Triển Vọng Phát Triển Cho Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Nước Ngoài Và Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam

có xuất xứ từ Công ty Đức Chính - phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Ngoài ra, nhiều siêu thị còn bán hàng thực phẩm kém chất lượng, thậm chí bán hàng đã hết hạn sử dụng.

Điểm yếu tiếp theo là về dịch vụ. Với hóa đơn từ 200.000 đồng trở lên, khách hàng chỉ việc đưa địa chỉ, nhân viên của Saigon Co.op sẽ trực tiếp mang số hàng hóa đó về tận nhà. Đây là dịch vụ mới nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của người tiêu dùng là khách hàng của hệ thống siêu thị Saigon Co.op. Tuy nhiên, những dịch vụ tiện ích như vậy chưa nhiều và đây chính là điểm yếu kém của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Đối mặt với cuộc cạnh tranh sắp tới, cách lựa chọn nhiều nhất đối với các nhà bán lẻ nội địa là mở rộng quy mô. Nhưng theo một quan chức của Bộ Công thương, việc "bành trướng" về quy mô không phải là biện pháp tốt nhất của cạnh tranh. Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay chính là chất lượng dịch vụ và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm. Đây lại là điểm mạnh của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Vì vậy, ngoài việc nhân nhanh, nhân rộng về quy mô, số lượng địa điểm giao dịch, thì các doanh nghiệp bán lẻ phải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, các chương trình hậu mãi, sự tiện lợi... để giữ thị phần tại sân nhà.

Yếu kém còn thể hiện ở hạ tầng cơ sở lạc hậu. Hiện Việt Nam mới có một số ít trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phục vụ theo hình thức tự phục vụ... còn phần lớn là cơ sở hạ tầng cũ tương ứng với phương thức hoạt động truyền thống. Hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Về nguồn nhân lực quản trị, chúng ta cũng chưa theo kịp yêu cầu của hệ thống phân phối hiện đại. Nguồn nhân lực của nước ta đông nhưng đa phần không được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn yếu kém. Các siêu thị, các trung tâm thương mại hiện đang rất thiếu các chuyên gia cao cấp chuyên

nghiệp và kinh nghiệm để quản lý và điều hành. Đây cũng đang là nỗi lo lắng, băn khoăn của các doanh nghiệp khi mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Mặt khác, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp rất yếu, thể hiện ở việc tổ chức hệ thống phân phối ở từng địa phương, khu vực và toàn quốc chưa đồng bộ, chặt chẽ từ khâu thu mua kiểm định, sơ chế đến đóng gói và bán ra. Công tác xúc tiến thương mại, dự báo thông tin thị trường chưa được quan tâm, chưa có bộ phận chuyên trách nên việc vận hành các nghiệp vụ của Marketing chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Hơn 60% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh, phương pháp quản lý chính vẫn là ghi chép và cộng sổ hàng ngày, dễ gây sai sót và tốn nhiều thời gian; khoảng 20% doanh nghiệp mới xây dựng được Website ở mức độ đơn giản, nội dung còn sơ sàiTrong khi các nhà bán lẻ nội địa chạy đua từng ngày một để mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường, thì các nhà quản lý vẫn còn ngồi vạch kế hoạch quy hoạch mạng lưới.

Bên cạnh đó, trên thị trường bán lẻ Việt Nam, giữa các doanh nghiệp đã manh nha xuất hiện các hoạt động phản cạnh tranh như so sánh trực tiếp các sản phẩm cùng loại, khuyến mại gian dối về sản phẩm, tặng hàng cho khách dùng thử để đổi sản phẩm của doanh nghiệp khác, hành vi liên kết của các doanh nghiệp để phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa biết sử dụng công cụ pháp lý để tự bảo vệ trước các hành vi phản cạnh tranh.

2.3.2.3.Nguyên nhân của những tồn tại

Thay đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang hiện đại.

Loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới manh nha phát triển trong hơn 10 năm trở lại đây (trong khi ở một số nước phát triển, siêu thị đã có bề dày lịch sử hơn 70 năm). Cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hộ gia đình rất phổ biến ở Việt Nam. Các cửa hàng này phục vụ trên diện rộng đối với cả hàng hoá thực phẩm và phi thực phẩm. Các thị trường truyền thống và cửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

hàng tạp hoá vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam. Do đó, việc thay đổi hình thức kinh doanh từ truyền thống sang hiện đại hoá cũng là điều hết sức khó khăn vì kinh doanh kiểu truyền thống như thông qua các chợ, cửa hàng tạp hoá đã ăn sâu bén rễ từ lâu đời nay đối với các doanh nghiệp trong nước thường có vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ manh mún.

Mặc dù cũng có một vài chính sách được đưa ra và có hiệu lực để khuyến kích hình thức bán lẻ hiện đại phát triển như phát hành các loại thẻ tín dụng để mua hàng, phát hành tiền xu và đồng bạc ngân hàng mới, phát triền Internet, chuyển 10 siêu thị từ nội thành thành phố Hồ Chí Minh ra các khu vực ngoại thành... Tuy nhiên, người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng các loại thẻ tín dụng để mua hàng hoá, không có hình thức máy bán hàng tự động và hệ thống bán lẻ thông qua mạng đang trong giai đoạn sơ khai nên 99% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 10

Rõ ràng việc thay đổi hình thức kinh doanh từ truyền thống sang hiện đại hoá cũng là điều hết sức khó khăn. Để thành công đòi hỏi phải có thời gian cũng như nỗ lực rất nhiều từ phía doanh nghiệp cũng như nhà nước.

Khả năng lực tài chính hạn chế.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ý thức được việc mở rộng hệ thống, cũng muốn đầu tư nhiều hơn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đạinhưng nhiều khi "lực bất tòng tâm", đâu phải doanh nghiệp cứ muốn làm là làm được ngay đâu.Thiếu vốn, khó khăn trong việc mở rộng hệ thống vì kinh phí cho việc mở rộng này không phải là nhỏ.Vốn chính là bài toán nan giải với các doanh nghiệp trong nước hiện nay.

Cũng vì lý do tài chính mà các doanh nghiệp gặp bất lợi trong việc thuê mặt bằng kinh doanh. Với những vị trí kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam không thể nào "đấu" lại được với các doanh nghiệp nước ngoài vì giá thuê là rất đắt và tăng lên từng ngày do nhu cầu thuê mặt bằng không ngừng tăng lên trong khi số lượng mặt bằng là có hạn. Ví dụ như giá thuê mặt bằng tại

quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã đạt tới mức 130 USD/ m2/tháng, thậm chí giá thuê của những mặt bằng tại những vị trí đẹp, hoặc tại khu trung tâm kinh doanh thương mại và tầng trệt ở thành phố Hồ Chí Minh lên đến 200USD/m2/tháng thì làm sao các nhà bán lẻ Việt Nam có thể "chịu đựng" được.

Thiếu chính sách của nhà nước.

Có một thực tế: bước đường hình thành các tập đoàn bán lẻ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thời gian qua và hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp than rằng áp lực cạnh tranh đã rất gay gắt, vậy mà nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn phải ngồi chờ quy hoạch hệ thống siêu thị. "Chờ được quy hoạch thì trễ mất"!

Trong hội nhập, bắt buộc chúng ta phải mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam, việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài là điều khó tránh khỏi, song cấp như thế nào, liều lượng bao nhiêu thì cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, đòi hỏi các nhà quản lý phải có những chính sách hợp lý như một "bác sỹ kê đơn bốc thuốc". Không có một nước nào lại dễ dãi quá mức đối với nhà đầu tư nước ngoài khi cùng một lúc cấp phép cho Metro xây dựng 8 siêu thị mà toàn là ở nội thành các thành phố lớn với số vốn lên tới 120 triệu USD như Việt Nam.

Ở Ấn Độ, họ mở cửa nhưng không cho các tập đoàn vào phát triển từng chuỗi siêu thị như Việt Nam mà chỉ cho vào từng cái đơn lẻ. Dù thị trường là rất lớn, nhưng chính phủ Ấn Độ cũng chỉ cho phép Metro mở 2 siêu thị vốn đầu tư 40 triệu USD.

Ở một số nước, cho các tập đoàn nước ngoài vào xây dựng các đại siêu thị nhưng không được ở trung tâm mà phải ra các vùng ngoại vi, muốn đến đó mua sắm phải đi ô tô hoặc xe bus. Đơn giản vì nếu chỉ cần một nhà bán lẻ xây dựng siêu thị lớn ở trung tâm thì chắc chắn các siêu thị bán lẻ nhỏ trong nước

sẽ bị bóp chết. Như ở Phillipines, họ cấp phép cho Metro nhưng quy định khoảng cách từ trung tâm thành phố đến siêu thị phải là 40km.

Thiếu các chính sách khôn ngoan và linh hoạt, chính chúng ta đang tự trói tay mình! Saigon Co.op đã nhiều lần muốn mở siêu thị ở Hà Nội nhưng không tìm được mặt bằng. Sự ưu ái quá mức với nhà đầu tư nước ngoài của chúng ta sẽ làm tổn hại chính chúng ta. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp trong nước đang cần sự hỗ trợ một cách hiệu quả trên nguyên tắc công bằng và vì lợi ích quốc gia của nhà nước để doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể hình thành, phát triển mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hùng hậu đã, đang và sắp vào Việt Nam.

Một chính sách hợp lý sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tự vận động để lớn lên. Doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và yếu nhưng thiếu vốn không lo bằng thiếu các chính sách hợp lý!

Quản lý của nhà nước với hệ thống bán lẻ còn lỏng lẻo.

Cho đến nay, nhà nước vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng chiến lược, quy hoạch cụ thể để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, còn thiếu các quy định, tiêu chuẩn để quản lý là cơ sở cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển, dẫn đến tình trạng các loại hình phân phối hiện đại phát triển tự phát trong một thời gian dài.

Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại đã ban hành song tính thực thi của quy chế chưa cao. Qua kiểm tra mới đây của Sở Thương mại Hà Nội cho thấy, hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn hiện nay không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí).

Các siêu thị quy mô nhỏ, không đạt tiêu chuẩn về diện tích, chủng loại hàng hóa, vốn, trang thiết bị chuyên dùng... nhưng vẫn trưng biển, tự phong "sao, xếp hạng" cho mình là siêu thị đạt chuẩn. Nhiều Công ty, cửa hàng kinh

doanh đua nhau sử dụng chiêu thức tự gắn cho mình tên các siêu thị chuyên ngành như: Siêu thị máy tính, siêu thị nội thất, siêu thị điện thoại, siêu thị điện tử, siêu thị ôtôgây ra sự ngộ nhận cho người tiêu dùng

Mặt khác, mặc dù "Quy chế về siêu thị, trung tâm thương mại" ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa hề có một chế tài nào trong việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Quy chế mới chỉ dừng lại ở việc quản lý hình thức của các siêu thị, việc phân hạng siêu thị chủ yếu phục vụ công tác quy hoạch, thống kê của cơ quan quản lý.

Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại là chưa đủ để quản lý hoạt động của hệ thống bán lẻ hiện đại vốn đang phát triển nhanh chóng hiện nay. Theo Sở thương mại Hà Nội, kinh doanh siêu thị không phải là loại hình kinh doanh có điều kiện, nên khi đăng ký ngành nghề kinh doanh tại Sở Kế hoạch&Đầu tư chỉ yêu cầu về vốn pháp định, tư cách pháp nhân, mà không phải tuân thủ theo quy định nào của ngành thương mại. Do vậy nhiều siêu thị được thành lập nhưng Sở Thương mại vẫn không nắm được. Cũng vì không nắm được tình hình hoạt động của các siêu thị nên việc hướng dẫn thực hiện quy chế cũng như công tác quản lý đối với những doanh nghiệp này vô cùng khó khăn.

Trong việc thực hiện đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020" cũng gặp không ít trở ngại. Hiện nay, kế hoạch xây dựng 20 nhà phân phối bán lẻ lớn trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang gặp khó khăn về vốn, đất đai và cả công nghệ quản lý. Mặc dù cũng có một vài chính sách được đưa ra và có hiệu lực trong ngành công nghiệp bán lẻ nhưng tính thực thi chưa cao. Xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại vững mạnh vẫn đang là bài toán khó!

Các tập đoàn nước ngoài đang nhanh chóng khẳng định những ưu thế vượt trội về phương thức kinh doanh, tiềm năng vốn, công nghệ quản lý, kinh

nghiệm của mình trên thị trường Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống phân phối trong nước theo nhận định của Bộ Công thương là vẫn nhỏ bé, phát triển còn mang nặng tính tự phát, thiếu ổn định và chưa bền vững rất dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động khách quan. Sự hiện diện của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp nước ngoài tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà bán lẻ nội địa.Thách thức với doanh ngiệp bán lẻ Việt Nam không chỉ là nguy cơ bị loại bỏ bởi các tập đoàn nước ngoài mà nếu doanh nghiệp Việt Nam không phát triển nhanh thì sẽ bị chính người tiêu dùng loại bỏ.‌‌


CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM


3.1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại

3.1.1. Quá hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Trong những năm tới, với việc thực thi các cam kết hội nhập, thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Đầu tiên phải nói đến sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam. Các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới đã nhận ra sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và nhiều tập đoàn như Wal- mart, Carrefour, Tesco... đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược trong những năm tới.

Trong báo cáo "Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam" vừa được công bố, hãng nghiên cứu, tư vấn toàn cầu RNCOS khẳng định với vị trí là một trong 7 thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới 21, các nhà phân phối trong và ngoài nước đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam. Hãng nhận


21 Nguồn: http://www.rncos.com/Report/IM 502.htm

định rằng cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn chuyển đổi nhanh từ năm 2007- 2010. Trong khoảng thời gian trên, các chợ mini, tổ hợp buôn bán nhỏ và hệ thống siêu thị sẽ mọc lên khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách hàng, lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ nước ngoài và sẽ ra đời những trung tâm thương mại, mua sắm lớn hơn, hiện đại hơn.

Phải khẳng định rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực phân phối tại Việt Nam cùng với lộ trình mở cửa. Đây là những tập đoàn có bề dày hàng trăm năm về kinh nghiệm quản lý, năng lực tài chính và phát triển hệ thống... Vào Việt Nam, họ sẽ đem theo phương thức bán hàng mới, quy mô mới, tạo ra hạ tầng cơ sở tốt, đem lại diện mạo mới cho thị trường và tạo thêm nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Cùng với cơ hội lớn này thì sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài cũng tạo ra áp lực cạnh tranh giữa họ với nhau, giữa họ với các nhà phân phối trong nước. áp lực đó tạo ra thách thức lớn cho hệ thống phân phối trong nước, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu không tự đổi mới và làm lớn mình. Tuy nhiên, đây lại chính là động lực phát triển cho hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các công ty bán lẻ hàng đầu thế giới công tác quản lý, tổ chức hệ thống phân phối hàng hoá nói chung sẽ phát triển theo hướng hiện đại và hoàn thiện hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phát triển lâu dài.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đặt ra là việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Hệ thống bán lẻ trong nước còn non yếu, lạc hậu, nếu không kịp thời có chiến lược phát triển cụ thể thì sẽ khó có thể củng có vị thế và giữ vững thị trường trước làn sóng các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022