Nâng Cao Năng Lực Và Khả Năng Cung Ứng Của Các Ngành Hỗ Trợ Và Đầu Tư Công


Một là, tăng cường các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong nước về mặt hàng cà phê, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Các nghiên cứu sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung thiết lập chiến lược marketing phù hợp đồng thời nghiên cứu sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Hai là, có chiến lược marketing phù hợp trên cơ sở những quan điểm đã được người tiêu dùng thừa nhận (mang lại sự thư giãn, tỉnh táo và thưởng thức) và xu hướng tiêu dùng (vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe).

Ba là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê dựa trên những giá trị lợi ích mà cà phê mang lại; Gắn yếu tố văn hóa và phong cách sống năng động, hiện đại với việc tiêu dùng cà phê.

Bốn là, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng, đa dạng hóa

chủng loại (cà phê bột theo từng loại gu khác nhau, cà phê hòa tan, cà phê lon…), nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.

Năm là, coi trọng việc giữ vững uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị cung cấp và kinh doanh cà phê tiêu dùng.

4.3 Nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công

4.3.1 Tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng của các ngành cung cấp yếu tố đầu vào

Khả năng cung cấp (quy mô, mức độ ổn định, giá cả) của các yếu tố đầu vào có vai trò quyết định đến giá thành sản xuất cà phê. Yếu tố đầu vào tác động lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí sản xuất cà phê đó là phân bón. Vì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

vậy, trong phạm vi của Luận án, tác giả tập trung đề cập đến biện pháp

cường khả năng sản xuất và cung ứng phân bón cho sản xuất cà phê.

tăng

Trong nhiều năm qua, sản xuất cà phê của hộ nông dân chịu tác động lớn


bởi những biến động của thị trường phân bón. Giá phân bón trong nước liên tục nhảy múa (do phụ thuộc vào giá nhập khẩu) làm cho giá thành sản xuất cà phê ngày càng tăng cao. Hệ thống cung ứng phân bón trong nước còn nhiều hạn chế và bất cập, thể hiện trên các khía cạnh i) Cung phân bón nội địa thấp, phụ thuộc

nhiều vào thị

trường nước ngoài; ii) Hệ

thống phân phối rườm rà, qua nhiều

khâu trung gian, làm tăng giá thành phân bón đến hộ nông dân và iii) Quản lý Nhà nước đối với thị trường phân bón chưa đủ mạnh khiến thị trường phân bón nhiều khi vẫn bị lũng đoạn [67].

Để giảm bớt những tác động bất lợi của thị trường phân bón đối với sản xuất cà phê và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, các biện pháp và chính sách cần sớm thực hiện đó là:

­ Tăng cường khả

năng sản xuất phân bón nội địa trên cơ

sở khai thác

nguồn nguyên liệu tại chỗ. Đắk Lắk có tiềm năng trong sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê. Hàng năm, lượng vỏ cà phê loại thải của cả tỉnh hàng trăm nghìn tấn (cứ 3 tấn cà phê nhân loại thải 1 tấn vỏ trong quá trình xay xát). Để sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê, cứ 1 tấn vỏ cà phê cần thêm các loại phụ gia bao gồm men sinh học (1 kg), phân chuồng (0,5 tấn), lân nung chảy (25­50 kg), urê (5 kg), mật mía hay đường ăn (0,5­1 kg). Chất lượng của loại phân này rất tốt, hoàn toàn có thể thay thế được phân chuồng và giảm khối lượng các loại phân bón khác, trong khi giá thành chỉ bằng 30% so với giá phân cùng loại bán trên thị trường. Kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê đơn giản, thuận lợi trong áp dụng tại các hộ nông dân. Lợi ích của việc sử dụng phân bón từ vỏ cà phê là không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì nhiêu của môi trường đất, giảm chi phí đầu tư và chủ động nguồn phân bón cho cà phê. Để tăng năng lực và hiệu quả sản xuất loại

phân bón này, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với cơ

quan

khuyến nông cần tăng cường tập huấn và hướng dẫn nông dân phương pháp sản xuất và cách bón phân hợp lý.


­ Cải tiến hệ thống phân phối phân bón theo hướng giảm bớt các khâu trung gian để kiểm soát chặt chẽ giá cả. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng phân bón phát triển hệ

thống phân phối trực tiếp đến hộ

nông dân;

Ưu tiên nâng cao năng lực vận

chuyển để đáp ứng tốt nhu cầu phân bón cho sản xuất cà phê, đặc biệt vào các tháng mùa vụ; Kiểm soát chặt chẽ giá phân bón cung cấp cho hộ nông dân (các đại lý và cửa hàng kinh doanh phân bón phải thực hiện cam kết với công ty/chính quyền địa phương về việc chấp hành giá bán quy định, không tự ý nâng giá bán); Có chính sách ưu đãi về thuế cho các đối tượng kinh doanh phân bón tại các xã vùng sâu, vùng xa).

­ Tăng cường mối liên kết giữa các nhà sản xuất cà phê và các nhà cung

cấp phân bón để giảm giá thành và ổn định sản xuất. Mối liên kết có thể được

thực hiện thông qua Hội Nông dân, tổ/nhóm nông dân sản xuất cà phê hoặc chính quyền địa phương là người đại diện trung gian. Căn cứ vào nhu cầu về số lượng và chủng loại phân bón cần thiết cho vụ cà phê mà phía đại diện nông dân gửi đến, công ty cung cấp phân bón ký hợp đồng cung cấp và sẽ chuyển trực tiếp đến địa phương.

4.3.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ khuyến nông

Hộ nông dân sản xuất cà phê ở Đắk Lắk bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, có trình độ dân trí thấp so với mặt bằng dân trí chung của xã hội. Do đó, công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất không chỉ là hoạt động dịch vụ đơn thuần mà là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, giúp cải thiện cuộc sống cho nông dân và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của hộ nông dân, cần nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác khuyến nông, thông qua các biện pháp cụ thể sau:

­ Phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông i) Bổ sung thêm lực lượng cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp xã (mỗi xã bảo đảm có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ khuyến


nông trong biên chế); ii) Có chính sách đào tào nâng cao trình độ cho cán bộ cấp xã để có thể đáp ứng được yêu cầu công tác; iii) Phát triển mạng lưới đội ngũ cộng tác viên đến tận các cộng đồng sản xuất cà phê (bảo đảm 100% thôn, buôn đều có cộng tác viên khuyến nông), thông qua mạng lưới cộng tác viên, cơ quan khuyến nông dễ dàng nắm được nhu cầu và đặc điểm (về nhận thức, trình độ

dân trí, nhóm sở thích...) của từng khu vực để

có kế

hoạch xây dựng chương

trình khuyến nông phù hợp; iv) Xây dựng bộ giáo trình chuẩn về tập huấn kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê dành cho các cán bộ khuyến nông và v) Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên (ToT) để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ khuyến nông trực tiếp làm việc với nông dân.

Biểu đồ 4 4 Loại hình khuyến nông ưa thích của nông dân số người lựa 1

Biểu đồ 4.4 Loại hình khuyến nông ưa thích của nông dân

(% số người lựa chọn)

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

­ Nghiên cứu, áp dụng các hình thức khuyến nông phù hợp để tăng hiệu quả của công tác khuyến nông i) Thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nông dân trồng cà phê về vai trò của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cà phê;

ii) Tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông với hình thức phù hợp, hấp dẫn để lôi cuốn người dân tham gia (trong đó, cần quan tâm đến các nhóm sở thích và nông dân nòng cốt); iii) Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn (vườn cà phê mẫu về áp dụng tiến bộ giống, kỹ thuật bón phân hợp lý, tưới nước tiết kiệm...), tổ chức


cho nông dân tham quan và học tập và iv) Soạn thảo và cung cấp cho nông dân các tài liệu về kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê theo từng chủ đề (tài liệu phải ngắn gọn, sinh động, có tranh/ ảnh/hình vẽ minh họa, theo hình thức truyện tranh vui chẳng hạn).

4.3.3 Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ tín dụng

Nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức kinh tế là điều kiện để nâng

cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Thực tế, cả hộ nông dân và

doanh nghiệp đều có chung khó khăn về vốn, những khó khăn này sẽ càng thêm chồng chất khi giá cả đầu vào và giá cà phê biến động thất thường. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh cà phê, các biện pháp quan trọng cần tập trung tháo gỡ bao gồm:

­ Nhà nước có chính sách hỗ

trợ nâng cao năng lực cho các tổ

chức tín

dụng ở khu vực nông thôn sản xuất cà phê, cụ thể chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, ngân hàng; Đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực tài chính ngân hàng ở khu vực nông thôn để tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động.

­ Tích cực nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng (vừa có lợi cho người đi vay, vừa giảm bớt phi phí cho phía ngân hàng); Mở rộng áp dụng hình thức cho vay tín chấp thông qua các Tổ/Hội hoặc chính quyền địa phương để giảm bớt thủ tục.

­ Nâng cao khả

năng đáp

ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn về số

lượng vốn vay, lãi suất và thời gian vay.

­ Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho cả nông dân và doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Đối với trường hợp doanh nghiệp vay vốn để tạm trữ cà phê, căn cứ vào phương án kế hoạch tiêu thụ và lưu kho đã được duyệt, doanh nghiệp được vay vốn tương ứng với lượng cà phê giao dịch. Việc

ban hành và thực thi chính sách hỗ

trợ

mua tạm trữ

cần đáp

ứng nguyên tắc

“đúng thời điểm, đúng đối tượng và đủ thời gian”. Đối với trường hợp hộ nông


dân vay vốn để

mua máy móc thiết bị

phục vụ cơ giới hóa, chế

biến và bảo

quản, góp phần tăng chất lượng sản phẩm và giảm hao hụt, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên giải quyết cho vay lượng vốn tương ứng với giá trị hàng hóa và hỗ trợ 100% lãi suất trong ít nhất 2 năm. Phía ngân hàng cần căn cứ vào lịch mùa vụ để ưu tiên giải quyết các trường hợp vay vốn sản xuất, kinh doanh cà phê (thời vụ bón phân, thời vụ thu hoạch, thời vụ thu mua cà phê nguyên liệu).

­ Để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro, ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông và chính quyền địa phương. Chính

quyền địa phương tham gia vào công tác quản lý và đôn đốc trả

nợ, cơ

quan

khuyến nông mở các lớp tập huấn riêng cho các đối tượng vay vốn theo nhóm mục đích vay.

4.3.4 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có thể coi là nguồn vốn bổ sung cho các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông

thôn là một trong những điều kiện để giảm chi phí vận chuyển, marketing và

tăng cơ hội tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và thông tin. Thực tiễn, chất lượng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Đắk Lắk còn yếu (đặc biệt là hệ thống đường giao thông và thủy lợi), điều đó đang là yếu tố cản trở việc phát triển lợi thế cạnh tranh của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê. Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các giải pháp cấp thiết cần tập trung đó là:

­ Ưu tiên nguồn vốn, các chương trình, dự án, kết hợp thu hút đầu tư tư (các doanh nghiệp và nhân dân) để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện ở những khu vực chuyên canh cà phê, đặc biệt là ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

­ Đầu tư nâng cấp các trục đường giao thông từ huyện về trung tâm các xã. Cứng hóa hệ thống đường thôn, buôn, đặc biệt là ở các khu vực tập trung dân cư. Mở các tuyến đường chuyên dùng nông nghiệp ở các vùng sản xuất cà phê tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch.


­ Tăng cường đầu tư cho hệ thống thủy lợi để tăng năng lực tưới cho cà phê. Xây dựng thêm các hồ chứa, trạm bơm, hiện đại hóa hệ thống kênh mương, tăng hệ số sử dụng công trình để đáp ứng nguồn nước tưới. Chính quyền địa phương cần phối hợp và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoàn thành đúng tiến

độ xây dựng các công trình thủy lợi lớn. Kết hợp huy động nguồn vốn công ­ tư

để xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

4.3.5 Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Khả năng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất cà phê phụ thuộc khá lớn vào năng lực nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế, Nhà

nước và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện, hỗ

trợ

để tăng năng lực

nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ bao gồm:

­ Hỗ trợ chương trình nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt để chuyển giao vào sản xuất đại trà ở các hộ nông dân. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại các vùng trọng điểm sản xuất cà phê, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng tiếp cận được với những tiến bộ mới về giống.

­ Hỗ trợ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy trình chuẩn trong sản xuất cà phê để áp dụng vào sản xuất.

­ Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị phù hợp để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các thiết bị máy móc nhập khẩu thường không phù hợp với hộ nông dân do quy mô dây chuyền lớn và chi phí cao. Các loại máy móc nhỏ thích hợp quy mô hộ gia đình, có giá thành thấp, thay thế thiết bị nhập khẩu bao gồm máy xay xát, thiết bị chế biến ướt cà phê, máy phân loại cà phê theo màu sắc và kích cỡ hạt, máy tách tạp chất… Sự hỗ trợ về máy móc giúp nông dân chủ động quản lý chất lượng sản phẩm ngay tại gia đình để tăng năng lực cạnh tranh.


4.3.6 Hoàn thiện công tác quy hoạch sản xuất cà phê

Nền tảng của lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê trước hết đó là sự phù hợp của điều kiện tự nhiên trong sản xuất cà phê. Do đó, để phát triển lợi thế cạnh tranh, cần hoàn thiện quy hoạch sản xuất cà phê dựa trên những căn cứ có tính khoa học. Yêu cầu đối với công tác quy hoạch sản xuất cà phê đó là:

­ Căn cứ vào điều kiện sinh thái của khu vực bao gồm quỹ đất đai (quy

mô, chất lượng, phân bố), độ

cao, khí hậu và khả

năng đáp

ứng nguồn nước

tưới. Chỉ quy hoạch sản xuất cà phê trên những khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cà phê để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng mở rộng diện tích canh tác cà phê một cách tự phát trên những khu vực điều kiện sinh thái không thích hợp.

­ Đánh giá đầy đủ

khả

năng cạnh tranh của cà phê so với các loại sản

phẩm nông sản khác để bảo đảm quy hoạch phát triển cà phê trên những khu vực mà sản phẩm này có khả năng cạnh tranh tốt nhất.

Theo kết quả phân loại của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Đắk Lắk có 78.640 ha đất rất thích nghi và thích nghi và 54.844 ha đất ít thích nghi cho phát triển cà phê. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cà phê được trồng trên đất ít thích nghi của Đắk Lắk vẫn có lợi thế cạnh tranh so với các vùng khác nên vẫn có thể duy trì một phần diện tích ít thích nghi để phát triển cà phê. Mặt khác, thực tế phát triển ngành nông nghiệp của Đắk

Lắk trong nhiều năm qua cho thấy cà phê vẫn là cây trồng có khả năng cạnh

tranh tốt nhất. Vì vậy, quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh đến năm 2015 và 2020 là duy trì diện tích cà phê ở những vùng thích hợp, giảm dần diện tích cà phê già cỗi ở những khu vực không thích nghi, thiếu nước tưới và cơ sở hạ tầng

không thuận lợi. Đối với diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh ở những khu vực

thích nghi, cần thay thế bằng giống mới có năng suất cao và khả năng chống sâu bệnh tốt. Quy hoạch phát triển cà phê tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 được mô tả ở

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí