- So sánh mức độ kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các làng trẻ
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ ở các trung tâm/ làng có sự khác biệt không đáng kể, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 4.22: Kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các làng trẻ (N=94)
Cơ quan | Số lượng | ĐTB | ĐLC | P | |
Tính đầy đủ | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 4.02 | 0.38 | 0.03 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 4.07 | 0.42 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.81 | 0.44 | ||
Tính thuần thục | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.86 | 0.36 | 0.72 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.84 | 0.49 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.77 | 0.47 | ||
Tính linh hoạt | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.80 | 0.41 | 0.51 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.92 | 0.51 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.83 | 0.40 | ||
Mức độ chung | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.89 | 0.36 | 0.37 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.94 | 0.43 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.80 | 0.40 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Mức Độ Linh Hoạt Của Kỹ Năng Chia Sẻ Cảm Xúc Với Trẻ Em Mồ Côi Của Cán Bộ Xã Hội.
- Thực Trạng Mức Độ Linh Hoạt Của Kỹ Năng Biện Hộ Với Trẻ Em Mồ Côi Của Cán Bộ Xã Hội.
- Thực Trạng Mức Độ Tính Linh Hoạt Của Kỹ Năng Hướng Dẫn Tái Hòa Nhập Cộng Đồng Với Trẻ Em Mồ Côi Của Cán Bộ Xã Hội (N=94)
- Dự Báo Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Với Biểu Hiện Kỹ Năng Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Trẻ Em Mồ Côi Của Cán Bộ Xã Hội
- Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội - 19
- Đối Với Cán Bộ Xã Hội Ở Các Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Tuy nhiên, phân tích ở những biểu hiện và tiêu chí cụ thể, cho thấy: có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện đầy đủ kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các trung tâm khác nhau. Cán bộ xã hội ở Làng trẻ em SOS- Việt Trì và Làng trẻ em Birla- Hà Nội thực hiện kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi đầy đủ; “Biết lắng nghe, tôn trọng mọi cảm xúc, quan niệm của trẻ”; “Biết dùng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và phù hợp với trẻ” tốt hơn so với cán bộ xã hội ở Làng trẻ em SOS- Hà Nội (ĐTB=4,07 và 4,02 so với 3,81) và p=0,03 (bảng 4.22).
- So sánh mức độ kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các làng trẻ
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ ở các làng có sự khác biệt không đáng kể, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- So sánh mức độ kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các làng
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ mồ côi của cán bộ ở các làng có sự khác biệt không đáng kể, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 4. 23: Kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội ở các làng trẻ
Cơ quan | Số lượng | ĐTB | ĐLC | P | |
Tính đầy đủ | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.89 | 0.45 | 0.19 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 4.02 | 0.53 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.78 | 0.51 | ||
Tính thuần thục | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.70 | 0.43 | 0.46 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.84 | 0.50 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.76 | 0.43 | ||
Tính linh hoạt | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.67 | 0.44 | 0.04 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.97 | 0.53 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.82 | 0.40 | ||
Mức độ chung | Làng trẻ em Birla- Hà Nội | 30 | 3.75 | 0.42 | 0.20 |
Làng trẻ em SOS- Việt Trì | 34 | 3.94 | 0.48 | ||
Làng trẻ em SOS- Hà Nội | 30 | 3.79 | 0.43 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Tuy nhiên, phân tích ở những biểu hiện và tiêu chí cụ thể, cho thấy:
- Có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện linh hoạt kỹ năng hướng dẫn trẻ tái hoà nhập cộng đồng của cán bộ xã hội ở các trung tâm khác nhau. Cán bộ xã hội ở Làng trẻ em SOS- Việt Trì và Làng trẻ em SOS- Hà Nội thực hiện kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng linh hoạt; “Biết gợi ý cho trẻ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật.”; “Biết tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được thể hiện mình để phát triển năng lực”; “Biết phối hợp với cơ quan chức năng để giới thiệu và giải quyết việc làm cho trẻ.” tốt hơn so với cán bộ xã hội ở Làng trẻ em Birla- Hà Nội (ĐTB=3,97 và 3,82 so với 3,67) và p=0,04 (bảng 3.23).
