Xây Dựng Chế Định Về Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giai Đoạn Tiền Tố Tụng

còn lại khó có cơ hội phát huy được hiệu quả trong thực tiễn TTDS. Thực tế này cho thấy trong thời gian tới cần có giải pháp phù hợp để các BPKCTT được quy định trong BLTTDS năm 2015 phải được tận dụng áp dụng, các BPKCTT tích cực góp phần quan trọng vào việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của đương sự trên thực tế.

Thứ ba, ngay cả đối với một vài BPKCTT do pháp luật quy định có hay được áp dụng hơn so với các BPKCTT còn lại thì hiệu quả thực tế của việc áp dụng một vài BPKCTT đó cũng chưa đạt được cao như mong muốn. Có thể có nhiều nguyên nhân giải thích cho thực tế này nhưng có lẽ cơ bản là do quy định của BLTTDS năm 2004 cũng như BLTTDS mới năm 2015 về những biện pháp này vẫn còn vướng mắc, hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, Điều 124 BLTTDS năm 2015 cần có quy định chặt chẽ hơn nữa, cụ thể hơn nữa về trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước trong việc phong tỏa tài khoản của đương sự có nghĩa vụ trong TTDS khi có yêu cầu từ tòa án.

Thứ tư, thực tiễn áp dụng pháp luật về các BPKCTT còn cho thấy mặc dù BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể từng BPKCTT khác nhau nhưng như đã phân tích về các BPKCTT cụ thể thì gianh giới giữa các BPKCTT do pháp luật quy định là chưa rõ nét, điều kiện áp dụng giữa một số biện pháp ở một phạm vi nhất định còn có sự trùng lặp. Ví dụ, thực chất ba BPKCTT được quy định tại Điều 124, 125, 126 BLTTDS 2015 đều là biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Các BPKCTT được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 114 BLTTDS năm 2015 cũng có điểm chung là buộc tạm ứng trước một số tiền nhất định. Điều kiện áp dụng một số BPKCTT có nét giống nhau cần được quy định rõ hơn, cụ thể là cùng nhằm bảo toàn tài sản tranh chấp để thi hành án nhưng thể tài sản tranh chấp nào được áp dụng BPKCTT kê biên, tài sản tranh chấp nào phải áo dụng BPKCTT cấm chuyển quyền với tài sản đang tranh chấp và tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng. Chính vì chưa quy định rõ nên trên thực tế đương sự có thể bị lúng túng, lựa chọn không đúng BPKCTT mà sau này tòa án quyết định

áp dụng.

Trong BLTTDS năm 2015, các BPKCTT được quy định tương đối đa dạng, bước đầu thể hiện tính hệ thống và điều kiện áp dụng từng biện pháp cũng được quy định tương đối cụ thể song qua thực tiễn áp dụng vẫn cho thấy quy định về các BPKCTT còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế nhất định, dẫn đến sự lúng túng trong việc yêu cầu và quyết định áp dụng BPKCTT, các BPKCTT ít khi được áp dụng trên thực tế. Thực tế này cho thấy các BPKCTT do pháp luật quy định cần được sắp xếp lại cho có tính khái quát hơn, điều kiện áp dụng một số biện pháp cần được sửa đổi, bổ sung cho cụ thể, phù hợp hơn để tạo sự thuận lợi nhất trong việc áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT.

Ngoài ra từ thực trạng các BPKCTT nêu trên ta còn có thể thấy rõ được rõ việc áp dụng các BPKCTT diễn ra trong quá trình tố tụng dẫn đến nhiều hệ quả xấu như gây sự chậm trễ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án dân sự. Không chỉ vậy, việc này còn dẫn đến sự quá tải cho các cấp tòa án khi phải áp dụng các BPKCTT. Trên thực tế tố tụng và làm việc, cá nhân tác giả thấy hầu hết các tranh chấp đều không cần nhất thiết phải dẫn đến quá trình tố tụng, điều mà các bên liên quan trong tranh chấp mong muốn trong việc giải quyết tranh chấp luôn luôn là việc giải quyết dựa trên thương lượng và hòa giải, trên tinh thần thiện chí hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi tiến hành các hoạt động thương lượng, hòa giải giữa các bên liên quan thì bên vi phạm tranh chấp thường có thái độ ít khi có mong muốn hợp tác để giải quyết tranh chấp giữa hai bên, dẫn đến các tranh chấp nhiều khi không cần phải đưa ra đến tòa án, nhưng do sự bất hợp tác của bên vi phạm nên cần phải nhờ sức mạnh công lý được nhà nước giao cho tòa án để bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm. Nguyên nhân của vấn đề này ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác thì việc không có sự áp lực giữa các bên liên quan dẫn đến tâm lý chây ỳ của bên vi phạm. Do không có áp lực từ một cơ quan công quyền mà ở đây là người đại diện cho công lý là tòa án, bên vi phạm đã có thái độ bất hợp tác, không

đảm bảo như nghĩa vụ đã giao kết. Vậy nên, việc quy định ra một cơ chế nhằm tạo áp lực cho bên vi phạm nghĩa vụ là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên và giảm thiểu sự quá tải cho cơ quan nhà nước thì BPKCTT là một giải pháp hữu hiệu.

Trên các diễn đàn luật học đang có rất nhiều sự tranh luận về cơ chế áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng. Nhiều học giả đã bình luận rằng BPKCTT có một nhiệm vụ rất lớn, được coi như là “linh hồn” nhằm thúc đẩy việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ dân sự được thực hiện đúng mà không cần có các quy trình thủ tục tố tụng trong pháp luật dân sự [45, tr 546]. Trong báo cáo đầu tiên tháng 11 năm 2014 của dự án ELI – UNIDROIT về nghiên cứu BPKCTT cũng có đề cập đến vấn đề áp dụng BPKCTT tiền tố tụng như một cơ chế để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ đã cam kết [45, tr 14]. Ở đó, giới chuyên môn cũng có đề cập đến vị trí của tòa án như một nơi đưa ra các quyết định cho việc áp dụng BPKCTT mà không cần tiến hành thủ tục tố tụng tòa án như thường lệ. Xem xét lại tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao và bộ tư pháp trong dự thảo bộ Luật TTDS năm 2015 cũng đã từng đề cập rằng một số quốc gia đã áp dụng cơ chế BPKCTT trước khi tiến hành thụ lý vụ án và điều này theo họ là đáng đi theo nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan và tránh được sự quá tải cho hệ thống tòa án. Vấn đề áp dụng BPKCTT đã làm nóng nghị trường quốc hội, khi có những Đại biểu quốc hội tranh luận về việc áp dụng BPKCTT trước tố tụng có thể gây đến nhiều hệ quả xấu do năng lực, trình độ của đội ngũ thẩm phán, tòa án của Việt Nam còn yếu, chưa có cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, nếu xét lại những văn bản Việt Nam đã kí kết thì việc áp dụng BPKCTT tiền tố tụng đã được đề cập nhằm để phù hợp với cam kết đã kí với WTO và các hiệp định khác.

Có thể nói rằng, BPKCTT trong pháp luật tố tụng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục, BLTTDS năm 2015 được coi như đã khắc phục một số hạn chế của BLTTDS 2004 nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý không được giải quyết. Ngoài ra việc nghiên cứu BPKCTT tiền tố tụng cũng mang ý

nghĩa mới, thay đổi then chốt cho PLTTDS Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Kết luận chương 2

Điều 114 BLTTDS năm 2015 quy định có mười sáu BPKCTT và một điều khoản dự phòng. Mười sáu BPKCTT này là: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. So với BLTTDS năm 2004 thì các BPKCTT được quy định trong BLTTDS năm 2015 tăng lên bốn biện pháp đó là các biện pháp: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Đây là các biện pháp hoàn toàn mới có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 9

Các BPKCTT nêu trên có thể áp dụng cho cả vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ việc về kinh doanh thương mại, vụ việc về lao động như biện pháp phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản v.v…, nhưng cũng có những

biện pháp chỉ áp dụng trong các vụ việc về dân sự như giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có biện pháp chỉ áp dụng cho vụ việc về lao động như tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động v.v…

Trong BLTTDS năm 2015, các BPKCTT được quy định tương đối đa dạng, bước đầu thể hiện tính hệ thống và điều kiện áp dụng từng biện pháp cũng được quy định tương đối cụ thể song qua thực tiễn áp dụng vẫn cho thấy quy định về các BPKCTT còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế nhất định, dẫn đến sự lúng túng trong việc yêu cầu và quyết định áp dụng BPKCTT, các BPKCTT ít khi được áp dụng trên thực tế, hiệu quả áp dụng chưa cao. Từ thực tế này cho thấy các BPKCTT do pháp luật quy định cần được sắp xếp lại cho có tính khái quát hơn, điều kiện áp dụng một số biện pháp cần được sửa đổi, bổ sung cho cụ thể, phù hợp hơn để tạo sự thuận lợi nhất trong việc áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN TỐ TỤNG, NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

CẦN GIẢI QUYẾT

3.1. Xây dựng chế định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

Nhằm thực hiện đúng với mục đích, tính chất của BPKCTT cần phải tiến hành những nghiên cứu cụ thể về BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng nhằm đáp ứng được yêu cầu cải cách đổi mới tư pháp, hội nhập quốc tế và phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội.

3.1.1. Định hướng lựa chọn áp dụng một số loại biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật tố tụng hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng

Theo như quy định của BLTTDS năm 2015 đã có liệt kê ra mười sáu BPKCTT có thể được áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình và lao động. Các biện pháp đó là: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài

sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Việc BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm các BPKCTT mới so với BLTTDS năm 2004 đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội, tăng tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự hiện tại.

Do các BPKCTT đã được ghi nhận trong BLTTDS năm 2004 và các biện pháp hiện tại mới được bổ sung thực tiễn rất ít được thực thi nên việc tìm hiểu, đánh giá nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục khi áp dụng các BPKCTT nói chung, tiến tới xây dựng và áp dụng các biện pháp này trong giai đoạn tiền tố tụng nói riêng là rất cần thiết.

Các BPKCTT có thể được áp dụng kể từ khi tòa án nhận đơn yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu là cơ sở để Tòa án xác định căn cứ và ban hành quyết định áp dụng. Do đó, trách nhiệm sẽ được các bên là người yêu cầu và Tòa án chịu khi áp dụng BPKCTT, thêm đó, tòa án khi đó đã có những hình dung cơ bản dựa vào các chứng cứ tạm thời mà người yêu cầu cung cấp trong hồ sơ vụ án. Trong giai đoạn tiền tố tụng, các tình tiết hay nội dung của vụ án khi đó với Tòa án thực sự là rất mơ hồ, nếu chỉ dựa vào đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT mà quy định của pháp luật ghi nhận cho phép áp dụng cả mười sáu BPKCTT theo quy định của PLTTDS hiện hành là hoàn toàn chưa hợp lý. Mười sáu BPKCTT được nêu trong pháp luật có rất nhiều các biện pháp mà nếu áp dụng có thể gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng mà việc tiến hành các biện pháp bồi thường ngoài hợp đồng cho việc áp dụng sai BPKCTT theo pháp luật Việt Nam có thể gây những tổn thất, không bù được chi phí cho người bị áp dụng.

Theo tác giả, khi xây dựng quy định các BPKCTT tiền tố tụng, cần tính toán, phân loại ra các nhóm BPKCTT có thể áp dụng được trong giai đoạn này mà ít cơ hội gây ra các hậu quả về tài sản đáng kể cho người bị áp dụng

(hậu quả tài sản đáng kể ở đây là các kết quả có thể phát sinh gây ra các thiệt hại về tài sản một cách tương đối có thể nhìn nhận trước được). Qua nghiên cứu các đặc điểm và điều kiện áp dụng, theo tác giả sẽ khoa học và hợp lý khi các BPKCTT có thể áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng như sau:

Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. Các biện pháp được liệt kê trên đây là các BPKCTT có thể được áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng bởi các lý do sau:

Thứ nhất, các biện pháp dễ thực hiện trên thực tiễn mà không ảnh hưởng đến người bị áp dụng BPKCTT như Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng là một biện pháp thực tế là thay người có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế trong xã hội. Các cơ quan tổ chức được cơ quan nhà nước giao trách nhiệm chăm nom, nuôi dưỡng cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng mà mình được giao. Hay Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình cũng chỉ hướng đến hạn chế một phần quyền nhân thân của người bị áp dụng BPKCTT trong một thời hạn ngắn mà thôi.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí