Nâng Cao Năng Lực Của Người Sản Xuất ­ Kinh Doanh


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC

TỔ CHỨC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK


Qua việc đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, tỉnh có lợi thế cạnh tranh tốt về hiệu quả sản xuất cà phê nhân so với các vùng khác của Việt Nam và so với các nước sản xuất cà phê Robusta lớn trong khu vực. Xét quy mô thị trường trong nước và quốc tế, Đắk Lăk đã có vị trí khá quan trọng về thị phần. Tuy vậy, sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk còn kém trạnh tranh trên thị trường quốc tế về chất lượng sản phẩm, thương hiệu, chủng loại, phương thức bán hàng. Các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của tỉnh đó là năng lực của các tổ chức kinh tế (lao động, vốn, công nghệ, năng lực tổ chức sản xuất), điều kiện cầu trong nước, các ngành hỗ trợ và đầu tư công, tổ chức quản lý ngành hàng và chính sách của Chính phủ. Việc đánh giá đúng thực trạng và xác định các nhân tố tác động là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk.

Nhận diện xu hướng cầu về sản phẩm cà phê trên thế giới cũng là căn cứ

quan trọng để

nghiên cứu đề

xuất giải pháp nâng cao lợi thế

cạnh tranh sản

phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng cầu về sản phẩm cà phê có những thay đổi căn bản:

Một là, xu hướng tiêu dùng cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ. Người tiêu dùng cà phê ngày càng quan tâm đến các điều kiện sản xuất và chế biến cà


phê để họ tin tưởng rằng sản phẩm họ tiêu dùng không có nguy cơ gây hại sức khỏe (Ví dụ Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ FDA quy định các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cho cà phê nhập khẩu liên quan đến các tiêu chí

như

tồn dư

các loại thuốc trừ

sâu, côn trùng, các loại hóa chất và nguồn lây

nhiễm. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng đã có Thông báo số 370 về quy định tiêu chuẩn chất lượng cho cà phê nhập khẩu…).

Hai là, xu hướng lựa chọn sản phẩm cà phê có chứng nhận và sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, bao gồm các loại cà phê chứng chỉ 4C, Utz, Rainforest Alliance, Fair Trade (năm 2006, tiêu dùng cà phê có chứng nhận khoảng gần 170 ngàn bao, chiếm 17% tổng khối lượng tiêu thụ; Đến năm 2008, tiêu dùng các loại cà phê này tăng 65% so với năm 2006 và đạt 280 ngàn bao, chiếm 27% tổng khối lượng tiêu thụ của toàn thế giới). Sản phẩm cà phê tốt không chỉ là vấn đề chất lượng, giá cả; Người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở các nước phát triển có xu hướng quan tâm đến sản phẩm cà phê được sản xuất có trách nhiệm (trách nhiệm về việc dử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, vấn đề nhà ở, chăm sóc sức khỏe, quyền được đi học và các quyền khác của người lao động được bảo vệ).

Trên cơ sở phân tích thực trạng và xu hướng cầu về sản phẩm cà phê, các quan điểm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk như sau:

Một là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân gắn với phát triển cà phê bền vững để bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế ­ xã hội ­ môi trường.

+ Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên cơ sở tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê (thông qua giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán) và tăng giá trị sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu.

+ Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phải gắn với việc giải quyết trách nhiệm xã hội đối với người sản xuất cà phê trên cơ sở bảo vệ các quyền của người lao động về tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo,


chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng.

+ Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phải bảo đảm quản lý tốt nguồn nước, cải tạo và nâng cao chất lượng đất đai và vệ sinh đồng ruộng.