4.3.3. Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác
Bảng 4.24: Mức độ kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán cán bộ xã hội theo thâm niên công tác (N= 94)
Số lượng | ĐTB | ĐLC | p | |
Dưới 5 năm | 30 | 3.73 | 0.33 | 0.00 |
5-10 năm | 31 | 3.77 | 0.38 | |
Trên 10 năm | 33 | 4.00 | 0.38 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét kinh nghiệm thực tiễn ở góc độ thâm niên công tác và độ tuổi của cán bộ xã hội. Thâm niên công tác của cán bộ xã hội được chia thành 3 nhóm: dưới 5 năm; từ 5 – 10 năm và trên 10 năm
Số liệu ở bảng 4.24 cho thấy: Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê . Những cán bộ xã hội có thâm niên công tác lâu năm hơn có kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi tốt hơn so với cán bộ trẻ (ĐTB = 4,00 và 3,77 so với 3,73) và p = 0,00.
Điều này khá trùng khớp với những chia sẻ của cán bộ xã hội trong phỏng vấn sâu khi họ cho rằng, do chưa được trang bị kiến thức chuyên môn, nên họ thường làm theo kinh nghiệm, vì vậy theo họ kết quả chưa được cao như mong muốn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể nhận xét rằng, thâm niên công tác có ảnh hưởng tới kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội. Thời gian công tác càng lâu, cán bộ xã hội càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt kỹ năng công tác xã hội cá nhân.
Độ tuổi của cán bộ xã hội cũng nói lên kinh nghiệm thực tiễn họ đã tích luỹ được trong cuộc sống. Do vậy, chúng tôi cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa tuổi của cán bộ xã hội và kỹ năng công tác xã hội cá nhân của họ (p = 0,00). Điều này có nghĩa rằng, tuổi đời càng lớn, kinh nghiệm giao tiếp càng nhiều đã giúp cho cán bộ xã hộicàng tăng cường kỹ năng tương tác với đối tượng.
- So sánh mức độ kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, kỹ năng năng thiết lập mối quan hệ với trẻ mồ côi của cán bộ theo thâm niên công tác có sự khác biệt không đáng kể, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- So sánh mức độ kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác
Bảng 4.25: Mức độ kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác (N= 94)
Thâm niên | Số lượng | ĐTB | ĐLC | p | |
Tính đầy đủ | Dưới 5 năm | 30 | 3.90 | 0.42 | 0.17 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.91 | 0.43 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.08 | 0.41 |
Dưới 5 năm | 30 | 3.69 | 0.39 | 0.05 | |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.80 | 0.44 | ||
Trên 10 năm | 33 | 3.96 | 0.47 | ||
Tính linh hoạt | Dưới 5 năm | 30 | 3.76 | 0.40 | 0.17 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.83 | 0.43 | ||
Trên 10 năm | 33 | 3.96 | 0.48 | ||
Mức độ chung | Dưới 5 năm | 30 | 3.78 | 0.37 | 0.08 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.85 | 0.39 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.00 | 0.42 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Số liệu ở bảng 4.25 cho thấy: Sự khác biệt về kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ theo thâm niên công tác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Phân tích ở những biểu hiện và tiêu chí cụ thể, cho thấy:
- Có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện thuần thục kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội có thâm niên công tác khác nhau. Những cán bộ xã hội có thâm niên công tác lâu hơn có kỹ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ mồ côi thuần thục hơn so với cán bộ trẻ (ĐTB=3,96 và 3,80 so với 3,69) và p=0,05.
- So sánh mức độ kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác
Bảng 4.26: Mức độ kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác (N = 94)
Thâm niên | Số lượng | ĐTB | ĐLC | p | |
Tính đầy đủ | Dưới 5 năm | 30 | 3.71 | 0.36 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.75 | 0.46 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.01 | 0.39 | ||
Tính thuần thục | Dưới 5 năm | 30 | 3.51 | 0.39 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.56 | 0.47 | ||
Trên 10 năm | 33 | 3.88 | 0.46 | ||
Tính linh hoạt | Dưới 5 năm | 30 | 3.63 | 0.40 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.63 | 0.52 | ||
Trên 10 năm | 33 | 3.96 | 0.50 | ||
Mức độ chung | Dưới 5 năm | 30 | 3.62 | 0.34 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.65 | 0.43 | ||
Trên 10 năm | 33 | 3.95 | 0.43 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Số liệu ở bảng 4.26 cho thấy:
Kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội thể hiện ở cả 3 tiêu chí tính đầy đủ, tính thuần thục và tính linh hoạt đều ở mức trung bình (ĐTB=3,95; 3,65 và 3,62). Trong đó mức độ thực hiện đầy đủ của kỹ năng biện hộ với trẻ mồ côi ở cán bộ xã hội tốt nhất.
- So sánh mức độ kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác
Bảng 4.27: Mức độ kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác (N = 94)
Thâm niên | Số lượng | ĐTB | ĐLC | p | |
Tính đầy đủ | Dưới 5 năm | 30 | 3.85 | 0.48 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.74 | 0.50 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.11 | 0.46 | ||
Tính thuần thục | Dưới 5 năm | 30 | 3.62 | 0.38 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.65 | 0.43 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.02 | 0.46 | ||
Tính linh hoạt | Dưới 5 năm | 30 | 3.73 | 0.41 | 0.01 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.71 | 0.43 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.032 | 0.52 | ||
Mức độ chung | Dưới 5 năm | 30 | 3.73 | 0.39 | 0.00 |
Từ 5-10 năm | 31 | 3.70 | 0.42 | ||
Trên 10 năm | 33 | 4.05 | 0.45 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Số liệu ở bảng 4.27 cho thấy: Kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội theo thâm niên công tác có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Những cán bộ xã hội có thâm niên công tác lâu năm hơn có kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ em mồ côi tốt hơn so với cán bộ trẻ (ĐTB = 4,05 so với 3,73) và p = 0,002.
Tóm lại, nhìn chung kinh nghiệm từ thâm niên công tác và tuổi đời có ảnh hưởng tới mức độ kỹ năng công tác xã hội cá nhân của cán bộ xã hội với trẻ em mồ côi. Tuy nhiên, trong bối cảnh của hoạt động trợ giúp mang tính chất chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn không phải là nhân tố quyết định mà có ý nghĩa thúc đẩy cán bộ xã hội học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng
để trở nên thuần thục hơn trong linh vực hoạt động nghề nghiệp.
4.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội
Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng công tác xã hội cá nhân của cán bộ xã hội: nhận thức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp, kiến thức nền, động cơ nghề nghiệp, quá trình đào tạo và điều kiện thực hành.
Bảng 4.28: Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội (N= 94)
Số lượng | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
Nhận thức nghề | 94 | 3.92 | 0.44 | 2 |
Thái độ nghề | 94 | 4.14 | 0.49 | 1 |
Kiến thức nền | 94 | 3.31 | 0.52 | 4 |
Động cơ nghề | 94 | 3.72 | 0.50 | 3 |
Quá trình đào tạo | 94 | 3.13 | 0.66 | 5 |
Điều kiện thực hành | 94 | 3.07 | 0.69 | 6 |
(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)
Kết quả từ bảng 4.28 cho thấy mức độ các yếu tố đã nêu có ảnh hưởng đến kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội, trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là thái độ nghề nghiệp của cán bộ xã hội (ĐTB = 4,14), tiếp theo là nhận thức nghề nghiệp của cán bộ xã hội (ĐTB
= 3,92) và động cơ nghề nghiệp (ĐTB = 3,72). Các yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất là điều kiện thực hành và quá trình đào tạo (ĐTB = 3,07 và 3,13)