Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Quản Lý Ngành Hàng Cà Phê


Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Quy hoạch sản xuất cà phê đến năm 2015 và 2020


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích (ha)

183 300

161 200

150 000

Diện tích kinh doanh (ha)

174 992

160 200

148 000

Năng suất

22,13

2,70

2,70

Sản lượng

387 181

432000

400 000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 24

Nguồn: Tỉnh ủy Đắk Lắk [43] và UBND tỉnh Đắk Lắk [53]


4.4 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng cà phê

Tổ chức quản lý tốt ngành hàng là trụ cột quan trọng để tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững đối với sản phẩm cà phê nhân của cấc tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Trong khi hầu hết các nước phát triển sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Colombia, Indonesia đều có một định chế tổ chức quản lý ngành hàng phát triển hiệu quả từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ, thì Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu lượng cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, lại chưa có 1 tổ chức quản lý ngành hàng để điều tiết quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê [59]. Đây rõ ràng là một lỗ hổng khổng lồ cần sớm được san lấp bằng nỗ lực chung của Chính phủ, các Bộ/Ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước và tất cả các thành viên trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê. Để có thể nhanh chóng tìm hướng đi phù hợp, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo và kế thừa có chọn lọc các mô hình tổ chức quản lý ngành hàng của các nước để xây dựng hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam. Các biện pháp cấp thiết nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng cà phê là:

­ Nghiên cứu tái cấu trúc ngành hàng cà phê ở tất cả các khâu (người trồng cà phê, người thu mua, nhà chế biến và nhà kinh doanh, xuất khẩu cà phê); Trong đó chú trọng đến các hộ nông dân trồng cà phê thông qua hình thức hợp tác, Hội người sản xuất cà phê... Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, từ các hộ


nông dân riêng lẻ, manh mún thành các nhóm hộ, các câu lạc bộ, Hợp tác xã và Nông trường, tạo điều kiện cải tiến công nghệ, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Đổi mới tổ chức sản xuất ngành cà phê là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

­ Củng cố tổ chức và tăng cường hoạt động của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam để Hiệp hội thực sự là tổ chức đại diện cho lợi ích của ngành cà phê; Làm tốt vai trò tập hợp, liên kết các doanh nghiệp để tăng sức mạnh và lợi thế cạnh tranh trên thị trường; Vận động các hội viên tích cực thực hiện sản xuất,

kinh doanh cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng (là vấn đề bức thiết nhất của

ngành cà phê) để nâng cao lợi thế cạnh tranh; Tư vấn và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách và biện pháp chỉ đạo, điều hành hiệu quả để giải quyết tốt các vấn đề bức thiết của ngành cà phê hiện nay.

­ Hình thành và nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội cà phê Đắk

Lắk. Vai trò của Hiệp hội là i) Tập hợp và đại diện cho các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; ii) Tham gia nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nông dân và doanh nghiệp; iii) Thúc đẩy phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý; iv) Xúc tiến thương mại và v) Đề xuất và giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách.

­ Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, đẩy mạnh tuyên truyền về Trung tâm để người sản xuất và kinh doanh cà phê hiểu được lợi ích lâu dài của việc tham gia giao dịch tại Trung tâm; Phát triển thành viên môi giới để nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm; Phát triển hệ thống kho đến tận các khu vực sản xuất cà phê để thu hút người tham gia thông qua việc giảm chi phí vận chuyển cho người sản xuất; Triển khai hình thức giao dịch từ xa qua điện thoại, internet để mở rộng địa bàn phục vụ, kết hợp các biện pháp tăng cường giám sát để hạn chế rủi ro; Đa dạng mặt hàng giao dịch để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sản xuất (ví dụ chấp nhận giao dịch cà phê chưa qua chế biến ­ là sản phẩm mà cả nông dân và doanh nghiệp sẵn


sàng chấp nhận).

­ Hình thành nguồn quỹ tạm trữ cà phê để điều tiết xuất khẩu, hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thị trường thế giới đến người sản xuất và xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp (dưới sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ từ Hiệp hội ngành hàng) cần có kế hoạch kinh doanh (mua nguyên liệu, tiêu thụ) từng tháng để báo cáo Hiệp hội; Hiệp hội nắm vai trò liên kết các doanh nghiệp và điều tiết lượng hàng xuất khẩu chung, qua đó dần khẳng định khả năng điều tiết đối với thị trường thế giới.

­ Liên kết chặt chẽ các tác nhân trong ngành hàng, tạo điều kiện để chia sẻ lợi ích chung và phát huy sức mạnh để tăng lợi thế cạnh tranh, trong đó trước hết phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng (phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo nông thôn, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực trồng cà phê).


Tóm tắt chương 4

Các quan điểm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk đó là i) Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân gắn với phát triển cà phê bền vững để bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế ­ xã hội ­ môi trường; ii) Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên cơ sở kết hợp có hiệu quả sức mạnh hai khu vực công ­ tư, phát huy năng lực nội tại của mọi thành phần kinh tế; iii) Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân theo hướng khai thác tốt lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kết hợp với cải tiến và sáng tạo để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Các giải pháp và chính sách chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk như sau:

1) Nâng cao năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nhân, bao gồm i) Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật; ii) Nâng cao năng lực tổ chức sản


xuất để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm cà phê nhân trên cơ sở áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu chọn tạo giống, thay đổi tập quán canh tác (bón phân hợp lý) và thu hái (bỏ tập quán “tuốt cành” và thu hái quả xanh);

Cải tiến kỹ thuật chế biến và nâng cao năng lực chế biến, bảo quản để đảm chất lượng sản phẩm và iii) Phát triển cà phê chứng chỉ bền vững.

bảo

2) Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị

trường; Mở

rộng thị

trường tiêu dùng cà phê nội địa trên cơ sở nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, có chiến lược marketing phù hợp, tăng cường quảng bá, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng và coi trọng việc giữ vững uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng.

3) Nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công, bao gồm i) Tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng của ngành sản xuất phân bón để tăng năng lực cung cấp nội địa và giảm giá thành; ii) Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ khuyến nông; iii) Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ tín dụng; iv) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi; v) Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực giống, quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP và vi) Hoàn thiện công tác quy hoạch sản xuất cà phê căn cứ vào điều kiện sinh thái của khu vực và khả năng cạnh tranh của cây cà phê so với các loại cây trồng khác.

4) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng cà phê trên các khía cạnh, đó là nghiên cứu tái cấu trúc ngành hàng cà phê ở tất cả các khâu, củng cố tổ chức và tăng cường hoạt động của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, hình thành và nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội cà phê Đắk Lắk, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, hình thành nguồn quỹ tạm trữ cà phê để điều tiết xuất khẩu và liên kết chặt chẽ các tác nhân trong ngành hàng.


KẾT LUẬN


1 Kết luận

­ Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) đó là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ

cạnh tranh về

hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả

năng đáp ứng cầu.

Đặc

điểm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế bao gồm

i) Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn liền với những đặc thù về kinh tế ­ kỹ thuật của ngành; ii) Lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và iii) Sản phẩm cà phê nhân có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác. Các nội dung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) Hiệu quả (năng suất, giá thành sản phẩm, lợi nhuận); ii)

Chất lượng (tiêu chuẩn chất lượng, cơ

cấu chất lượng); iii) Thị

phần (trong

nước, nước ngoài, khả năng giữ vững và mở rộng thị phần) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (thương hiệu, chủng loại, mẫu mã, phương thức bán hàng). Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê

của 3 nước Brazil, Colombia và

Indonesia, tác giả

rút ra những bài học kinh

nghiệm áp dụng vào nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam là i)

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững; ii) Mở

rộng thị

trường tiêu

dùng nội địa; iii) Xây dựng hình thức tổ chức thích hợp ngành cà phê và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cà phê.

­ Sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh trên các khía cạnh i) Năng suất sản phẩm cao (năng suất cà phê của Đắk Lắk đạt 2,21 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân chung cả nước, gấp hơn hai lần năng suất của Ấn Độ và gần gấp 3 lần năng suất của Indonesia); ii) Giá thành sản phẩm thấp (giá thành cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk là 1.142 USD/tấn, so với Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp


hơn từ 5 đến 18%); iii) Thị phần cao và ổn định (xuất khẩu cà phê nhân của Đắk

Lắk chiếm 6% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của toàn thế giới, tương

đương với Indonesia là quốc gia đứng thứ tư về thị phần và cao gấp đôi so với

Ấn Độ).

Sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk kém lợi thế cạnh tranh ở các mặt sau i) Chất lượng thấp, trên 90% khối lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193 – 2005, nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

khối lượng xuất khẩu (32%), khoảng cách về chất lượng sản phẩm của Đắk

Lắk và các nước khá xa, so với Indonesia và Ấn Độ, giá xuất khẩu của Đắk Lắk thấp hơn từ 1,1 đến 2,3 lần trong suốt giai đoạn 2000 – 2009; ii) Năng lực đáp ứng cầu thấp, khả năng đổi mới sản phẩm và thương hiệu yếu, chủng loại đơn điệu, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu theo giá FOB (chiếm 97%).

Các nhân tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) Điều kiện tự nhiên, Đắk Lắk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai về cả mức độ dồi dào và chất lượng đất, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả tốt nhất ở Việt Nam; ii) Năng lực của các tổ chức kinh tế như lao động, vốn, công nghệ, tổ chức sản xuất; trong đó năng lực tổ chức sản xuất là yếu tố gây bất lợi lớn nhất

đối với việc tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh; iii) Điều kiện cầu trong

nước, bao gồm cả quy mô, tỷ lệ tiêu dùng nội địa và yêu cầu của khách hàng trong nước về chất lượng, chủng loại đều yếu, chưa tạo đòn bẩy để nâng cao lợi thế cạnh tranh; iv) Các ngành hỗ trợ và đầu tư công đã bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế, tuy nhiên do năng lực của các lĩnh vực hỗ trợ còn hạn chế nên tác động đối với lợi thế cạnh tranh chưa mạnh; v) Tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm hạn chế lợi thế cạnh tranh và vi) Chính sách của Chính phủ, trong đó chính


sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê và chính sách tỷ giá đã có tác động tích cực góp phần cải thiện giá cả và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế.

­ Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, các giải pháp và chính sách chủ yếu cần thực hiện là i) Nâng cao năng lực của người sản xuất ­ kinh doanh, bao gồm nâng cao chất

lượng nguồn lao động, tăng cường khả

năng tiếp cận thông tin thị

trường và

khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực tổ chức sản xuất để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm cà phê nhân trên cơ sở áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chế biến và phát triển cà phê chứng chỉ bền vững; ii) Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa bằng cách tăng cường các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, có chiến lược marketing phù hợp, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng, đa dạng hóa chủng loại, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm; iii) Nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công như sản xuất và cung ứng phân bón, khuyến nông, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hoàn thiện công tác quy hoạch sản xuất cà phê và iv) Hoàn thiện tổ chức quản lý ngành hàng cà phê để điều tiết có hiệu quả các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

2 Kiến nghị

­ Đối với Nhà nước

+ Ban hành cơ chế, chính sách và định chế tổ chức phù hợp để quản lý hiệu quả ngành hàng cà phê từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

+ Ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi dài hạn cho các thành phần kinh tế của tỉnh Đắk Lắk để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đào tạo nguồn lao động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.


­ Đối với các cấp chính quyền địa phương

+ Khuyến khích và hỗ trợ các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực, phát triển lợi thế cạnh tranh.

+ Hỗ trợ pháp lý, xúc tiến đầu tư và thương mại trong và ngoài nước.

­ Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất ­ kinh doanh cà phê

+ Áp dụng nghiêm ngặt kỹ thuật canh tác và chế biến phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Doanh nghiệp chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu, hoàn thành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở cả trong nước và nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022