Kết Quả Phỏng Vấn Xác Định Các Test Đánh Giá Về Thể Lực Chuyên Môn Của Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


vô cùng quan trọng. Qua các nghiên cứu trên cho thấy các tác giả sử dụng nhiều test khác nhau để kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật cho vận động viên và giữa các tác giả còn một số test chưa thống nhất, tùy thuộc vào công trình nghiên cứu có khác nhau.

Tác giả Nguyễn Thế Truyền và cộng sự trong nghiên cứu của mình nêu ra 07 test kỹ thuật và 06 test thể lực chung để đánh giá trình độ tập luyện cũng như tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện và kết quả trắc nghiệm tâm lý trong việc đánh trình độ tập luyện thể lực và chuyên môn của VĐV Karatedo và Taekwondo đội tuyển quốc gia, đây là một nghiên cứu rất đáng quý để đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV đỉnh cao trước thềm SEA Games 22. Tuy nhiên, đây chỉ mang tính chất đánh giá một cách tổng thể, mang tính giai đoạn tại thời điểm nhất định và với những đối tượng mà hiện tại hầu hết không còn VĐV nào còn tập luyện trong đội tuyển, do vậy, để phát triển thành tích thể thao cần phải có sự nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết từng tố chất chuyên biệt của VĐV, đặc biệt là những tố chất nhằm nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV.[40 tr. 99 – 101, 174 – 182, 307 – 310]

Trong công trình nghiên cứu của mình, Thạc sĩ Nguyễn Đăng Khánh sử dụng các test sau để đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của vận động viên Taekwondo đội tuyển quốc gia:

* Các test thể lực:

+ Bật cao tại chỗ (không đà) (cm)

+ Chạy tốc độ 10m (giây)

+ Chạy 800m (phút)

+ Gập bụng (lần/1 phút)

+ Lò cò 1 chân (phải/trái) (cm)

* Các test kỹ thuật:

+ Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10 giây (lần).

+ Đá vòng cầu lùi 1 chân 15 giây (lần).


+Đá lướt vòng cầu khoảng cách 2m chuyền chân trước 30s (lần).

+ Đá tống sau 1 chân 10 giây (lần).

+ Đá phối hợp 2 đòn tấn công 30 giây (lần).

+ Đá phối hợp 2 đòn phản công 30 giây (lần). [15]

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy về mặt kỹ thuật của các vận động viên môn Taekwondo thì hệ thống các test trên là tương đối đầy đủ, hợp lý và cần thiết.

Lâm Quang Thành (2004) trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM”, cho kết quả nghiên cứu sức mạnh tốc độ là nền tảng kết hợp của tốc độ, sức mạnh tốc độ rất cần cho VĐV môn Taekwondo. Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức nhanh, sức bền, mềm dẻo. [34]

Để nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 – 16 tuổi đã được tác giả Nguyễn Thy Ngọc sử dụng những nội dung sau: [24]

* Các test thể lực chuyên môn

+ Đá lướt vòng cầu trong 30s vào đích (lần).

+ Đá vòng cầu + đá chẻ 10s vào đích (lần)

+ Đá vòng cầu 2 chân 10s vào đích (lần)

+ Đá kẹp sau trước 2 bên 2m – 30s vào đích (lần)

+ Đá vòng cầu chân trước 10s vào đích (lần)

* Các test kỹ thuật tấn công

+ Đá vòng cầu sau

+ Đá vòng cầu trước

+ Đá kẹp sau trước

+ Đá lướt vòng cầu trước

+ Đá vòng cầu sau (2 chân – 2 đòn) [24]


Theo tác giả Nguyễn Thy Ngọc, trong bài viết “Bước đầu xây dựng các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên môn Taekwondo” đăng trên tạp chí Khoa học thể thao Số 3 (277) – 2003 tác giả đã nghiên cứu các test đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên Taekwondo như sau: Đá vòng cầu chân trước vào đích 30s (lần), đá vòng cầu 2 chân liên tục vào đích 30s (lần), đá vòng cầu chân sau vào đích 30s (lần), đá tống trước vào 5 mục tiêu liên tục trên 1 hàng dọc - 5 lượt (s), đá chẻ chân trước vào đích 30s (lần), đá quay gót 3600 5 trái - 5 phải (s), đá vòng cầu 2 chân liên tục vào bao cát 30s (lần), lướt

đá vòng cầu sang 2 bên 30s khoảng cách 3m (lần), đá tống sau vào bao cát 10s (lần), đá tống trước vào đích 10s (lần). [25]

Cũng theo tác giả Nguyễn Thy Ngọc trong tạp chí Khoa học thể thao Số 3 (277) – 2003 “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên Taekwondo đội tuyển quốc gia” tác giả đã sử dụng các test sau để đánh giá: đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần), đá kẹp sang 2 bên 2m – 30s (lần), đá vòng cầu 2 chân vào đích 10s (lần), đá vòng cầu + đá chẻ vào đích 10s (lần), đá ngang chân trước vào đích 10s (lần), đá tống sau vào đích 10s (lần), đá lước vòng cầu vào đích 30s (lần). [26]

Để đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam đã được tác giả Vũ Xuân Thành sử dụng những test sau:

* Nhóm test thể lực:

+ Bật cao có đà (cm)

+ Bật cao tại chỗ (cm)

+ Bật xa tại chỗ (cm)

* Nhóm test kỹ thuật

+ Đá vòng cầu vào đích cố định 10s (lần)

+ Tại chỗ đá ngang vào đích cố định 10s (lần)

+ Đá tống sau vào đích cố định 10s (lần)


+ Di chuyển đá vòng cầu + đá chẻ thượng đẳng 10s (lần)

+ Di chuyển đá vòng cầu (đá kẹp) 2 chân vào đích 10s (lần)

+ Đá vòng cầu chân trước 10s (lần)

+ Đá 2 đích đối diện cách 2,5m tốc độ cao 10s (lần)

Qua quá trình tìm hiểu, thu thập tổng hợp, phân tích tài liệu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá về trình độ thể lực và kỹ thuật của vận động viên Taekwondo và xây dựng tìm ra các test đánh giá là vô cùng quan trọng.

Mặc dù tài liệu về hệ thống các test kiểm tra và đánh giá rất nhiều nhưng phương pháp, cách tổ chức và đơn vị đo lường cũng đa dạng không kém nên khó cho các nhà nghiên cứu trong việc lựa chọn test đánh giá cũng như thảo luận và so sánh các kết quả thu được.

Theo GS. TS. Lê Văn Lẫm [17], ngoài các test như độ ổn định, tính phù hợp, độ tin cậy, tính thông báo của test, để lựa chọn các nội dung cần kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc:

- Dễ tiến hành đo lường

- Có thể so sánh và đánh giá theo cá thể, theo khu vực và theo các quốc gia khác nhau.

Từ cơ sở lý luận trên chúng tôi đưa ra 5 tiêu chí sau để chọn lọc các test:

- Các test kiểm tra phải được xuất bản trong các tài liệu có uy tín trong và ngoài nước và có độ tin cậy.

- Có phương tiện kiểm tra (trong nước).

- Có thang điểm hay có kết quả của các đội tuyển Taekwondo đại biểu của các nước có thành tích Taekwondo phát triển cao trên thế giới để so sánh (như chúng ta biết, các số liệu về VĐV cấp cao trên thế giới rất ít được xuất bản).

- Hệ thống test được lựa chọn phải đánh giá đầy đủ, toàn diện các mặt năng lực của thể lực và kỹ thuật của VĐV.


- Test được lựa chọn phải đơn giản, dễ làm, dễ tổ chức thực hiện và phải đảm bảo tính đặc trưng đối với thể lực chuyên môn trong môn Taekwondo và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước và phỏng vấn tọa đàm, tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, huấn luyện viên, các võ sư, trọng tài, đồng thời căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn huấn luyện, đặc biệt là căn cứ vào đặc điểm riêng của môn võ Taekwondo, luận án đã loại bớt các test không phù hợp, tuyển chọn lại mốt số test đặc trưng và luận án lựa chọn được 20 test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau. Các test được lựa chọn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn như trình bày ở trên về góc độ sư phạm và quan sát sư phạm. Các test này cho phép xác định được những năng lực chuyên môn cần thiết cho sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo lứa tuổi 12

– 14 thành phố Hồ Chí Minh như sau:


Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần)

Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 30s (lần)

Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần)

Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 30s (lần)

Đá vòng cầu kẹp 2 bên 10s (lần)

Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần)

Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần)

Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 30s (lần)

Đá chẻ 2 chân liên tục tại chỗ trong 30s (lần)

Đá ngang chân trước 10s (lần)

Đá ngang chân trước 30s (lần)

Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần)

Đá lướt vòng cầu chân trước + đá vòng cầu chân sau 30s (lần)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Đá lướt vòng cầu chân trước + đá chẻ chân sau 30s (lần)

Đá vòng cầu chân sau + đá chẻ 30s (lần)

Đá lướt vòng cầu 2 bên khoảng cách 2m 30s (lần)

Đá tống sau 1 chân tại chỗ 10s (lần)

Đá tống sau 1 chân tại chỗ 30s (lần)

Đá móc gót 1 chân tại chỗ trong 10s (lần)

Đá vòng cầu + Đá tống sau 30s (lần).


Qua thực trạng trên, các test nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo còn một số tồn tại sau: các test được sử dụng nhiều ở các lứa tuổi và trình độ tập luyện khác nhau nhưng chưa kiểm nghiệm độ tin cậy và áp dụng cho trình độ VĐV đội tuyển Việt Nam nói chung và đội tuyển thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng các test đánh giá trên. Luận án tiến hành nghiên cứu xác định các test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 Thành phố Hồ Chí Minh, các test này sẽ phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại khi đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Quá trình nghiên cứu đã xác định hướng lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở khoa học cho đánh giá thể lực chuyên môn trong nghiên cứu và thực nghiệm, đảm bảo ứng dụng trong thực tiễn thuận lợi và chính xác.

Với kết quả định hướng kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn dưới góc độ sư phạm theo hướng sư phạm bằng các test sư phạm để đánh giá khách quan và chính xác sự phát triển thể lực chuyên môn. Việc sử dụng phương pháp test sư phạm vừa đảm bảo đủ độ tin cậy, đơn giản cách tiến hành, phù hợp chuyên môn của người kiểm tra, thiết bị không phức tạp, có đơn vị đo tương đối chính


xác và rất gần với hoạt động chuyên môn của VĐV và HLV. Kết quả kiểm tra thu được là những thông tin ngược quý giá giúp HLV trong quá trình quản lý, huấn luyện, điều khiển và điều chỉnh kịp thời, hợp lý, chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV qua các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá trong các thử nghiệm kiểm tra.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu nêu trên tương đối đồng nhất với công trình nghiên cứu của Lâm Quang Thành (2004) [34], Nguyễn Thy Ngọc (2008) [24]; Trương Ngọc Để (2009) [10]... đồng thời phù hợp thực tiễn công tác huấn luyện của các nhà chuyên môn như: S.H.Choi (1990) [5]; Kuk Hyun Chung, Ky ung Myung Lee (1996) [6]; Ryu Kyoung Woo (2006) [42].

3.1.1.1.1. Kết quả phỏng vấn xác định các test đánh giá về thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh

Để tiếp tục lựa chọn các test thường được sử dụng trong thực tiễn của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hai lần, cách nhau 1 tháng, cùng một cách đánh giá, cùng một hệ thống nội dung và cùng một khách thể bằng phiếu hỏi (phụ lục 2) về khả năng sử dụng của 20 test vừa lựa chọn như đã trình bày ở trên. Khách thể phỏng vấn là 30 người, bao gồm các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài,…, nhằm lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác các test đánh giá đánh giá về thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để đánh giá mức độ cần thiết của các test được sử dụng, luận án tiến hành phỏng vấn theo 3 mức sau:

Mức 1: Rất quan trọng Mức 2: Quan trọng

Mức 3: Không quan trọng


- Lần phỏng vấn thứ nhất phát ra 30 phiếu, thu về 28 phiếu, trong đó có 3 phiếu cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ 10.71%, 18 phiếu của chuyên gia, HLV chiếm tỉ lệ 64,29%, 7 phiếu của trọng tài chiếm tỉ lệ 25%.


Lần phỏng vấn thứ hai phát 30 phiếu thu về 29 phiếu trong đó có 3 phiếu 1


Lần phỏng vấn thứ hai phát 30 phiếu thu về 29 phiếu trong đó có 3 phiếu 2

- Lần phỏng vấn thứ hai phát 30 phiếu, thu về 29 phiếu, trong đó có 3 phiếu cán bộ quản lý tỉ lệ 10.34%, 19 phiếu của chuyên gia, HLV chiếm tỉ lệ 65,52% và 7 phiếu của trọng tài quốc gia chiếm tỉ lệ 24,14%.‌

Như vậy tổng hợp 2 lần phỏng vấn có 57 ý kiến trả lời, trong đó có 06 lượt ý kiến của cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ 10,53% , 37 lượt ý kiến của chuyên gia, HLV chiếm tỉ lệ 64,91%, và 14 lượt ý kiến trọng tài chiếm tỉ lệ 24,56%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022