Thực Trạng Năng Lực Thấu Hiểu Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An


4

Nhận thức được cảm xúc phức hợp của

đối tượng khi tham gia giao tiếp

2.47

0.46

3

5

Nhận thức được sự chuyển đổi cảm xúc

của đối tượng điều tra

2.34

0.55

7

6

Nhận thức được cảm xúc của bản thân trong

một tình huống điều tra

2.41

0.49

5

7

Đánh giá được trạng thái cảm xúc của đối

tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ

2.38

0.57

6


Tổng hợp chung

2.47

0.44


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 17


Từ kết quả trên cho chúng ta thấy, các điều tra viên đều có năng lực nhận biết cảm xúc đạt ở mức độ cao. Tuy nhiên năng lực này lại thể hiện sự không đồng đều trong từng khả năng biểu hiện, cụ thể:

Điều tra viên có khả năng nhận biết cảm xúc ưu trội của bản thân luôn đạt ở mức độ cao, ĐTB = 2.67, xếp thứ nhất. Trong đó năng lực nhận biết cảm xúc phức hợp của đối tượng ở mức thấp hơn, ĐTB = 2.47, xếp thứ 3/7; khả năng đánh giá được trạng thái cảm xúc của đối tượng qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ có ĐTB = 2.38, xếp thứ 6/7.

Tuy nhiên, khả năng nhận thức được sự chuyển đổi cảm xúc của đối tượng điều tra còn thể hiện sự hạn chế, ĐTB = 2.34, xếp thứ 7/7. Trong đó, điều tra viên thường nhận rõ mối quan hệ giữa cảm xúc và hành vi của đối tượng điều tra, ĐTB = 2.61, xếp thứ 2/7.

Điều này cho thấy trong năng lực nhận thức của điều tra viên thể hiện sự không đồng đều giữa việc điều tra viên nhận thức được xúc cảm của bản thân cũng như nhận thức được xúc cảm của đối tượng. Năng lực nhận thức được cảm xúc của đối tượng đạt mức độ cao hơn là do hoạt động điều tra yêu cầu cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt trạng thái xúc cảm của các đối tượng; phần khác do hoạt động điều tra càng lâu sẽ giúp điều tra viên có kinh nghiệm dày dặn hơn trong quá trình đưa ra nhận định về trạng thái cảm xúc của đối tượng. Chính yêu cầu nghề nghiệp cũng như yêu cầu về thời gian hoàn thành cũng lý giải phần nào


thực trạng điều tra viên có năng lực nhận biết cảm xúc bản thân còn hạn chế. Trong câu hỏi số I.4 và số I.5 chúng tôi cũng đã làm rõ được năng lực phân biệt cảm xúc của điều tra viên luôn ở mức độ cao (đạt 58.4 % - 74.9%); điều này cho thấy điều tra viên có sự nhạy cảm trong hoạt động nghề nghiệp tốt. Vì vậy trong năng lực nhận thức, điều tra viên đã thể hiện được khả năng phân biệt cảm xúc rất tốt. Tuy nhiên, để tìm ra được nguyên nhân của những cảm xúc hiện có (câu hỏi I.7) thì điều tra viên vẫn đạt mức độ cao (chiếm 44.3%) nhưng có 36.5% số điều tra viên lại chưa lý giải được nguyên nhân này. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ còn thể hiện khả năng nhận biết cảm xúc hạn chế. Từ đó, trong quá trình đề xuất biện pháp để phát triển cảm xúc của điều tra viên cần phải lưu ý điều này.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với điều tra viên H.V.Th - Phó trưởng phòng 2 với câu hỏi “Theo đồng chí, trong hoạt động điều tra, điều tra viên có khả năng nắm bắt được cảm xúc của đối tượng như nào? Điều tra viên có những hạn chế nào dẫn đến quá trình điều tra bị ảnh hưởng hay không?”. Trả lời câu hỏi này, đồng chí Th. cho biết; “Trong hoạt động điều tra các điều tra viên thể hiện rất tốt việc nắm bắt cảm xúc của các đối tượng. Hầu hết, khi thực hiện hoạt động điều tra; điều tra viên luôn nhận biết chính xác thái độ cảm xúc mà đối tượng thể hiện thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Thông qua đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu lý do vì sao đối tượng có những biểu hiện đó, để nắm bắt ngọn nguồn của cảm xúc và đưa ra cách xử lý đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là những người có trình độ nhận thức cao, lại được các thế lực thù địch đào tạo khả năng ứng phó với cơ quan điều tra một cách bài bản nên việc đưa ra nhận định cảm xúc của đối tượng bộc lộ là thật hay giả khiến chúng tôi rất mất thời gian. Thậm chí khi đưa ra phán đoán chúng tôi có đôi khi không chắc chắn về nhận định của mình. Điều này có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của chúng tôi, khiến chúng tôi làm việc căng thẳng hơn dẫn đến kết quả điều tra sẽ chịu ảnh hưởng nhất định”.


Như vậy, trong năng lực nhận biết cảm xúc, cần phát triển hài hoà cân đối giữa các khả năng để điều tra viên có thể có được trí tuệ cảm xúc một cách tích cực, chính xác.

4.1.2.2. Thực trạng năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Dựa trên những kiến thức lý luận đã xác định, chúng tôi tiến hành làm rõ năng lực này ở điều tra viên dựa trên 2 khía cạnh: Nhận định chính xác cảm xúc của đối tượng; lắng nghe, chia sẻ, nắm bắt được nhu cầu của đối tượng. Kết quả của năng lực thấu hiểu cảm xúc được thể hiện cụ thể trong phụ lục 5.8 cho thấy các mặt biểu hiện trong năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên có ĐTB từ

2.44 đến 2.60; với độ lệch chuẩn dao động từ 0.46 đến 0.57. Kết quả thu được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.6: Thực trạng năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

TT

Biểu hiện năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân trong tình huống điều tra

2.48

0.57

4

2

Hiểu rõ cảm xúc nào đang “xâm chiếm” đối tượng trong tình huống điều tra

2.53

0.49

3

3

Hiểu rõ diễn biến cảm xúc của đối tượng trong

tình huống điều tra

2.60

0.46

1

4

Hiểu rõ tâm trạng phức hợp của đối tượng

trong tình huống điều tra

2.44

0.57

5

5

Hiểu rõ cần phải điều khiển bản thân vào cảm

xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ

2.56

0.49

2


Tổng hợp chung

2.52

0.45


Trong năng lực này, điều tra viên thể hiện năng lực khá đồng đều ở các mặt biểu hiện, đều đạt mức độ cao trong từng khía cạnh khác nhau.

Khả năng lắng nghe, chia sẻ, nắm bắt nhu cầu, tâm lý đối tượng điều tra viên được thể hiện qua việc điều tra viên đưa mình vào cảm xúc tích cực để nhìn nhận tình huống xảy ra dưới nhiều góc độ. Trong mặt biểu hiện này, điều tra viên thể hiện rất tốt, ĐTB = 2.60, ĐLC = 0.46, xếp thứ nhất.


Khả năng nhận định chính xác cảm xúc của điều tra viên đạt mức cao, nhưng thể hiện mức độ chưa đồng đều (chiếm 48.2% - 67.8%), ĐTB = 2.48, ĐLC = 0.57, xếp thứ 4/5. Trong đó, điều tra viên hiểu được rõ đối tượng cảm thấy thế nào ở mức độ cao, ĐTB = 2.53, ĐLC = 0.49, xếp thứ 3/5; nhận ra cảm xúc và diễn biến cảm xúc ở đối tượng, bị can, người làm chứng trong tình huống cụ thể ĐTB = 2.44, ĐLC = 0.57, xếp thứ 5/5. Ngoài ra có 48.2% điều tra viên đạt ở mức độ cao trong việc hiểu được tâm trạng của đối tượng hay bị can, người làm chứng trong những tình huống cụ thế.

Đặc biệt, trong khả năng thấu hiểu cảm xúc của đối tượng hay bị can, người làm chứng vẫn có số ít đạt ở mức độ trung bình (chiếm 23.9% - 31.4%). Điều này cho thấy, hầu hết điều tra viên đều là những người sống tình cảm; có khả năng chia sẻ, quan tâm rất nhanh nhạy đến đối tượng. Tuy nhiên, như nội dung trước chúng tôi cũng nhận định, do năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên đôi khi chịu sự tác động của đối tượng tiếp xúc (thể hiện ở việc đối tượng sử dụng chiêu trò đánh lừa cảm xúc) nên khả năng phân biệt cảm xúc thật giả ở điều tra viên còn hạn chế. Điều này chi phối đến khả năng đưa ra nhận định chính xác cảm xúc của điều tra viên cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng. Hơn nữa năng lực nhận định cảm xúc còn phụ thuộc vào khả năng nhanh nhạy của từng điều tra viên; do đó thực trạng này lý giải hợp lý những điều tra viên có tính nhạy cảm cao trong quá trình nắm bắt cảm xúc của đối tượng thường có kết quả hoạt động điều tra tốt hơn.

Để làm rõ hơn năng lực này, chúng tôi tiến hành phương pháp quan sát hành động thường ngày của một số điều tra viên tại phòng 5. Chúng tôi tiến hành quan sát một cách khéo léo để đối tượng không biết được và có thể bộc lộ một cách tự nhiên, chính xác nhất những cảm xúc thực hàng ngày. Quá trình quan sát này được diễn ra trong thời gian một tuần. Kết quả quan sát cho thấy năng lực thấu hiểu được thể hiện rất tốt ở điều tra viên nhưng năng lực này được thể hiện không đồng đều giữa các điều tra viên, giữa các mặt biểu hiện của năng lực này cũng thể hiện sự khác biệt rõ nét. Cụ thể, khi họp bàn về phương hướng xử lý một vụ án cụ thể khi gặp phải sự chống trả của đối


tượng; mỗi điều tra viên lại đưa ra những nhận định và phương hướng giải quyết khác nhau. Mỗi nhận định của điều tra viên đưa ra đều thể hiện được khả năng nhạy bén của điều tra viên trong việc nắm bắt được cảm xúc của đối tượng hay không? Trong sinh hoạt hàng ngày các điều tra viên cũng thể hiện sự chia sẻ trong công việc cũng như trong đời sống tinh thần. Các điều tra viên đều thể hiện sự chia sẻ với cảm xúc của đồng nghiệp đang trải qua và đưa ra những lời lẽ, cử chỉ động viên hàng ngày. Điều này cho thấy khả năng thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên được thể hiện không chỉ với các đối tượng điều tra mà còn thể hiện với cả đồng nghiệp trong cơ quan.

4.1.2.3. Thực trạng năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Tìm hiểu về thực trạng năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên cụ thể, chúng tôi thu được kết quả như sau: Năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên có ĐTB từ 2.31 đến 2.64, với độ lệch chuẩn từ 0.36 đến 0.64 (phụ lục 5.8).

Bảng 4.7: Thực trạng năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

TT

Biểu hiện năng lực vận dụng cảm xúc của

điều tra viên

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Vận dụng kinh nghiệm đã có tìm ra cách giải

quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại

2.64

0.36

1

2

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục hiệu quả khiến

đối tượng sẵn sàng chia sẻ, khai báo thành khẩn

2.53

0.57

4

3

Có cách thức tác động hiệu quả đến người thân

của đối tượng tạo thuận lợi cho điều tra

2.57

0.50

2

4

Biết huy động cảm xúc có lợi để bản thân suy

nghĩ tích cực

2.55

0.52

3

5

Biết huy động cảm xúc có lợi để nhìn nhận sự

việc một cách đa chiều

2.38

0.64

6

6

Biết huy động cảm xúc có lợi để tìm ra biện

pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả

2.31

0.57

7

7

Biết tìm ra phương tiện để giải toả cảm xúc

tiêu cực của bản thân

2.46

0.62

5


Tổng hợp chung

2.49

0.47


Điều này cho thấy năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên không đồng đều. Trong đó, điều tra viên có khả năng “Vận dụng kinh nghiệm đã có


tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho tình huống hiện tại” có kết quả cao nhất với ĐTB = 2.64, ĐLC=0.36, xếp thứ nhất. Tư duy giải quyết vấn đề được thể hiện ở trong việc cá nhân có cách giải quyết hiệu quả khiến đối tượng gần gũi và chia sẻ; ở việc điều tra viên khiến cho người thân của đối tượng có nhận thức đúng và tác động tới đối tượng để khai báo. Trong khả năng này điều tra viên đạt ĐTB = 2.57, ĐLC = 0.50, ở mức cao, xếp thứ 2/7. Biểu hiện “Biết huy động cảm xúc có lợi để bản thân suy nghĩ tích cực” có ĐTB

= 2.55, ĐLC = 0.52, xếp thứ 3/7. Biểu hiện “Biết huy động cảm xúc có lợi để tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn hiệu quả” có kết quả thấp nhất với ĐTB = 2.31, ĐLC = 0.57, xếp thứ 7/7.

Có thể thấy điều tra viên luôn thể hiện quá trình giải quyết tình huống nhanh nhạy do họ có tư duy nhạy bén cũng như khả năng nắm bắt vấn đề có chiều sâu. Do đó tư duy giải quyết vấn đề của điều tra viên luôn thể hiện sự ưu việt nhất định. Ngược lại với điều đó, do điều tra viên trong hoạt động nghề nghiệp phải xử lý nhiều vụ án khác nhau, mỗi cá nhân lại có trí nhớ khác nhau nên khả năng ghi nhớ vụ việc của điều tra viên còn chưa đạt ở mức cao. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, điều tra viên phải thường xuyên đối diện với rất nhiều những khó khăn, bất lợi mà đối tượng tạo ra cũng như tính chất, yêu cầu công việc cần giải quyết nhanh gọn nên điều tra viên không có nhiều thời gian để điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng những cách giải toả khác nhau. Vì thế, khả năng sử dụng cảm xúc có ý thức của điều tra viên còn đạt ở mức trung bình.

Lý giải vấn đề này chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia. Theo chuyên gia B.M.H cho biết, sở dĩ có điều này là do hầu hết các điều tra viên đều là những sinh viên được đào tạo một cách bài bản tại các trường Công an nhân dân. Tại đây, các điều tra viên đều được trang bị những kiến thức, kỹ năng giải quyết các tình huống nghiệp vụ một cách bài bản, thuần thục. Hơn nữa trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, điều tra viên đã xử lý, giải quyết nhiều vụ án với tính chất khác nhau nên đã hình thành, bồi dưỡng và củng cố kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kinh nghiệm của mỗi điều tra viên. Tuy nhiên, do tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều


đối tượng khác nhau nên điều tra viên sẽ cần phải tiếp nhận rất nhiều thông tin, đòi hỏi điều tra viên cần phải có khả năng chắt lọc thông tin tốt. Quá trình này sẽ thể hiện khả năng ghi nhớ của điều tra viên còn có hạn chế. Mặt khác, do năng lực phân biệt cảm xúc của điều tra viên còn hạn chế do đó trong việc có ý thức sử dụng cảm xúc của điều tra viên đạt mức độ không cao. Điều này còn được lý giải bởi tính chủ thể của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều có cách năng lực nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề khác nhau; do đó trong việc lựa chọn sử dụng cảm xúc có ý thức của mỗi điều tra viên cũng thể hiện những hạn chế nhất định.

4.1.2.4. Thực trạng năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Để làm rõ thực trạng năng lực điều khiển cảm xúc chúng tôi tiến hành làm rõ trên các phương diện khả năng kiểm soát cảm xúc của điều tra viên thể hiện trong mối quan hệ với bản thân và với đối tượng giao tiếp. Theo phụ lục

5.8 cho thấy ĐTB của năng lực này của điều tra viên từ 2.07 đến 2.56. Kết quả thu được cụ thể cho thấy:

Bảng 4.8: Thực trạng năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

TT

Biểu hiện năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Điều chỉnh cảm xúc bản thân theo hướng

tích cực trong các tình huống điều tra

2.32

0.55

5

2

Biết cách lan truyền cảm xúc tích cực của bản

thân đến đối tượng điều tra

2.46

0.57

3

3

Giúp đỡ, hướng dẫn có hiệu quả đối tượng điều

tra thoát khỏi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực

2.07

0.44

7

4

Trong các tình huống điều tra có thể chủ

động thể hiện cảm xúc

2.27

0.39

6

5

Có thể gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân

trong hoạt động điều tra

2.56

0.40

1

6

Nhanh chóng tìm ra cách thoát khỏi tâm

trạng tiêu cực của bản thân

2.43

0.57

4

7

Bình tĩnh, chủ động trước bất kỳ tình

huống điều tra xảy ra

2.50

0.56

2


Tổng hợp chung

2.37

0.42



Năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên thể hiện không đồng đều ở các mặt biểu hiện. Trong đó biểu hiện “Có thể gạt bỏ cảm xúc bất lợi của cá nhân trong hoạt động điều tra” có ĐTB = 2.56, ĐLC = 0.40 ở mức cao nhất. Tiếp đến là biểu hiện “Bình tĩnh, chủ động trước bất kỳ tình huống điều tra xảy ra” có ĐTB = 2.56, ĐLC = 0.40, xếp thứ 2/7 cho thấy năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên với đối tượng đạt mức độ cao (53.7%). Trong hoạt động điều tra việc nắm bắt cảm xúc của đối tượng có ý nghĩa quan trọng, do đó điều tra viên luôn cần nhanh nhạy trong việc quan sát cũng như hướng đối tượng ra khỏi tình trạng cảm xúc hiện tại. Nhận thức được điều đó nên điều tra viên luôn chú trọng và thể hiện tốt đối với nắm bắt cảm xúc của đối tượng, hướng họ đến những suy nghĩ và cảm xúc mang tính chất tích cực. Tuy nhiên, trong hoạt động điều tra, điều tra viên thường xuyên phải tiếp xúc với các đối tượng có trình độ, được các thế lực thù địch đào tạo bài bản nên điều tra viên thể hiện sự cẩn trọng trong quá trình giao tiếp. Đặc biệt, không để đối tượng nắm bắt được suy nghĩ cũng như trạng thái cảm xúc của mình luôn được điều tra viên lưu tâm. Do đó kết quả điều tra trong câu hỏi “Thành thục trong giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng điều tra thoát khỏi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực” điều tra viên đạt mức thấp, có ĐTB = 2.07, ĐLC = 0.44, xếp thứ 7/7 là hợp lý.

Năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân điều tra viên chưa tốt, có ĐTB

= 2.32, ĐLC = 0.55, xếp thứ 5/7 . Lý giải điều này chúng tôi nhận thấy, điều tra viên đều có nhận biết tốt cảm xúc cũng như khả năng thấu hiểu cảm xúc đạt ở mức cao. Tuy nhiên do kiểu khí chất của mỗi điều tra viên lại khác nhau dẫn đến quá trình giải quyết vấn đề của điều tra viên sẽ diễn ra theo những cách thức khác nhau với những cảm xúc xuất hiện cũng thể hiện rõ sự khác biệt. Đối với những điều tra viên có kiểu khí chất linh hoạt sẽ điều khiển cảm xúc theo hướng phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng vì họ có khả năng thích nghi rất nhạy bén; nhưng với những người có khí chất nóng thì việc điều khiển cảm xúc lại phụ thuộc vào hoàn cảnh tác động.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí