Mức Độ Tác Động Của Các Hoạt Động Hỗ Trợ Đối Với Lợi Thế Cạnh


tưới cà phê sẽ tăng lên. Kết quả phân tích của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết lưu lượng nước ngầm tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã giảm 30 đến 50% so với năm 1990 [3]. Hệ thống giếng ít nước đã làm tăng chi phí nhiên liệu do phải bơm 2 cấp. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nước tưới và giảm chi phí tưới cho cà phê,

Đắk Lắk cần đầu tư

thêm hồ

chứa, đập dâng và các trạm bơm để

khai thác

nguồn nước mặt từ các thủy vực (sông, suối tự nhiên).

Bảng 3.28 Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới



Chỉ tiêu

Diện tích được tưới

Theo nguồn nước tưới

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%) Nước mặt

Nước ngầm

Cả nước

467 984

88 18

82

Vùng Tây Nguyên

428 169

89 19

81

Đắk Lắk

166 090

91 25

75

Đắk Lắk so với cả nước (%)

35



Đắk Lắk so với Tây Nguyên (%)

39



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009

3.2.4.4 Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến chất lượng, hiệu quả và là yếu tố nền tảng quyết định đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê. Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được thực hiện

trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và chế biến, bao gồm chọn tạo

giống, quy trình kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái, kỹ thuật và công nghệ chế

biến. Mức độ cải tiến công nghệ trong sản xuất, chế biến cà phê phụ thuộc

khá nhiều vào năng lực nghiên cứu của các cơ quan. Thực tiễn, cho đến nay, cả khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng mới chỉ có Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) là cơ quan chủ lực nghiên cứu chuyên sâu về các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cà phê. Các nghiên cứu về kỹ thuật cà phê của WASI bao gồm chọn tạo giống bằng kỹ thuật nhân vô


tính, ghép cải tạo vườn cây già cỗi kém hiệu quả, nghiên cứu chế độ bón phân hợp lý, xác định lượng nước tưới thích hợp, nghiên cứu xác định cây trồng xen phù hợp. Các lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật công nghệ vào thực tiễn sản xuất như cung cấp hạt giống, chồi ghép, cây giống ghép; đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp xã và nông dân chủ chốt ở các vùng trồng cà phê chính về

kỹ thuật nhân giống, ghép cải tạo, kỹ thuật tạo hình, tỉa cành, quản lý dinh

dưỡng, kỹ

thuật thu hái và chế

biến; chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật vào sản

xuất. Bình quân mỗi năm WASI có thể cung cấp 5 đến 7 tấn hạt giống lai đa dòng và khoảng 4 triệu chồi ghép (đáp ứng nhu cầu trồng mới và ghép cải tạo cho khoảng 6 nghìn hecta). Tuy vậy, tiến bộ kỹ thuật của Viện chưa đến được với hầu hết khu vực sản xuất cà phê ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh do bất lợi về vị trí và khoảng cách, đặc biệt là những tiến bộ về giống. Kết quả khảo sát nông hộ cho thấy 16% số hộ sản xuất cà phê tiếp cận được và mua giống của WASI để sản xuất, diện tích chiếm 15% tổng diện tích canh tác cà phê của các hộ và tuổi vườn cà phê bình quân của những hộ này là 14,56 năm. Hầu hết các hộ còn lại sử dụng giống tự sản xuất chất lượng kém hoặc mua của các hộ khác và các đại lý sản xuất cung ứng giống trong huyện.

3.2.4.5 Các hoạt động hỗ trợ đối với xuất khẩu cà phê

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nhân, ngoài những hỗ trợ cho quá trình sản xuất, thì những hỗ trợ trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng có vai trò quan trọng. Bởi vì chính những hỗ trợ này tạo nền tảng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ cần thiết đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm hoạt động xúc tiến thương mại, cải tiến thủ tục xuất khẩu và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của các hoạt động hỗ trợ đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được mô tả ở Phụ biểu 21.

Bảng 3.29 Mức độ tác động của các hoạt động hỗ trợ đối với lợi thế cạnh


tranh sản phẩm cà phê nhân


Tác động của các hoạt động

hỗ trợ

Mức độ tác động (điểm)

Rất bất lợi

Bất lợi

Khá bất lợi

Trung bình

Khá thuận lợi

Thuận lợi

Rất thuận lợi

Xúc tiến thương mại




0,20




Cải tiến thủ tục xuất khẩu





1,20



Phát triển chỉ dẫn địa lý



­0,70





Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ hoạt động cải cách hành chính trong thủ tục xuất khẩu và tiến bộ khoa học kỹ thuật (90% số doanh nghiệp đánh giá là các thủ tục xuất khẩu của Việt Nam đơn giản, gọn nhẹ; 20% cho rằng chi phí hợp lý, thời gian làm thủ tục nhanh). Ngược lại, những chậm trễ trong hoạt động phát triển chỉ dẫn địa lý cho cà phê lại đang gây ra những bất lợi trong cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân (Bảng 3.29).

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được tổ chức 3 lần vào các năm 2005, 2008 và 2011 được coi là sự kiện quan trọng để quảng bá sản phẩm cà phê của Tây Nguyên nói chung và của Đắk Lắk nói riêng. Kết quả quan trọng đạt được qua các chương trình Lễ hội cà phê đó là tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh và tên tuổi của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, các hỗ trợ xúc tiến thương mại cần thiết khác của Nhà nước như giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu ở nước ngoài hay hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài còn khá mờ nhạt. Vì vậy, tác động của hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp mới chỉ ở mức trung bình (Bảng 3.29).

Tóm lại, hỗ trợ của các lĩnh vực đầu tư công như khuyến nông, tín dụng, cơ


sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại... đã bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà

phê nhân của các tổ chức kinh tế ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, do năng lực của các

ngành hỗ trợ và đầu tư công còn hạn chế, người sản xuất kinh doanh cà phê chưa thực sự tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, vì vậy tác động đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân chưa mạnh.

3.2.5 Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê

Cùng tạo lập và chia sẻ

lợi ích là một nguyên tắc cơ

bản để

không

ngừng nâng cao giá trị chung của cả chuỗi giá trị ngành hàng, và đó cũng là nền tảng quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Để đạt được lợi ích cao và công bằng trong tất cả các khâu, tạo sức mạnh lớn để cạnh tranh, thì vai trò của tổ chức quản lý ngành hàng là khá quan trọng (Phụ biểu 21).

* Liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng

Thực tiễn phát triển ngành hàng cà phê Đắk Lắk cho thấy, mối liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng (về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm) rất lỏng lẻo, tình trạng “mạnh ai, nấy làm” khá phổ biến. Hộ nông dân là lực lượng chủ đạo sản xuất ra sản phẩm cà phê nhân, nhưng họ vẫn đang làm theo cách của họ, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cà phê nhân cũng chưa phải là nội dung quan tâm của nông dân, bởi không có nguyên tắc nào gắn kết lợi ích của nhà nông với chất lượng sản phẩm. Các nhà kinh doanh (bao gồm cả các doanh nghiệp lớn) cũng vẫn đang đơn độc chạy đua ở cả thị trường trong nước (thu mua nguyên liệu) và thị trường nước ngoài. Cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp (tranh mua, tranh hợp đồng bán), đặc biệt là tình trạng cạnh tranh không tập trung vào chất lượng khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều thua thiệt và làm mất đi lợi thế.

Bảng 3.30 Hiệu quả sản xuất cà phê theo hình thức liên kết


Chỉ tiêu

ĐVT

Liên kết

Không liên kết

Năng suất sản phẩm

kg/ha

3 403

2 664



Giá trị sản lượng

nghìn đồng

84 726

65 533

Tổng chi phí

nghìn đồng

56 201

52 280

Trong đó Chi phí phân bón

nghìn đồng

20 104

22 508

Chi phí lao động

nghìn đồng

24 443

22 459

Giá thành sản phẩm

nghìn đồng/tấn

16 517

19 625

Lợi nhuận

nghìn đồng

28 525

13 253

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Kết quả khảo sát nông hộ cho thấy số hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn rất khiêm tốn (14% số hộ, chiếm 15,42% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của hộ). Các hộ nông dân ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, sản xuất cà phê theo quy trình (có cán bộ của công ty hướng dẫn kỹ thuật và giám sát quá trình thực hiện) bảo đảm chất lượng, giá bán sản phẩm cao hơn giá thị trường (mức giá chênh lệch từ 300 đến

1.050 nghìn đồng/tấn sản phẩm, tùy từng trường hợp cụ thể). Bảng 3.30 phản ánh hiệu quả sản xuất cà phê của 2 nhóm hộ liên kết và không liên kết. Kết quả kiểm định t­test cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về năng suất giữa 2 nhóm hộ (năng suất của nhóm hộ liên kết cao hơn hẳn nhóm hộ còn lại, Phụ lục 2b). Chi phí đầu tư của 2 nhóm hộ có sự khác biệt không đáng kể, do đó hiệu quả của nhóm hộ liên kết cao hơn (lợi nhuận cao hơn 115%, trong khi đó giá thành thấp hơn 16%).

* Hiệp hội ngành hàng với người sản xuất, kinh doanh cà phê

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ra đời có chức năng tổ

chức, tập hợp các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước, xúc tiến

thương mại và hỗ trợ thông tin. Trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã làm tốt vai trò của mình qua các khía cạnh, đó là phát triển hội viên, nghiên cứu xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương về chủ trương, chính sách, biện pháp bảo vệ và khuyến khích các đối tượng sản xuất và xuất khẩu cà phê.

Hộp 3.6 Lý do tham gia Hiệp hội ngành hàng

5 lý do chính để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê tham gia vào


VICOFA là để giao lưu vui vẻ 36%; tham gia vào cộng đồng kinh doanh theo nghĩa “buôn có bạn, bán có phường” 27%; nhận được thông tin, chính sách pháp luật 18%; nhận được dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 9% và để được bảo vệ quyền lợi chính đáng 9%.

Nguồn: Nguyễn Đình Long, 2007 [24]


Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk cho thấy 100% số đơn vị gia nhập hiệp hội VICOFA. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phía Hiệp hội đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò liên kết các nhà xuất khẩu cà phê và cung cấp thông tin khá mờ nhạt. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng việc

tham gia vào Hiệp hội là theo phong trào giống như "buôn có bạn, bán có

phường". Các nguồn thông tin về sản xuất, kinh doanh như thông tin về giá cả, công nghệ, dự báo thị trường, luật pháp, chính sách... các doanh nghiệp đều khó nhận được sự trợ giúp từ phía Hiệp hội mà phải tự tìm kiếm hoặc là mua của các đơn vị khác. 60% số doanh nghiệp cho rằng họ có tham khảo thêm thông tin từ phía VICOFA, còn 40% số doanh nghiệp hoàn toàn không tham khảo thông tin từ Hiệp hội này (Biểu đồ 3.15). Nhiều doanh nghiệp cho rằng thông tin từ Hiệp hội VICOFA thường chậm và nghèo nàn, do đó doanh nghiệp ngoài khai thác thông tin từ internet thì họ còn chủ động tìm đến một vài nhà cung cấp thông tin nhanh nhạy và uy tín khác như Reuters, Down John. Tuy nhiên, do chi phí mua

thông tin lớn nên nhiều doanh nghiệp còn dè chừng (Ví dụ Vinacafe Buôn Ma

Thuột mua thông tin về thị trường London của hãng Reuters với chi phí bình quân

3.200 USD/quý). Đây thực sự là một khoản chi không nhỏ đối với các đơn vị khó khăn về tài chính.


Biểu đồ 3 15 Nguồn thông tin thị trường các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận 1

Biểu đồ 3.15 Nguồn thông tin thị trường các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp


Vai trò của tổ

chức quản lý ngành hàng mờ

nhạt và điều đó đã gây ra

những bất lợi cho doanh nghiệp trong việc nỗ lực tạo lập lợi thế cạnh tranh (Bảng 3.31). Như vậy, việc hoàn thiện tổ chức quản lý ngành hàng cà phê, qua đó thực hiện tốt chức năng điều tiết, quản lý, liên kết các tác nhân, cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, xúc tiến thương mại… là yêu cầu hết sức cấp bách để có thể phát huy sức mạnh chung và phát triển bền vững lợi thế cạnh tranh.

Tóm lại, phân tích tác động của tổ chức quản lý ngành hàng đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân cho thấy sự thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong ngành hàng và thiếu định chế tổ chức quản lý ngành hàng đang gây ra những cản trở lớn đối với việc tạo lập sức mạnh để nâng cao lợi thế cạnh tranh.


Bảng 3.31 Mức độ tác động của tổ chức quản lý ngành hàng đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân


Tác động của tổ chức quản lý ngành hàng

Mức độ tác động (điểm)

Rất bất lợi

Bất lợi

Khá bất lợi

Trung bình

Khá thuận lợi

Thuận lợi

Rất thuận lợi

Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý chặt chẽ



­0,60





Liên kết các tác nhân trong ngành hàng




0,00




Cung cấp thông tin (thị trường, luật, chính sách)





0,30




Chia sẻ lợi ích và cạnh tranh



­0,60





Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp


3.2.6 Tác động của chính sách

3.2.6.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu

Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư công, Chính phủ có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế thông qua hỗ trợ sản xuất trong nước dưới hình thức hỗ trợ lãi suất và điều tiết quản lý có hiệu quả thị trường đầu vào và đầu ra.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPCO, NPCI) và hệ số bảo hộ hiệu quả (EPC) từ số liệu Bảng 3.5: NPCO = 0,96 (nhỏ hơn 1), NPCI = 1,08 (lớn hơn 1) và EPC = 0,94 (nhỏ hơn 1). Điều này cho thấy các chính sách can thiệp của Chính phủ hầu như không có tác dụng bảo hộ cho cả đầu ra và đầu vào và chưa có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất cà phê. Nguyên nhân i) Quản lý Nhà nước đối với khâu thu mua sản phẩm và đối với thị trường vật tư phân bón chưa chặt chẽ, hiện tượng tranh mua, tranh bán và ép giá, dẫn đến mức giá bán sản phẩm thực tế nông dân nhận được thấp, trong khi đó nông dân phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022