Chuyển Động Trong Không Gian 3 Chiều Của Kỹ Thuật Đá Chẻ


tư liệu lưu trữ chính xác về các kỹ thuật, các bài tập được thực hiện trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Tổ chức quan sát sư phạm đối với các giải đấu quan trọng nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của các giải Quốc Gia (Giải Học Sinh Khu Vực Miền Nam, Giải Trẻ,…). Các thông tin nhận được từ quan sát sư phạm sẽ được xử lý rút ra kết luận cần thiết, phục vụ giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Tiến hành lấy số liệu thông qua các test được xác định từ mục tiêu 1 lấy số liệu ban đầu và lấy số liệu sau một chu kỳ tập luyện về thành tích các test nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của phương pháp này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin cậy của các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời trên cơ sở của việc kiểm tra sư phạm, luận án tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu.

Quá trình tổ chức kiểm tra được tiến hành trong 06 tháng. Khách thể là các nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh, tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh. Các test sư phạm được sử dụng trong quá trình kiểm tra gồm:

Test 1: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần)

Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của đòn đá đơn và khả năng phán đoán khoảng cách khi ra đòn của VĐV

Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ.

Cách thực hiện:

- Người phục vụ cầm lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt

lưng


- Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá vòng cầu 1 chân tại chỗ với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s.

Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính.

Test 2: Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần).

Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV.

Dụng cụ: 02 vợt đá, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ.

Cách thực hiện:

- Người phục vụ 2 tay cầm 2 vợt đá song song nhau, độ cao ngang tầm thắt lưng

- Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu, cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá vòng cầu liên tục bằng 2 chân luân phiên thay đổi nhau với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s.

Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính.

Test 3: Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần)

Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV.

Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ.

Cách thực hiện:

- Người phục vụ cầm lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt

lưng


- Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1.5m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá lướt vòng cầu với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s.

Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính.

Test 4: Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần)

Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV.

Dụng cụ: 01 vợt đá đôi, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ.

Cách thực hiện:

- Người phục vụ cầm vợt đá đưa ra trước, độ cao ngang tầm mặt của người kiểm tra.

- Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu, cách người phục vụ 1m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá chẻ tại chỗ liên tục bằng chân trước với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 30s.

Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là lồng bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá chẻ bằng lồng bàn chân chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính.

Test 5: Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần)

Mục đích: Đánh giá năng lực sức nhanh của VĐV.

Dụng cụ: 01 lumper, 01 đồng hồ bấm giây, 01 cây còi, 02 người phục vụ.

Cách thực hiện:

- Người phục vụ cầm vợt đá lumper đưa ra phía trước, độ cao ngang tầm thắt lưng


- Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách người phục vụ 1.5m. Khi nghe tiếng còi thì bắt đầu thực hiện đá lướt vòng cầu với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 10s.

Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là mu bàn chân. Thành tích đạt được là số lần đá vòng cầu chạm vào mục tiêu. Những đòn đá không chạm vào mục tiêu coi như không tính.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Phương pháp thực nghiệm sư phạm dùng để đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong quá trình nghiên cứu và huấn luyện thể lực chuyên môn trong việc nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của các nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định sự lựa chọn, sắp xếp chúng là chính xác, khoa học và có hiệu quả cao.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo phương pháp so sánh trình tự, được tiến hành trong thời gian một chu kỳ huấn luyện năm và chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 15/2 đến 7/4/2016; giai đoạn 2 từ 7/4 đến 18/8/2016. Sau mỗi giai đoạn có kiểm tra, đánh giá, so sánh giữa các khách thể với nhau. Từ đó rút ra kết luận về các phương án bài tập hiệu quả để phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.6. Phương pháp phân tích sinh cơ học:

2.2.6.1 Phương pháp quan trắc video graphic (hệ thống 3D Simi Motion): Đây là phương pháp đo lường các tham số trong vận động nhờ ghi hình và phân tích hình ảnh Videographic đã được Viện PMG (Viện kiểm định, xác nhận tính chính xác về các thiết bị nghiên cứu y học của Gaz) chứng nhận. Các thông số vận động có thể thu được là thời gian, tốc độ, gia tốc, góc độ di chuyển... Nhờ ghi hình với các camera kỹ thuật số và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, ta có thể phân tích chuyển động của VĐV trong không gian 3 chiều bằng hệ thống 3D Simi Motion.


Tính năng của hệ thống phân tích chuyển động 3D Simi Motion:

Phần mềm Simi-motion 3D dùng để: đánh dấu các khớp trên cơ thể (có tự động báo độ chính xác) và lưu lại các điểm trên khung hình; tự động đo lường các thông số kỹ thuật ở mỗi thời điểm cụ thể trong quá trình chuyển động; tạo môi trường không gian 3D trên máy vi tính và trình diễn chuyển động của vận động viên trong không gian 3D; tự động cho ta các tham số kỹ thuật ở mỗi thời điểm cụ thể và của từng bộ phận cơ thể theo trục x (thẳng đứng), trục y (nằm ngang) và trục z (chiều sâu).

Tiến trình quay và định chuẩn bài tập trắc nghiệm:

Phương pháp ghi hình Videographic sử dụng trong luận án để phân tích kỹ thuật thực hiện đòn đá của nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM.

Dùng 4 camera kỹ thuật số cùng một lúc ghi hình đồng bộ (tự động đồng bộ bắt đầu ghi hình). Tốc độ ghi hình là 200 hình/giây (tốc độ cao). Trong trường hợp không có các loại camera này, cũng có thể thay thế bằng các camera kỹ thuật số 50 hình/giây, nhưng phải cùng đồng bộ bắt đầu ghi hình.

Cách đặt 4 camera như sau: 4 Camera được đặt ở 4 góc thảm đấu Taekwondo (kích thước 8m x 8m). Yêu cầu cả 4 camera phải quan sát được toàn bộ hoạt động của VĐV trong thảm. Các camera phải được đặt cố định trong suốt quá trình ghi hình. (hình 2.1)

Hình 2 1 Khu vực quay và vị trí đặt máy quay Trước khi ghi hình VĐV thực hiện 1

Hình 2.1: Khu vực quay và vị trí đặt máy quay


Trước khi ghi hình VĐV thực hiện động tác, cần ghi hình vật chuẩn (giá chuẩn) theo các tọa độ x, y, z cùng độ dài khoảng cách giữa các điểm tọa độ. Vật chuẩn được đặt giữa trung tâm của thảm đấu, đòi hỏi cả 4 camera phải nhìn được tất cả các điểm trên vật chuẩn (các điểm tọa độ trên vật chuẩn được đánh dấu cho dễ nhận biết). Đây là vật chuẩn cơ bản để làm căn cứ ngoại suy ra tọa độ, tốc độ, gia tốc, độ dài... trong phân tích kỹ thuật của VĐV thông qua phần mềm chuyên dụng đã được Simi Reality Motion System GmbH công nhận và chuyển giao lại cho Viện Khoa học Thể dục Thể thao.

Trước khi thực hiện ghi hình vận động viên Taekwondo cần ghi chép nhật ký ghi hình: thời gian, địa điểm, tên cuộc thi đấu, họ tên vận động viên, giới tính, chiều cao thân thể, thể trọng, thành tích cao nhất;

Sau khi kết thúc ghi hình, cần chuyển mọi hình ảnh vào máy chủ để lưu giữ.

Phương pháp phân tích kết quả:

Phân tích các kỹ thuật tấn công của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi TPHCM bằng phương pháp Video graphic được tiến hành theo 4 bước:

Bước 1: Chuyển dữ liệu hình ảnh (từ băng hoặc từ máy tính lưu giữ) vào hệ thống phần mềm 3D Simi Motion) ở bước này cần thực hiện những thao tác sau đây:

Xem lại hình ảnh vật chuẩn (hình 2.2) và sử dụng phần mềm dựng phim trong hệ thống Simi Motion, kiểm tra hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính (hình 2.3).

Hình 2 2 Vật chuẩn 3D Hình 2 3 Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính Trong thực 2

Hình 2.2: Vật chuẩn 3D


Hình 2 3 Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính Trong thực nghiệm này luận án 3

Hình 2.3: Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính

Trong thực nghiệm này, luận án dùng vật chuẩn 3D có dạng hình lập phương (có thể sử dụng vật chuẩn 3D ở nhiều dạng khác, như hình trên). Ứng với mỗi loại vật chuẩn 3D, nhà sản xuất đã tính toán trước các tọa độ x, y và z cho mỗi điểm trong chuyển động. Nói cách khác, độ dài (m) trong chuyển động 3D đều có thể tính toán được nhờ vật chuẩn.

Tiếp theo dùng phần mềm dựng hình có trong hệ thống Simi Motion để đưa các hình ảnh cơ bản vào phân tích. Trong thực nghiệm này, chúng tôi chỉ phân tích nhóm kỹ thuật tấn công cơ bản, đó là kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước, phân tích bắt đầu từ vị trí đòn xuất phát cho đến khi trở về vị trí ban đầu.

Bước 2: Đánh dấu các điểm (trung tâm của các khớp) trên cơ thể cần quan sát:

Các điểm (trung tâm của các khớp) trên cơ thể cần đánh dấu bao gồm:


Đầu

Khớp đầu gối trái

Cổ tay phải

Khớp bả vai trái

Khớp cổ chân trái

Khớp bàn tay phải

Khớp khuỷu tay trái

Mũi bàn chân trái

Khớp hông phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Cổ tay trái

Khớp bả vai phải

Khớp đầu gối phải

Khớp bàn tay trái

Khớp khuỷu tay phải

Khớp cổ chân phải

Khớp hông trái


Mũi bàn chân phải

T

ổn g

cộng đánh dấu 17 điểm trên cơ thể. Tuy nhiên, số điểm cần đánh dấu phụ thuộc vào yêu cầu phân tích kỹ thuật và phụ thuộc vào động tác cụ thể. Khi dùng phần mềm Simi Motion để đánh dấu các khớp, nếu đánh dấu chuẩn xác sẽ được tín hiệu của phần mềm thông báo.

Bước 3: Xác định các tham số kỹ thuật Taekwondo bằng phần mềm Simi Motion

Nhìn chung, sau khi đánh dấu các điểm trên cơ thể, căn cứ yêu cầu tính các tham số kỹ thuật, chọn thời điểm thích hợp trên khuôn hình (frame). Sau đó đưa ra yêu cầu phân tích kỹ thuật, máy vi tính sẽ tự động tính toán và cho kết quả.

Các thông số được đưa vào nghiên cứu đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi TPHCM bao gồm:

Vận tốc tức thời cao nhất tại thời điểm tấn công: V(m/s); Vận tốc góc: V góc (o/s)

Góc độ các khớp tại thời điểm V: Góc max (độ)


Hình 2 4 Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật đá chẻ 4

Hình 2.4: Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật đá chẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022