Hai là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên cơ sở kết hợp có hiệu quả sức mạnh hai khu vực công ­ tư, phát huy năng lực nội tại của mọi thành phần kinh tế. Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đó là tiềm lực của người sản xuất, môi trường vi mô của quốc gia hay khu vực và chính sách vĩ mô của Chính phủ. Đầu tư công của Chính phủ để cải thiện môi trường vi mô và vĩ mô chỉ có thể tạo nền tảng cho người sản xuất kinh doanh phát huy tốt năng lực trong đổi mới và sáng tạo. Để tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, cần coi trọng và khuyến khích sự tham gia đầu tư và hỗ trợ của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tư nhân và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Ba là, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân theo hướng khai thác tốt lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kết hợp với cải tiến và sáng tạo để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Lợi thế tự nhiên của khu vực bao gồm sự dồi dào và chất lượng của đất đai và nguồn nước, sự thích hợp về khí hậu… Đó là nền tảng quan trọng để tạo lập lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững, cần phải không ngừng đổi mới sản phẩm về chất lượng, thương hiệu, mẫu mã… Do vậy, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân phải trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở quan điểm, các giải pháp và chính sách cần thiết chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk

Lắk bao gồm i) nâng cao năng lực của người sản xuất ­ kinh doanh, ii) tăng

cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, iii) nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công và iv) hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng cà phê.


4.1 Nâng cao năng lực của người sản xuất ­ kinh doanh

4.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật

Hạn chế của người lao động ở nông thôn nói chung và khu vực trồng cà phê nói riêng là chất lượng thấp (trình độ, mức sống, tiếp cận thông tin và quyền bình đẳng). Bảng 4.1 mô tả những điểm mạnh và điểm yếu của người lao động ở các nông hộ trồng cà phê ở Đắk Lắk.


Bảng 4.1 Nguồn lao động ở các hộ nông dân trồng cà phê


Điểm mạnh

­ Nguồn lao động dồi dào

­ Kiến thức bản địa phong phú, truyền thống canh tác cà phê từ lâu đời

­ Mối quan hệ cộng đồng gắn bó.

Điểm yếu

­ Trình độ thấp, khả năng tiếp cận thông tin kiến thức hạn chế

­ Thiếu thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy

­ Nguồn thu nhập không ổn định, chất lượng cuộc sống thấp

­ Thiếu quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin (tỷ lệ người vợ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông ít, 19%, trong khi hầu hết họ là người thực thi công việc), thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe, điều kiện giáo dục (trường, lớp, trang thiết bị thiếu thốn), sử dụng lao động trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: PRA với nông dân

Nhu cầu nắm bắt thông tin của người sản xuất cà phê là rất cần thiết, giúp họ ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh một cách đúng đắn (Biểu đồ 4.1). Các loại thông tin cần thiết đối với người dân đó là thông tin giá cả (96%), dự báo thị trường (52%), sản xuất và tiêu thụ cà phê (59%). Điều khá bất ngờ là những thông tin này người dân lại nắm bắt từ người mua và đại lý (96% số hộ, Biểu đồ 4.2), điều đó có nghĩa là nông dân luôn ở thế bị động và là người chấp nhận giá do người bán đưa ra. Bên cạnh các thông tin về sản xuất và thị trường, tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng giúp nông dân không ngừng cải tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực tiễn, kỹ thuật canh tác cà phê chủ yếu dựa trên kinh nghiệm do người nông dân dự đúc rút, kế thừa kiến thức gia đình và học hỏi từ các hộ khác. Các nguồn thông tin chính thức từ cán bộ khuyến nông hay được chuyển giao từ phía nông trường chưa thực sự phát huy hết vai trò (Biểu đồ 4.3). Nông dân là những người có trình độ hạn chế, khả năng ra quyết định chậm chạp, do đó việc hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức cho họ là rất cần thiết. Các biện pháp và chính sách cần tập trung vào một số nội dung sau:


Biểu đồ 4 1 Nhu cầu thông tin của người sản xuất cà phê Nguồn PRA và 1

Biểu đồ 4.1 Nhu cầu thông tin của người sản xuất cà phê (%)

Nguồn: PRA và kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011



Biểu đồ 4 2 Nguồn thông tin đối với người sản xuất cà phê Nguồn PRA 2

Biểu đồ 4.2 Nguồn thông tin đối với người sản xuất cà phê (%)

Nguồn: PRA và kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011


Biểu đồ 4 3 Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông dân Nguồn Kết 3

Biểu đồ 4.3 Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông dân (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

­ Nâng cao chất lượng mạng lưới giáo dục đào tạo ở khu vục nông thôn,

đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa; Xóa mù chữ

cho trẻ

em, nhất là trẻ em


nghèo, trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số (đây cũng là một trong những trụ cột của phát triển cà phê bền vững). Gắn các nội dung, biện pháp phát triển cà phê bền vững với chương trình phát triển giáo dục và đào tạo để thực hiện hài hòa

lợi ích kinh tế ­ xã hội ­ môi trường. Nâng cao nhận thức cho người dân về

quyền bình đẳng (về giới tính, dân tộc, điều kiện sức khỏe, giáo dục, chính trị,

tiếp cận thông tin…) và quyền trẻ em, loại bỏ các hình thức lao động trẻ em trong sản xuất cà phê.

­ Khuyến khích hình thành nhóm (tổ, hội) của những người nông dân sản xuất cà phê để sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, giúp nhau trong sản xuất ­ kinh doanh. Trong mỗi nhóm cần phát triển các hạt nhân để giữ mối liên kết với chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nông và các cơ quan hỗ trợ khác.

­ Tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống để bảo đảm

quyền bình đẳng cho người sản xuất ­ kinh doanh cà phê. Chính quyền địa phương (xã) cần thành lập một bộ phận có kỹ năng chuyên sâu cập nhật thông tin chính xác, kịp thời (về thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) để cung cấp cho người dân địa phương. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin thông qua đài phát thanh địa phương mỗi ngày, niêm yết tại cơ quan (ví dụ trụ sở UBND xã), niêm yết tại các đại lý thu mua cà phê trong xã, gửi đến các tổ (hội).

4.1.2 Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm cà phê nhân

Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất là giải pháp cấp thiết nhất nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất cà phê nhân, đặc biệt là ở các các hộ nông dân. Các biện pháp cụ thể bao gồm i) áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất (giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái), ii) cải tiến kỹ thuật chế biến và iii) phát triển cà phê chứng chỉ bền vững.

4.1.2.1 Áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất


* Áp dụng tiến bộ công nghệ về giống

Việc áp dụng tiến bộ về giống được coi là biện pháp có tính đột phá

nhằm cải thiện năng suất và chất lượng cà phê nhân. Các tiến bộ điển hình về giống phải kể đến, đó là i) các dòng cà phê vô tính do WASI chọn tạo đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận bao gồm các giống TR4 đến TR13 và ii) kỹ thuật ghép cải tạo vườn cây già cỗi, chất lượng kém. Các giống này không chỉ đạt năng suất cao mà còn có chất lượng hạt tốt (Bảng 4.2), cần được nhân rộng phát triển ở các hộ nông dân. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức của nông dân về vai trò và lợi ích của việc áp dụng giống mới thông qua các phương tiện truyền thông, mô hình trình diễn.

Hai là, có chính sách hỗ trợ xây dựng các trạm giống, vườn nhân chồi tại các huyện trọng điểm phát triển cà phê để đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân.

Ba là, thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng giúp cho nông dân có vốn để trồng mới hoặc cải tạo vườn cây bằng các giống tốt.

Bảng 4.2 So sánh chất lượng cà phê nhân theo giống


Giống cà phê

Tỷ lệ tươi/nhân

(kg)

Trọng lượng

100 nhân (g)

Tỷ lệ hạt trên

sàng 16 (%)

Dòng vô tính chọn lọc

4.3

19.8

86.4

Giống ghép

4.2

18.9

77.3

Giống thường

4.5

15.1

59.2

Nguồn: [52], [56]

* Thay đổi tập quán canh tác, thu hái

­ Bón phân hợp lý để tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

+ Tăng lượng phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng, phân vi sinh và giảm lượng phân bón hóa học. Với đất cà phê thời kỳ kinh doanh cần bón 15 đến 20 tấn phân chuồng/ha (chu kỳ 2 đến 3 năm bón 1 lần). Nếu không có phân chuồng thì hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh (1 đến 2 tấn/ha) hoặc phân vi sinh ủ từ vỏ cà phê. Loại phân bón này nông dân có thể tự sản xuất được

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí