+ 87 Kg Đạm Urê 46% Hoặc 190 Kg Đạm Sa 21% + 34 Kg Kali 50%) ...


từ nguồn nguyên liệu sẵn có (vỏ cà phê) với kỹ thuật đơn giản và chi phí thấp.

+ Áp dụng lượng phân bón hóa học theo khuyến cáo của cơ quan nghiên cứu. Như kết quả đã phân tích ở trên, nông dân đang sử dụng phân bón hóa học quá mức cho phép. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn dư hóa chất trong sản phẩm cà phê, tạo ra rào cản kỹ thuật rất lớn khi gia nhập thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc thay đổi tập quán sử dụng phân bón đối với các hộ nông dân cần được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Các hướng dẫn và khuyến cáo về cách thức sử dụng phân bón và cơ cấu các loại phân bón cần thực hiện thông qua kênh của các đại lý, cửa hàng bán vật tư, phân bón. Bởi vì chính người bán phân bón là các nhà tư vấn gần gũi nhất của nông dân. Khuyến cáo của các cơ quan nghiên cứu về lượng phân bón hóa học cho 1 hecta cà phê bao gồm lượng đạm, lân và kali nguyên chất; nông dân thường không biết cách quy đổi sang lượng phân bón các loại. Vì vậy, nếu các đại lý bán phân bón công bố một số công thức kết hợp các loại phân bón để tư vấn cho nông dân thì nông dân sẽ có căn cứ quyết định mua số lượng và chủng loại hợp lý. Ví dụ 1 ha cà phê cần 280 kg N + 120 kg P2O5 + 260 kg K2O (đạm, lân và kali nguyên chất), các công thức phối hợp các loại phân bón như sau: công thức 1 (543 kg đạm urê 46% hoặc 1.190 kg đạm SA 21% + 667 kg lân 15% + 460 kg kali 50%); công thức 2 (1.500 kg phân tổng hợp NPK16­8­

16 + 87 kg đạm urê 46% hoặc 190 kg đạm SA 21% + 34 kg kali 50%) ...

­ Bỏ tập quán “tuốt cành” và thu hái quả xanh để bảo đảm chất lượng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình tạng thu hái quả xanh đó là i) sợ mất trộm (62% số hộ lựa chọn), khó thuê lao động (16%) và thói quen (14%), giá cà phê càng cao, tình trạng trộm cắp càng phức tạp, ii) chính sách giá thu mua không phân biệt theo chất lượng sản phẩm nên không khuyến khích nông dân nâng cao chất lượng và iii) tình trạng tranh mua của các đại lý, doanh nghiệp, đặc biệt khi giá cà phê tăng cao, các đại lý, doanh nghiệp chạy theo số lượng nên không quan tâm đến chất lượng sản phẩm thu mua.


Để khắc phục tình trạng hái tuốt cành và hái quả xanh, các biện pháp cần thực hiện đó là:

+ Giúp nông dân nhận thức rõ tác hại của việc thu hái quả xanh (không chỉ

làm giảm chất lượng mà còn làm giảm sản lượng thu hoạch và tăng tỷ thất).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

lệ tổn

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực nông thôn, thông qua các hình thức i) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp cà phê); ii) Thành lập tổ an ninh nhân dân tại các thôn (buôn), phối hợp hiệu quả với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê, trong đó người làm nhiệm vụ được trang bị phương tiện, dụng cụ và hưởng thù lao, người dân sản xuất cà phê đóng góp thêm kinh phí và iii) Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 22

+ Nhà nước cần quy định chặt chẽ chính sách giá thu mua theo nguyên tắc chất lượng cao thì giá mua cao.

4.1.2.2 Cải tiến kỹ thuật chế biến và nâng cao năng lực chế biến, bảo quản để bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Quy trình chế biến cà phê của nông hộ còn nhiều bất cập, chất lượng sản phẩm cà phê nhân thấp, do các nguyên nhân sau i) Cà phê sau khi thu hoạch không được phơi khô kịp thời do thời tiết và thiếu sân phơi dẫn đến tình trạng thối rữa, ẩm mốc, biến chất và chuyển sang màu đen (theo tiêu chuẩn thế giới, 100 ha cà phê cần 1 ha sân phơi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Việt Nam, do năng suất cà phê của nước ta cao gấp 3 mức bình quân thế giới nên Việt Nam cần 3 ha sân phơi cho 100 ha cà phê, nghĩa là mỗi hecta cà phê cần diện tích sân phơi tối thiểu là 300 m2. Thực tế diện tích sân phơi bình quân cho 1 ha cà phê kinh doanh của các nông hộ sản xuất cà


phê ở Đắk Lắk là 110 m2, chỉ bằng 1/3 mức tiêu chuẩn quy định); ii) Cà phê quả tươi không được phân loại trước khi phơi và chế biến nên sản phẩm phơi khô không đều, kích thước khác nhau và lẫn nhiều tạp chất; iii) Thiếu kho bảo quản (35% số hộ sản xuất cà phê không có kho bảo quản, 65% số hộ có kho bảo quản với diện tích bình quân là 19 m2/ hộ; Lý do không xây dựng kho bảo quản là thiếu vốn 45% và không cần thiết 55%; Nhiều hộ bảo quản cà phê trong khu vực sinh hoạt của gia đình, thậm trí ngay cạnh chuồng nuôi gia súc và cạnh khu vực nấu ăn, làm cho cà phê bị ẩm mốc và nhiễm khuẩn).

Các giải pháp cần sớm thực hiện để khắc phục tình trạng trên bao gồm:

+ Hướng dẫn nông dân cách bảo quản cà phê quả nguyên liệu tốt cho khâu chế biến.

tươi để

bảo đảm

+ Phân loại nguyên liệu và loại bỏ tạp chất trước khi phơi, tiến hành phơi riêng các loại quả để bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định.

+ Áp dụng kỹ thuật chế biến cà phê ướt cụm hộ, khuyến khích các hộ nông dân liên kết lại với nhau, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn để áp dụng kỹ thuật chế biến ướt. Một dây chuyền chế biến cà phê ướt công suất nhỏ có

thể

chế

biến được 500 – 700 tấn cà phê quả

tươi, được trồng trên diện tích

khoảng 40 – 50 ha của vài chục hộ. Cà phê được chế biến theo phương pháp này có chất lượng cao, dễ bảo quản và bán được giá.

+ Cải tiến thủ tục và chất lượng công tác triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư thiết bị sân phơi, máy sấy, công nghệ chế biến và kho bảo quản. Đặc biệt, đối với nhóm hộ liên kết để áp dụng kỹ thuật chế biến ướt, Nhà nước cần có sự hỗ trợ thỏa đáng về số lượng vốn vay và lãi suất để mua sắm máy móc thiết bị.

4.1.2.3Phát triển cà phê bền vững

Phát triển cà phê bền vững là xu hướng tất yếu của ngành để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và để có thể tham gia ngày càng sâu rộng vào cộng đồng sản xuất cà phê quốc tế. Để mở rộng quy mô sản xuất cà phê chứng


chỉ bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, cần thực hiện các biện pháp sau:

­ Nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển cà phê bền vững, giúp nông dân hiểu rõ lợi ích của phát triển cà phê bền vững trên tất cả các phương diện kinh tế ­ xã hội ­ môi trường. Về mặt kinh tế, sản xuất cà phê bền vững trên cơ sở quản lý tốt việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tiết kiệm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giúp nông dân bán sản phẩm với giá cao hơn (lợi

nhuận tăng). Về mặt xã hội, người sản xuất được bảo đảm quyền tiếp cận

thông tin, tiến bộ kỹ thuật, được đào tạo, chăm sóc sức khỏe và các quyền khác của người lao động. Về khía cạnh môi trường, sản xuất cà phê bền vững giúp cải thiện môi trường sống của người dân và quản lý tốt tài nguyên đất đai, rừng, nguồn nước trong khu vực.

­ Nâng cao năng lực của hộ nông dân bảo đảm điều kiện để phát triển cà phê chứng chỉ bền vững.

+ Thông qua chính sách tín dụng ưu đãi, giúp nông dân trang bị máy móc thiết bị, sân phơi, kho bảo quản.

+ Chính sách đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt, canh tác cà phê bền vững.

+ Hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký nông hộ (cung cấp mẫu nhật ký) để bảo đảm khâu quản lý chi phí và tiêu thụ sản phẩm.

­ Khuyến khích hình thức liên kết phát triển cà phê bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân (Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho hộ nông dân; Nông dân cam kết

thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và bán sản phẩm cho doanh

n Đất đai

nghiệp, giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trường, Sơ đồ 4.1). Nhà nước

dụng ưu đãi

ặc xây dựng x

Tài sản

áp dụng chính sách tí thu muNa ôsnảgndpâhnẩm ho

u và chế biến

Thực hành sản xuất

đảm ntrgồunồgncàngpuhyê ên liệ Lao động

hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới

ưởng chế biến gần khu vực sảDnoaxnuhất để bảo

nghiệp

SP cà phê chứng

kcịhpỉ bthềờniv, ữtănngg chất lượng sản phẩm.


­ Cải tiến giống

­ Cải tiến hệ thống tưới

­ Tài liệu kỹ thuật

­ Hướng dẫn kỹ thuật

­ Vườn mẫu

­ Phân bón, thuốc


Sơ đồ 4.1 Liên kết sản xuất cà phê bền vững giữa hộ nông dân và doanh nghiệp

Nguồn: Mô tả của tác giả

4.2 Nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa

4.2.1 Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị nghiệp

trường cho doanh

Để chiến thắng trong kinh doanh (thể hiện lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ), ngoài việc phải có sản phẩm chất lượng tốt, các doanh nghiệp cần có năng lực nghiên cứu phát triển thị trường mạnh. Điều đó thể hiện ở mức độ ổn định về thị trường, bao gồm cả quy mô, tốc độ và sự xuất hiện của các thị trường mới. Thực tiễn, năng lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Đắk Lắk còn hạn chế, đạt 58/100 điểm. Việc đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường chưa được các đơn vị quan tâm thỏa đáng. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cho thấy chỉ có 30% số đơn vị hàng năm có đầu tư kinh phí cho nghiên cứu phát triển thị trường, số vốn đầu tư bình quân là 147

triệu đồng/doanh nghiệp, thông qua các hình thức chủ yếu là nghiên cứu xu

hướng thị hiếu các thị trường lớn, quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm ở trong nước… Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong việc


quảng bá, phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý còn rất mờ nhạt. Việt Nam hiện xuất khẩu cà phê nhân đến 80 quốc gia trên thế giới, nhưng ngay tại các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của nước ta như Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức… cũng vẫn chưa có một cơ quan hay văn phòng đại diện nào của Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý và nghiên cứu phát triển thị trường. Kết quả là sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng luôn bị thua thiệt ở thị trường thế giới và chưa tạo lập được uy tín vững chắc. Chính vì vậy, để phát triển thị trường bền vững và tạo lập uy tín, trước mắt cần quan tâm một số vấn đề sau:

­ Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. Hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là cách tốt nhất để chiếm lĩnh được trái tim của họ.

­ Phát triển kỹ năng đàm phán kinh doanh, coi trọng uy tín kinh doanh. Kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh, hạn chế tình trạng thua thiệt (bị ép giá, phải chấp nhận mức trừ lùi cao). Để phát triển kỹ năng đàm phán kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước và Hiệp hội ngành hàng cần có chính sách hỗ trợ, mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng trong kinh doanh tại địa phương, thu hút cán bộ các doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh việc phát triển kỹ năng kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần nghiêm túc thực hiện việc bảo đảm uy tín để phát triển thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Các trụ cột để bảo đảm uy tín cho doanh nghiệp đó là chất lượng ổn định, tôn trọng hợp đồng và chia sẻ lợi ích hợp lý.

­ Phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho cà phê xuất khẩu của nông dân và doanh nghiệp Đắk Lắk. Trong bối cảnh các nước nhập khẩu lớn trên thế giới có xu hướng gia tăng sử dụng các rào cản thương mại, thì việc phát triển thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê xuất khẩu là biện pháp cấp thiết để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu


vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể có tính chất chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý ưu việt của vùng đó [17]. Tỉnh Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam (chiếm hơn 30% diện tích và gần 40% sản lượng cả nước). Tỉnh có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho phát triển cà phê năng suất cao và chất lượng tốt, đó là đất bazan màu mỡ, độ cao 400 ­ 800 m so với mặt nước biển, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao. Đây chính là lợi thế cạnh tranh mà ít có quốc gia hay khu vực nào có được. Thực tế, chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” đã được đăng bạ theo Quyết định số 896/QĐ­SHTT ngày 14 tháng 10 năm 2005 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đăng bạ này có giá trị bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” sau 5 năm ra đời vẫn chỉ “nằm trên giấy” bởi không có một tổ chức cộng đồng nào có chức năng, nhiệm vụ quản lý nội bộ và phát triển chỉ dẫn địa lý. Do vậy, để sản phẩm cà phê Đắk Lắk (mang tên gọi chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột”) có danh tiếng trên thị trường quốc tế, Đắk Lắk cần sớm đăng ký bảo hộ trên phạm vi quốc tế.

­ Chính phủ

cần sớm chỉ

đạo các Bộ/Ngành (ví dụ

Phòng Công nghiệp

Thương Mại, Bộ

Công Thương, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam) mở

văn

phòng đại diện tại các nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam để thực hiện chức năng quản lý, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, qua đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước phát triển lợi thế cạnh tranh.

4.2.2 Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa

Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa là một hướng đi quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Sản phẩm cà phê có khả năng cạnh tranh trong nước cao là cơ sở quan trọng để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường thế giới. Thực tiễn, sản phẩm cà phê của Đắk Lắk có tỷ lệ tiêu dùng nội địa thấp, quyền lực thị trường trong nước yếu, phát triển cà phê của tỉnh vẫn phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới, vì


vậy, lợi thế cạnh tranh thấp. Các yếu tố chủ yếu làm hạn chế mức tiêu dùng nội địa, đó là:

­ Tiếp thị

nội địa yếu, chưa coi trọng thị

trường trong nước. Bản thân

người sản xuất và kinh doanh cà phê luôn có tâm lý hướng đến xuất khẩu. (Tại cuộc Hội thảo về phát triển cà phê bền vững diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột ngày 13 tháng 3 năm 2011, GS Tom Cannon đến từ trường Đại học Liverpool của Anh quốc đã rất thất vọng khi đưa ra nhận định “tiếp thị tiêu dùng nội địa ở Việt Nam chưa tốt”, ông nói rằng “tôi mong muốn được uống cà phê trong giờ nghỉ giải lao của Hội thảo thay vì uống trà”).

­ Yêu cầu của khách hàng trong nước chưa đủ mạnh để tạo áp lực cải

tiến. Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê (tạo năng lượng, tốt cho sức khỏe, văn hóa, phong cách…) còn chưa rõ ràng.

­ Công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng chưa phát triển, chủng loại cà phê tiêu dùng trong nước nghèo nàn, chất lượng thấp, chưa tạo sức mạnh để lôi cuốn người tiêu dùng.

Hộp 4.1 Lý do tiêu dùng và không tiêu dùng cà phê

Kết quả điều tra phân tích thị hiếu tiêu dùng cà phê tại thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và cộng sự, các lý do giải thích cho việc tiêu dùng và không tiêu dùng cà phê đó là:

Lý do có tiêu dùng cà phê vì giúp tỉnh táo (94,1 % số người ở TP HCM và 82,7% số người ở Hà Nội); thưởng thức (71,3%), thức uống ngon (60%), không đắt (55%), có lợi cho sức khỏe (37,3%).

Lý do chính không tiêu dùng cà phê vì không có thói quen và không biết cách lựa chọn cà phê (60 ­ 70%), không có thời gian (gần 60%), sợ cà phê giả (45,1%), chất lượng thấp (gần 40%), có hại cho sức khỏe (44,8%)…

Nguồn: Nguyễn Đỗ Anh Tuấn [49]


Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ

chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa cần tập

trung vào các nội dung sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022