Xác Định Các Thông Số Đánh Giá Thể Lực Chuyên Môn Cho Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Công Nghệ 3D Và Hệ Thống


Kết quả nghiên cứu đã giải quyết trình tự vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn theo các mức khác nhau: Phân loại trình độ thể lực chuyên môn theo từng test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn theo từng test, đồng thời xây dựng điểm chuẩn tổng hợp đánh giá thể lực chuyên môn của các test đã xây dựng. Đánh giá phát triển tố chất thể lực đã được một số tác giả đề cập như: Nguyễn Đăng Khánh (2017) [16] Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho vận động viên Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thy Ngọc (2008) [24] Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 – 16 tuổi; Vũ Xuân Thành (2012) [35] Nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến xây dựng tiêu chuẩn thể lực chuyên môn có tác động của các yếu tố động học cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 12 - 14. Vì vậy nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn chon nữ VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm lứa tuổi 12 - 14 có ý nghĩa quan trọng trong điều khiển huấn luyện và là kết quả nghiên cứu mới của luận án môn võ Taekewondo. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để so sánh, đánh giá kết quả huấn luyện thể lực chuyên môn. Thực tiễn chứng minh, không phải VĐV có năng lực tốt ở chỉ tiêu này cũng tốt ở chỉ tiêu khác, có test rất xuất sắc, nhưng cũng có test đạt khá và thậm chí có test chỉ đạt trung bình vì còn phụ thuộc vào chất lượng quá trình huấn luyện.

Kết quả xác định các test sư phạm về thể lực chuyên môn là căn cứ để xây dựng kế hoạch huấn luyện năm cho VĐV Taekwondo trong thực nghiệm sư phạm ưu tiên về khối lượng, cường độ thời gian theo tỷ trọng đã nghiên cứu, đồng thời là cơ sở quan trọng để VĐV làm căn cứ tự đánh giá thể lực chuyên môn của bản thân và qua đó HLV điều chỉnh, điều khiển tốt hơn quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn phù hợp định hướng từng giai đoạn huấn luyện cho từng cá thể VĐV.


3.1.1.3. Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực

3.1.1.3.1. Lựa chọn các kỹ thuật trong tập luyện và thi đấu:

Để lựa chọn được các kỹ thuật trong tập luyện và thi đấu, luận án tập trung vào các kỹ thuật mang lại hiệu quả nhất để nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực thi đấu và thành tích cho VĐV. Việc xác định hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu đối kháng, được tiến hành qua quan sát các buổi tập, các trận đấu tập và các giải đấu chính thức trong hệ thống thi đấu quốc gia năm 2014: Giải Trẻ khu vực miền nam, Giải Trẻ toàn quốc, Giải Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc. Việc thống kê bao gồm các kỹ thuật tấn công và phản công trong thi đấu ở các hạng cân của nữ và tập trung chủ yếu vào các trận có nữ VĐV 12 - 14 tuổi TPHCM thi đấu.

Kết quả quan sát hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu đối kháng tại 03 giải Taekwondo toàn quốc trong năm 2014 được trình bày ở bảng 3.7.


Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu của nữ VĐV Taekwondo (n = 127)



Các kỹ thuật


Mức độ và

hiệu quả

sử dụng

Kỹ thuật đòn chân


∑ = 1650

Kỹ thuật đòn tay


∑ = 61

Vị trí tấn công

Đá


vòng cầu


Đá chẻ


Đá ngang


Đá lái


Khác


Đấm, đánh


Khác


Thượng đẳng


Trung đẳng


Hạ đẳng

Lướt chân trước


Chân sau


Chân trước


Chân sau


Chân trước


Chân sau


Lái thẳng


Lái vòng


Tay trước


Tay sau


Tay


Chân


Tay


Chân


Tay


Chân

Số lần sử dụng

1 = 1711


407


312


398


243


89


23


123


40


15


24


37


0


0


825


61


808


0


17

Tỷ lệ sử dụng (%)

23.8

18.2

23.3

14.2

5.2

1.3

7.2

2.3

0.9

1.4

2.2

0

0.0

48.2

3.6

47.2

0.0

1.0

Hiệu quả sử dụng

2=890


296


134


233


113


36


4


63


8


3


0


0


0


0


469


0


421


0


0

Tỷ lệ hiệu quả

(%)


33.3


15.1


26.2


12.7


4.0


0.4


7.1


0.9


0.3


0.0


0.0


0.0


0.0


52.7


0.0


47.3


0.0


0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 12


Từ bảng 3.7 cho thấy: Qua 127 trận đấu, tổng số lần sử dụng kỹ thuật là 1711 lần, trong đó các kỹ thuật chân là 1650 lần chiếm 96.4%, các kỹ thuật tay là 61 lần chiếm 3.6% và tập trung chủ yếu ở phần thượng đẳng chiếm 52.7%.

Mức độ sử dụng các kỹ thuật của các VĐV tập trung vào 2 kỹ thuật chủ yếu: Kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước với tỷ lệ hơn hẳn (chiếm từ 23.3% - 23.8%) so với các kỹ thuật khác.

Số lần thực hiện hiệu quả của kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước chiếm tỷ lệ 33.3% và đá chẻ chân trước chiếm 26.2%, có tỷ lệ sử dụng hiệu quả cao hơn so với các kỹ thuật khác.

Như vậy, qua kết quả khảo sát về hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu đối kháng của nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuồi cho thấy có 02 kỹ thuật được VĐV sử dụng thường xuyên nhất và cũng là những kỹ thuật đạt được hiệu xuất cao nhất, đó là: Lướt đá vòng cầu chân trước (chiếm 33.3%) và đá chẻ chân trước (chiếm 26.2%).

3.1.1.3.2.. Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực

Để xác định được các thông số động học quan trọng trong đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến hành thực hiện từng test đã được lựa chọn ở trên là lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước để đo lường các thông số kỹ thuật bằng hệ thống phân tích chuyển động trong không gian 3 chiều (Simi Motion) và hệ thống đo xung lực SMS 103 qua các thông số về vận tốc, vận tốc góc, góc độ đỉnh lực và thời gian phản xạ (ra đòn và kết thúc đòn) khi thực hiện các test. Trong Taekwondo những đòn tấn công ở phần thượng đẳng đòi hỏi VĐV phải có sự khống chế cao, phải có sự cảm nhận về sự tiếp xúc khi ra đòn vào mặt đối phương. Tuy nhiên, trong thi đấu ngoài cảm nhận và


sự chủ động của người ra đòn mà bản thân đối phương cũng có một phần tác động chính vào, do đó đòi hỏi người tấn công phải có trình độ nhất định mới thực hiện được những đòn tấn công. Do vậy trong quá trình nghiên cứu về thể lực chuyên môn, luận án không đề cập tới tính sở trường của từng cá nhân VĐV.

Test lướt đá vòng cầu chân trước

Yêu cầu kỹ thuật: Người kiểm tra đứng ở tư thế thủ chiến đấu (chân nào đá thì đặt phía trước, chân trụ đặt phía sau) cách bao cát 1m. Khi nghe hiệu lệnh của máy thì bắt đầu thực hiện lướt đá vòng cầu chân trước, với tốc độ nhanh nhất. Người kiểm tra ra đòn nhanh, chính xác, khi thực hiện điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là lưng bàn chân. Mục tiêu tấn công ở kỹ thuật này ở phần thượng đẳng (tức là phần mặt).

Dụng cụ chuẩn bị:

Một áo giáp gắn thiết bị xung lực SMS 103 được treo trên bao cát cố

định.


Chuẩn bị dựng giá chuẩn 3D tại khu vực trung tâm thực hiện kỹ thuật; Chuẩn bị 04 Camera được đặt xung quanh sao cho cả 04 camera đều

nhìn rõ các chuyển động của VĐV khi thực hiện kỹ thuật;

Bàn ghế, máy vi tính, dây kết nối tới các thiết bị (3D và SMS 103) được chuẩn bị đầy đủ cho quá trình ghi hình kỹ thuật không làm ảnh hưởng đến các vị trí thực hiện kỹ thuật của VĐV.

Tiến trình kiểm tra:

Thực hiện ghi hình với 04 camera có giá chuẩn không gian 3 chiều (có thể nhìn thấy tất cả các vị trí trên thảm đấu);

Đồng thời thực hiện đo xung lực tấn công bằng thiết bị SMS 103. Chuẩn bị tiến hành:


VĐV đứng vào trong thảm ở tư thế thủ như trong thi đấu, đối diện với bao cát có gắn áo giáp ở khoảng cách là 1m, khi nghe tín hiệu bắt đầu, ngay lập tức phải thực hiện nhanh kỹ thuật tấn công đá vòng cầu vào áo giáp với tốc độ nhanh nhất, lực mạnh nhất.

Test đá chẻ chân trước

Yêu cầu về kỹ thuật: tương tự như trong kỹ thuật đá vòng cầu, tuy nhiên khi thực hiện kỹ thuật đá chẻ điểm tiếp xúc của chân vào mục tiêu phải là lồng bàn chân và mục tiêu tấn công ở kỹ thuật này ở phần thượng đẳng (tức là phần từ mặt trở xuống tới ngang vai).

Dụng cụ chuẩn bị và các tiến trình kiểm tra đều tương tự như đối với kỹ thuật đá vòng cầu.

Chuẩn bị tiến hành:

VĐV đứng trong thảm ở tư thế thủ như trong thi đấu, đối diện với bao cát ở khoảng cách 1m, khi thấy tín hiệu bắt đầu, ngay lập tức phải thực hiện nhanh kỹ thuật tấn công đá chẻ vào áo giáp với tốc độ nhanh nhất và lực mạnh nhất.

Đánh giá về các test: luận án tiến hành nghiên cứu đánh giá các thông số Vận tốc tức thời cao nhất tại thời điểm tấn công Vmax (m/s); Vận tốc góc Vgóc (o/s); Góccẳng-đùi (độ): là góc độ giữa cẳng chân và đùi; Góc2 đùi (độ): là góc độ giữa đùi của chân đá và chân trụ; Thời gian phản ứng T (ms); Thời gian va chạm t (ms); Đỉnh lực F (KG); Xung lực P (Kgms); Chỉ số sức mạnh tổng hợp (chỉ số hiệu quả của đòn đánh) SQ (đơn vị)

Căn cứ vào cơ sở xác định các thông số được xác định ở trên, luận án tiến hành kiểm tra các test đã lựa chọn trong điều kiện tập luyện bằng hệ thống 3D Simi Motion và hệ thống đo xung lực SMS 103. Kết quả kiểm tra các thông số động học khi thực hiện các kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước


và đá chẻ chân trước của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh


Thông số

Test

Lướt đá vòng cầu chân trước

Đá chẻ chân trước


X

Max

Min

S


X

Max

Min

S

F (Kg)

58.63

93

30

18.02

42.13

59

23

10.27

t (ms)

29.06

37

22

4.37

183.44

308

145

43.52

T (ms)

1030.50

1192

878

107.45

1148.81

1398

905

146.07

P (Kgms)

1654.94

2210

870

379.51

7567.13

11269

4590

2003.93

SQ (đơn vị)

1.04

2.02

0.22

0.58

3.00

7.188

1.037

1.70

Vmax (m/s)

11.31

13.21

9.79

1.10

12.24

14.47

9.43

1.49

Góccẳng-đùi (o)

172.93

176.44

170.46

1.50

115.78

161.15

85.53

21.13

Góc2 đùi (o)

95.03

121.08

63.13

14.73

107.48

138.44

80.46

17.18

Vgóc (o/s)

762.01

948.91

602.07

94.26

743.07

975.23

423.53

175.36

Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy

Về đỉnh lực (F): Kỹ thuật Lướt đá vòng cầu chân trước có sự vượt trội về đỉnh lực so với kỹ thuật Đá chẻ chân trước, trung bình là 58.63Kg. Tuy nhiên, độ chênh lệch giữa các đối tượng đó có khoảng cách rõ, với độ lệch trung bình từ 10.27Kg đến 18.02Kg.

Về thời gian va chạm (t) của kỹ thuật Lướt đá vòng cầu chân trước nhanh hơn rất nhiều so với kỹ thuật Đá chẻ chân trước trung bình là 29.06ms đây cũng là một chỉ số tốt về sự bộc phát ra đòn, thể hiện tốc độ của đòn đánh của VĐV là khá nhanh trong xử lý tình huống để có thể ra đòn một cách hiệu quả.


Về thời gian phản ứng đòn (T): khá đồng đều ở cả hai kỹ thuật, trung bình từ 1030.50ms đến 1148.81ms.

Về xung lực (P) của kỹ thuật Đá chẻ chân trước có sự vượt trội hơn so với kỹ thuật Lướt đá vòng cầu chân trước, trung bình là 7567.13Kgms

Về sức mạnh tổng hợp (chỉ số hiệu quả của đòn đánh) (SQ) tương đối nhỏ dao động từ 1 đến 3 đơn vị

Khi vận tốc tức thời nhanh nhất trước khi chạm mục tiêu Vmax (m/s) của các kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh là khá cao và tương đồng, trung bình từ 11.31m/s đến 12.24m/s, với sự chênh lệch không lớn giữa các khách thể nghiên cứu với độ lệch từ 1.10m/s đến 1.49m/s.

Góccẳng-đùi (o) của kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước là 172.93(o) với độ lệch không lớn là 1.50(o) và kỹ thuật đá chẻ chân trước là 115.78 (o) với độ lệch khá lớn là 21.13(o).

Góc2 đùi (o) của các kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước 95.03(o) đến 107.48 với sự chênh lệch từ 14.73(o) - 17.18(o)

Vgóc (o/s) trung bình của kỹ thuật lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước là 762.01(o/s) đến 743.07(o/s) với độ lệch từ 94.26 (o/s) đến 175.36(o/s).

Với kết quả định hướng kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn kết hợp với các thông số động học để đánh giá khách quan và chính xác sự phát triển thể lực chuyên môn. Việc sử dụng phương pháp phân tích sinh cơ học (Đây là phương pháp đo lường các thông số trong vận động) vừa đảm bảo đủ độ tin cậy, thiết bị công nghệ hiện đại, có đơn vị đo tương đối chính xác và rất gần với hoạt động chuyên môn của VĐV và HLV. Kết quả kiểm tra thu được là những thông tin ngược quý giá giúp HLV trong quá trình quản lý, huấn luyện, điều khiển và điều chỉnh kịp thời, hợp lý, chính xác các nhân tố ảnh hưởng

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí