đang ngày càng nhanh và thay thế ngày càng mạnh cho phương thức quản lý, phương thức giao dịch và loại hình tổ chức kinh doanh truyền thống.

Việt Nam cần phải phát triển một cấu trúc đồng bộ và hiện đại như thế cho phân ngành dịch vụ phân phối, tương thích với xu thế chung, nếu không muốn sa vào nguy cơ tụt hậu, thậm chí bị “bỏ rơi” trong lĩnh vực này.

1.2. Bối cảnh trong nước

1.2.1. Lộ trình hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ hàng hoá ở

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong hiệp định Thương mại Việt Mỹ23: Hiệp định đã quy định cụ thể một số quyền kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ bán lẻ như sau: Cho phép các công ty Hoa Kỳ thành lập liên doanh bán lẻ tại Việt Nam với vốn góp không quá 49%; Đến tháng 12/2007 cho phép các công ty liên doanh Hoa Kỳ có thể thành lập liên doanh bán lẻ tại Việt Nam với vốn góp trên 49% nhưng dưới

100%; Đến tháng 12 năm 2008, các công ty Hoa Kỳ có thể thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên việc mở thêm điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét cấp phép cho từng


23 Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ - (http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?t=996)

trường hợp; Dịch vụ nhượng quyền thương mại được thực hiện theo tiến trình xây dựng pháp luật và quy định.

Phạm vi cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản: Đây là hiệp định có mức bảo hộ cao nhất, đã cam kết cao hơn trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Theo hiệp định này thì các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ được thành lập các liên doanh với vốn góp không quá 49%, trên 49% và doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản vào thời điểm Việt Nam cho phép bất kỳ nhà đầu tư của nước thứ ba nào có hiệu lực, tuỳ thời điểm nào diễn ra trước.

Đối với AFTA, nguyên tắc chung là các nước cùng đặt ra một thời hạn nhất định đối với lộ trình cụ thể về mở cửa thị trường thông qua cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, buộc các thành viên phải cùng thực hiện.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tham gia đàm phán trong khuôn khổ đàm phán của khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác ASEAN cộng (bao gồm các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc).

Đối với APEC, ASEM, nguyên tắc chung của hợp tác là các bên cùng đặt ra thời hạn mục tiêu mà không có lộ trình bắt buộc cụ thể, các nước tự nguyện, linh hoạt xây dựng lộ trình và thực hiện.

Đối với WTO, ta phải thừa nhận 5 nguyên tắc cơ bản của WTO là: Thương mại không có sự phân biệt đối xử; đảm bảo tính ổn định và minh bạch cho hoạt động thương mại; thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán; tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng và dành những điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển. Các nguyên tắc và luật lệ của WTO đều mang tính ràng buộc cao mà các nước thành viên có trách nhiệm tuân thủ nghiêm chỉnh.

1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam.

Từ xu hướng phát triển bán lẻ trên thế giới và thực trạng thị trường bán lẻ tại Việt Nam, ta có thể nhận định rằng: quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động rất sâu sắc đến hệ thống phân phối nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam nói riêng. Những tác động đó là:

1.2.2.1. Sự gia tăng đáng kể của các chủ thể sản xuất và kinh doanh vào hệ thống phân phối hàng hoá.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh. Nhờ chủ trương trên và nhờ việc thực hiện các Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hợp tác xã…đã tạo một bước thay đổi rất lớn trong cải cách thể chế kinh tế, dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, cùng với hàng triệu hộ buôn bán nhỏ tham gia vào hệ thống phân phối hàng hoá ở thị trường nội địa. Với mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2001-2010 là 7-7,5%/năm thì quy mô về Tổng mức LCHHBL trong nước vào năm 2010 sẽ ở mức 600-650 nghìn tỷ đồng. Như thế, sẽ có sự gia tăng lớn các chủ thể kinh tế vào hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2.2.2.Rào cản gia nhập và rút lui khỏi hệ thống phân phối sẽ giảm dần.

Trong xu thế tự do hoá thương mại của thế giới, nước ta đã thực hiện quá trình tự do hoá thương mại ngay từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với việc cho phép tất cả các doanh nghiệp trong nước (không phân biệt sản xuất hay thương mại) được phép kinh doanh bán lẻ trên thị trường nội địa. Những năm tới, với chủ trương Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí