2.3.3 Đặc điểmsinh sản
Tuổi thành thục của cá khác nhau theo loài và phụ thuộc vào điều kiện sống, trong đó nổi bật nhất là nhiệt độ và thức ăn.
Cá là động vật biến nhiệt nên đặc tính sinh sản theo mùa thể hiện rất rò. Cá sinh sống ở vùng nhiệt đới thì có thời gian sinh sản kéo dài hầu như quanh năm. Tuy nhiên vẫn có những thời kỳ cá sinh sản nhiều (mùa vụ sinh sản chính).Sức sinh sản của cá thay đổi theo kích thước trứng (những cá có trứng nhỏ thì sức sinh sản cao), khả năng bảo vệ con cái (những loài có đặc tính bảo vệ con thì sức sinh sản thấp).
Nghiên cứu đặc tính sinh sản của cá ở ĐBSCL đã khẳng định mùa vụ sinh sản của đa số các loài cá ở ĐBSCL tập trung vào đầu mùa mưa (Lê Như Xuân và ctv, 1994).
Chu kì sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và tổ chức của tuyến sinh dục. Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là dựa theo bậc thang thành thục (bậc thang chín muồi sinh dục). Có rất nhiều tác giả đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy khác nhau giữa các tác giả nhưng cũng có nhiều điểm chung.
Bảng 2.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963)
Mô tả | |
I | Cá thể non, chưa thành thục sinh dục. |
II | Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy hạt trứng. |
III | Giai đoạn thành thục. Bằng mắt thường nhìn thấy những hạt trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, tinh sào có màu trắng trong, chuyển sang màu hồng nhạt. |
IV | Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thước lớn nhất, nhưng ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra. |
V | Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng giảm đi rất nhanh. |
IV | Giai đoạn sau khi đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục được phóng thích hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm nhão. Ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn sót lại một ít tinh trùng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama Forsskal, 1775 ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng - 1
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama Forsskal, 1775 ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng - 2
- Các Chỉ Tiêu Hình Thái Cá Đục Sillago Sihama (N=551)
- Tương Quan Chiều Dài Tổng Và Rlg Của Cá Đục Sillago Sihama
- Giai Đoạn Thành Thục Sinh Dục Của Cá Đục Sillago Sihama
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
(Nguồn: Nikolsky, 1963)
Cá đục đạt kích cỡ thành thục tối thiểu 106 mm ở cá đực và 117 mm ở cá cái,mặc dù cá trưởng thành khi chúng đạt đến 130 mm chiều dài.
Cá sinh sản quanh năm,nhưng đỉnh điểm sẽ vào một lần trong năm ở các thời điểm khác nhau tùy theo loài:
Ở Thái Lan đỉnh điểm sinh sản từ tháng 8 – tháng 10. Ở Việt Namtừ tháng 11 - tháng 4.
Ở Ấn Độ từ tháng 11- tháng3.
Cá đẻ trứng nổi có hình cầu, không màu. Kích thước từ 0,5- 0,6 mm, không có giọt dầu lớn (Lê Minh Thư, 2011).
Theo Shamsann và Ansari (2009), trứng cá đục Sillago sihamacó kích thước ở giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn I: 0,02 - 0,05 mm.
Giai đoạn II: 0,14 -0,22 mm, cuối giai đoạn II :0,22 -0,35 mm. Giai đoạn III:0,32 -0,44 mm.
Giai đoạn IV: 0,44 - 0,5 mm. Một số trường hợp lên đến 0,64 mm.
2.4 Tổng quan về Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, với diện tích 3.311 km2, dân số1.315.509 người. Sóc Trăng có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với lợi thế nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các tỉnh, thành hai phía Bắc - Nam và các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 60, tuyến Nam Sông Hậu và quản lộ Phụng Hiệp,...với hệ thống giao thông thủy bộ thông suốt và nối dài tạo nên cho Sóc Trăng một đặc trưng riêng của vùng đồng bằng Nam bộ, tạo nên những tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo nên những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong tỉnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, lợi thế 72km bờ biển nối liền giáp với biển Đông là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn kinh tế biển của tỉnh.
(Nguyễn Thanh Hải, 2011).
2.4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
2.4.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL được tái thành lập năm 1992. Hiện Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành chánh, gồm 10 huyện và 01 thành phố, với
109xã, phường, thị trấn trực thuộc; dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, mật độ dân số 390người/ km2.
Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Là tỉnh đồng bằng cùng với lợi thế địa lý có bờ biển dài và 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh, Sóc Trăng có lợi thế phát triển kinh tế biển tổng hợp, bao gồm nuôi trồng thủy hải sản, nông - lâm nghiệp biển, cảng cá, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. (TS Nguyễn Anh Tuấn, 2013).
2.4.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
Về khí hậu:Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rò rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C.
Về đất đai, thổ nhưỡng: Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có
144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và
2.536 ha đất chưa sử dụng.
Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Về tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển thuỷ hải
sản,nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
(TS Nguyễn Anh Tuấn, 2013).
2.5Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản và ngư trường rộng lớn với chiều dài bờ biển dài và 3 cửa sông chính đổ ra biển. Những năm qua, địa phương này đã phát huy tiềm năng to lớn trên để đứng vào hàng thứ 4 trong khu vực duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác biển.
Hiện thủy sản là thế mạnh thứ hai sau nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng, trong đó kinh tế biển gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến, thương mại – dịch vụ thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá…
Nguồn lợi thủy sản, vùng biển của Sóc Trăng là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy, hải sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế. Qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim. Ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác. Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn/năm, ngoài ra tỉnh Sóc Trăng còn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu quả khai thác cao hơn nữa.
Do diện tích bãi triều rộng lớn cộng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển có thể xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền hàng chục km ở Sóc Trăng, điều này đã tạo điều kiện để Sóc Trăng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ với qui mô diện tích từ 70 nghìn ha đến 80 nghìn ha, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung công nghiệp và bán công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn. Đặc biệt, do nằm ở khu vực cửa sông Hậu có cửa Định An và cửa Trần Đề, Sóc Trăng có lợi thế phát triển cảng biển và dịch vụ vận chuyển - kho bãi đường sông, đường biển. Nếu xây dựng cảng tổng hợp ở Đại Ngãi và Trần Đề cùng với cải tạo luồng lạch ra vào thì có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 DWT, hình thành khu cảng biển kết hợp với phát triển khu công nghiệp và đô thị quan trọng của tỉnh.
(Trung Hiếu, 2014).
2.6 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
Bộ cá vược (Perciforrmes) gồm 40% các loại cá xương và làbộ lớn nhất trong số các bộ của động vật có xương sống, có kích thước, hình dạng đa dạng và hầu như được tìm thấy trong mọi loại hình thủy vực. Trong bộ này có nhiều loài có giá trị
kinh tế cao và một số đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng như: Channa striatus, Anabas testudineus, Trichogater pectoralis… Do vậy, có khá nhiều loài có giá trị kinh tế nhưng những nghiên cứu chỉ dừng lại ở miêu tả sơ lược về đặc điểm hình thái phân loại và phân bố. Cá đục bạc (Sillago sihama ) là một điển hình tuy đây là một loài cá khá quen thuộc với người dân vùng biển nhưng nghiêncứu về loài cá này còn rất ít. (Lê Minh Thư, 2011).
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.
Địa điểmthu mẫu: mẫu cá được thu định kỳ từ ngư dân đánh bắt tự nhiên và các chợ ở huyện Trần Đề- Sóc Trăng .
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Mẫu vật
Hình3.1 : Bản đồ thu mẫu.
(dpi.soctrang.gov.vn )
Mẫu cá đục dùng trong nghiên cứu được thu từ tự nhiên thông qua hoạt động khai thác của ngư dân ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng.
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất
Hóa chất: Formol thương mại 38%, nước, cồn 70o.
Can nhựa, chai nhựa, ống nhỏ giọt, găng tay, kính nhựa. Kính lúp, trắc vi thị kính, lame,…
Thước đo kỹ thuật, pen, dao mổ, kéo giải phẩu. Kính hiển vi, buồng đếm.
Thước kỹ thuật, cân điện, cân đồng hồ.
Một số dụng cụ thường khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu Phương pháp thu mẫu:
Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng, mỗi tháng thu 1 lần ở mỗi điểm thu mẫu, kéo dài 6 tháng. Mẫu cá đục được thu từ các phương tiện khai thác thương mại thông thường, mua ở các chợ tại địa bàn nghiên cứu.
Mẫu cá được thu ngẫu nhiên ít nhất 60 cá thể/ đợt.
Mẫu cá sau khi thu được rửa sạch, đánh dấu mẫu thu, cân trọng lượng, đo chiều dài và ghi chép số liệu cẩn thận. Sau đó mẫu cá được cố định bằng cách giữ lạnh, đưa về phòng thí nghiệm khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô để phân tích.
Phương pháp cố định mẫu:
Đối với mẫu phân tích đặc điểm dinh dưỡng: mẫu cá phải được cố định ngay khi thu, dung dịch cố định là formol 10%.
Đối với mẫu phân tích sức sinh sản: buồng trứng sau khi cân trọng lượng (chỉ lấy những mẫu có thể đếm được), cân mẫu đại diện và cố định trong dung dịch Sodium acetat – acetic acid formol (SAF), lắc đều, khi trứng đã tách rời tiến hành đếm và ghi nhận.
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu
3.3.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái
Các chỉ tiêu đo (cm).
Chiều dài tổng cộng: là khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi đuôi.
Chiều dài chuẩn: đo từ mút đầu của cá đến cuống vi đuôi.
Chiều dài đầu: đo từ mút mòm (xương trước hàm) đến điểm cuối của xương nắp mang.
Chiều cao thân: là khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng tại điểm rộng nhất của cơ thể.
Đường kính mắt: Khoảng cách từ mép trước đến mép sau của mắt theo trục thân dài.
Khoảng cách 2 mắt: được xác định từ mặt lưng của cơ thể, là khoảng cách từ rìa ổ mắt trái đến rìa ổ mắt phải.
Chiều dài mòm: Khoảng cách từ mút đầu cơ thể đến rìa ổ mắt.
Chiều dài cuống đuôi: Khoảng cách điểm gốc vi hậu môn đến điểm khớp vi đuôi. Chiều cao cuống đuôi.
Các chỉ tiêu đếm: Vi lưng, vi ngực, vi bụng, vi hậu môn.
Định danh: Mẫu cá được phân loại tại phòng thí nghiệm theo tài liệu định danh như:
Mai Đình Yên, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam.
3.3.2.2Tương quan chiều dài và khối lượng
Đo chiều dài và cân khối lượng: Mẫu được đo chiều dài bằng thước đo kỹ thuật và cân trọng lượng bằng cân điện tử.
Tương quan chiều dài và khối lượng: Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), nguyên lý cho sự tăng trưởng của cá và các loài sinh vật khác ảnh hưởng đến chiều dài của chúng, vì vậy mà chiều dài và khối lượng có mối quan hệ với nhau. Huxley (1924) đã đưa ra công thức sinh trưởng của cá trong mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng:
Trong đó :
W = a.Lb
W: Khối lượng (g). L: Chiều dài (mm). a,b: Các hệ số.
Theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương quan |R| > 0,90 là rất chặt chẽ.
3.3.2.3Phân tích đặc điểm thành thục sinh dục
Định kỳ thu mẫu cá ngoài tự nhiên để nghiên cứu các đặc điểm thành thục sinh dục của cá đục như xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, độ béo, hệ số thành thục, sức sinh sản.
Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục: