) Giành Thị Phần Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Nội Địa

hàng nhỏ lẻ sẽ có xu hướng mua sắm ở siêu thị với nhiều đợt khuyến mãi giảm giá, hay các cửa hàng tiện ích rất thuận tiện cho khách hàng lại không phải mặc cả, kì kèo giá cả.

Để tồn tại, các tiểu thương phải giữ khách hàng bằng nhiều cách, mà trước hết cần phải thay đổi tư duy buôn bán nhỏ. Các chợ cũng nên dần học tập kinh nghiệm của siêu thị như hàng hóa phải niêm yết giá rõ ràng, sắp xếp bắt mắt,chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, xây dựng văn minh thương mại để người mua cảm nhận được rằng chợ xứng đáng là địa chỉ mua sắm tin cậy, là nơi phục vụ lâu dài và thân thiện vì lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng thực tế, theo khảo sát của P&G, gần 100% các chủ cửa hàng bán lẻ cho rằng, họ mở cửa hiệu chỉ mong có “đồng ra, đồng vào” và không mong muốn gắn bó với nghề này. Đây là lý do lớn nhất mà những cửa hàng nhỏ lẻ đã “tự thua”, trước sức ép của mô hình bán lẻ hiện đại. Điều này cũng không khó hiểu lắm khi mà nhiều người bán lẻ chỉ có học thức trung bình, không áp dụng được nhiều chiến lược, không có vốn đầu tư nâng cấp như các siêu thị, trung tâm phân phối lớn.

2.2) Giành thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Trước một thị trường đầy tiềm năng đang có nguy cơ bị doanh nghiệp nước ngoài lấn sân, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những kế hoạch và dự định cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu làm phép tính so sánh thì trong cuộc chạy đua dành thị phần phân phối bán lẻ, dù các doanh nghiệp Việt Nam có xuất phát trước, cũng không phải là đối thủ của các tập đoàn nước ngoài.

Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài đang dần chiếm ưu thế trong cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa sau gần một năm có mặt tại Việt Nam vì vị trí đẹp, ưu đãi về chính sách và có khả năng chịu lỗ tốt... Ai cũng biết rằng địa điểm là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bán lẻ và đây cũng là điều mà các doanh nghiệp ngoại đang chiếm ưu thế. Do địa điểm đẹp, diện tích rộng hơn nên một ngày siêu thị của BigC có doanh thu 7-8 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp nội địa trung bình chỉ thu về khoảng 200 - 300 triệu đồng. Thậm chí nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài như Wal

-Mart chẳng hạn, nếu vào Việt Nam có thể bỏ khoản tiền lớn để mua một miếng đất rộng, giá cao, phá giá. Một điểm bất lợi khác khiến doanh nghiệp thua thiệt so với

doanh nghiệp nước ngoài, đó là chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp vẫn chưa bình đẳng. Hệ thống siêu thị của Metro được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp còn các nhà bán lẻ trong nước thì không. Điều này dẫn đến những lợi thế nhất định trong kinh doanh cho phía doanh nghiệp nước ngoài. Về việc hạ giá và chịu lỗ được các doanh nghiệp nước ngoài giải thích là “bước đi” nằm trong chiến lược phát triển dài hạn, và rằng về lâu về dài sẽ là lãi. Tuy nhiên, thực tế này đang đẩy phần khó khăn về phía doanh nghiệp bán lẻ trong nước, vốn không mạnh về tiềm lực tài chính. Dự án doanh nghiệp bán lẻ trong nước chỉ chịu đựng được thời gian lỗ ban đầu từ 3 đến 5 năm, còn đối với các doanh nghiệp ngoại lỗ 10 năm họ vẫn đầu tư, tức là họ có thể đưa giá bán dưới giá vốn.

Ngoài ra, không chỉ đầu tư xây dựng thêm nhiều trung tâm phân phối mới, các tập đoàn này sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu $ để mua lại các doanh nghiệp phân phối Việt Nam hoặc đầu tư liên doanh liên kết.

Có thể lo ngại trong một tương lai không xa, việc các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần vào tay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Xét từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và thực tiễn thị trường tại Việt Nam, có thể khẳng định nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm tập trung xây dựng kênh phân phối đủ mạnh thì thị trường Việt Nam sẽ chuyển sang kênh phân phối hiện đại với thị phần áp đảo thuộc về các tập đoàn đa quốc gia.

2.3) Gây sức ép cho các nhà sản xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Sự phát triển của thị trường bán lẻ được coi là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, thậm chí nó còn là một trong những thước đo phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, với việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ thì các nhà sản xuất (bao gồm cả những hộ nông dân) sẽ phải chịu áp lực rất lớn.

Trước hết, khi mà phân phối nước ngoài vào Việt Nam, họ kéo theo hàng trăm nghìn loại hàng hóa từ các nhà sản xuất quốc tế, vì vậy chúng ta không chỉ mất thị phần ở hệ thống bán lẻ mà ngay cả các nhà sản xuất nội địa cũng gặp nhiều khó khăn. Các sản phẩm nước ngoài với ưu thế về mẫu mã, chủng loại, nhãn hiệu và chất lượng sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước. Người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là người tiêu dùng ở các đô thị đang

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 9

ngày càng quan tâm đến hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng, có xuất xứ rõ ràng, có chất lượng đảm bảo. Do đó việc hàng hóa nước ngoài ngày càng hấp dẫn được nhiều khách hàng hơn so với hàng hóa được sản xuất trong nước là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, với các nhóm sản phẩm cạnh tranh mà không chênh nhau đáng kể về chất lượng và giá cả thì yếu tố dễ mua là một ưu tiên của người tiêu dùng. Vấn đề của các nhà sản xuất là làm sao để đưa hàng hóa của mình thông qua các kênh phân phối khác nhau đến được với người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm vào các trung tâm thương mại hay các siêu thị của nước ngoài, các nhà sản xuất phải tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan đến mẫu mã chất lượng. Các cơ sở sản xuất nhỏ thường phải phụ thuộc vào các nhà phân phối nước ngoài và phải thực sự nỗ lực nếu muốn đưa hàng hóa của mình vào siêu thị, hoặc phải chịu nhiều rủi ro để lập mạng lưới tiêu thụ của riêng mình.

Khó khăn nhất phải kể đến người nông dân với các sản phẩm chủ yếu là nông thủy hải sản. Các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lượng lớn. Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe này, người nông dân phải đầu tư máy móc thiết bị, cây giống, phương pháp canh tác… nhưng họ lại không có vốn và phải đi vay ngân hàng. Điều này thật không dễ dàng, bởi lẽ trước đây nông dân vốn chỉ phải chuyển tất cả nông sản làm ra tới các chợ để tiêu thụ. Còn giờ đây, khi mà kênh phân phối truyền thống đã bị lấn át bởi các hình thức hiện đại, siêu thị đã dần thay thế các chợ cóc, cửa hàng, người nông dân phải phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà phân phối, bởi lẽ nếu nhà phân phối không mua hàng, họ sẽ không có chỗ tiêu thụ hàng và rơi vào nợ nần chồng chất.

Như vậy, khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã chiếm lĩnh được thị trường phân phối Việt Nam, họ sẽ gây sức ép không nhỏ lên các nhà sản xuất nội địa. Các nhà sản xuất trong nước sẽ rơi vào thế bị động và buộc phải phụ thuộc vào các nhà phân phối nước ngoài để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA VÀ HỘI‌‌

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


I) Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ

1) Quan điểm phát triển

Ngày 15/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ – TTg phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Đề án phát triển thương mại trong nước là một trong những đề án được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng gấp rút trong gần 2 năm nhằm phát triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Đây là một đề án rất quan trọng và được kỳ vọng sẽ có tác động sắp xếp, tổ chức và thúc đẩy thị trường trong nước đủ sức cạnh tranh khi bước vào giai đoạn hội nhập hoàn toàn theo cam kết WTO.

Theo đó, thương mại nội địa sẽ được phát triển theo hướng “Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam. Thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩu sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân

dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.”

Cụ thể, quan điểm phát triển thương mại trong nước sẽ là:

Thứ nhất, phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Thứ hai, phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.

Thứ ba, phát triển thương mại hàng hóa gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong nước.

Thứ tư, phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh.

2) Mục tiêu phát triển

2.1) Các chỉ tiêu tăng trưởng

Trên cơ sở những quan điểm phát triển đó, “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra những chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể cho toàn ngành thương mại nói chung và cho hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng.

Thứ nhất, đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến năm 2010 đạt trên 200.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%), đến năm 2020 đạt gần 450.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%);

Thứ hai, tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000.000 tỷ đồng.

Thứ ba, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo thành phần kinh tế đến năm 2010; khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%.

Cuối cùng, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện ích…) đạt khoảng 20%, khoảng 160.000 tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800.000 tỷ đồng.

2.2) Mục tiêu biểu hiện

Ngoài các chỉ tiêu tăng trưởng, Đề án cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể biểu hiện dưới việc thay đổi các hình thức, cách thức vận hành như sau:

Thứ nhất, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm...) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản Chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn).

Thứ hai, phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử...

Thứ ba, hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để

hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế Quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trong nước khi thị trường thế giới biến động.

2) Phương hướng phát triển

Trong đề án cũng chỉ rõ các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên. Trước hết về thành phần tham gia vào thị trường bán lẻ, phải phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa. Cụ thể, đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như các tập đoàn, công ty mẹ con, các công ty thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics, các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các công ty CP sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn; và các hộ kinh doanh thương mại.

Một phương hướng quan trọng được nêu rõ trong Đề án đó là việc phải phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường từng địa bàn. Đồng thời, phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thỏa mãn của tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhất là đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù: củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ

thông qua quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý mua bán; thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội. Nhà nước can thiệp vào thị trường các ngành hàng này chủ yếu bằng quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối, sử dụng các công cụ gián tiếp.

Về phía Nhà nước, Đề án chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài. Các Bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…) nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ bố trí ngân sách hàng năm bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại.

II) Một số giải pháp

Trước thực tế thị trường bán lẻ, tiềm năng của nước ta với nguy cơ “miếng bánh bán lẻ” bị chia nhỏ và những tác động tích cực, tiêu cực tới tất cả các đối tượng liên quan cùng với xu hướng tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi, người viết xin đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam.

Về phía Chính phủ

Nhà nước đã đưa ra những chính sách bảo vệ thị trường nội địa gồm cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước nguy cơ tấn công ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng Nhà nước cần có những chính sách sát sao hơn đồng thời cần phải minh bạch rõ ràng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ thị trường nội địa trong mức khả năng nhiều như có thể.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí