Mặt khác, hiện nay bộ luật hình sự Việt Nam có sự thay đổi trong quyền im lặng và quyền thuê luật sư của đối tượng phạm tội nên trong quá trình tiếp xúc với đối tượng, điều tra viên sẽ gặp phải những ức chế nhất định khi gặp phải sự chống đối, phản kháng từ đối tượng. Do đó khả năng điều khiển cảm xúc của điều tra viên cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều này đòi hỏi trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, điều tra viên cần có quá trình rèn luyện đối với việc kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Tổng hợp kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về trí tuệ cảm xúc của 255 điều tra viên ở Cục An ninh điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
1 | Năng lực nhận biết cảm xúc | 2.47 | 0.44 | 2 |
2 | Năng lực thấu hiểu cảm xúc | 2.52 | 0.45 | 1 |
3 | Năng lực vận dụng cảm xúc | 2.49 | 0.47 | 4 |
4 | Năng lực điều khiển cảm xúc | 2.37 | 0.42 | 3 |
Tổng hợp chung | 2.46 | 0.44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Độ Tin Cậy Của Hệ Thống Câu Hỏi Đánh Giá Biểu Hiện Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Thực Trạng Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Thực Trạng Năng Lực Thấu Hiểu Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Tương Quan Trí Tuệ Cảm Xúc Với Tuổi Tác, Thâm Niên Công Tác
- Biện Pháp Tâm Lý - Xã Hội Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Tổ Chức Bồi Dưỡng, Nâng Cao Nhận Thức Về Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Điều Tra Viên
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Thông qua số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, trong 4 mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thì năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên đạt cao nhất (ĐTB= 2.52), sau đó là năng lực vận dụng cảm xúc (ĐTB = 2.49). Điều tra viên có năng lực điều khiển cảm xúc biểu hiện ở mức độ hạn chế nhất (ĐTB = 2.37). Kết quả khảo sát này phù hợp với kết quả điều tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MSCEIT. Đồng thời khẳng định trong hoạt động điều tra, điều tra viên đã có khả năng thấu hiểu và vận dụng cảm xúc tốt nhưng còn hạn chế trong việc điều khiển cảm xúc của bản thân.
Bảng số liệu trên cũng cho chúng ta thấy được 4 mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc có sự tương quan thuận, chặt chẽ với nhau (r = 0.562). Trong đó mức độ tương quan của 4 mặt biểu hiện có sự dao động từ r = 0.40 đến r = 0.56. Điều này cho thấy trong hoạt động điều tra của điều tra viên, 4 mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc có sự tác động qua lại và có sự chi phối mạnh mẽ đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Bởi vậy, bất kỳ sự thay đổi của một thành tố nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi tương ứng của những thành tố còn lại cũng như mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên và ngược lại. Điều này khẳng định tính khách quan và độ tin cậy cao của mô hình lý thuyết về các biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.
Luận án tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn về một số biểu hiện, mức độ trí tuệ cảm xúc trong hoạt động điều tra thông qua hệ thống bài tập gồm 28 tình huống, mỗi tình huống có ít nhất 5-7 phương án trả lời để tìm hiểu những biểu hiện của 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản của điều tra viên trong 4 mối quan hệ điều tra điển hình gồm quan hệ giữa điều tra viên với đối tượng, lãnh đạo, đồng nghiệp và bản thân. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.10:
Bảng 4.10: Thực trạng các biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản trong các quan hệ điều tra điển hình của điều tra viên
NĂNG LỰC EI CƠ BẢN | Điểm trung bình | |||||
QH với đối tượng | QH với lãnh đạo | QH với đồng nghiệp | QH với bản thân | Tổng cộng | ||
1 | Nhận biết cảm xúc | 18.42 | 10.52 | 12.89 | 16.84 | 58.68 |
2 | Thấu hiểu cảm xúc | 9.73 | 17.89 | 15.52 | 13.68 | 56.84 |
3 | Vận dụng cảm xúc | 15.78 | 14.73 | 8.15 | 5.78 | 44.47 |
4 | Điều khiển cảm xúc | 4.72 | 7.22 | 9.16 | 3.33 | 24.44 |
Tổng cộng | 47.77 | 50.55 | 45.27 | 40.27 |
Kết quả bảng 4.10 cho thấy, nhìn chung, trí tuệ cảm xúc của điều tra viên thể hiện sự phát triển không đồng đều giữa các năng lực thành phần và trong các mối quan hệ điều tra điển hình. Năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên biểu hiện rõ rệt trong quan hệ với đối tượng, nhưng trong mối quan hệ với bản thân lại kém nhất. Còn xét theo biểu hiện của từng năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản thì Năng lực nhận biết cảm xúc phát triển nhất, còn Năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân chưa được phát triển ở điều tra viên.
Về cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy điều tra viên bước đầu đã có Năng lực nhận biết cảm xúc và Năng lực thấu hiểu cảm xúc của đối tượng, tuy nhiên Năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân và đối tượng đều rất hạn chế, điều này cho thấy dường như điều tra viên chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của năng lực điều khiển cảm xúc, đặc biệt là điều khiển cảm xúc của bản thân, phải chăng đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa đến sự tồn tại một loạt vấn đề chưa được giải quyết trong cơ quan điều tra hiện nay, làm hiệu quả hoạt động điều tra bị hạn chế.
Điều này chứng tỏ thông qua hoạt động nghề nghiệp, điều tra viên có điều kiện để phát triển một cách tự phát một số năng lực EI để giải quyết tình huống phát sinh trong mối quan hệ với đối tượng, lãnh đạo nhưng lại chưa tự ý thức, chưa chủ động và chưa được luyện tập một cách khoa học để điều khiển cảm xúc của bản thân và người khác trong các mối quan hệ điều tra điển hình; để sử dụng các năng lực EI để giải quyết những vấn đề có tính chất chiến thuật và chiến lược trong hoạt động điều tra. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng họ vừa chịu áp lực tâm lý căng thẳng trong công việc, vừa chưa phát huy hết vai trò bản thân để nâng cao chất lượng hoạt động điều tra. Nhận định cũng được rút ra trong mục thực trạng các năng lực trí tuệ cảm xúc thành phần. Đây là căn cứ quan trọng để luận án xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc nói chung và Năng lực điều khiển cảm xúc bản thân của điều tra viên nói riêng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của họ.
Xét mối tương quan giữa kết quả MSCEIT và biểu hiện trí tuệ cảm xúc bằng hệ thống bài tập (do luận án xây dựng) trên 255 điều tra viên, với t= -
9.65 (<0.05), có thể kết luận giữa chúng có mối tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê.
4.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố, kết quả khảo sát được thể hiện tóm tắt qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.4: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Để tìm hiểu rõ hơn luận án đi tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng yếu tố và thu được kết quả cụ thể như sau:
4.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan
4.2.1.1. Yếu tố thể chất của điều tra viên
Chúng tôi tiến hành điều tra trên 255 điều tra viên để làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của yếu tố thể chất đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.11: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố thể chất đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên thuộc Bộ Công an
Số lượng | % | % hợp lệ | % tích luỹ | ||
Mức độ | Trung bình | 72 | 28.2 | 28.2 | 28.2 |
Mạnh | 183 | 71.8 | 71.8 | 100.0 | |
Tổng | 255 | 100.0 | 100.0 |
Có 71.8% điều tra viên cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên.
Để làm rõ sự ảnh hưởng của yếu tố thể chất tới trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra; chúng tôi tiến hành thu thập số liệu các báo cáo tổng kết của Cục ANĐT về kết quả kiểm tra chiến sĩ khoẻ định kỳ hàng năm. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.12: Kết quả kiểm tra chiến sĩ khoẻ của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Độ tuổi | Giới tính | Kết quả | |
1 | Từ 18-27 tuổi | Nam | Đạt 100% |
Từ 28-34 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 35-40 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 41-45 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 46-50 tuổi | Đạt 100% | ||
2 | Từ 18-24 tuổi | Nữ | Đạt 100% |
Từ 25-30 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 31-35 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 36-40 tuổi | Đạt 100% | ||
Từ 41-45 tuổi | Đạt 100% | ||
3 | Tổng | 100% Đạt |
Từ kết quả thu được cho thấy tất cả cán bộ điều tra viên đều có tình trạng sức khỏe tốt (100% đạt yêu cầu). Điều này là điều kiện thuận lợi để điều tra viên có thể tham gia hoạt động điều tra tích cực. Mặt khác đây cũng là điều kiện đảm bảo cho trí tuệ cảm xúc của điều tra viên được diễn ra một cách liên tục, thuận lợi.
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí P.V.T lãnh đạo Cục ANĐT. Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Đồng chí cho biết, tình hình sức khoẻ của các điều tra viên trong đơn vị như thế nào? Theo đồng chí điều này có ảnh hưởng ra sao đến hoạt động điều tra của các điều tra viên?” thì nhận được câu trả lời: “Hầu hết các cán bộ tại đơn vị đều có tình trạng sức khoẻ tốt; bởi ngay từ khâu đầu vào các điều tra viên đều phải đảm bảo tiêu chí về chiều cao, cân nặng, phải là những người không có bệnh lý nào. Đầu vào tuyển lựa rất nghiêm ngặt về yêu cầu này, nên đây là một tiêu chí mà tất cả các điều tra viên thể hiện rất tốt. Cụ thể hàng năm, các điều tra viên đều tham gia đợt kiểm tra sức khoẻ của Cục. Trong đợt kiểm tra này, tất cả các điều tra viên đều phải tham gia với những tiêu chí phân chia theo giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, cả nam và nữ phải đảm bảo tiêu chí đạt trong các nội dung: chạy ngắn, chạy xa, bật xa; đối với các đồng chí nam còn phải đảm bảo cả phần thi chống đẩy và xà đơn. Do đó, đòi hỏi quá trình hoạt động các điều tra viên không chỉ đáp ứng những chỉ tiêu về công việc mà còn phải đáp ứng cả những tiêu chí về mặt thể chất. Hầu hết các điều tra viên có thể chất tốt, đảm bảo đời sống tinh thần được thoải mái cũng như đáp ứng được các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên có một số đồng chí nữ, do có thể trạng sức khoẻ thay đổi do phải đảm đương không chỉ công việc mà còn phải đảm nhận vai trò của người vơi, người mẹ trong gia đình nên đôi khi thể chất không được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến đời sống tình cảm cũng như hiệu quả công việc không cao”. Qua những chia sẻ của đồng chí T cho chúng ta thấy, rõ ràng thể chất là một trong những nhân tố có sự tác động đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên nói riêng cũng như hiệu quả công việc điều tra nói chung.
4.2.1.2. Các thuộc tính tâm lý nhân cách của điều tra viên
Bảng 4.13: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố thuộc tính tâm lý nhân cách đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Số lượng | % | % hợp lệ | % tích luỹ | ||
Mức độ | Trung bình | 51 | 20.0 | 20.0 | 20.0 |
Mạnh | 204 | 80.0 | 80.0 | 100.0 | |
Tổng | 255 | 100.0 | 100.0 |
Kết quả điều tra cho thấy, có 80,00% điều tra viên lựa chọn yếu tố thuộc tính tâm lý của nhân cách có ảnh hưởng mạnh đến trí tuệ cảm xúc của họ.
Để làm rõ yếu tố các thuộc tính tâm lý của nhân cách có ảnh hưởng như thế nào đến trí tuệ cảm xúc chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với đồng chí T.Đ.T - Trưởng phòng 3. Câu hỏi chúng tôi đưa ra “Đồng chí cho biết các điều tra viên ở trong phòng đồng chí có kiểu khí chất như thế nào (linh hoạt, nóng nảy, trầm, ưu tư,...) và khí chất này được thể hiện như nào trong quá trình hoạt động của điều tra viên đó với đồng nghiệp, cũng như với các đối tượng, lực lượng có liên quan? Đồng chí nhận thấy kiểu khí chất của điều tra viên có ảnh hưởng gì đến kết quả của hoạt động điều tra hay không?” thì nhận được câu trả lời: “Phòng 3 chúng tôi gồm 10 đồng chí, mỗi đồng chí có một tính cách riêng khác nhau. Có đồng chí thì tính tình rất vui vẻ, hoà đồng, vui - buồn thể hiện rất rõ nét. Nhưng cũng có những đồng chí có tính cách ít nói, thường ít bộc lộ hay chia sẻ những cảm xúc hay vấn đề khó khăn mà các đồng chí đó đang gặp phải. Có những đồng chí lại hay bộc lộ suy nghĩ, tình cảm ra ngoài; thậm chí bộc lộ cả những chuyện mang tính chất riêng tư khá sâu. Một số đồng chí lại mang tính cách nóng nảy, khi gặp bất kỳ chuyện gì xảy ra không như ý muốn đặc biệt là khi tiếp xúc với các đối tượng ngoan cố, không khai thì tỏ ra bực tức, mặt bừng đỏ, dùng những lời lẽ không có sự kiểm soát... Tất cả những tính cách này đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của hoạt động điều tra. Những đồng chí có tính cách nóng nảy thường gặp phải sự khó chịu và phản đối lại của đối tượng khiến hoạt động điều tra thường kéo dài thậm chí không đạt hiệu quả. Còn những đồng chí có tính cách vui vẻ, hoà đồng thường được đồng nghiệp cũng như các đối tượng cảm thấy gần gũi và có sự hợp tác, chia sẻ nhưng những đồng chí này lại thường đưa những nhận định chưa sâu nên nhiều lúc còn mang tính chủ quan. Những đồng chí có khí chất điềm tĩnh thì luôn có cái nhìn nhận rõ rệt trong mọi vấn đề, có sự thể hiện cảm xúc mang tính cân nhắc đến sự phù
hợp của hoàn cảnh cũng như đối tượng. Bởi vậy, đây lại là những người mang lại hiệu quả điều tra cao nhất.”
Từ những ý kiến trên cho thấy, rõ ràng những thuộc tính tâm lý của nhân cách cũng có ảnh hưởng nhất định đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên dưới những góc độ khác nhau.
4.2.1.3. Giới tính, tuổi tác và thâm niên công tác của điều tra viên
- Giới tính
Kết quả nghiên cứu trí tuệ cảm xúc đã chỉ ra có sự khác biệt trong trí tuệ cảm xúc của điều tra viên nam và điều tra viên nữ ở Cục An ninh điều tra, với p=0.00 (phụ lục 5.4). Điều này được thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 4.14: Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an theo giới tính
Giới tính | Tổng số | ĐTB | ĐLC | ĐLC | |
Mean nhận thức | Nam | 141 | 2.26 | 0.585 | 0.05 |
Nữ | 114 | 2.62 | 0.50 | 0.03 | |
Mean thấu hiểu | Nam | 141 | 2.35 | 0.50 | 0.04 |
Nữ | 114 | 2.66 | 0.30 | 0.02 | |
Mean vận dụng | Nam | 141 | 2.48 | 0.48 | 0.04 |
Nữ | 114 | 2.67 | 0.30 | 0.02 | |
Mean điều khiển | Nam | 141 | 2.35 | 0.50 | 0.04 |
Nữ | 114 | 2.66 | 0.30 | 0.02 |
Theo bảng 4.14, ĐTB của điều tra viên nữ trong từng mặt biểu hiện (đạt từ 2.62 - 2.67) cao hơn hẳn so với ĐTB của điều tra viên nam (đạt từ
2.26 - 2.48). Điều này có thể lý giải bởi điều tra viên nữ do đặc trưng của giới nên gắn với đời sống tình cảm hơn, các điều tra viên thường thiên về ý chí nhiều hơn. Trong hoạt động điều tra điều tra viên nữ thường thể hiện sự linh hoạt, khéo léo cũng như sự nhanh nhạy hơn trong sự thấu hiểu cũng như vận dụng, điều khiển cảm xúc. Bởi vậy, trong bốn mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc điều tra viên nữ đều đạt ở mức độ cao. Nhằm làm rõ hơn chúng tôi tiến hành kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp Independent Sample T-Test, và thu được kết quả sau: