Thang Đo Năng Lực Cảm Xúc Của Nqt Cấp Trung Trong Nhtm Việt Nam


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Với cách tiếp theo các vấn đề của EI, tác giả thực hiện tổng quan các nghiên cứu về EI ở nước ngoài với việc tổng hợp về định nghĩa, mô hình và công cụ đo lường của EI được đa số các học giả, nhà nghiên cứu chấp nhận. Cùng với đó, tác giả đã chỉ ra các mối quan hệ giữa EI của NQT với các nhân tố thuộc về nhà quản trị (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kết quả hoạt động, quản lý, lãnh đạo…), các nhân tố ở cấp độ tổ chức (kết quả hoạt động , tổ chức học tập…), các nhân tố ở cấp độ nhân viên (Sự hài lòng với công việc, Cam kết với tổ chức, Hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên).

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu EI ở Việt Nam ở khía cạnh nghiên cứu chung về EI và các công trình nghiên cứu về EI của NQT. Bằng việc tổng kết theo vấn đề tác giả đã chỉ ra các đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn cũng như các khoảng trống trong nghiên cứu về EI tại Việt Nam.

Từ việc tổng quan các kết quả nghiên cứu trước, tác giả kết luận hướng nghiên cứu về năng lực cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM ở Việt Nam là hướng nghiên cứu mới và có khoảng trống trong nghiên cứu về EI.

Đồng thời, tác giả đưa ra hướng nghiên cứu chính của luận ánlà hướng đến tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: có mối quan hệ chặt chẽ giữa EI của NQT cấp trung và sự hài lòng với công việc, cam kết với tổ chức, hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên cấp dưới hay không?; vànăng lực nào trong số các năng lực cấu thành EI của NQT cấp trung trong NHTM VN tác động nhiều nhất đến kết quả hoạt động của phòng giao dịch?


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong chương 3, luận án sẽ hướng đến giới thiệu về cách thức, quy trình tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình và giả thuyết đã nêu ra. Trong chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định tính như là một bước trong nghiên cứu sơ bộ nhằm kiểm tra lại mô hình, thang đo cũng như tìm kiếm những phát hiện mới. Nội dung chương này bao gồm: (i) thiết kế nghiên cứu; (ii) các khái niệm nghiên cứu và thang đo; (iii) nghiên cứu định lượng chính thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.


3.1. Thiết kế nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và để lý giải rõ hơn về các kết quả khảo sát, quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu sơ bộ: tác giả tiến hành việc tổng quan tài liệu liên quan đến năng lực cảm xúc và các kết quả nghiên cứu trước để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo. Sau đó, tác giả tiến hành xin ý kiến của 2 nhà khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh cũng như phỏng vấn sơ bộ NQT cấp trung trong NHTM – Giám đốc / Trưởng phòng phòng giao dịch trong NHTM để từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra trước khi điều tra khảo sát thử. Sau đó, tác giả khảo sát thử 5 NQT cấp trung và 5 nhân viên với mục đích xem câu hỏi, thuật ngữ nào chưa rõ nghĩa và khó lựa chọn phương án và dựa vào kết quả này và xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện phiếu điều tra khảo sát điều tra.

Nghiên cứu chính thức: tác giả tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát và thu thập phiếu, nhập dữ liệu và tiến hành phân tích nhân tố và kiểm định theo mô hình hồi quy đa biến .

Quy trình nghiên cứu được khái quát theo sơ đồ sau đây:


Cơ sở lý thuyết về Năng lực cảm xúc và

kết quả các nghiên cứu trước

Đề xuất mô hình và thang đo

Nghiên cứu định tính

(Tiến hành phỏng vấn chuyên gia và TP/Giám đốc phòng giao dịch tại NHTM)

Kiểm tra mô hình và thang đo

Điều tra, khảo sát thử

(Tiến hành điều tra thử một số TP/Giám đốc phòng giao dịch và cấp dưới tạiNHTM )

Hoàn thiện Mô hình và thang đo

Nghiên cứu định lượng

(Tiến hành phát phiếu điều tra TP/Giám đốc phòng giao dịch và nhân viên cấp dưới của TP/GĐ Phòng giao dịch)


EFA và Cronbach Alpha

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha

Đánh giá độ thích hợp của mô hình

Kiểm định giả thuyết


Nguồn: Dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007)


Hình 3.1: Khái quát hóa quy trình nghiên cứu

3.2. Thang đo


Trong nội dung này tác giả sẽ trình bày khái niệm về biến nghiên cứu và thang đo, trong đó bao gồm các biến chính là EI của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam, Kết quả hoạt động của phòng giao dịch, Sự hài lòng với công việc của nhân viên, Cam kết với tổ chức của nhân viên; Hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên; Và các biến kiểm soát như là giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, số năm hoạt động, qui mô nhân sự

Qua việc tổng quan các khái niệm, thang đo đối với các biến trong mô hình nghiên cứu và tiến hành so sánh, phân tích lựa chọn thang đo phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu. Vì thế các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm là các thang đo được nhiều công trình khoa học sử dụng và có xác minh kỹ lưỡng về mặt thống kê.Đồng thời tất cả được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm trong đó:

1. Rất không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Trung lập

4. Đồng ý

5. Rất đồng ý

3.2.1. Thang đo năng lực cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam

Năng lực cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam là năng lực nhận biết, hiểu rõ và làm chủ các cảm xúc của bản thân; năng lực nhận biết (thấu hiểu) cảm xúc của người khác; năng lực vận dụng những thông tin về cảm xúc đó để định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân.

Dựa trên mô hình EI ban đầu được phát triển bởi Mayer và Salovey (1990), Schutte và cộng sự (1998) đã xây dựng công cụ SSRInhằm đo lường về EI của một người thông qua việc người đó tự đánh giá về mình.SSRI bao gồm 33 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi ngược (*).Theo kết quả nghiên cứu của Elizabeth J. Austin và các cộng sự (2004) thì SSRIhiện được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, và các nghiên cứu có qui mô khác nhau cho thấy các bằng chứng có độ tin cậy tốt và hiệu quả trong nghiên cứu về EI.


Dựa trên thang đo SSRI do Schutte và cộng sự (1998), Ciarrochi và cộng sự(2001) trong nghiên cứu của mình đã tiến hành phân tích nhân tố và chia thang đo tổng thể về EI thành 4 biến cấu thành năng lực cảm xúc: năng lực nhận biết cảm xúc, năng lực sử dụng cảm xúc, năng lực thấu hiểu cảm xúc và năng lực quản lý cảm xúc.Và theo Schutte và cộng sự (2009) về việc tổng kết các công trình nghiên cứu đã sử dụng SSRI để đo lường về EI, thì các nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhân tố để đưa đến các biến cấu thành EI mà phù hợp cả về tên gọi của từng biến và không mất đi hiệu quả đo lường của SSRI bao gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Ciarrochi và cộng sự (2001), Austin và cộng sự (2004).

Chính vì các lý do trên, trong luận án tác giả sử dụng thang đo SSRI đượcCiarrochi và cộng sự (2001) sử dụng để nhằm đo lường về EI (bao gồm tổng thể 33 câu hỏi) và các năng lực cấu thành EI của NQT cấp trung trong NHTM VN

Bên cạnh đó, với việc dịch bộ câu hỏi và xin ý kiến của 2 chuyên gia cũng như tiến hành khảo sát thử 10 nhà NQT cấp trung tham gia khảo sát thử với mục tiêu tìm ra câu nào, nội dung nào khó hiểu và khó lựa chọn phương án (mức độ đồng ý)tác giả đưa ra hệ thống thang đo về năng lực cảm xúc trong luận án như sau:

Thang đo năng lực nhận biết cảm xúc

Năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được hiểu là khả năng nhận dạng chính xác những cảm xúc của riêng mình và của người khác.

Năng lực nhận biết cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Namđo lường như sau:

Ký hiệu Biến quan sát

Tôi thường không hiểurõ những biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, hành vi...

NBCX 01 của người khác là có ý hài lòng ( khó chịu / e ngại…) với mình*

Tôi nhận thức được mình hiện đang cảm thấy vui vẻ (hay khó chịu/ căng

NBCX 02 thẳng/ e ngại…) ngay khi gặp một ai đó



NBCX 03


NBCX 04


NBCX 05


NBCX 06


NBCX 07

Tôi chủ động và nắm rõ các thông điệp/ ẩn ý mà tôi đang truyền tải(tôi đang cảm thấy tin tưởng/ không chắc chắn/ e ngại…) khi giao việc đến cấp dưới của mình

Nhìn biểu hiện trên khuôn mặt của của người đối diện Tôi nhận ra ngay là 1

Nhìn biểu hiện trên khuôn mặt của của người đối diện, Tôi nhận ra ngay là họ đang cảm thấy dễ chịu (khó chịu/căng thẳng/e ngại/ áy náy…) khi nói chuyện, làm việc với mình

Khi cảm xúc đối với công việc thay đổi (từ hứng khởi sang chán nản; hoặc từ hoang mang sang tốt đẹp…),Tôi biết rõ lý do tại sao cảm xúc của mình thay đổi như thế

Tôi dễ dàng nhận biết cảm xúc thực sự của mình (cảm thấy vui / khó chịu / căng thẳng / e ngại…) ngay khi gặp một ai đó

Tôi luôn nhận ra được ẩn ý đằng sau các cử chỉ và hành động của người khác là họ đang cảm thấy tin tưởng ( thất vọng / phẫn nộ/ sợ hãi / có lỗi…) đối với mình

NBCX 08 Chỉ cần nhìn vào một người, tôi biết được cảm xúc của họ lúc này là gì

Tôi luôn nhận ra cảm xúc của người khác bằng cách lắng nghe cường độ

NBCX 09


NBCX 10

giọng nói của họ

Tôi thường không hiểu nổi tại sao mọi người lại có cảm xúc như họ vẫn có*


Thang đo năng lực sử dụng cảm xúc

Năng lực sử dụng cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được hiểu là khả năng sử dụng cảm xúc để hỗ trợ quá trình tư duy, phán đoán và hành động.

Năng lực sử dụng cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được đo lường bằng thang đo:

Ký hiệu


SDCX 01


SDCX 02

Biến quan sát

Khi gặp một sự kiện lớn với cuộc đời mình, tôi thường đánh giá xem những gì là quan trọng và không quan trọng

Khi tâm trạng thay đổi (Từ buồn sang vui / Từ không đúng ý sang đúng ý), tôi thấy mình có nhiều nhiệt huyết với công việc


SDCX 03

Cảm xúc là một trong những điều làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa

SDCX 04

Khi tâm trạng vui vẻ, tôi giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng

SDCX 05

Khi tâm trạng vui vẻ, tôi có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng mới

SDCX 06

Khi tâm trạng thay đổi (Từ buồn sang vui / Từ không đúng ý sang đúng ý), tôi thường đưa ra được nhiều ý tưởng mới


Thang đo năng lực thấu hiểu cảm xúc

Năng lực thấu hiểu cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được hiểu là khả năng thấu hiểu về các trạng thái cảm xúc, cũng như nguyên nhân nguyên nhân gây ra và các tiến trình phát triển của cảm xúc.

Năng lực thấu hiểu cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được đo lường bằng thang đo:


Ký hiệu

Biến quan sát

THCX 01 Tôi biết khi nào nên chia sẻ những vấn đề riêng tư của mình với người khác

THCX 02

Mọi người thường cảm thấy dễ dàng chia sẻ với tôi

THCX 03

Tôi thích chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người

THCX 04


THCX 05


THCX 06


THCX 07


THCX 08

Khi giao tiếp, tôi biết cách sắp xếp các sự kiện để làm cho người khác vui vẻ

Khi cần thể hiện bản thân mình với một ai đó, Tôi luôn biết cách tạo ấn tượng tốt đối với người đó

Tôi thường khen ngợi khi cấp dưới làm điều gì đó tốt

Khi một người kể với tôi về một biến cố quan trọng trong cuộc đời của họ, tôi thường cảm thấy như thể chính mình đã trải qua tình huống đó

Tôi thường giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi họ buồn


Thang đo năng lực quản lý cảm xúc

Năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được hiểu là khả năng kiểm soát, tự điều khiển các cảm xúc của bản thân, sắp đặt các cảm xúc nhằm hỗ trợ một mục tiêu xã hội nào đó, điều khiển cảm xúc của người khác


Năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được đo lường 2

Năng lực quản lý cảm xúc của NQT cấp trung trong NHTM Việt Nam được đo lường bằng thang đo:


Ký hiệu Biến quan sát

Mỗi khi gặp khó khăn/trở ngại ở công việc, tôi thường nhớ lại những tình

QLCX 01

huống tương tự đã gây ra cảm xúc (buồn chán/ giận dữ/…) ở mình và mình đã vượt qua những cảm xúc đó như thế nào

QLCX 02 Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm tốt mọi việc


QLCX 03 Tôi luôn kỳ vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với mình


QLCX 04 Khi tâm trạng vui vẻ, tôi biết nên làm thế nào để kéo dài tâm trạng đó


QLCX 05 Tôi luôn tìm kiếm các công việc đem lại cho mình niềm vui, sự hứng khởi


QLCX 06 Tôi luôn kiểm soát được cảm xúc của mình trong mọi tình huống

Đối với công việc sắp đảm nhận, tôi thường động viên mình bằng cách tưởng

QLCX 07

tượng về kết quả tốt đẹp mà công việc đó đem lại


QLCX 08 Khi đối mặt với thách thức, tôi sẽ bỏ cuộc bởi vì tôi tin là mình sẽ thất bại *


QLCX 09 Tôi luôn bình tĩnh (không hoang mang) mỗi khi gặp khó khăn


3.2.2. Thang đo sự hài lòng với công việc, cam kết với tổ chức, hành vi xây dựng tổ chức của nhân viên tại phòng giao dịch của NHTM Việt Nam

3.2.2.1. Thang đo sự hài lòng với công việc của nhân viên

Sự hài lòng với công việc của nhân viên là nhận thức/ cảm nhận của cá nhân đó về công việc và thái độ của họ đối với công việc.

Dựa trên thang đo của Judge và công sự (2005), Sự hài lòng với công việc của nhân viên tại phòng giao dịch của NHTM Việt Nam được đo lường bằng thang đo:


Ký hiệu

Biến quan sát

HL 01

Tôi thấy công việc hiện nay của mình rất thú vị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023