Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân


Sơ đồ 1.1 Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Nguồn: Mô tả của tác giả

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, tác giả lựa chọn phương pháp tiếp cận theo mô hình “hình thoi” của M. Porter. Bốn nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh trong “hình thoi” đó là i) điều kiện yếu tố sản xuất, ii) điều kiện cầu trong nước, iii) các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ, iv) chiến lược công ty, cấu trúc ngành và cạnh tranh trong nước. Bên cạnh bốn nhân tố quyết định trên, vai trò của Chính phủ đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở việc tác động tới cả bốn nhân tố trong hình thoi.

Trên cơ sở vận dụng mô hình “hình thoi” phù hợp với đặc điểm của ngành cà phê, tác giả xác định sáu yếu tố chủ yếu quyết định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) điều kiện tự nhiên, ii) năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất ­ kinh doanh cà phê, iii) điều kiện cầu trong nước đối với sản phẩm cà phê, iv) các ngành hỗ trợ và và đầu tư công, v) tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và 6) các chính sách của Chính phủ. Sáu nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo động lực cho cạnh tranh, trong đó vai trò của Chính phủ là tác động lên các nhân tố còn lại.

1.1.5.1 Điều kiện tự nhiên của sản xuất


Điều kiện tự nhiên đối với sản xuất cà phê được coi là nguồn tài sản vật chất, là nguồn lực ban đầu của lợi thế cạnh tranh. Sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nước và khí hậu có tác động đáng kể đến hiệu quả (năng suất, giá thành, lợi nhuận) và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. So với các loại cây trồng khác, cà phê đòi hỏi điều kiện môi trường khá khắt khe. Trồng cà phê ở các vùng sinh thái thích hợp mới đạt chất lượng và hiệu quả cao, là nền tảng để tạo lợi thế cạnh tranh.

­ Đất đai và độ cao: Chất lượng đất ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng năng suất, tuổi thọ và chất lượng cà phê. Loại đất thích hợp nhất để canh tác cà phê là đất đỏ bazan vì loại đất này có tầng phong hóa sâu, dễ thoát nước và giàu chất dinh dưỡng. Cà phê được trồng trên đất bazan có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất cà phê tốt và hương vị đậm đà. Độ cao cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cà phê. Hạt cà phê được sản xuất ở các vùng cao có trọng lượng lớn hơn, rắn chắc hơn và chất lượng ngon hơn. Độ cao thích hợp cho phát triển cà phê là từ 500 đến 1500m so với mặt nước biển.

­ Khí hậu: Cà phê là loại cây trồng ưa khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ thích hợp từ 20 đến 25oC, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, lượng mưa cả năm từ 1000 đến 2000mm. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng cà phê nhân. Ở những khu vực có lượng mưa phân bố khá đều quanh năm, không có giai đoạn khô hạn tối thiểu thì việc tổ chức sản xuất là không hiệu quả do cây khó phân hóa mầm hoa và khâu thu hái, chế biến gặp khó khăn. Khí hậu có mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là điều kiện lý tưởng để thu hoạch, phơi sấy sản phẩm bảo đảm chất lượng tốt; đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê phân hóa mầm hoa một cách triệt để, là cơ sở để đạt năng suất cao.

­ Nguồn nước: Nước tưới đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. Sự thiếu hụt nước, đặc biệt trong giai


đoạn từ khi cây cà phê ra hoa, thụ phấn đến 3 ­ 4 tháng sau đó sẽ làm giảm sút năng suất và chất lượng cà phê nhân do hạt lép, kích cỡ và trọng lượng hạt nhỏ. Như vậy, ngoài các tiêu chuẩn về đất đai, độ cao và điều kiện khí hậu, thì nguồn nước tưới cũng là một tiêu chuẩn rất quan trọng để lựa chọn và quy hoạch vùng trồng cà phê.

1.1.5.2 Năng lực của tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê

Năng lực của các tổ chức kinh tế (hộ nông dân, doanh nghiệp) bao gồm nguồn lực con người, đất đai, khả năng về vốn, trang thiết bị, công nghệ, năng lực tổ chức sản xuất. Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc vào khả năng, chất lượng và trình độ sử dụng các nguồn lực, trong đó:

* Lao động

Số lượng, kỹ năng và khả năng tiếp cận thông tin của người lao động có vai trò quyết định khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cà phê. Kiến thức về khoa học, công nghệ và thị trường được coi là các yếu tố đầu vào cao cấp và chuyên biệt, cung cấp nền tảng lâu dài và quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững đối với ngành cà phê.

* Đất đai

Đất đai là nguồn lực quan trọng, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của hộ nông dân trồng cà phê. Quy mô đất canh tác của nông hộ lớn có thể tạo lợi thế nhờ quy mô do khả năng trang bị máy móc, tài sản liên kết trong sản xuất,

tiêu thụ và tiếp cận thông tin kiến thức. Ngược lại, diện tích canh tác cà phê

manh mún, phân tán sẽ làm hạn chế khả năng cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Vốn sản xuất

Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư cho sản xuất cà phê và phương pháp đầu tư là yếu tố đầu vào cơ bản và cần thiết để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho ngành cà phê.

* Tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất

Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các kỹ thuật kết hợp các yếu tố của


quá trình sản xuất một cách hiệu quả. Tổ chức sản xuất cà phê nhân bao gồm các công đoạn như chọn tạo giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê nhân. Việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê trong tất cả các khâu là yếu tố nền tảng quan trọng để bảo đảm hiệu quả bền vững và chất lượng sản phẩm. Cà phê dù được trồng ở những vùng sinh thái thích hợp (đất tốt, khí hậu phù hợp, nguồn nước tưới đầy đủ) nhưng nếu tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất không tốt thì hiệu quả và chất lượng cà phê nhân sẽ không bảo đảm và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

­ Chọn tạo giống: Giống được coi là yếu tố then chốt quyết định năng

suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân. Các giống cà phê được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là nguồn giống quốc gia như dòng vô tính từ TR4 đến TR12 cho năng suất cao từ 4 đến 7 tấn/ha, kích cỡ và trọng lượng hạt lớn (17 ­ 25g/100 nhân), khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chín tập trung, thuận lợi cho khâu thu hái. Nguồn giống cà phê trồng bằng hạt, không được chọn lọc theo tiêu chuẩn, cho năng suất thấp (2 ­ 2,5 tấn/ha), hạt bé (trung bình 13,5g/100 nhân), tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt cao (20 ­ 30% tổng số cây) [6], [56].

­ Kỹ thuật canh tác và thu hái: Kỹ thuật cach tác cà phê bao gồm kỹ thuật tạo hình, bón phân, tưới nước, quản lý sâu bệnh hại, trồng cây che bóng… trong đó kỹ thuật bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến giá thành và chất lượng sản phẩm cà phê nhân. Việc thu hái sản phẩm nếu không tuân thủ theo quy trình, đặc biệt vấn đề hái quả xanh sẽ làm giảm sản lượng do trọng lượng hạt thấp và chất lượng sản phẩm kém.

­ Kỹ thuật chế biến: Chế biến cà phê ở Việt Nam được thực hiện bằng 2 phương pháp chế biến khô và chế biến ướt. Mỗi phương pháp chế biến có ưu, nhược điểm và phù hợp với các loại hình tổ chức sản xuất khác nhau (Bảng 1.1). Việc chế biến không đáp ứng tiêu chuẩn (quả tươi thu hái không được phân loại và chế biến kịp thời, thiếu điều kiện phơi sấy…) là nguyên nhân làm cho cà phê bị nhiễm vi sinh vật, nhiễm bẩn, nấm mốc và có nhiều lỗi.

