Tổng Hợp Tỷ Lệ (%) Thực Trạng Thể Lực Chuyên Môn Của Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh


Bảng 3.15: Tổng hợp tỷ lệ (%) thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

Xếp loại (n=16)

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

0

0.0

0

0.0

14

87.5

2

12.5

0

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Số liệu tại bảng 3.15 cho thấy thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực xếp loại tốt, khá và loại kém thì không có VĐV nào, loại trung bình có 14 VĐV chiếm tỷ lệ 87.5%, loại yếu có 2 VĐV chiếm tỷ lệ 12.5%. Biểu đồ 3.5 sẽ thể hiện rõ hơn về thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh


Biểu đồ 3 5 Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 1

Biểu đồ 3.5: Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực

Cơ sở lý luận khoa học đã chỉ ra trong môn Taekwondo, sức mạnh cơ bắp sinh ra phụ thuộc vào khối lượng vật thể tác động, đồng thời, đòn đánh ra


với tốc độ càng lớn sinh ra lực càng cao, khi tốc độ đạt giá trị cao nhất thì lực sinh ra khi tiếp xúc tới đích sẽ đạt lớn nhất trong khi lực cơ phát ra lại là nhỏ nhất. Ngoài ra, lực cơ bắp sinh ra còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý VĐV, đòn thế có linh hoạt, sáng tạo, có tốc độ hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của VĐV thực hiện đòn đánh.

Lứa tuổi 12 – 14 là lứa tuổi phức tạp, đặc điểm quan trọng của công việc huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cho môn Taekwondo nói riêng, là quá trình huấn luyện trên một cơ thể đang trưởng thành và phát triển, ở giai đoạn này, cơ thể VĐV đang trong giai đoạn dậy thì, nên sự biến đổi đột biến của một số tuyến nội tiết dẫn tới sự mất ổn định và thiếu cân đối của cơ thể. Do vậy ở giai đoạn này, về mọi mặt các em phát triển về cơ cấu cơ thể, về chức năng của hệ thống cơ quan và cả mặt tâm lý đều có khác biệt làm cho công tác huấn luyện VĐV Taekwondo ở lứa tuổi này thêm phức tạp, đòi hỏi HLV phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng phù hợp với mục tiêu và nội dung huấn luyện.

Một điểm cần lưu ý nữa là trong huấn luyện thanh thiếu niên cần đặc biệt chú ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm sinh lý của các em. Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển các phản ứng thích nghi cần thiết cho trình độ thể thao mà lượng vận động quá sức còn có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể dẫn đến hiện tượng rối loạn bệnh lý.

Chính vì vậy, từ thực trạng công tác huấn luyện VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi tại các địa phương hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong huấn luyện VĐV còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra vì sao đa số các HLV đều cho rằng thể lực chuyên môn có vai trò rất quan trọng với VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm lứa tuổi 12 - 14, nhưng lại quan tâm chưa nhiều tới huấn luyện thể lực chuyên môn.


Nguyên nhân chính là:

Do cơ sở vật chất, phương tiện đánh giá chưa có hoặc có nhưng khó sử dụng và khó đánh giá.

HLV chưa nắm vững cách huấn luyện khoa học hiện đại hiện nay.

Do quy trình đào tạo VĐV chưa hệ thống, một mặt do sự thúc ép cao về đạt thành tích sớm, một mặt do yêu cầu quá cao về chỉ tiêu thành tích. Vì thế các HLV dành chủ yếu thời gian cho huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật để sớm có thành tích. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm lứa tuổi 12 - 14 ở nước ta để nâng cao thành tích thi đấu của môn thể thao này. Vấn đề này cũng được thể hiện ở thực trạng kiểm tra các thông số, các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo lứa tuổi 12-14 tuổi cho thấy, kết quả kiểm tra các thông số, các test không đồng đều, hệ số biến sai (Cv) của hầu hết các thông số, các test đều > 10%.

Kết luận mục tiêu nghiên cứu 1: Luận án đã đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tổng hợp, phân tích, phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ quản lý,… đã xác định được 05 test sư phạm, 09 thông số đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu bao gồm:

- Các Test đánh giá thể lực chuyên môn gồm 05 test: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần), Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần), Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần), Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần), Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần).

- Các thông số đánh giá thể lực chuyên môn: đỉnh lực F(Kg); thời gian va chạm t(ms); thời gian phản ứng T(ms); xung lực P (Kgms); sức mạnh tổng hợp SQ (đơn vị); vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu Vmax (m/s); Góc giữa


cẳng chân và đùi Góccẳng - đùi (o); Góc giữa 2 đùi Góc2 đùi (o); vận tốc góc Vgóc (o/s)

- Đã xây dựng được 02 bảng phân loại (bảng 3.5, 3.11) và 02 bảng điểm tổng hợp (3.4, 3.10) cho từng test và thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu theo tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại tổng hợp đã được xây dựng cho thấy số VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 50% (8 VĐV), loại yếu tương đối cao chiếm tỷ lệ 37.5% (6 VĐV), loại khá tương đối thấp chỉ chiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), trong khi đó tỷ lệ VĐV tốt và kém thì không có VĐV nào.

- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực thông qua các thông số cho thấy các VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 87.5% (14 VĐV), loại yếu chiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), loại tốt, khá và kém không có VĐV nào.

3.2. Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12-14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Lựa chọn, hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, Taekwondo hiện đại thi đấu theo xu hướng nhanh, mạnh, linh hoạt, kỹ chiến thuật điêu luyện. Các chuyên gia, huấn luyện viên, nhà nghiên cứu Taekwondo nước ta luôn tìm phương tiện, biện pháp và các bài tập huấn luyện nâng cao thể lực và kỹ chiến thuật nhằm phát triển thành tích môn Taekwondo đạt trình độ cao trong khu vực, nên có những cải tiến trong xây dựng chương trình kế hoạch, cải tiến phương pháp, biện pháp và hệ thống các bài tập huấn luyện về thể lực và kỹ chiến thuật. Tuy chỉ dựa trên tổng kết kinh nghiệm thực tế hoặc dựa vào thành tựu một quốc gia có nền


Taekwondo phát triển áp dụng huấn luyện ở nước ta để lập bài tập đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn và khoa học. Các nước có nền Taekwondo phát triển đã sử dụng nhóm bài tập phát triển năng lực chung và chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuồi 12 – 14 giai đoạn chuẩn bị.

Để lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thì luận án đã nghiên cứu và tiếp cận được rất nhiều bài tập được sử dụng trong quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn. Mỗi bài tập có một tác dụng nhất định đối với sự phát triển thể lực chuyên môn của mỗi nhóm cơ, động tác, tố chất khác nhau. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV mà các bài tập phải được lựa chọn một cách hợp lý nhất. Qua phân tích tổng hợp tài liệu, nhận thấy rằng sự phát triển các tố chất thể lực là khác nhau trong mỗi thời kỳ huấn luyện. Đối với thể lực chuyên môn thì giai đoạn phát triển là khi VĐV ở độ tuổi 12-14 tuổi, những năm sau đó phát triển có chậm lại. Vì thế, quá trình huấn luyện vẫn phải tiếp tục thường xuyên để duy trì và phát triển thể lực chuyên môn.

Từ các vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình huấn luyện VĐV Taekwondo và thực tế công tác huấn luyện tại các Trung tâm, câu lạc bộ mạnh trên toàn quốc, dựa vào các nguyên tắc, chù kỳ huấn luyện, cơ sở lý luận của thể lực chuyên môn, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, trình độ thực tế và nhiệm vụ được giao cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy để lựa chọn, hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn ứng dụng trong quá trình huấn luyện cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:


Bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có test đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn và trình độ chung của nữ VĐV Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với khách thể nghiên cứu.

Hệ thống bài tập lựa chọn phải có tính định hướng rõ rệt phát triển thể lực chuyên môn nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ chiến thuật môn Taekwondo.

Việc lựa chọn hệ thống bài tập phải mang tính khả thi, nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

Qua tham khảo các tài liệu và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả

như:

- Tác giả Vũ Xuân Thành trong “Nghiên cứu hệ thống các bài tập

phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo trẻ tại Việt Nam” có 128 bài tập dùng để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo trẻ:[33]

- Tác giả Lê Văn Lẫm – Phạm Xuân Thành (2007), Giáo trình đo lường TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, cũng có tương đối đầy đủ các test dùng để đánh giá tố chất thể lực, đánh giá chức năng, đo lường tâm lý cho một số môn thể thao.[17]


- Tác giả Trần Trọng Cần trong “Nghiên cứu hiệu quả các bài tập lựa chọn phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ 15 - 17 tuổi thành phố Cần Thơ” có 17 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ 15 - 17 tuổi thành phố Cần Thơ [3]

- Tác giả Phạm Thị Trúc Ly trong “Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức nhanh cho nam VĐV đội tuyển Taekwondo trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định” có 22 bài tập phát triển sức nhanh cho nam VĐV đội tuyển Taekwondo trường THPT chuyên NK TDTTT Nguyễn Thị Định [19].

- Tác giả Nguyễn Đăng Khánh trong “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho vận động viên Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh” có 20 bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho vận động viên Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh [16].

- Tác giả Trần Phước Thọ trong “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức nhanh và sức mạnh đòn vòng cầu chân sau cho Nam vận động viên Năng khiếu Taekwondo lứa tuổi 15 – 17 Thành phố Cần Thơ” có 23 bài tập phát triển sức nhanh và sức mạnh Đòn đá Vòng cầu chân sau cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 – 17 trường Năng khiếu Thể dục Thể thao thành phố Cần Thơ [36].

- Tác giả Lê Anh Tú trong “Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15” có 22 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 [37]

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của luận án chúng tôi không nghiên cứu hết tất cả các nội dung, bài tập mà chỉ thống kê những bài tập thường được sử dụng để phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.


Qua nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu [3], [16], [17], [19], [33], [36], [37], luận án đã lựa chọn và hệ thống hóa được 78 bài tập thể lực chuyên môn (được chia thành 05 nhóm bài tập nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khéo léo). Để xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn 20 huấn luyện viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, trọng tài đang làm công tác giảng dạy và huấn luyện môn Taekwondo trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ thành phần khách thể phỏng vấn được thể hiện ở biểu đồ 3.6

Nội dung phỏng vấn là xác định múc độ ưu tiên của các bài tập ở 3 mức 2

Nội dung phỏng vấn là xác định múc độ ưu tiên của các bài tập ở 3 mức:

- Mức 1: Rất phù hợp.

- Mức 2: Phù hợp.

- Mức 3: Không phù hợp.

Ngoài ra, luận án căn cứ vào kết quả phỏng vấn để tìm và lựa chọn ra được những bài tập đặc trưng tiêu biểu của từng tố chất vận động cho khách thể nghiên cứu. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.16.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí