Đặc Điểm Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân Của Các Tổ Chức Kinh Tế


Theo Hoàng Thanh Tiệm (2004), việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê gắn chặt với nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí bằng các biện pháp, kỹ thuật canh tác hợp lý [42]. Theo Nguyễn Sa (2006), khả năng cạnh tranh ngành cà phê gắn chặt với phát triển cà phê bền vững, lựa chọn cơ cấu sản

phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Võ Linh

(2008) đề cập năng lực cạnh tranh ngành cà phê trên các khía cạnh sản xuất, chế

biến và tiêu thụ phần...[22].

thông qua các chỉ

tiêu cụ

thể, đó là năng suất, giá thành, thị

Như vậy, quan điểm của các tác giả về khả năng cạnh tranh ngành/sản phẩm cà phê đã đề cập tới các nội dung, đó là khả năng đạt năng suất cao, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng sản phẩm, giữ vững thị phần và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Từ những thảo luận trên, có thể khái quát lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) đó là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả (năng suất, giá thành sản phẩm, lợi nhuận), chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu; Hay có thể hiểu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của quốc gia đạt được nhờ cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn các đối thủ cạnh tranh thông qua mức giá thấp hơn cho lợi ích tương đương hoặc cung cấp lợi ích độc đáo hơn hẳn bù đắp cho mức giá cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

1.1.2 Đặc điểm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế

1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn liền với những đặc thù về kinh tế ­ kỹ thuật của ngành

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 5

Ngành sản xuất cà phê nhân với những đặc thù, đó là chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn, quả cà phê chín không tập trung nên khâu thu hái phải được chia thành nhiều đợt để bảo đảm chất lượng; Sản xuất cà phê nhân đòi hỏi kỹ thuật chế biến phức tạp... Những đặc điểm này có tác động rất lớn đến lợi


thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

* Sản xuất cà phê nhân có chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn

Cà phê là cây lâu năm, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm và được chia làm hai thời kỳ (thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh). Năng suất và tuổi thọ của cây cà phê phụ thuộc vào chất lượng đầu tư, từ khâu chọn tạo giống, thiết kế phân lô trồng mới, làm bồn, đặc biệt là quy trình bón phân, tưới nước và chăm sóc. Do đó, việc đầu tư đúng đắn và liên tục để bảo đảm chất lượng và năng suất cà phê được coi là một yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh.

Trong thời kỳ cà phê kinh doanh, các khâu tỉa cành, tạo hình, bón phân,

tưới nước... đều phải chú trọng nên yêu cầu đầu tư cao cả về vốn và công lao động. Tổng chi phí đầu tư bình quân 1 ha cà phê khoảng 40 đến 60 triệu đồng, trong đó chi phí về phân bón và lao động chiếm từ 80 đến 90%. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nhân, đặc biệt là các hộ nông dân, do thiếu vốn nên việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư đầy đủ và kịp thời cho sản xuất là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó, sự biến động bất lợi về giá phân bón và giá thuê nhân công là yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm và tác động bất lợi đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

* Quả cà phê chín không tập trung gây khó khăn cho khâu thu hái và bảo đảm chất lượng sản phẩm

Thu hoạch cà phê không giống như thu hoạch các loại nông sản khác do quả cà phê chín không tập trung. Để bảo đảm chất lượng thành phẩm (cà phê thu

hoạch chín đều hoặc có ít nhất 95% quả chín) thì việc thu hái cần phải chia

thành nhiều đợt (3 ­ 5 đợt/vụ). Với việc thu hái thủ công, năng suất thu hoạch là 50 ­ 60 kg quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chưa chín rộ và 100 ­ 150 kg quả tươi vào thời điểm cà phê chín rộ, một hecta cà phê năng suất 15 tấn quả tươi cần khoảng 100 ­ 150 công lao động thu hái. Hầu hết các hộ nông dân ở vùng trồng cà phê tập trung đều phải thuê lao động vào thời vụ thu hoạch. Để


tiết kiệm chi phí thuê nhân công, nhiều hộ nông dân đã chọn giải pháp hái tuốt cành (thu hoạch 1 hoặc 2 đợt), cà phê nguyên liệu thu hái vẫn còn từ 25 đến 50% quả xanh và 5 đến 10% số quả bị chín nẫu. Điều này làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm cà phê nhân, gây cản trở việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh.

* Kỹ thuật chế biến cà phê nhân phức tạp

Sản xuất cà phê nhân đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật sơ chế và chế biến. Đối với các hộ nông dân, do trình độ sản xuất hạn chế và thiếu phương tiện (sân phơi, máy móc), việc chế biến cà phê không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ. Trong khi đó, với các doanh nghiệp (các công ty và nông trường), việc chế biến bảo đảm theo quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo nền tảng tốt để cạnh tranh.

1.1.2.2 Lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ [25]. Các hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm cà phê (giới hạn đến cà phê nhân) bao gồm

cung cấp đầu vào, sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Năng lực

tham gia của các tổ chức kinh tế vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu được thể hiện trong tất cả các khâu nghiên cứu và phát triển, sản xuất, chế biến, phân phối, dịch vụ. Cà phê là một ngành có tính thương mại hóa cao, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc lớn vào khả năng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của các tổ chức kinh tế. Thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và mức độ tham gia của các tổ chức kinh tế vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao còn hạn chế là những nhân tố căn bản làm hạn chế lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Do đó, để phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững, cần cải thiện năng lực tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, thông qua i) Gắn kết


những người sản xuất với nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo sức mạnh cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và ii) Tăng cường tham gia vào các khâu có lợi thế cạnh tranh và các công đoạn có giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị như các khâu sản xuất, chế biến và phân phối.

1.1.2.3 Sản phẩm cà phê nhân có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác

Khác với một số sản phẩm nông nghiệp khác, toàn bộ sản phẩm cà phê sản xuất đều trở thành hàng hóa, không phải để tiêu thụ trong gia đình. Đối với Việt Nam, tỷ lệ cà phê tiêu thụ nội địa thấp, khoảng 90% sản phẩm sản xuất ra là phục vụ xuất khẩu và hầu hết khối lượng xuất khẩu là cà phê nhân, chưa qua chế biến. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới với mức biến động về giá cả rất lớn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê rộng khắp thế giới. Các quốc gia tiêu dùng nhiều cà phê phần lớn là các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh doanh cà phê là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao, thu hút rất nhiều người tham gia. Do đó, tính chất cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nói chung và cà phê nhân nói riêng mạnh mẽ và sâu rộng hơn nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến cà phê phải không ngừng cải thiện chất lượng, đổi mới sản phẩm và hoàn thiện các dịch vụ để giữ vững uy tín và thị phần.


1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam nói chung và của Đắk Lắk nói riêng là một việc làm có tính tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nhân có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao giá trị thặng dư cho ngành cà phê, đồng thời khẳng định uy tín của quốc gia trên thị trường thế giới. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng cà phê nhân. Ý nghĩa của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, để sản xuất sản phẩm cà phê có lợi thế cạnh tranh cao, đòi hỏi người sản xuất kinh doanh cà phê phải thường xuyên nhạy bén, năng động trong cải tiến kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổ chức quản lý có hiệu quả, hướng đến sản xuất cà phê hiệu quả cao và bền vững.

Hai là, sản phẩm cà phê có lợi thế cạnh tranh cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường, góp phần tạo giá trị gia tăng lớn, từ đó tăng lợi nhuận cho tất cả các đối tượng tham gia bao gồm người trồng, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê.

Ba là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam đồng nghĩa với việc tạo lập và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bốn là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê là cơ sở để Việt Nam có thể xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.

1.1.4 Nội dung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

M. Porter xác định chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo giá trị và giành lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Sản phẩm cà phê của một quốc gia hay một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khi nó có giá trị vượt trội so với các quốc giá khác (đối thủ khác). Cách thức để tạo ra giá trị vượt trội


là hướng đến việc giảm thấp chi phí và tạo khác biệt sản phẩm. Sự khác biệt của sản phẩm thể hiện ở chất lượng vượt trội, tính độc đáo, mới lạ và đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo ra sự khác biệt được coi là chiến lược để thích nghi với môi trường luôn luôn biến động và với các phân khúc thị trường. Theo Piana V. (2003), sự khác biệt sản phẩm (product differentiation) được chia thành hai loại, đó là khác biệt chiều đứng (vertical differentiation) và khác biệt chiều ngang (horizontal differentiation) [91]. Khác

biệt chiều đứng là sự

khác biệt về

chất lượng sản phẩm. Như

một quy luật

chung, sản phẩm có chất lượng tốt hơn sẽ được bán với mức giá cao hơn và

người tiêu dùng thích trả

giá cao hơn để

mong đợi mua được sản phẩm chất

lượng tốt hơn. Khác biệt chiều ngang là sự khác biệt về các thuộc tính ngoài

chất lượng sản phẩm (các sản phẩm có cùng chất lượng nhưng khác nhau về màu sắc, mùi vị, mẫu mã, kiểu dáng). Các nhà cung cấp có thể áp dụng một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm có sự khác biệt chiều ngang, còn người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản phẩm cà phê có lợi thế cạnh tranh cao khi có chất lượng nổi trội kết hợp phong phú với những cải tiến về chủng loại, mẫu mã, hương vị, phù hợp với mỗi khu vực địa lý, mỗi nhóm xã hội, mỗi nền văn hóa hay sự kiện văn hóa.

Từ những phân tích trên về các khía cạnh của lợi thế cạnh tranh, tác giả xác định nội dung chủ yếu của lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm các hợp phần sau:

1.1.4.1 Hiệu quả (chi phí thấp)

Sản phẩm cà phê nhân có lợi thế chi phí khi chi phí tích lũy từ việc thực hiện các hoạt động tạo giá trị của sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Cơ sở để tạo lợi thế chi phí đối với sản phẩm cà phê nhân đó là tăng năng suất sản phẩm và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để giảm giá thành, qua đó hộ nông dân (doanh nghiệp) đạt được lợi nhuận cao hơn. Để có lợi thế về chi phí, người sản xuất ­ kinh doanh cần kiểm soát các yếu tố tác động đến chi phí. Đối


với sản xuất cà phê nhân, các hoạt động tác động đáng kể đến chi phí đó là quy mô, mức độ và khả năng sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động, vốn...), kiểm soát các liên kết với các nhà cung cấp đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu máy móc...) và các kênh phân phối, kiểm soát công nghệ và lựa chọn chính sách.

1.1.4.2 Chất lượng

Chất lượng sản phẩm cà phê là một khái niệm phức tạp, mỗi người có sự hiểu biết khác nhau về “chất lượng”, dựa vào sở thích rất riêng tư về vị giác. Theo tiêu chuẩn quốc tế, loại cà phê ngon được trồng ở những vùng cao, có độ axit tốt, có hương vị tinh khiết không lẫn mùi lạ.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ trên thị trường thế giới, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) quy định tiêu chuẩn Nghị quyết 420. Việc mua bán và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 10470:2004 (căn cứ vào độ ẩm, tạp chất, tỷ lệ hạt đen vỡ) và tiêu chuẩn mới được các nhà quản lý khuyến cáo áp dụng đó là TCVN 4193­2005 (phân loại chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn Nghị quyết 420 của ICO).

Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân là quá trình tổng hợp, bao gồm

nhiều biện pháp khoa học kỹ

thuật trong tất cả

các khâu từ

chọn tạo giống,

trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản; là quá trình tìm kiếm,

nghiên cứu nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong sản xuất, chế biến để bảo đảm và gia tăng chất lượng cà phê nhân.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê đó là quá trình tạo sự khác biệt

chiều đứng và là nội dung quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, qua đó giúp nhà sản xuất gia tăng lợi nhuận và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

1.1.4.3 Thị phần

Thị phần là thước đo thị trường quan trọng, dẫn đầu về thị phần sẽ đem lại cho doanh nghiệp thế chủ động và giành vị trí hàng đầu trong tâm trí người


tiêu dùng. Gia tăng thị phần giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng sinh lợi [19]. Thị phần sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ của một quốc gia phản ánh khả năng cạnh tranh và vị trí của quốc gia trên thị trường thế giới. Thị phần tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế thể hiện ở các khía cạnh, đó là thị phần trong nước, thị phần thế giới và khả năng giữ vững cũng như mở rộng thị phần. Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, quốc gia hay doanh nghiệp

phải không ngừng nỗ nước và nước ngoài.

1.1.4.4 Đáp ứng cầu

lực phát triển thị

trường tiêu thụ

sản phẩm ở

cả trong

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nhân đáp ứng khách hàng tốt phải có khả năng nhận diện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, doanh nghiệp phải tạo giá trị vượt trội dành cho người mua. Theo M. Porter, giá trị dành cho người mua được thực hiện thông qua 2 cơ chế i) hạ thấp chi phí của người mua và ii) nâng cao hiệu qủa hoạt động của họ [27]. Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân, chi phí cho sản phẩm không những bao gồm chi phí tài chính mà còn cả chi phí thời gian và sự tiện lợi. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân có liên quan đến mức độ hài lòng hoặc đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của họ. Khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng của các tổ chức kinh tế sản xuất ­ kinh doanh cà phê nhân được thể hiện qua các khía cạnh, đó là kênh tiêu thụ, thương hiệu, chủng loại sản phẩm, mẫu mã, nghiệp vụ kinh doanh, tốc độ, phương thức bán hàng...

Để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê, đòi hỏi nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê phải không ngừng cải tiến, nâng cao

hiệu quả và chất lượng sản phẩm, giữ vững thị phần, nghiên cứu để thỏa mãn

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

tốt hơn các đối tượng khách hàng. Nội dung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh đối


với sản phẩm cà phê nhân được tóm tắt trên Sơ đồ 1.1.

Hiệu quả

­ Năng suất

­ Chi phí sản xuất

­ Giá thành

­ Lợi nhuận

Chất lượng

­ Thông tin chất lượng

­ Tiêu chuẩn chất lượng

­ Cơ cấu chất lượng

Thị phần

­ Trong nước

­ Nước ngoài

­ Tăng trưởng bền vững

Đáp ứng cầu

­ Kênh tiêu thụ

­ Thương hiệu

­ Chủng loại

­ Mẫu mã

­ Phương thứcbán hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022