Các Chỉ Tiêu Hình Thái Cá Đục Sillago Sihama (N=551)

Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đục được xác định dựa trên cơ sở quan sát hình dạng, kích cỡ và màu sắc của tuyến sinh dục dựa vào thang thành thục sinh dục của tác giả Nikolsky (1963).

Xác định độ béo Fulon (F)


F = X 100


Trong đó :


Xác định độ béo Clark


Trong đó :


W : Khối lượng thân L : Chiều dài tổng


C = X 100


W0 : Khối lượng không nội quan L : Chiều dài tổng



Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) (Crim và Glebe, 1990).

Hệ số thành thục là chỉ số dùng để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá. GSI phải được tính toán cho từng tháng với thời gian ít nhất là 1 năm và phải được tính toán riêng biệt cho từng giới. (Theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm, 2004).

GSI (%) = GW * 100/ W

Trong đó:


GSI : Hệ số thành thục (%).

GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g). W: Khối lượng cơ thể cá(g).

Sức sinh sản: Sức sinh sản (Fecundity) là số lượng trứng chín của một cá cái trước khi sinh sản (Bagenal and Braum, 1968). Sức sinh sản được xác định theo các bước:

Lấy mẫu buồng trứng từ các cá cái một cách ngẫu nhiên.

Xác định số lượng trứng bằng cách đếm toàn bộ buồng trứng hay các mẫu đại diện.

Phân tích kết quả trong mối liên hệ với các chỉ tiêu sinh học khác như chiều dài, khối lượng thân, khối lượng tuyến sinh dục, tuổi cá.

Để cố định trứng dùng dung dịchSodium acetat – acetic acid formol (SAF). Dung dịch Sodium acetat – acetic acid formol (SAF)được chuẩn bị như sau:

Chuẩn bị dung dịch Sodium acetat – acetic acid formol (SAF) như sau: 15g Sodium acetat + 20ml Acid acetic băng + 40ml Formaldehyd 40% + 920ml nước cất.

Sức sinh sản tuyệt đối

Sức sinh sản tuyết đối được tính theo công thức sau:

F = n * G / g

Trong đó:

G: Khối lượng buồng trứng (g).

g: Khối lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g). n: Số trứng của mẫu được lấy ra để đếm (trứng).

Sức sinh sản tương đối (FA):

Sức sinh sản tương đối là một chỉ số thường dùng để so sánh sức sinh sản của các cá thể trong cùng một loài khi có sự khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, vùng phân bố. Sức sinh sản tương đối được tính theo công thức sau:

FA =F / W

Trong đó:

F: Số trứng có trong buồng trứng (sức sinh sản tuyệt đối). W: Khối lượng thân (g).

Mùa vụ sinh sản: Được dự đoán dựa trên kết quả khảo sát biến động độ béo, biến động của hệ số thành thục, quá trình phát triển tuyến sinh dục của các mẫu cá đục thu được qua các tháng trong năm và thời gian xuất hiện của cá con.

3.3.2.4 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng

Một chỉ số thường được sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG). Alikunhi và Rao (1951) cho rằng chiều dài ruột của các động vật thì phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Tuy nhiên, giá trị RLG không những thay đổi giữa các loài khác nhau mà còn thay đổi trong từng giai đoạn phát triển.

Theo Al – Hussainy, 1949 được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004:

RLG =

RLG ≤ 1: Cá thuộc nhóm ăn động vật.

RLG > 3: Cá thuộc nhóm ăn thiên về thực vật. RLG = 1- 3: Cá thuộc nhóm ăn tạp.

Trong đó:

Li: Chiều dài ruột (cm ). Ls: Chiều dài chuẩn (cm)

Phương pháp phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa:

Thức ăn được lấy ra từ ống tiêu hóa cho vào nước cất, lắc đều rồi đưa lên trên lame phân tích theo phương pháp thể tích để xác định thức ăn của cá theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004).

Thức ăn còn được xác định theo phương pháp tần số xuất hiện tần số xuất hiện là tỉ lệ % các loại thức ăn khác nhau hiện diện trong dạ dày có chứa thức ăn (Paravdin, 1973).

Phương pháp tần số xuất hiện :

Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được liệt kê thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại thức ăn trong từng dạ dày sẽ được ghi nhận lại.

Bước 2:Số lượng dạ dày (ruột) trong đó có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ được cộng lại và cách tính tương tự các loại thức ăn khác còn lại, sau đó sẽ tính phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.

Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát từ kết quả đó cho phép suy đoán được tính chọn lựa thức ăn của cá. (Theo Hynes, 1950 Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).

Phương pháp thể tích:

Theo Pearse, 1915; Pillay, 1952 được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004).

Trong phương pháp này, thức ăn trong mỗi mẫu ruột cá được đưa về cùng một đơn vị thể tích và mỗi loại thức ăn được tính ra phần trăm (%) theo thể tích.

Bước 1: Thức ăn trong mỗi ruột cá trước tiên được cho vào một thể tích nhất định, lắc thật mạnh để thức ăn phân tán đều trong nước.

Bước 2: Lấy một giọt mẫu và quan sát dưới kính hiển vi. Diện tích bị chiếm bởi mỗi loại thức ăn được xác định theo đơn vị đã qui ước trước.

Bước 3: Mỗi mẫu cá quan sát ít nhất 10 giọt, sau đó lấy giá trị trung bình của mỗi loại thức ăn.

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tính toán dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft word để phân tích và xử lý số liệu và viết báo cáo.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm hình thái cá đục Sillago sihama

4.1.1 Hình dạng cơ thể cá đục Sillago sihama

Dựa vào kết quả phân tích chỉ tiêu hình thái của 551 mẫu cá có kích thước dao động 9,5cm - 25cm tương ứng với khối lượng 5,71g - 149g cho thấy cá đục Sillago sihama có những đặc điểm sau: (Hình 4.1)

Cá đục có thân hình thon dài, hơi dẹp bên nhỏ dần ra phía sau. Đường bên hoàn toàn, bắt đầu từ đầu và đi qua điểm giữa gốc vi đuôi. Cá miệng dưới với xương hàm dưới ngắn hơn xương hàm trên, cá tuy nhỏ nhưng mắt cá khá to, đường kính mắt trung bình 0,46 ± 0,14.

Cá đục có hai lổ mũi bé cách mắt rất ngắn và thông nhau ở phía trong. Răng dạng răng nhung phân bố ở hai hàm và vòm miệng, răng hầu cũng có dạng nhỏ mịn. Lưỡi không cử động được, xương nắp mang ở hai bên, cuối xương nắp mang có một gai nhỏ, nhọn, sắc. Trên cung mang thứ nhất có 8 – 14 lược mang.


Hình 4 1 Hình thái cá đục Sillago sihama Forsskal 1775 Cá có hai vi lưng tách rời 4

Hình 4.1: Hình thái cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775)

Cá có hai vi lưng tách rời nhau:

Vi lưng thứ nhất có 9 – 11 tia vi mềm có màu sẫm xuất phát từ giữa vi ngực đến đầu vi hậu môn; vi lưng thứ hai có 1 gai cứng và 19 – 21 tia vi mềm, tia vi mềm cuối cùng phân thành hai nhánh, các tia vi được nối với nhau thành màng mỏng dễ rách.

Vi ngực và vi bụng có màu vàng nhạt, vi ngực nằm ngang gốc với vi bụng.

Vi hậu môn nằm song song với vi lưng thứ hai, có hai gai cứng và 19 – 22 tia vi mềm, tia vi mềm cuối cùng cũng phân thành hai nhánh.

Vi lưng và vi đuôi có màu nâu sẫm, vi đuôi chia thành hai thùy chẻ cạn bằng 1/3 chiều dài vi đuôi.

Cá đục có màu trắng bạc đến màu vàng nhạt, lưng màu sẫm, bụng có màu trắng bạc, các vi màu vàng nhạt, cá đục khi còn sống có màu óng ánh rất đẹp.

Ngoài đặc điểm hình dạng, màu sắc cá đục còn có một số đặc điểm sau thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái cá đục Sillago sihama (n=551)


Các chỉ tiêu hình thái

Lớn nhất

Nhỏ nhất

TB ± ĐLC

NC này

(n = 551)

NC Lê Minh Thư (2011)

(n = 214)

Vi lưng 1 (D1)

11

10

11 ± 0,7

11

Vi lưng 2 (D2)

I, 21

I, 19

I, 20 ± 1,41

I, 20,68 ± 0,6

Vi ngực (A)

I, 7

I, 5

I,6 ± 1,41

I, 5

Vi hậu môn (P)

II, 22

II, 19

II, 20,5 ± 2,12

II, 21,42 ±0,76

Vi đuôi (V)

17

15

16 ± 1,41

15

Chiều dài chuẩn/ cao thân(cm)

11

4,8

7,24 ± 0,25

5,88 ± 0,6

Chiều dài đầu/ chiều dài chuẩn (cm)

0,32

0,1

0,23 ± 0,03

0,28 ± 0,02

Đường kính mắt

0,9

0,15

0,45 ± 0,13

_

Khoảng cách hai mắt (cm)

1,2

0,3

0,56 ± 0,18

_

Chiều dài mòm (cm)

2,7

0,7

1,43 ± 0,37

_

Chiều cao cuốn đuôi (cm)

1,3

0,3

0,67 ± 0,2

_

Chiều dài cuốn đuôi (cm)

1,5

0,3

0,84 ± 0,28

_

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Qua kết quả nghiên cứu của hình thái của nghiên cứu này với kết quả của nghiên cứu về hình thái của cá đục Sillago sihama của Lê Minh Thư (2011) ở Kiên Giang ở bảng 4.1 cho thấy không có sự chênh lệnh nhau nhiều, điều này chứng tỏ rằng kết quả hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích trước đó.

4.1.2 Tương quan chiều dài và khối lượng

Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể, quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá (Nikolsky, 1963).



Hình 4 2 Tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục Sillago sihama Phương 5

Hình 4.2: Tương quan chiều dài và khối lượng của cá đục Sillago sihama

Phương trình tương quan giữa chiều dài (L = 9,5 – 23cm) và khối lượng (W = 5,71

–149g) từ 551 mẫu cá đục Sillago sihama là W = 0,006 L0,038 Với hệ số tương quan R2 = 0,947 (Hình 4.2). Với giá trị R2 =0,947 thu được cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá đục là rất chặt chẽ. Theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương quan |R| > 0,90 là rất chặt chẽ.

Đặc điểm tăng trưởng của cá được thể hiện thông qua tham số tăng trưởng b (tăng trưởng đồng bộ khi b = 3, tăng trưởng ưu thế trọng lượng hơn nhiều dài khi b > 3, tăng trưởng ưu thế chiều dài hơn trọng lượng khi b < 3) (Froese, 2006). Khi đối chiếu với kết quảnghiên cứu Froese, 2006 thì tương quan chiều dài và khối lượng có b = 0,038 < 3 có thể kết luận rằng cá đục Sillago sihama tăng trưởng chiều dài hơn trọng lượng.

Phân tích tương quan chiều dài ─ khối lượng cá đục cho thấy khi cá đục Sillago sihama còn nhỏ (L < 15cm) cá tăng trưởng chủ yếu về chiều dài và tăng trưởng về khối lượng không đáng kể; khi cá lớn hơn (L > 15cm) cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng.

Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của Vò Văn Thiệp (2012) nhận thấy không có sự khác biệt nhiều. Trong nghiên cứu của Vò Văn Thiệp (2012), khi cá đục được

thu mẫu ở vùng biển Quãng Trị đạt chiều dài nhỏ hơn 15 cm ta thấy sự tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn khối lượng, cá đạt chiều dài lớn hơn 15 cm có sự tăng trưởng ngược lại khối lượng tăng nhanh hơn chiều dài.

Theo Mai Đình Yên (1982) thì sự gia tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt qua sự chèn ép của kẻ thù; sau đó quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra song song và trước lúc đạt sự thành thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh về khối lượng. Quy luật này cũng phù hợp đối với sự tăng trưởng của cá đục Sillago sihama trong tự nhiên.

4.2 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng của cá đục Sillago sihama

Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sống và tăng trưởng của sinh vật. Nhờ hoạt động của hệ tiêu hóa mà các vật chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài được chuyển vào cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).

Khi nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá, vấn đề tính ăn sẽ được chú ý nhiều nhất. Có nhiều cách để xác định tính ăn của cá, trong số đó thường được nhắc đến là: Cấu tạo lược mang, miệng, hình thái ruột và phân tích những loại thức ăn có trong cơ quan tiêu hóa của cá. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ khá rò ràng giữa hình thái cấu tạo cơ quan tiêu hóa với thành phần thức ăn hiện diện trong hệ tiêu hóa của loài.

4.2.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama

Theo tác giả Mai Đình Yên và ctv (1979), cá ăn thịt thường có miệng lớn, cá ăn thực vật thường có miệng nhỏ và tác giả Nguyễn Bạch Loan (2004), cá ăn động vật có kích thước lớn có răng to, bén và dạng răng chó.

Hệ tiêu hóa của cá đục gồm các bộ phận như hầu hết các loài cá khác. Cũng bắt đầu từ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột thông qua ngoài qua hậu môn.

Miệng

Miệng: cá đục là loài cá miệng cận dưới, miệng cá tuy nhỏ nhưng lại co duỗi được và rất linh hoạt, rạch miệng ngắn, xiên, hướng xuống dưới. Cá có miệng dạng này thường là cá ăn tầng đáy.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí