4.5.5. Mối quan hệ số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại và EI của NQT cấp trung trong NHTM VN
Thông thường với mỗi nhà quản trị thường mất một khoảng thời gian để làm quen khi đảm nhận một chức vụ mới. Vậy phải chăng thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại có mối quan hệ thuận chiều với EI của NQT cấp trung?
Để trả lời câu hỏi trên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn với biến phụ thuộc là EI của NQT cấp trung và biến độc lập là số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại. Kết quả mô hình hồi quy:
Bảng 4.15: Mối quan hệ giữa số năm đảm nhiệm chức vụ và EI của NQT
Model Summary
R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | |
1 | .303a | .092 | .088 | .28816 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Mẫu Điều Tra Theo Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Biến Động Các Thang Đo (Total Variance Explained)
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Với Các Biến Ở Cấp Độ Nhân Viên
- Mối Quan Hệ Giữa Ei Của Nqt Cấp Trung Và Ocb Hướng Đến Tổ Chức Của Nhân Viên
- Kết Quả Kiểm Định Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Nghiên cứu năng lực cảm xúc của nhà quản trị cấp trung trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
ANOVAb
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression | 1.808 | 1 | 1.808 | 21.777 | .000a |
Residual | 17.853 | 216 | .083 | |||
Total | 19.661 | 217 |
a. Predictors: (Constant), So nam dam nhiem chuc vu
b. Dependent Variable: Nang luc cam xuc
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | ||
B | Std. Error | Beta | |||
1 (Constant) So nam dam nhiem chuc vu | 3.461 .088 | .064 .019 | .091 | 53.872 4.667 | .000 .000 |
a. Dependent Variable: Nang luc cam xuc
(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát của tác giả)
Từ bảng 4.15 cho thấy số năm đảm nhận chức vụ hiện tại giải thích được 9,2% tổng tác động của các nhân tố đến EI của NQT trong NHTM VN. Mối quan hệ giữa hai biến được thể hiện thông qua mô hình sau:
EI của NQT cấp trung = 0.088x Số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại + 3.461
Kết quả trên cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa số năm đảm nhiệm chức vụ với EI của nhà quản trị cấp trung. Điều đó cho thấy, với thời gian đảm nhiệm chức vụ thì NQT cấp trung sẽ tích lũy thêm được kiến thức, kỹ năng trong công việc và tăng năng lực của mình. Như một nhà quản trị cấp trung ở một NHTM VN nhận xét:
“Khi còn trẻ, tôi thường khá nóng nảy và thường muốn mọi việc được giải quyết ngay lập tức. Như khi có một việc gì đó cần tranh luận, tôi thường tranh luận đến cùng mà thường không để ý đến cảm xúc của người khác cũng như không ý thức được hậu quả của những điều tôi nói ra…Tuy nhiên, theo thời gian tôi thấy mình điềm đạm hơn và biết quan tâm đến tâm trạng của người khác khi giao tiếp, cũng như biết cách trao đổi và truyền đạt về yêu cầu công việc với từng người tốt hơn”
Bên cạnh đó theo khía cạnh năng lực cảm xúc, theo thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại sẽ giúp NQT cấp trung hiểu và nắm bắt được cảm xúc của cấp dưới tốt hơn và biết cách tạo động lực làm việc ở nhân viên. Và một NQT cấp trung của một NHTM ở Nam Định đã chia sẻ rằng:
“ Những tuần đầu tiên nhận nhiệm vụ trưởng phòng giao dịch này, tôi bị sút mất mấy kg và cảm thấy lo lắng không biết cấp dưới có hợp tác với mình trong công việc hay không. Nhưng sau hơn 2 năm đảm nhiệm chức vụ tôi thấy mình được cấp dưới tin tưởng và tôi cũng đã biết cách tạo không khí làm việc hợp tác trong phòng giao dịch của mình”
4.6. Kiểm định mối tương quan giữa các biến
Mục đích của kiểm định hệ số tương quan là xem xét mối tương quan giữa các biến trong mô hình, lượng hóa độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng trong mô hình cũng như phát hiện những trường hợp bất thường để phục vụ cho các bước tiếp theo. Trong nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mối tương quan như sau:
4.6.1. Kiểm định mối tương quan giữa EI của NQT cấp trung và Sự hài lòng với công việc, Cam kết với tổ chức, OCB-O, OCB-I của nhân viên
Trong nghiên cứu này, tác giả đã trực tiếp đến 125 phòng giao dịch và tiến hành khảo sát điều tra trưởng phòng/giám đốc phòng giao dịch và các nhân viên/cấp dưới
của nhà quản trị cấp trung đó. Kết quả thu được 115 phiếu điều tra NQT cấp trung hợp lệ và thu được 342 phiếu trả lời của nhân viên tại các phòng giao dịch hợp lệ
Nghiên cứu hướng đến kiểm định hệ số tương quan giữamối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và Sự hài lòng với công việc, Cam kết với tổ chức, OCB-O, OCB-I của nhân viên nhằm lượng hóa độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng trong mô hình. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa EI của NQT và các biến của nhân viên (Xem bảng 4.16)
Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan giữa EI của NQT cấp trung và Sự hài lòng với công việc, Cam kết với tổ chức, OCB-O, OCB-I của nhân viên
Correlations
EI của NQT cấp trung | Sự hài lòng với công việc của nhân viên | Cam kết với tổ chức của nhân viên | OCB –O của nhân viên | OCB- I của nhân viên | ||
EI của NQT cấp trung | Pearson Correlation Sig. (1-tailed) N | 1 | ||||
342 | ||||||
Sự hài lòng | Pearson Correlation | .763** | 1 | |||
với công việc Sig. (1-tailed) | .000 | |||||
của nhân viên N | 342 | 342 | ||||
Cam kết với | Pearson Correlation | .279** | .899** | 1 | ||
tổ chức của | Sig. (1-tailed) | .031 | .000 | |||
nhân viên | N | 342 | 342 | 342 | ||
OCB –O của nhân viên | Pearson Correlation Sig. (1-tailed) N | .391** | .790** | .508** | 1 | |
.002 | .000 | .000 | ||||
342 | 342 | 342 | 342 | |||
OCB- I của nhân viên | Pearson Correlation Sig. (1-tailed) N | .173** | .141** | .305** | .694** | 1 |
.063 | .021 | .003 | .000 | |||
342 | 342 | 342 | 342 | 342 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (1-tailed).
(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát của tác giả)
Nhìn vào bảng 4.16, kết quả phân tích mối tương quan giữa EI của NQT cấp trung và các yếu tố thuộc về cấp dưới đưa đến kết quả như sau:
EI của NQT cấp trung và Sự hài lòng với công việc của nhân viên có mối quan
hệ chặt chẽ nhất với hệ số Correlation = 0.763 và P-value = 0.000 <0.01.
Tiếp đến,EI của NQT cấp trung và Cam kết với tổ chức của nhân viên cũng có mối quan hệ chặt chẽ với hệ số Correlation = 0.279 và P-value = 0.031<0.05
Kết quả phân tích tương quan đã chỉ ra EI của NQT cấp trung và OCB–O của nhân viên có mối quan hệ, nhưng mức độ chặt chẽ của mối quan hệ không cao với hệ số Correlation = 0.391và P-value = 0.002 <0.05. Trong khi đó, kết quả cho thấy chưa có cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và OCB-I của nhân viên bởi Correlation = 0.273và P-value = 0.063 > 0.05 (Xem bảng 4.16).
4.6.2. Kiểm định mối tương quan giữa các biến cấu thành EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTMVN
Nghiên cứu hướng đến kiểm định hệ số tương quan giữa mối quan hệ giữa các biến cấu thành EI của NQT cấp trung và kết quả hoạt động của phòng giao dịch trong NHTMVN. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan :
Bảng 4.17: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Kết quả hoạt động của PGD | Năng lực nhận biết cảm xúc | Năng lực quản lý cảm xúc | Năng lực thấu hiểu cảm xúc | Năng lực sử dụng cảm xúc | ||
Kết quả hoạt động của PGD | Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N | 1 | ||||
217 | ||||||
Năng lực | Pearson Correlation | .487** | 1 | |||
nhận biết | Sig. (2-tailed) | .039 | ||||
cảm xúc | N | 217 | 217 | |||
Năng lực | Pearson Correlation | .721** | .754** | 1 | ||
quản lý | Sig. (2-tailed) | .000 | .000 | |||
cảm xúc | N | 217 | 217 | 217 | ||
Năng lực | Pearson Correlation | .592** | .584** | .623** | 1 | |
thấu hiểu | Sig. (2-tailed) | .000 | .000 | .000 | ||
cảm xúc | N | 217 | 217 | 217 | 217 | |
Năng lực | Pearson Correlation | .672** | .514** | .768** | .626** | 1 |
sử dụng | Sig. (2-tailed) | .000 | .015 | .000 | .000 | |
cảm xúc | N | 217 | 217 | 217 | 217 | 217 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả cho thấy giá trị P- value của các biến đều nhỏ hơn 0.05 và các giá trị tương quan đều lớn hơn 0 cho thấy biến phụ thuộc (Kết quả hoạt động) có mối quan hệ tuyến tính với 4 biến độc lập (Năng lực nhận biết cảm xúc, năng lực quản lý cảm xúc, năng lực thấu hiểu cảm xúc, năng lực sử dụng cảm xúc), và đồng thời có mối quan hệ tuyến tính với biến tổng Năng lực cảm xúc.Như vậy, mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa và hầu hết không có dấu hiệu bất thường, có thể tiếp tục sử dụng các thống kê khác để kiểm định mối quan hệ này; mối quan hệ giữa các biến là mối quan hệ thuận chiều.
4.7. Kiểm định giả thuyết
Đây là bước chính yếu được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra. Phương pháp sử dụng là kiểm định mô hình hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS16.
4.7.1. Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung vàcác biến ở cấp độ nhân viên
Kết quả của quá trình điều tra, tác giả đã thu thập được 217 phiếu trả lời hợp lệ của NQT cấp trung. Trong 217 phiếu điều tra này, có 115 phiếu trả lời hợp lệ được tác giả trực tiếp điều tra tại 115 phòng giao dịch, và tại các phòng giao dịch này tác giả đã tiến hành điều tra nhân viên cấp dưới của NQT cấp trung về các khía cạnh: sự hài lòng với công việc, cam kết với tổ chức và OCB hướng đến tổ chức, OCB hướng đến cá nhân của nhân viên. Kết quả tác giả đã thu thập được 342 phiếu trả lời hợp lệ của nhân viên cấp dưới.
Trong nội dung này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình hồi quy đa biến dựa trên bảng dữ liệu của 115 NQT cấp trung và 342 nhân viên cấp dưới (cách thức nhập dữ liệu khảo sát - xem bản chụp nhập dữ liệu vào excel trong phụ lục 4).
Trong đó:
Biến độc lập là EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam và biến kiểm soát là thâm niên công tác, giới tính, trình độ học vấn của nhân viên
Biến phụ thuộc (Y) ở từng mô hình lần lượt là Sự hài lòng với công việc của nhân viên; Cam kết với tổ chức của nhân viên; OCB hướng đến tổ chức của nhân viên; OCB hướng đến cá nhân của nhân viên.
4.7.1.1. Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và sự hài lòng với công việc của nhân viên
Trong nội dung này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình hồi quy đa biến trong đó:
Biến phụ thuộc: Sự hài lòng với công việc của nhân viên;
Biến độc lập: EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam
Biến kiểm soát: thâm niên công tác, giới tính, trình độ học vấn của nhân viên; Kết quả kiểm định hồi quy tương quan thể hiện ở bảng 4.18:
Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và Sự hài lòng với công việc của nhân viên
Kiểm định mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và sự hài lòng với công việc của nhân viên | ||||||
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Sig. | Tolerance | VIF | |
(Constant) | .780 | .059 | ||||
Biến kiểm soát | ||||||
Thâm niên công tác | .155 | .002 | .135 | .000 | .774 | 1.291 |
Giới tính | -.005 | .007 | -.010 | .438 | .961 | 1.041 |
Trình độ học vấn | .102 | .007 | .088 | .001 | .840 | 1.190 |
Biến độc lập | ||||||
Năng lực cảm xúc | .774 | .013 | .525 | .000 | .764 | 1.308 |
R Square | .442 | |||||
F | 1.378E3 | |||||
Sig.F | .000a |
(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát của tác giả)
Từ bảng 4.18 cho thấy:
Những nhân viên có thâm niên công tác lâu hơn thường hài lòng với công việc hiện tại cao hơn so với những người có thâm niên công tác tại ngân hàng ít hơn.