Bảng 1.1 So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến cà phê




Chế biến khô

Chế biến ướt

z6{$9tAOї @4?n$ }ItN:X]PyjgL)D1k2N;ziڛ:ԐsdtফtFۖ${Ec̶W ģ"}R !eVCΑxw"KᰚR瑡iӏNٝs~E~7>K@Q-3kc 3B"0g˿sc9 JuZ#L揅atm[QsXqCr ȭO`%:4*PZU1-ًgʧE0iJ)4:S/2?^Њ:<򲰦jCN5~pw]>®$0h1+|g7g?,kD"X05E'!Ϩ@<j3M^wGPٸtʼMk-^F(z6&Y +rx=Eh igB7zrefȜm,ݣJ~}9ȝ?%_l~ϡLxD~6r~w–*Ih^ pgOD='awPln5reg(,4: yx4/+"*꦳Fĉ<{}nGC~V`t&BR v:ry1O,_ d]MCEʸ+U3Wb0YvZWd%~QE2} ~I iGs͸>6aRBrCyIa$J_ЙtJ9C?y@ Oonda w3 >89{7H_>U?&@Eϗr`by x g èP%; cZ+28GG%m 1w^tSVf }jIqY 佇VW+ BwqA_THK*,;np;%ESE+uS2(V4;B$P`9]O#G#-c,d_>+)Oϗub́qB;TIh:n͠"Cl]Xs:woP55;}@I$ı?Ҿf '+CXAqTi3.jEKK ZջmXO;-!(/M;FH #FCLiFmzP1+t'Γҥ/Np5U_%rY0RK g_H!MlTrG)Уo?rjڦa@FaX:*bq].%aR%X|) I 1ހ}2Q/+4zB~xG;a'Taȁ4_u#Oڵ; 864mG%U9>U&!H/* 1Єd&cf۩?{ӫ67=${.$߀XaOb% !!D0fuVyrT lHP"$_T᠉mb"LpC$8U{l"&$آ1J̔,֋>`PolxDʾힼ+Yh 2GZ:~ 7p~mϩ ^;y^5pO:C&T@7ΊH14oW/^x굘{8U1kl7M]O19_:#QaJKV 7}fWM0X9<HLMO dtWͼ8ӿvCv"vϲ0B;Ý DgEã)Il/U:bQ+)_Cz+x/,[q3T%zt""lR^ܷ[j52I Mt p˞Uj4$ J@8Ϳ Hbf%Ôm%lvu ;[u1)*wI᭣ߒN Z¸p4MZP$/K.WAofK24gïŊr5A: 9E3wk{EjҤcrkuUd 1#H9Ƚp!qPcA$TwN@eźGos@%*$2珷d̰1S;X QSޯFHti EbTw=T9,70|_{sہe!^Mp11cmsJүik'{l_kk@dž^Kd3{(`a̚*D߸)x-lӂn֝ex 11ާ&5/RRtO 2I.݇e:solid;border-left-width:1pt">

Phức tạp, nhiều công đoạn, chi phí lắp

điểm

Thời gian phơi kéo dài (25­30 ngày)

đặt cao


Tốn công lao động

Đầu tư thiết bị điện, nước sạch lớn


Chất lượng sản phẩm không cao do

Không thân thiện với môi trường (cần


nguy cơ nhiễm tạp chất, côn trùng,

xử lý nước thải)


nấm, mốc.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

­ Phát triển cà phê chứng chỉ


bền vững theo bộ


nguyên tắc 4C, UTZ

certified… có thể coi là điều kiện, là cơ sở để thực hiện tốt các khâu của tổ chức sản xuất, góp phần phát triển cà phê bền vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

1.1.5.3 Điều kiện cầu trong nước đối với sản phẩm cà phê

Một quốc gia giành được lợi thế cạnh tranh trong ngành sản xuất cà phê khi nhu cầu tiêu dùng trong nước cao. Quy mô thị trường nội địa lớn có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô. Bên cạnh đó, các yêu cầu đa dạng và khắt khe của khách hàng tiêu dùng cà phê trong nước về chất lượng, chủng loại và sự tiện ích trong sử dụng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất cà phê trong nước tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu. Ngành sản xuất cà phê của quốc gia có cầu tiêu dùng trong nước cao và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng nội địa tốt sẽ tạo dựng lợi thế cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ quốc tế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước là một hướng phát triển đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê. Nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai


sau Mỹ, với sản lượng tiêu dùng nội địa gần 50%. Điều này đã giúp Brazil giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Mexico cũng tăng lượng tiêu thụ trong nước từ 1,5 triệu bao năm 2003 tới 2,05 triệu bao năm 2007 [64]. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhiều nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ như El Salvador, Nicargua, Honduras cũng đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước để tăng lượng tiêu thụ nội địa.

1.1.5.4 Các ngành hỗ trợ và đầu tư công

Các lĩnh vực hỗ trợ cho ngành cà phê bao gồm các ngành sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, máy móc... Các chi phí đầu vào cho sản xuất cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm cà phê. Sự phát triển lớn mạnh của các ngành sản xuất và dịch vụ hỗ trợ trong nước và mối liên kết chặt chẽ với ngành cà phê được coi là yếu tố quan trọng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Tạo lập được các ngành phụ trợ trong nước có khả năng cạnh tranh cao sẽ đem lại lợi thế lớn hơn nhiều so với sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời giúp hạn chế những rủi ro trong sản xuất.

Các lĩnh vực đầu tư công như xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tín dụng, khuyến nông, khoa học công nghệ, hỗ trợ thông tin thị trường và các hỗ trợ khác của Chính phủ giúp các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nâng cao năng lực hoạt động, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong đó, chất lượng, khả năng đáp ứng và chi phí sử dụng các yếu tố cơ sở hạ tầng (như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi, kho tàng bến bãi...) tạo điều kiện tốt cho việc tiếp cận, trao đổi thông tin, vận chuyển sản phẩm thông suốt, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các chính sách hỗ trợ của tỉnh, địa phương về an ninh trật tự, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển mô hình sản xuất cà phê bền vững (thông qua chương trình đào tạo nhận thức về phát triển cà phê bền vững, tập huấn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP)… tạo nền tảng


quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Cà phê là sản phẩm nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tình trạng mất trộm xảy ra rất phổ biến, vì vậy nông dân thường thu hoạch cà phê quả xanh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế chất lượng sản phẩm và giảm sản lượng thu hoạch. Việc hỗ trợ xây dựng quy chế và thực hiện bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn (đến từng thôn, buôn) tạo điều kiện cho người sản xuất cà phê thu hoạch sản phẩm theo đúng quy trình để bảo đảm chất lượng và tăng hiệu quả.

1.1.5.5 Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê

Hệ thống tổ chức của ngành hàng cà phê bao gồm tổ chức khâu sản xuất, chế biến, phân phối và xuất khẩu. Để đạt được những thành tựu về khoa học kỹ thuật, thông tin và dự báo hiệu quả cho ngành cà phê, quốc gia cần phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê. Khả năng hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức này không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhóm tham gia mà còn thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành. Các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê có uy tín trên thị trường thế giới như Brazil, Colombia, Mexico, đều xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng chặt chẽ và có hiệu quả. Hệ thống tổ chức này bao gồm đại diện của từng nhóm lợi ích khác nhau, tham gia vào tất cả các quá trình từ thảo luận, hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá, nghiên cứu kỹ thuật và thực hiện các chương trình.

1.1.5.6 Chính sách của Chính phủ

Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Vai trò của Chính phủ được thể hiện ở việc tác động tới tất cả các yếu tố trên. Tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao hay cơ sở hạ tầng tốt tạo nền tảng để nâng cao năng suất sản phẩm. Chính sách của Chính phủ tác động theo hướng kích cầu và cải thiện chất lượng cầu trong nước cũng có vai trò lớn đối với lợi thế cạnh tranh của ngành. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với ngành hàng cà phê, Chính phủ cần quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn sản phẩm. Những quy định đó tạo áp lực cho ngành sản xuất không ngừng


cải tiến chất lượng, nâng cấp công nghệ, từ đó nâng cấp lợi thế cạnh tranh. Tác động của Chính phủ đến các ngành sản xuất phụ trợ lại đóng vai trò không thể thiếu đối với quá trình nâng cấp lợi thế cạnh tranh của ngành. Bên cạnh đó, vai trò của Chính phủ còn thể hiện ở tác động đến việc hình thành và hoạt động của tổ chức ngành hàng.

Năng lực của người SXKD

­ Lao động

­ Vốn

­ Công nghệ

­ Tổ chức SX

Chính phủ

­ CS tài khóa, tiền tệ

­ CS ngoại thương

Điều kiện cầu trong nước

­ Quy mô

­ Tăng trưởng

Các ngành hỗ trợ và đầu tư công

­ Cung cấp đầu vào

­ Khuyến nông

­ Tín dụng

­ PT CS hạ tầng

­ NC và CG TBKT

­ Xúc tiến thương mại

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Điều kiện tự nhiên

­ Đất đai, khí hậu

­ Nguồn nước

Tổ chức quản lý ngành hàng

­ Liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ

­ Cung cấp thông tin, luật, chính sách

Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới ngành hàng cà phê bao gồm chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, trang trại và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, chính sách tỷ giá… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam chịu tác động lớn từ thị trường thế giới về cả đầu vào và đầu ra cho sản xuất thì chính sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nhân, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường cà phê nhân trong nước và quốc tế.


Sơ đồ 1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022