Tương Quan Chiều Dài Tổng Và Rlg Của Cá Đục Sillago Sihama

Hình 4 3 Hình dạng miệng của cá đục Sillago sihama Răng Răng hình dạng và kích 1


Hình 4.3: Hình dạng miệng của cá đụcSillago sihama


Răng

Răng: hình dạng và kích thước răng thể hiện tính ăn. Cá đục có răng nhỏ mịn, phân bố ở hai hàm, vòm miệng và hầu cho thấy cá đục có thể ăn động vật, có kích thước nhỏ.

Lưỡi: lưỡi cá đục không cử động được, nằm trong xoang miệng hầu có hình bán nguyệt. Đây cũng là đặc điểm chung của loài cá sụn và cá xương. (Nguyễn Bạch Loan, 2004).

Lược mang:

Mang cá đục được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Lược mang nằm trong xoang mang. Mỗi cung mang cá đục có một lược mang, gốc lược mang gắn vào cung mang, ngọn hướng vào xoang miệng hầu. Lược mang có nhiệm vụ lọc cản vật cứng để bảo vệ cho các tia mang ở phía sau, đây cũng là đặc điểm hình thái phân loại.



Hình 4 4 Hình dạng lược mang của cá đục Sillago sihama Trên cung mang thứ nhất 2


Hình 4.4: Hình dạng lược mang của cá đục Sillago sihama

Trên cung mang thứ nhất có 8 – 14 lược mang, màu trắng, ngắn, to thô và xếp thưa, một số lược mang biến thành núm gai nhọn. Đây cũng đặc điểm loài cá ăn thiên về động vật. (Nguyễn Bạch Loan, 2004).

Thực quản

Thực quản nằm sau xoang miệng hầu, sự phân chia thực quản và dạ dày không rò ràng. Thực quản có chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thực quản của cá đục có hình ống, to và ngắn. Mặt trong có nhiều nếp gấp giúp tăng độ co chất nhu động khi đưa thức ăn xuống dạ dày.

Dạ dày

Dạ dày có phần nối tiếp của thực quản. Nhiệm vụ của dạ dày là chứa thức ăn và tiết men tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, hình dạng và kích thước dạ dày có liên quan đến thức ăn và kích thước con mồi. Những loài cá có dạ dày lớn có thể ăn những con mồi có kích thước lớn và ngược lại (Smith, 1991). Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thảo (2009). Dạ dày cá đục có hình túi to và ngắn, bên trong có nhiều nếp gấp, có độ co giãn lớn để chứa thức ăn, có kích thước lớn. Hình dạng dạ dày khá giống với loài cá ăn động vật như cá lóc, cá rô, cá trèn.

Manh tràng

Vị trí: gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột, cá đục có 4 manh tràng hình ống, một đầu bịt kín.

Ruột

Ruột là bộ phận quan trọng trong đường tiêu hóa vì ở đây quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn tất và những sản phẩm cuối cùng của ống tiêu hóa được hấp thụ.

Alikunhi và Rao (1951) trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) cho rằng: chiều dài ruột của động vật thì phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo tỉ lệ gia tăng các loại thức ăn của thực vật trong khẩu phần thức ăn của cá. Dựa vào hình dạng và kích thước của ruột ta có thể dự đoán một phần tính ăn của loài.


Hình 4 5 Hình dạng ruột của cá đục Sillago sihama Ruột cá đục có hình ống 3

Hình 4.5: Hình dạng ruột của cá đục Sillago sihama

Ruột cá đục có hình ống, gấp khúc và khá ngắn, ruột trước ngắn hơn ruột sau. Vách ruột dày, mặt trong ruột có nhiều nếp gấp. Bên cạnh dựa vào hình dạng của ruột chúng ta còn dựa vào chỉ số sinh trắc là tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) để xác định tính ăn của cá. (Hình 4.5)

Thực tế nghiên cứu cho thấy, nhiều loài cá có chỉ số Li/Ls < 1 là loài cá ăn thiên về động vật như cá ngát Li/Ls = 0,99 (Nguyễn Loan Thảo, 2008), cá kết Li/Ls = 0,83 Nguyễn Văn Triều và ctv (2006). Qua kiểm tra chiều dài ruột của 187 mẫu cá đục Li/Ls = 0,46 < 1 và hình dạng của ruột cho thấy cá đục Sillago sihama là loài cá ăn thiên về động vật.

Gan

Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của cá có chức năng quan trọng là tiết ra dịch mật tham gia vào quá trình tiêu hóa. Ngoài ra gan còn có khả năng tích trữ đường dưới dạng glycogen. (Lê Minh Thư, 2011).


Hình 4 6 Hình dạng gan cá đục Sillago sihama Gan cá đục to nằm ở phần đầu 4

Hình 4.6 : Hình dạng gan cá đục Sillago sihama

Gan cá đục to nằm ở phần đầu của nội quan che khuất thực quản và dạ dày. Gan cá đục chia thành 2 thùy, mỗi thùy lại chia thành nhiều thùy nhỏ có mạch máu phân bố. Gan cá có màu đỏ nhạt. (Hình 4.6)

4.2.2 Tương quan giữa RLG và chiều dài cơ thể cá

Theo tác giả Biswas (1993) được trích bởi Hồ Mỹ Hạnh (2003), các cá thể trong cùng 1 loài thì chỉ số RLG cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá.Đồng thời kết hợp với phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục ta thấy cá đục đạt chiều dài < 15 cm thì cá ở giai đoạn còn nhỏ, chiều dài > 15 cm cá thuộc giai đoạn trưởng thành.

Do đó chiều dài cơ thể được chia thành 6 nhóm kích thước khác nhau gồm 3 nhóm kích thước khi cá ở giai đoạn nhỏ và 3 nhóm kích thước khi cá đã trưởng thành. Tương quan giữa RLG và chiều dài tổng của cá thể hiện hình 4.7


Hình 4.7: Tương quan chiều dài tổng và RLG của cá đục Sillago Sihama

Dựa vào hình 4.7 cho thấy hệ số RLG tăng khi chiều dài cơ thể cá tăng khi cá bắt đầu đạt 15cm thì RLG giảm lại và từ từ tăng theo chiều dài cơ thể. Kết quả trên phù hợp với tác giả Bùi Lai và ctv (1985) cho rằng chiều dài ruột cá chỉ tăng với một giới hạn nhất định nhưng sự sinh trưởng của cá thì diễn ra suốt đời mặc dù tốc độ gia tăng chiều dài diễn ra chậm. Theo tác giả Girgis (1952) cho rằng giá trị RLG thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn trưởng thành.

4.2.3 Chỉ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân

Một chỉ số thường sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài thân (Ls). Theo Alikunhi và Rao (1951) được trích dẫn bởi Phạm Phương Loan (2006), chiều dài ống tiêu hóa của các loài ăn động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá.

Bảng 4.2: Chỉ số RLG của cá đục Sillago sihama (n =187)


Các chỉ tiêu đo

TB ± ĐLC

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Chiều dài tổng (cm)

16,26± 3,16

25

10,3

Chiều dài ruột (cm)

7,5 ± 2,4

12

5

RLG (Li/Ls)

0,46 ± 0,09

0,65

0,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá đục là 0,46 ± 0,09. Theo nhận định của Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/Ls ≤ 1, cá ăn tạp có Li/Ls = 1 – 3 và cá ăn thiên về thực vật Li/Ls ≥ 3. Khi đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Nikolsky (1963) thì tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) là 0,46 có thể kết luận rằng cá đục Sillago sihama thuộc loài cá ăn tạp thiên về động vật.

4.2.4 Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama


4.2.4.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp tần số xuất hiện

Phương pháp tần số xuất hiện bằng cách xác định các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa cá. Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát, giúp ta suy đoán được tính lựa chọn thức ăn của cá. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Sau khi xử lý và phân tích 187 mẫu cá đục Sillago sihama với chiều dài từ 10,3cm – 25cm và khối lượng 7,87g – 149g đượcthu ngẫu nhiên ngoài tự nhiên. Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá theo phương pháp tần số xuất hiện được trình bày ở hình 4.8 cho thấy trong dạ dày của cá đục Sillago sihama có các loại thức ăn là mùn bã hữu cơ (91%), giáp xác (95,71%), cá (88,23%), giun (85,56%), trùng đế giầy (60,96%), tảo (21,93%).


Hình 4 8 Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá đục Sillago sihama Thức 5

Hình 4.8: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá đục Sillago sihama

Thức ăn giáp xác, cá, giun, xuất hiện trong ống tiêu hóa với tần số xuất hiện cao lần lượt là 95,71%; 88,23%; 85,56%, các loại thức ăn này thường xuyên xuất hiện trong dạ dày của cá và chúng có thể thay thế nhau, có thể thấy các loại giun, giáp xác, cá là loại thức ăn chủ yếu của cá đục.

Trùng đế giầy xuất hiện cũng khá cao (60,96%), do cá sống tầng đáy nên đây cũng thuộc nhóm cá thường xuyên gặp và cũng là thức ăn yêu thích mà cá sử dụng. Tảo xuất hiện với tần số thấp là 21,93% đây không phải là thức ăn yêu thích của loài.

Mùn bã hữu cơ (gồm cây, cỏ, động vật phiêu sinh, giáp xác, cá bị phân hủy, đất, cát...) chiếm tỉ lệ cũng khá cao 91% do các mẫu quan sát đều thấy xuất hiện, có thể đây chỉ là loại thức ăn cơ hội, tình cờ đi vào ống tiêu hóa của cá khi cá ăn những loại thức ăn như giáp xác, cá và giun.

Qua kết quả trên cho thấy cá đục có thành phần thức ăn khá phong phú và thức ăn chủ yếu của cá đục là giáp xác, cá và giun.

4.2.4.2 Xác định thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp thể tích

Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của 187 mẫu cá đục Sillago sihama

theo phương pháp thể tích được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3:Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng theo phương pháp thể tích


Loại Thức ăn

%

Giáp xác

23,15%

Giun

20,87%

19,44%

Trùng đế giầy

15,62%

Mùn bã hữu cơ

11,82%

Tảo

9,10%

Qua phương pháp thể tích cho thấy giáp xác vẫn là thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 23,15%, kế đến là giun chiếm 20,87%, cá chiếm 19,44%, trùng đế giầy 15,62%, mùn bã hữu cơ và tảo chiếm tỉ lệ thấp nhất lần lượt là 11,82% và 9,10%.

Kết quả nghiên cứu theo phương pháp thể tích cho thấy có những loại thức ăn có tần số xuất hiện cao như mùn bã hữu cơ nhưng lại có điểm số thấp nguyên nhân là do các loại thức ăn này có kích thước nhỏ nên chiếm tỉ lệ nhỏ trong ống tiêu hóa.

Qua kết quả phân tích cho thấy thức ăn chủ yếu của cá đục là giáp xác, giun, cá.


4.2.4.3 Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp thể tích

Theo Nikolsky (1963), thức ăn ưa thích là loại thức ăn mà cá thường xuyên sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng thức ăn mà cá ăn vào. Giáp xác luôn xuất hiện với tần số cao nhất (95,71%), như vậy thức ăn ưa thích của cá đục Sillago sihama là giáp xác.

Bảng 4.4: Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama phân bố ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng


Loại thức ăn

PP TSXH (%)

PP Thể tích (%)

Phổ thức ăn (%)

Giáp xác

95,71

23,15

27,45

Giun

91

20,87

23,31

88,23

19,44

21,26

Trùng đế giầy

85,56

15,62

16,56

Mùn bã hữu cơ

60,96

11,82

8,92

Tảo

21,93

9,1

2,5

Khi kết hợp phương pháp TSXH và phương pháp thể tích thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy giáp xác vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 27,45% thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa, kế tiếp đó là giun 23,31%, cá 21,26%. Điều này cho thấy cá đục Sillago sihama là loài cá ăn thiên về động vật, thức ăn chủ yếu là: giáp xác, giun, cá.


Hình 4 9 Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề Sóc Trăng 6

Hình 4.9: Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng

Thức ăn tự nhiên của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những yếu tố quyết định như cấu trúc ống tiêu hóa của cá, sinh vật ở môi trường ngoài và các giai đoạn phát triển khác nhau của cá. Kết quả quan sát hình thái giải phẫu ống tiêu hóa, kết hợp chỉ số RLG (0,46 ± 0,096) và phổ thức ăn của cá đục theo phương pháp thể tích, phương pháp tần số xuất hiện có thể khẳng định rằng cá đục Sillago sihama là nhóm cá ăn thiên về động vật và thức ăn ưa thích là giáp xác, giun, cá.

4.3 Phân tích đặc điểm thành thục sinh dục cá đục Sillago sihama

4.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá đục Sillago sihama

Quan sát 551 mẫu cá đục trong thời gian 7 tháng thu mẫu, kết quả cho thấy khó xác định được giới tính của cá qua hình thái bên ngoài đặc biệt là cá ở giai đoạn còn nhỏ (giai đoạn I và II) vì thời gian đó giữa cá đực và cái không thấy có sự khác biệt. Tuy

nhiên, khi kết hợp quan sát hình thái bên ngoài và giải phẩu có thể phân biệt giới tính.

Kết quả khảo sát nhận thấy kích thước tinh sào ở giai đoạn II khoảng 4 - 5cm (Hình 4.10) và kích thước noãn sào ở giai đoạn III chiều dài khoảng 3cm (Hình 4.11).


Hình 4 10 Tinh sào giai đoạn II của cá đục Sillago sihama Hình 4 11 Noãn sào giai 7

Hình 4.10: Tinh sào giai đoạn II của cá đục Sillago sihama


Hình 4 11 Noãn sào giai đoạn III của cá đục Sillago sihama Dựa vào thang thành 8

Hình 4.11: Noãn sào giai đoạn III của cá đục Sillago sihama

Dựa vào thang thành thục sinh dục của tác giả Nikolsky (1963) trích dẫn bởi Phạm Thị Mỹ Xuân (2012) đã xác định được noãn sào của cá đục phát triển ở giai đoạn I, II, III và IV, không tìm thấy giai đoạn V và VI; tinh sào ở giai đoạn I, II, III, IV không thấy giai đoạn V và VI.

Đặc điểm tuyến sinh dục cá cái

Buồng trứng có hình ống hơi dài, màu vàng nhạt. Vách trong buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng). Phía trong buồng trứng có nhiều mạch máu và dây thần kinh phân bố. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn trứng đỗ ra ngoài qua lỗ huyệt. (Hình 4.11)

Giai đoạn I:Buồng trứng giai đoạn này là hai sợi mảnh, không thể phân biệt buồng trứng bằng mắt thường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/07/2022