17
50 ÷ 70m cũng đã được Nguyễn Long (2005) khẳng định khi nghiên cứu về nghề câu
vàng cá ngừ đại dương.
1.3.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
Trong khi người ta cho rằng cá ngừ mắt to là cá ngừ phân bố trung gian giữa vùng nhiệt đới và vùng “nước lạnh”, thì cá ngừ vây vàng hoàn toàn là loài cá nhiệt đới. Cá ngừ vây vàng sống tập trung gần mặt nước ở tất cả các vùng đại dương ấm áp. Chúng tập trung ở vùng nông, lớp nước ấm ở lớp nước xáo trộn phía trên, nghĩa là tầng nước mặt.
Cá ngừ vây vàng phân bố rộng từ vĩ độ 350N ÷ 350S ở Đông Thái Bình Dương
(TBD) và 400N - 350S ở Trung Tây TBD. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá là 180 ÷ 310C, lượng oxy hoà tan là 1,4 ÷ 2 ml/l, nhiều hơn so với cá ngừ mắt to và giống thường tập trung ở tầng mặt, còn cá lớn lặn sâu hơn ở dưới tầng nước xáo trộn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định - 1
- Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Ở Trong Nước
- Thu Thập Số Liệu Sản Lượng Khai Thác Của Đội Tàu
- Cơ Cấu Tàu Thuyền Câu Cnđd Bình Định Theo Địa Phương Và Nhóm Công
- Sản Lượng Và Tỷ Lệ Thành Phần Sản Phẩm Nghề Câu Cá Ngừ Đại Dương
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Hình 1-5. Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)
Cá ngừ Vây vàng trưởng thành thường bắt gặp ở nhiệt độ 180 - 310C . Độ mặn không ảnh hưởng đến sự phân bố của cá ngừ như nhiệt độ và độ trong của nước (Hisada, 1979) [18], [19].
Đã có nhiều dự án nghiên cứu sự di cư của cá ngừ bằng cách đánh dấu và thả xuống biển, sau đó bắt lại cá để biết sự di cư của cá. Ví dụ: Dự án Đánh giá và điều tra cá Ngừ (SSAP) đã đánh dấu và thả 9.464 cá ngừ cây vàng, bắt lại được 264 con (2,8%); Dự án đánh dấu cá ngừ đã đánh dấu và thả 40.075 con cá ngừ vây vàng ở Trung Tây Thái Bình Dương, bắt lại được 4.950 con [18], [19].
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết cá đã thả bị bắt lại trong thời gian ngắn và cách xa nơi thả chỉ vài trăm hải lý. Số lượng cá di cư xa bị bắt lại rất ít. Khoảng cách xa nhất là cá thả ở Fiji và bị bắt ở phía Đông Thái Bình Dương bằng tàu
lưới vây Mỹ cách 3.800 hải lý. Những điều này chứng tỏ cá ngừ cây vàng không phải loài di cư xa.
Sự di cư của cá ngừ vây vàng có đặc điểm theo mùa: chúng đến vùng nước ấm ở vĩ độ cao và trở về vùng vĩ độ thấp khi đến mùa đông (Suzuki,1978). Những ví dụ về tình trạng này có thể thấy ở Nhật Bản với cá ngừ vây vàng ở dòng hải lưu Kuroshio. Sự di chuyển của cá ngừ ở dòng hải lưu Đông Austraylia, hoặc sự xuất hiện theo mùa của cá ngừ vây vàng ở California và Newzeland.
Nhiều nghiên cứu cho rằng cá ngừ vây vàng dùng hầu hết thời gian sống ở lớp nước xáo trộn tầng mặt. Cá ngừ vây vàng nhỏ ở Hawaii thường ở lớp nước xáo trộn hoặc ở trên tầng nhiệt đột biến, trong khi cá lớn dùng 60-80% thời gian ở trong hoặc ngay dưới lớp nước xáo trộn trong khoảng 100m sâu (Brill , 1994).
Như vậy cá ngừ nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng có tính di cư theo mùa (từ đầu năm đến cuối năm), theo địa lý (từ Bắc xuống Nam) và di cư theo phương thẳng đứng.
1.3.6. Ngư trường và mùa vụ khai thác chính của một số loài cá ngừ đại dương.
Những kết quả nghiên cứu ban đầu và kết quả điều tra cho thấy, cá ngừ đại dương xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh miền Trung nước ta, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, trong tháng 10 đến tháng 12, thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác mà ở nhà sửa chữa tàu, trang thiết bị, ngư cụ chuẩn bị cho mùa sau.
Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta gồm có 3 vùng chính là:
- Vùng biển xa bờ tỉnh Phú Yên (110000E-112000E, 12000N-13000N)
- Vùng biển xa bờ tỉnh Khánh Hòa (110000E-112000E, 11000N-12000N);
- Vùng biển phía Tây quẩn đảo Trường Sa (110000E-115000E, 08000N-10000N);
Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa, vụ, được chia thành vụ cá Nam và vụ cá Bắc. Cụ thể như sau:
- Thông thường, những tháng đầu mùa (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), các tàu thường khai thác ở khu vực Bắc Biển Đông, Đông Bắc Hoàng Sa, Bắc Trường Sa, các tháng giữa mùa (tháng 04 đến tháng 06) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung.
- Các tháng còn lại tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương thường tập trung sản xuất ở
vùng biển Nam Trường Sa hoặc Nam Biển Đông.
Bản đồ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương theo mùa vụ được thể hiện ở hình 1-6 và hình 1-7. Bản đồ này được sử dụng dựa theo tài liệu [15, 16], cụ thể:
Hình 1-6, là bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương trong vụ cá Nam năm
2000-2004.
Hình 1-7, là bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương trong vụ cá Bắc năm
2000-2004.
Hình 1-6. Bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương vụ cá Nam năm 2000-2004
Hình 1-7. Bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương vụ Bắc (2000-2004)
1.4. Nhận xét, đánh giá tổng quan
Kết quả nghiên cứu về tình hình khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy đây là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ trương phát triển nghề cá xa bờ của Đảng và Nhà nước. Nghề câu cá ngừ đại dương cũng là một giải pháp giảm tải cho khai thác ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ của nước ta. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu sâu và có kết quả thiết thực để đẩy mạnh phát triển nghề câu cá ngừ đại dương theo hướng bền vững. Với sản lượng cá ngừ khai thác ở vùng biển Việt Nam trong các năm gần đây từ 15-30 tấn/năm (như ở bảng 3-1 và bảng 3-2) cho thấy nguồn lợi cá ngừ đại dương đã được khai thác tới mức cho phép. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cá ngừ đại dương chủ yếu đi sâu vào các hướng:
- Điều tra cơ bản như tập tính của một số đối tượng chính có giá trị kinh tế cao là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to. Ngư trường khai thác và trữ lượng của các đối tượng chính nêu trên.
- Đánh giá và cải tiến, du nhập công nghệ khai thác cá ngừ đại dương của nước
ngoài nhằm tăng sản lượng đánh bắt.
Những vấn đề chưa được nhiều tác giả quan tâm là hiệu quả đánh bắt của nghề
câu cá ngừ đại dương ở nước ngoài cũng như ở trong nước.
Ở nước ngoài, các công trình chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế đã có nhóm tác giả nghiên cứu Hamilton Marcia và Steve Huffiman [20] nghiên cứu sâu về doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô nhỏ của 4 nhóm ngư dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm tiêu khiển và nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ ra rằng nhóm đánh cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược lại nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí cố định thấp nhất. Chi phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ do yếu tố di chuyển ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí nhiên liệu, nước đá, mồi câu. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu chỉ mới dừng lại với các đối tượng cá nổi nhỏ chứ không phải cá ngừ đại dương.
Tác giả Hoàng Trọng Oanh đã có nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
nghề câu cá ngừ đại dương tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tân”.
Với những công trình đã nêu trên, cũng chứng tỏ rằng đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương tại tỉnh Bình Định” được chọn là mới mẻ và đúng hướng. Để thực hiện đề tài này, tác giả xin phép kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình đã nêu trên. Đặc biệt là trong khi đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ tỉnh Bình Định, tác giả sẽ sử dụng các chỉ tiêu như:
+ Sản lượng khai thác của đội tàu
+ Năng suất đánh bắt theo mẻ và theo ngày.
+ Hệ số hoạt động của đội tàu.
Các chỉ số tính toán hiệu quả kinh tế là:
+ Sản lượng và doanh thu của tàu;
+ Chi phí và Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
+ Chất lượng sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định
Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định bao gồm: Biến động tàu câu CNĐD tỉnh Bình Định theo địa phương theo năm; Cơ cấu tàu thuyền câu CNĐD Bình Định theo địa phương và nhóm công suất; Đặc điểm tàu thuyền nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định; Tình hình trang bị máy động lực trang bị trên tàu và Tình hình trang bị máy hàng hải-thông tin liên lạc.
2.1.2. Thực trạng ngư cụ nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.
2.1.3. Thực trạng về lao động nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.
2.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.
a. Dựa theo sản lượng và thành phần sản phẩm của nghề câu CNĐD.
b. Dựa vào doanh thu của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định
c. Dựa vào chi phí cuả nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định
d. Dựa theo lợi nhuận của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định
e. Dựa theo chỉ số thu nhập bình quân của lao động tàu câu cá ngừ đại dương
f. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo năng suất khai thác trung bình mẻ câu.
g. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo năng suất khai thác bình quân ngày câu.
h. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua hệ số hoạt động của cả đội tàu
2.1.5. Ý kiến đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu, kế thừa và phân tích số liệu, tài liệu sẵn có về tổng quan những vấn đề nghiên cứu (ngư trường và nguồn lợi, công nghệ khai thác cá ngừ đại dương trong, ngoài nước); về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội và tình hình nghề cá của tỉnh BÌnh Định.
2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thức cấp như số lượng tàu thuyền, lao động, sản lượng khai thác qua các năm đã được thống kê lưu trữ tại chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi, Sở Nông