Phân Loại Mẫu Điều Tra Theo Ngân Hàng Thương Mại



Sau quá trình kiểm định giá trị của biến (EFA), tiến hành tính toán giá trị nhân tố trích trong phân tích nhân tố EFA, kiểm định thang đo (Cronbach Alpha) và bằng trung bình cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố tương ứng. Các nhân tố được trích trong phân tích nhân tố được sử dụng trong phân tích hồi quy để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa 5%.


Phân tích tương quan:

Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình: giữa các biến phụ thuộc và từng biến độc lập; và giữa các biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng như cung cấp thông tin trực quan về mối quan hệ giữa hai biến. Sử dụng hệ số tương quan Preason để lượng hóa độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Preason càng gần 1 thì hai biến này có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ.

Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.


Kiểm định mô hình hồi quy đa biến

Sau khi kết luận là hai biến có mối quan hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy đa biến.

Kiểm định mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan

Phương trình đa biến cho mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:


Y = f (x) = 0 + 1X1 + 2X2+ 3X3 + 4X4 +5X5 + 6X6 + 7X7 + 8X8 + 9X9 + 10X10 + ε

Trong đó:

Y là KQHĐ : Kết quả hoạt động của phòng giao dịch


X1 là NBCX : Năng lực nhận biết cảm xúc

X2 là SDCX : Năng lực sử dụng cảm xúc

X3 là THCX : Năng lực thấu hiểu cảm xúc

X4 là QLCX : Năng lực quản lý cảm xúc

X5 là QUIMO : Qui mô nhân sự của phòng giao dịch X6 là SONAM : Số năm hoạt động của phòng giao dịch X7 là HL : Sự hài lòng với công việc của nhân viên

X8 là CK : Cam kết với tổ chức của nhân viên

X9 là OCB - O : OCB hướng đến tổ chức của nhân viên X10 là OCB – I : OCB hướng đến cá nhân của nhân viên

0 : Hằng số

1 đến 10 : Hệ số hồi quy

ε : Sai số ngẫu nhiên


Kiểm định giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS:

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến : R2

Kiểm định về sự phù hợp của mô hình

Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa trên biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (xem giá trị trung bình (=0) và độ lệch chuẩn (=1).

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về năng lực cảm xúc tác động đến kết quả hoạt động của chi nhánh. Yếu tố có hệ số Betacàng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng các hơn các yếu tố khác trong mô hình.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương 3, tác giả đã trình bày các nội dung về phương pháp, quy trình tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra. Tác giả đã trình bày các nội dung về thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu. Đồng thời tác giả đã trình bày về các khái niệm nghiên cứu và thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất ở chương 2. Phần nội dung cuối của chương, tác giả trình bày các nội dung trong nghiên cứu định lượng từ thiết kế phiếu điều tra, thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu và các bước, nội dung phân tích dữ liệu. Đây là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc xử lý số liệu thu thập và trình bày kết của nghiên cứu ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích các dữ liệu đã thu thập được. Ngoài nội dung thống kê mô tả mẫu và đánh giá thang đo, Chương này bao gồm các nội dung chính: (1) Kiểm định mô hình hồi quy đa biến giữa các yếu tố/năng lực cấu thành năng lực cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam và kết quả hoạt động của phòng giao dịch; (2) Mối quan hệ giữa EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam và Sự hài lòng với công việc, cam kết với tổ chức, hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên; (3) Mối quan hệ giữa Sự hài lòng với công việc, Cam kết với tổ chức, hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên với kết quả hoạt động của phòng giao dịch.


4.1. Thống kê mô tả mẫu

4.1.1. Kết quả thu thập phiếu điều tra

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra có cấu trúc, kết quả thu thập phiếu điều tra được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Kết quả thu thập phiếu điều tra


Đối tượng khảo sát

Hình thức khảo sát

Số lượng gửi đi

Số lượng phản hồi

Tỷ lệ


NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam

Khảo sát trực tiếp

125

115

92,00 %


Khảo sát gián tiếp


135


124


91,85 %

Tổng số

260

239

91,92 %

Nhân viên cấp dưới của NQT cấp trung

Khảo sát trực tiếp

386

371

96,11 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra

4.1.2. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra:


Trong khi thiết kế phiếu điều tra, ngoài phần thông tin chính là những câu hỏi được yêu cầu bắt buộc trả lời, phần thông tin mở rộng cũng có một số câu hỏi yêu cầu bắt buộc trả lời. Bên cạnh đó, trong luận án phiếu khảo sát NQT cấp trung có 3 câu hỏi ngược. và phiếu khảo sát nhân viên/cấp dưới chỉ được chấp nhận khi phiếu khảo sát của NQT cấp trung (cấp trên của nhân viên đó) là hợp lệ. Dựa vào những yêu cầu đó, kết quả sàng lọc phiếu điều tra được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Kết quả sàng lọc phiếu điều tra


STT

Phiếu khảo sát

Tổng phiếu thu về

Số phiểu không hợp lệ

Số phiếu hợp lệ

1

NQT cấp trung

239

22

217

2

Nhân viên

371

29

342

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra



Đối với phiếu khảo sát NQT cấp trung: trong tổng số 239 phiếu điều tra thu thập được, sau khi kiểm tra tác giả đã loại bỏ 22 bản trả lời không hợp lệ và giữ lại 217 bản trả lời để đưa vào xử lý (chiếm tỷ lệ 90,97%). 22 bản trả lời không hợp lệ chủ yếu thuộc vào trường hợp thiếu thông tin hoặc lựa chọn cùng 1 lựa chọn là 5 - rất đồng ý (điều này không phù hợp bởi trong phiếu điều tra khảo sát có 3 câu hỏi ngược), hoặc ở trường hợp không lựa chọn đáp án trong một số câu hỏi.

Đối với phiếu điều tra nhân viên cấp dưới: trong 371 phiếu khảo sát thu thập được, sau khi kiểm tra tác giả đã loại bỏ 29 bản trả lời không hợp lệ và giữ lại 342 bản trả lời để đưa vào xử lý (chiếm tỷ lệ 92,18%). 29 bản trả lời không hợp lệ chủ yếu thuộc vào trường hợp thiếu thông tin hoặc lựa chọn cùng 1 lựa chọn là 5 - rất đồng ý), hoặc ở trường hợp phiếu điều tra NQT cấp trung (cấp trên của người trả lời) không hợp lệ. Đặc biệt có đến 4 phòng giao dịch có bản trả lời của nhân viên cấp dưới không hợp lệ nên ở đây chỉ dùng được bản trả lời của NQT cấp trung.

Kết quả trên cho thấy, số quan sát (cỡ mẫu) về NQT cấp trung được sử dụng trong kiểm định mô hình hồi quy đa biến đủ điều kiện để phân tích và kiểm định vì cỡ mẫu (n=217> 165) đã đáp ứng được yêu cầu về số mẫu tối thiểu

4.1.3. Mô tả mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành việc khảo sát NQT cấp trung trong NHTM dựa trên việc tiến hành khảo sát trực tiếp và khảo sát qua gửi email. Thống kê về mẫu nghiên cứu cho thấy NQT cấp trung tham gia trả lời có tuổi trung bình là 35 tuổi; trình độ học vấn tập trung ở hai nhóm trình độ là 3- đại học và 4 – Thạc sĩ; mẫu điều tra NQT cấp trung có thâm niên trong ngành cao nhất là 18 năm, trong khi đó người thấp nhất có thâm niên làm việc trong ngành là 5 năm; về số năm trung bình của đảm nhiệm chức vụ của các NQT cấp trung là 3,26 năm (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu



Tiêu chí

Đơn vị tính

Số quan sát

Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn


Tuổi của NQT cấp trung


Tuổi


217


31


43


35.54


1.710

Trình độ học vấn


217

3

4

3.53

.501

Thâm niên làm việc trong ngành ngân hàng


Năm


217


5


18


8.64


2.303

Số năm đảm nhiệm chức vụ hiện tại


Năm


217


1


7


3.26


1.045

Số quan sát

Người

217





Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát điều tra

Tuy nhiên, để có cách nhìn cụ thể hơn, việc mô tả mẫu điều tra trong nghiên cứu sẽ được trình bày dựa vào các tiêu chí: (i) Ngân hàng thương mại; (ii) Theo khu vực/ Tỉnh thành điều tra; (iii) Giới tính; (iv) Trình độ học vấn;


Mẫu điều tra phân chia theo ngân hàng thương mại

Hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại có yếu tố Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đồng thời cũng là nhóm gồm 4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank). Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 4 ngân hàng có vốn điều lệ từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ (MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank…); Các ngân hàng có vốn điều lệ từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 13 ngân hàng (VPBank, Lienvietpostbank..), số còn lại là các ngân hàng với vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra tại một số ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Vpbank, Mbank, ACB, Lienvietpostbank. Tác giả đã thu thập được 217 bản trả lời hợp lệ của NQT cấp trung với cơ cấu như trong hình 4.1


Hình 4 1 Phân loại mẫu điều tra theo Ngân hàng thương mại Nguồn Kết quả khảo 1


Hình 4.1: Phân loại mẫu điều tra theo Ngân hàng thương mại

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra


Mẫu điều tra phân chia theo yếu tố địa dư


Ngân hàng thương mại là một loại hình kinh doanh dịch vụ đặc biệt. Đặc trưng của NHTM ở Việt Nam là mô hình kinh doanh theo địa dư. Thông thường các NHTM ở Việt Nam có hội sở chính tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,..) và tổ chức thành nhiều cấp như các chi nhánh tại các tỉnh; các quận của các thành phố lớn; các quận, huyện trong các tỉnh thành. Tùy theo, đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh mà cơ cấu tổ chức của từng NHTM được phân bố đến tỉnh, thành phố/thị xã, quận/ huyện nhất định.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra tại các phòng giao dịch thuộc NHTM được phân bố tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng. Kết quả mẫu khảo sát điều tra phân bố theo địa dư (tỉnh/Thành phố) như trong hình 4.2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023