Trình độ học vấn của nhân viên có tác động (+) nhất định đến sự hài lòng với công việc của người đó;
Chưa có cơ sở để khẳng định sự khác biệt về mức độ hài lòng với công việc giữa nam giới và nữ giới tại phòng giao dịch.
EI của NQT cấp trung có tác động (+) đến sự hài lòng với công việc của nhân viên (hệ số Beta = 0.525, P-value= 0.000< 0.05) và giải thích được 44,2%sự biến động của sự hài lòng với công việc của nhân viên (RSquare = 0.442,Sig.F = .000a<
.005).(Xem bảng 4.18). Điều này cho thấyEI của NQT cấp trung trong có tác động đến sự hài lòng với công việc của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTMVN. Như vậy, giả thuyết H1 được ủng hộ.
4.7.1.2. Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và cam kết với tổ chức của nhân viên
Trong nội dung này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình hồi quy đa biến trong đó:
Biến phụ thuộc: Cam kết với tổ chức của nhân viên;
Biến độc lập: EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam
Biến kiểm soát: thâm niên công tác, giới tính, trình độ học vấn của nhân viên; Kết quả kiểm định hồi quy tương quan cho thấy (xem bảng 4.19):
- Những nhân viên có thâm niên công tác lâu hơn thường có mức độ cam kết với tổ chức cao hơn (hệ số Beta = 0.119, P-value= 0.000 < 0.05)
- Những nhân viên có trình độ học vấn cao thường có mức độ cam kết với tổ chức thấp hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn (hệ số Beta = -0.057, P- value= 0.015 < 0.05)
- Chưa có cơ sở để khẳng định sự khác biệt về mức độ cam kết với tổ chức giữa nam giới và nữ giới tại phòng giao dịch (P-value= 0.629 > 0.05)
- EI của NQT cấp trung có tác động (+) đến mức độ cam kết với tổ chức của nhân viên (hệ số Beta = 0.163, P-value= 0.032 < 0.05) và giải thích được 11% sự biến động về mức độ cam kết với tổ chức của nhân viên (R Square = 0.110, Sig.F = .000a < .005).
(Xem bảng 4.19). Điều này cho thấy EI của NQT cấp trung trong có tác động đến cam kết với tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch trong NHTMVN. Như vậy, giả thuyết H2 được ủng hộ.
Bảng 4.19: Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và cam kết với tổ chức của nhân viên
Kiểm định mối quan hệgiữa EI của NQT cấp trung và cam kết với tổ chức của nhân viên | ||||||
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Sig. | Tolerance | VIF | |
(Constant) | .424 | .139 | .000 | |||
Biến kiểm soát | ||||||
Thâm niên công tác | .121 | .004 | .119 | .000 | .774 | 1.291 |
Giới tính | -.014 | .017 | -.015 | .629 | .961 | 1.041 |
Trình độ học vấn | -.055 | .017 | -.057 | .015 | .840 | 1.190 |
Biến độc lập | ||||||
Năng lực cảm xúc | .165 | .030 | .163 | .032 | .764 | 1.308 |
R Square | .110 | |||||
F | 205.818 | |||||
Sig.F | .000a |
(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát của tác giả)
4.7.1.3. Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung và OCB hướng đến tổ chức của nhân viên
Trong nội dung này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình hồi quy đa biến trong đó:
Biến phụ thuộc: OCB hướng đến tổ chức của nhân viên;
Biến độc lập: EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam;
Biến kiểm soát: thâm niên công tác, giới tính, trình độ học vấn của nhân viên.