lượng dành cho công việc. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo cần hạn chế ảnh hưởng của những điều không vui đến các quyết định mà anh đưa ra.”
Thứ ba, năng lực thấu hiểu cảm xúccủa có tác động (+) đến kết quả hoạt động của phòng phòng giao dịch trong NHTMVN. Điều này hàm ý rằng với NQT cấp trung có năng lực thấu hiểu cảm xúc ở mức cao (khả năng thấu hiểu về các trạng thái cảm xúc, cũng như nguyên nhân nguyên nhân gây ra và các tiến trình phát triển của cảm xúc) thì đưa đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch ở mức cao hơn.Và như một NQT cấp trung ở một NHTM đã chia sẻ:
“Với một người lãnh đạo thì cần có được sự tin tưởng và yêu mến của nhân viên. Muốn có được điều đó, thì anh phải nắm bắt và hiểu được tâm trạng của nhân viên, anh phải động viên họ khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc. Không chỉ có vậy, người lãnh đạo phải nắm bắt được cả các nhu cầu và mong muốn của nhân viên để từ đó tạo ra những cơ hội phát triển họ thì đó mới là người lãnh đạo có năng lực”
Hay như một NQT cấp trung khác đã phát biểu:
“Trong giao tiếp và thiết lập quan hệ với mọi người trong công việc, tôi thấy mình biết đồng cảm và thuận theo cảm xúc của người khác một cách hiệu quả. Và cũng chính vì điều này, tôi thường cảm thấy tự tin và thoải mái trao đổi, tiếp xúc với khác hàng và kể cả các khách hàng lớn tuổi, khách hàng khó tính”
NQT cấp trung có năng lực thấu hiểu cảm xúc ở mức thấp sẽ thường khó khăn trong việc tạo lập mối quan hệ với đối tác, nhân viên, khách hàng… và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của phòng giao dịch. Minh chứng cho luận giải này có thể dựa vào chia sẻ của một NQT cấp trung:
“Vào thứ 5 của tuần trước, một bạn nhân viên của tôi trong một buổi sáng hai lần bị khách hàng phàn nàn là đã không thân thiện với họ. Ngay lập tức tôi gọi vào phòng và nói cho một trận về tinh thần và thái độ làm việc. Cô ấy bật khóc và xin lỗi vì đã để chuyện buồn của gia đình ảnh hưởng đến công việc. Lúc đó, tôi cảm thấy mình không đúng với bạn ấy bởi vì nếu tôi nhận ra
và thấu hiểu cảm xúc, tâm trạng đang rất buồn vì việc gia đình của bạn ấy thì tôi đã không nặng lờikhiển trách bạn ấy như vậy”
Cuối cùng, năng lực nhận biết cảm xúc (khả năng nhận dạng chính xác những cảm xúc của riêng mình và của người khác) là một năng lực thường có ở mỗi người. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung có ảnh hưởng rất ít đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTM VN. Điều này hàm ý rằng không chỉ NQT cấp trung, mà hầu như mỗi cá nhân chúng ta thì việc nhận ra cảm xúc ở trong bản thân mình cũng như ở những người xung quang thường không quá khó. Qua năm tháng và với kinh nghiệm từ công việc, cuộc sống hàng ngày thì mỗi năng lực nhận biết cảm xúc của mỗi người có xu hướng tăng lên. Điều này nhận được sự đồng thuận với những gì mà một nhà NQT cấp trung đã chia sẻ với tác giả:
“Tôi cho rằng, một người bình thường không ai là không nhận ra được cảm xúc hiện tại của mình là như thế nào. Còn với việc nhận ra cảm xúc của người khác có khó hơn nhưng tôi cho rằng không quá khó. Với việc quan sát, tiếp xúc, làm việc với nhiều người và tạo thói quen tổng hợp thì việc nhận ra cảm xúc của người khác trở nên dễ dàng hơn.”
4.8. Kết quả kiểm định giả thuyết
Trên cơ sở kết quả phân tích ở trên, kết quả kiểm định giả thuyết như sau:
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nội dung | Kết quả | |
H1 | EI của NQT cấp trung trong có tác động đến sự hài lòng với công việc của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN | Đượcủng hộ |
H2 | EI của NQT cấp trung trong có tác động đến cam kết với tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H3 | EI của NQT cấp trung trong có tác động đến OCB hướng đến tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H4 | EI của NQT cấp trung trong có tác động đến OCB hướng đến cá nhân của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Với Các Biến Ở Cấp Độ Nhân Viên
- Mối Quan Hệ Số Năm Đảm Nhiệm Chức Vụ Hiện Tại Và Ei Của Nqt Cấp Trung Trong Nhtm Vn
- Mối Quan Hệ Giữa Ei Của Nqt Cấp Trung Và Ocb Hướng Đến Tổ Chức Của Nhân Viên
- Nghiên cứu năng lực cảm xúc của nhà quản trị cấp trung trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17
- Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Các Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Thorndike, E.l. (1920) Intelligence And Its Use. Harper‟S Magazine, Vol. 140, Pp.227-235.
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung trong có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ | |
H6 | Năng lực sử dụng cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H7 | Năng lực thấu hiểu cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H8 | Năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H9 | Sự hài lòng với công việc của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H10 | Cam kết với tổ chức của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam | Không được ủng hộ |
H11 | OCB hướng đến tổ chức của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Được ủng hộ |
H12 | OCB hướng đến cá nhân của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM VN | Không được ủng hộ |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả)
Giả thuyết H1 phát biểu EI của NQT cấp trung trong có tác động đến sự hài lòng với công việc của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN. Kết quả kiểm định cho thấy EI của NQT cấp trung có tác động (+) đến sự hài lòng với công việc của nhân viên (hệ số Beta = 0.525, P-value= 0.000< 0.05) và giải thích được 44,2% sự biến động của sự hài lòng với công việc của nhân viên (RSquare = 0.442,Sig.F =
.000a< .005). (Xem bảng 4.18). Như vậy, giả thuyết H1 được ủng hộ.
Giả thuyết H2 phát biểu EI của NQT cấp trung trong có tác động đến cam kết với tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN. Kết quả kiểm định cho thấyEI của NQT cấp trung có tác động (+) đến mức độ cam kết với tổ chức của nhân viên (hệ số Beta = 0.163, P-value= 0.032 < 0.05) và giải thích được 11% sự biến động về mức độ cam kết với tổ chức của nhân viên (R Square = 0.110, Sig.F = .000a < .005). (Xem bảng 4.19). Như vậy, giả thuyết H2 được ủng hộ
Giả thuyết H3 phát biểu EI của NQT cấp trung trong có tác động đến OCB hướng đến tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN. Kết quả kiểm định cho thấyEI của NQT cấp trung có tác động (+) đến OCB hướng đến tổ chức của nhân viên (hệ số Beta = 0.281, P-value= 0.000 < 0.05) và giải thích được 24,2% sự biến động về OCB hướng đến tổ chức của nhân viên (R Square = 0.242, Sig.F = .000a
< .005) (Xem bảng 4.20). Như vậy, giả thuyết H3 được ủng hộ
Giả thuyết H4 phát biểu EI của NQT cấp trung trong có tác động đến OCB hướng đến cá nhân của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTM VN. Kết quả kiểm định cho thấyEI của NQT cấp trung có tác động (+) đến OCB hướng đến cá nhân của nhân viên (hệ số Beta = 0.123, P-value= 0.000 < 0.05) và giải thích được 6,8% sự biến động về OCB hướng đến cá nhân của nhân viên (R Square = 0.068, Sig.F = .000a< 0.05) (Xem bảng 4.21). Như vậy, giả thuyết H4 được ủng hộ
Giả thuyết H5 phát biểu năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định ở mô hình 1 và mô hình 2 cho thấymối quan hệ giữa năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam có giá trị Beta > 0 với mức ý nghĩa P-value <0.05(Xem bảng
4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy những NQT cấp trung có khả năng nhận dạng chính xác những cảm xúc của mình và của người khácthì có thể đem lại kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn những người khả năng này không thực sự tốt.
Giả thuyết H6 phát biểu năng lực sử dụng cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định ở mô hình 1 và mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa năng lực sử dụng cảm xúc của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Namcó giá trị Beta > 0 với mức ý nghĩa P-value <0.05 (Xem bảng 4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy những NQT cấp trung có khả năng sử dụng các thông tin về cảm xúc để hỗ trợ quá trình tư duy, phán đoán và hành động thường sẽ ra các quyết định hiệu quả và đem lại kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch tốt hơn.
Giả thuyết H7 phát biểu năng lực thấu hiểu cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam.
Kết quả kiểm định ở mô hình 1 và mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa năng lực thấu hiểu cảm xúc của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam có giá trị Beta > 0 với mức ý nghĩa P-value <0.05 (Xem bảng
4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy những NQT cấp trung có khả năng thấu hiểu về các trạng thái cảm xúc của những người khác cũng như nguyên nhân nguyên nhân gây ra và các tiến trình phát triển của cảm xúc thường sẽ đem lại sự hài lòng trong công việc của nhân viên và đem lại kết quả hoạt động ở phòng giao dịch tốt hơn.
Giả thuyết H8 phát biểu năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định ở mô hình 1 và mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữanăng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam có giá trị Beta > 0 với mức ý nghĩa P-value <0.05 (Xem bảng
4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy những NQT cấp trung có khả năngkiểm soát, tự điều khiển các cảm xúc của bản thân, sắp đặt các cảm xúc nhằm hỗ trợ một mục tiêu xã hội nào đó, điều khiển cảm xúc của người khác sẽ đem đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch tốt hơn trong NHTM VN.
Giả thuyết H9 phát biểu sự hài lòng với công việc của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa sự hài lòng với công việc của nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịchtrong NHTM Việt Namcó giá trị Beta = 0.234 > 0 với mức ý nghĩa P-value = 0.000 <0.05và R2 điều chỉnh tăng từ 0.429 ở mô hình 1 lên
thành 0.552 ở mô hình 2 (Xem bảng 4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy EI của NQT cấp trung có tác động đến sự hài lòng với công việc của nhân viên cấp dưới và đưa đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam cao hơn.
Giả thuyết H10 phát biểu Cam kết với tổ chức của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa cam kết với tổ chức của nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của
phòng giao dịchtrong NHTM Việt Nam có giá trị Beta = 0.021 > 0 với mức ý nghĩa P- value = 0.484> 0.05 (Xem bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết không được ủng hộ.
Giả thuyết H11 phát biểu OCB hướng đến tổ chức của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa OCB hướng đến tổ chức của nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịchtrong NHTM Việt Nam có giá trị Beta = 0.086 > 0 với mức ý nghĩa P-value = 0.026 <0.05và R2 điều chỉnh tăng từ 0.429 ở mô hình 1 lên
thành 0.552 ở mô hình 2 (Xem bảng 4.22 và bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết được ủng hộ. Điều này cho thấy EI của NQT cấp trung có tác động đến OCB hướng đến tổ chức của nhân viên cấp dưới và đưa đến kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam cao hơn.
Giả thuyết H12 phát biểu OCB hướng đến cá nhân của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Kết quả kiểm định mô hình 2 cho thấy mối quan hệ giữa OCB hướng đến cá nhân của nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịchtrong NHTM Việt Nam có giá trị Beta = - 0.84 < 0 với mức ý nghĩa P-value = 0.258 > 0.05 (Xem bảng 4.23). Như vậy, giả thuyết không được ủng hộ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày một cách đầy đủ về các kết quả nghiên cứu: kết quả thống kê mô tả được tác giả thể hiện dưới dạng bảng biểu tổng hợp và các biểu đồ thể hiện tỷ lệ về mẫu nghiên cứu của luận án; kết quả kịnh định thang đo và khái niệm nghiên cứu cũng đã được đề cập, kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu; kiểm định nhân tố khám phá EFA các thang đo của các biến tổng thể EI cho thấy việc hình thành 4 biến thành phần (Năng lực nhận biết cảm xúc, năng lực sử dụng cảm xúc, năng lực thấu hiểu cảm xúc và năng lực quản lý cảm xúc) cấu thành nên EI của NQT cấp trung trong NHTM VN là hợp lệ; kiểm định giả thuyết đưa ra kết luận có 10/12 giả thuyết được chấp nhận và chỉ có giả thuyết H10, H12 là bị bác bỏ; kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến đã chỉ ra sự
hài lòng với công việc, OCB hướng đến tổ chức của nhân viên là biến trung gian của mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTM VN; năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTM ở Việt Nam.
Nội dung thảo luận về kết quả nghiên cứu đã phân tích, so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước đây và giải thích sự khác biệt sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận án.
CHƯƠNG 5:
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong chương cuối cùng của luận án, tác giả sẽ trình bày 6 phần chính: (1) Kết quả nghiên cứu, (2) thảo luận kết quả nghiên cứu, (3) những đóng góp về mặt lý luận,
(4) những đóng góp về mặt thực tiễn, (5) những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết quả chính của nghiên cứu
Kể từ khi cuốn sách “Emotional Intelligence” được viết bởi Daniel Goleman xuất bản năm 1995 (một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường Mỹ lúc đó và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng), thì năng lực cảm xúc(Emotional Intelligence – EI)là chủ đề nghiên cứu được nhiều học giả, công chúng biết đến và quan tâm nhiều hơn ở cả khía cạnh cá nhân và tổ chức... Ở Việt Nam, EI là chủ đề nghiên cứu còn nhiều mới mẻ, vì thế luận án vớiđối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là EI và ảnh hưởng của EI của NQT cấp trung đối với kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTM ở Việt Nam đã đạt được các kết quả nhất định:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra có sự khác biệt về EI của NQT cấp trung theo trình độ học vấn cao hơn, thâm niên làm việc và số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại, tuy nhiên không thể khẳng định có sự khác biệt về EI giữa NQT cấp trung là nam giới và NQT cấp trung là nữ giới;
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra EI của NQT cấp trung có ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc, cam kết với tổ chức, OCB hướng đến tổ chức và OCB hướng đến nhân viên trong NHTM VN. Trong đó, EI của NQT cấp trung có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng với công việc của nhân viên và giải thích được 44,2% sự biến động về sự hài lòng với công việc của nhân viên. Tiếp đến, EI của NQT cấp trung ảnh hưởng đến và giải thích được 24,2% sự biến động về OCB hướng đến tổ chức của nhân viên; tuy nhiên EI của NQT cấp trung có ảnh hưởng và chỉ giải thích được 11% sự biến động về mức độ cam kết với tổ chức và 6,8% sự biến động về OCB hướng đến cá nhân của nhân viên.
Đặc biệt kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra EI của NQT cấp trung ảnh hướng đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTM ở Việt Nam; và sự hài lòng với công việc và OCB hướng đến tổ chức của nhân viên có tác động trung gian đến mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động kinh doanh củaphòng giao dịch trong NHTM Việt Nam. Luận án đã đưa đến kết quả với mô hình hồi quyđa biến được thể hiện:
KQHĐ = 0,027 SN +0,134 HL + 0,086 OCB-O + 0,014 NBCX + 0,157SDCX +
0,132THCX+0,221QLCX + ε