Biến Động Giá Cà Phê Trên Thị Trường Tỉnh Đắk Lắk Năm 2010


mua phân bón với mức giá rất cao so với giá nhập khẩu; ii) Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ muộn, nông dân đã bán phần lớn sản phẩm trước đó với mức giá thấp.

3.2.6.2Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ

Năm 2010, Chính phủ đã ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ mua tạm trữ 200 nghìn tấn cà phê (Quyết định 481/QĐ­TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010 về hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009­2010). Chính sách của Chính phủ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện thị trường cà phê trong nước và thế giới, nhờ đó giá cà phê trên thị trường Đắk Lắk từ giữa năm 2010 liên tục tăng (Biểu đồ 3.16).

Biểu đồ 3 16 Biến động giá cà phê trên thị trường tỉnh Đắk Lắk năm 2010 1

Biểu đồ 3.16 Biến động giá cà phê trên thị trường tỉnh Đắk Lắk năm 2010

Nguồn: Công ty Vinacafe Buôn Ma Thuột và Công ty Simeco

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ còn bất cập, do những khó khăn, vướng mắc sau:

Một là, khối lượng mua tạm trữ cà phê không đạt mục tiêu, hết thời hạn mua tạm trữ (từ 15/4 đến 15/7/2010), 13 doanh nghiệp được Chính phủ chỉ định mới thu mua được 55 nghìn tấn (chiếm 27,5%), trong đó riêng 5 doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk thu mua được 17 nghìn tấn), lượng vốn đã giải ngân 400 tỷ đồng. Lý do (1) Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn; (2) Thủ tục rườm rà gây phiền hà và tốn kém thời gian (doanh nghiệp muốn vay vốn hỗ trợ lãi suất phải có bảng kê về khối lượng cà phê thu mua và địa chỉ kho dự trữ, có xác nhận của Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh) và (3) Thời gian mua tạm trữ ngắn, trong khi đó thời gian


làm thủ tục kéo dài, khi thu mua cà phê vào tháng 6, 7 thì giá cà phê tăng cao.

Hai là, mặc dù được hỗ

trợ

lãi suất 6% khi mua tạm trữ, nhưng các

doanh nghiệp vẫn phải vay theo lãi suất thỏa thuận, có khi lên đến 17 ­ 18%

năm, sau khi trừ đi mức lãi suất hỗ trợ, lãi suất thực tế doanh nghiệp phải trả vẫn cao, làm tăng giá thành cà phê dự trữ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp mua cà phê sau đó bán ngay chứ không dự trữ theo tinh thần chính sách.

3.2.6.3 Tác động của chính sách tỷ giá

Xu thế tự do hóa thương mại, tỷ giá được sử dụng như một công cụ để tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước (việc giảm giá đồng tiền nội tệ có tác động thúc đẩy xuất khẩu). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục thực hiện điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá tiền đồng để tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Để đánh giá tác động của tỷ giá đến lợi thế cạnh tranh, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu, đó là lợi nhuận và khối lượng xuất khẩu cà phê nhân (Bảng 3.32).

Bảng 3.32 Ảnh hưởng của tỷ giá đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Chỉ tiêu

ĐVT

2000

2005

2010

Tăng BQ (%)

Tỷ lệ nhập khẩu phân bón

so với tổng cung phân bón

%

77

57

30


Tỷ giá hối đoái

VND/USD

14 054

15 987

18 619

2,85

Giá thành cà phê nhân xô

nghìn

đồng/tấn

8 405

10 670

19 710

8,90

Giá xuất khẩu cà phê

USD/tấn

681

825

1 479

8,06

Giá xuất khẩu cà phê

nghìn

đồng/tấn

9 571

13 189

27 538

11,15

Lợi nhuận 1 tấn cà phê

nghìn

đồng/tấn

1 166

2 519

7 828

20,98

Khối lượng cà phê nhân

XK

nghìn tấn

340,8

304,6

340

­ 0,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương Đắk Lắk và tính toán của tác giả


+ Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk không tăng, giai đoạn 2000 ­ 2010 giảm 0,02% (thực tế, sản lượng phụ thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện thời tiết).

+ Lợi nhuận tăng 29,98% là do i) giá xuất khẩu tăng, ii) tỷ lệ yếu tố nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu giảm và iii) giảm giá đồng nội tệ. Tác động của chính sách tỷ giá đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân mạnh nếu sản xuất cà phê không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.

Năng lực nội bộ của các tổ chức

kinh tế

Công nghệ

Tổ chức sản xuất

Nguồn nhân lực

Tài chính

Nghiên cứu và PT

Quy mô, chất lượng đất đai

Chia sẻ lợi ích

Cạnh tranh

Chất lượng môi trường vi mô và

vĩ mô

Cơ sở hạ tầng

Hiệp hội ngành hàng

Hỗ trợ xúc tiến TM

Liên kết các tác nhân

Quy mô của cầu trong nước

Hệ thống tín dụng

Nguồn kiến

Mức độ đòi hỏi của cầu trong

Chính sách

của Chính phủ

Chính sách tài khóa và ngoại thương

­ Miễn thuế nông nghiệp, thuế xuất khẩu

­ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao TBKT…

­ Chính sách tỷ giá

Chính sách tiền tệ

­ Hỗ trợ lãi suất

­ Cho vay tạm trữ

­ Cho vay sản xuất, chế biến, kinh doanh

Như vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân thì chính sách tỷ giá cần đi kèm với phát triển công nghiệp phụ trợ và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá xuất khẩu.


thức n

Khuyến NC,

ước Cung

nông

chuyển giao

TBKT

cấp đầu vào nội địa




Ghi chú: Tác động bất lợi

Tác động trung bình

Tác động thuận lợi


Sơ đồ 3.3 Tóm tắt các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế

Nguồn: Tổng hợp và mô tả của tác giả

Tóm lại, qua phân tích các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, tác giả rút ra nhận xét như sau:

Một là, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được tạo lập và phát triển thông qua quá trình vận động và hoàn thiện không ngừng của nhiều yếu tố, trong đó năng lực nội bộ của các tổ chức kinh tế có vai trò quyết định. Chất lượng môi trường tạo động lực thúc đẩy giúp hộ, doanh nghiệp đạt năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo tốt hơn. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ giúp hoàn thiện và nâng cấp chất lượng môi trường nội bộ và môi trường vi mô. Các yếu tố nền tảng của lợi thế cạnh tranh được tóm tắt ở Sơ đồ 3.3.

Hai là, chất lượng thực tế của cả môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài hạn chế nên chưa tạo đòn bẩy thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, vẫn còn nhiều yếu tố đang cản trở đối với việc đổi mới, sáng tạo để phát triển lợi thế cạnh tranh.

Ba là, tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk là yêu cầu tất yếu khách quan. Quan điểm cạnh tranh dựa vào lợi thế tĩnh không còn phù hợp; Vì vậy việc tạo dựng các lợi thế mới, đặc trưng dựa vào đổi mới và sáng tạo là chiến lược cơ bản để nuôi dưỡng và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững.

Để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhẳm nâng

cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk

Lắk, chúng tôi phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với lợi


thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

* Điểm mạnh tạo lợi thế cạnh tranh (S)

­ Lợi thế về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) tạo sản phẩm cà phê có chất lượng tự nhiên tốt và giá thành thấp.

­ Sản lượng và khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn tạo lợi thế về quy mô.

* Điểm yếu làm hạn chế lợi thế cạnh tranh (W)

­ Chất lượng sản phẩm thấp do kỹ thuật canh tác, thu hái và chế biến lạc

hậu.

­ Năng lực tài chính và công nghệ thấp, kỹ năng đàm phán kinh doanh xuất

khẩu hạn chế.

­ Thương hiệu và chỉ dẫn địa lý chưa phát triển.

­ Tiêu dùng nội địa thấp, phụ thuộc vào thị trường thế giới.

* Cơ hội phát triển lợi thế cạnh tranh (O)

­ Chương trình phát triển cà phê bền vững thông qua các chứng chỉ 4C, Utz, Fair trade, Rainforest, tạo cơ hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

­ Tiến bộ kỹ thuật (đặc biệt về giống) giúp nâng cao năng suất và chất

lượng.

­ Tiềm năng thị trường cà phê Robusta lớn.

* Thách thức

­ Chi phí lao động, vật tư tăng cao làm tăng giá thành.

­ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, là yếu tố hạn chế việc cải tiến công nghệ để nâng chất lượng.

­ Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng còn hạn chế, tạo rào cản kỹ thuật khi tham gia vào thị trường thế giới.

­ Thị

trường thế

giới biến động thất thường,

ảnh hưởng đến việc ra

quyết định trong sản xuất, kinh doanh.

Chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk dựa vào kết quả phân tích SWOT được trình bày ở Bảng 3.33.


Bảng 3.33 Chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk

Chiến lược S­O

­ Phát triển cà phê bền vững, cà phê có chứng nhận để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

­ Áp dụng tiến bộ mới về giống để cải thiện chất lượng và tăng năng

suất.

Chiến lược S­T

­ Tăng cường khả năng cạnh tranh và cung cấp các yếu tố đầu vào nội địa.

­ Liên kết sản xuất để cải tiến công nghệ.

­ Tăng cường quản lý chất lượng, quy định chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Chiến lược W­O

Chiến lược W­T

­ Quy định chặt chẽ quy trình sản

­ Phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.

xuất phù hợp để nâng cao chất

­ Tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin và năng

lượng.

lực tiếp cận thông tin.

­ Tăng cường kỹ năng kinh doanh

­ Coi trọng uy tín trong kinh doanh để phát

hiện đại, cải thiện năng lực tài

triển thị trường bền vững.

chính và năng lực công nghệ.

­ Liên kết các doanh nghiệp để tạo sức mạnh

­ Phát triển thương hiệu và chỉ dẫn

điều tiết thị trường.

địa lý.


Nguồn: Phân tích của nhóm PRA và nhóm KIP


Tóm tắt chương 3

Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk qua phân tích 4 nội dung như sau:

Về hiệu quả: Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt trên các khía cạnh năng suất sản phẩm và giá thành. Năng suất sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk đạt 2,21 tấn/ha, cao hơn so với năng suất bình quân của cả nước và cao gấp hơn 2 lần so với Ấn Độ, gần gấp 3 lần so với Indonesia. Giá thành cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk là 1.142 USD/tấn, so với Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn từ 5 đến 18%. Lợi nhuận bình quân 1 ha cà phê của Đăk Lắk đạt 654 USD, cao hơn Indonesia 24% nhưng thấp hơn nhiều so với Ấn


Độ (thấp hơn 137%). Do vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh, người sản xuất cà phê ở Đắk Lắk cần kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả hơn để giảm giá thành, đồng thời tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu.

Về chất lượng sản phẩm: 57% khối lượng sản phẩm của hộ nông dân có chất lượng không bảo đảm. 90% khối lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk không áp dụng tiêu chuẩn 4193­2005, là tiêu chuẩn phù hợp với Nghị quyết 420 của ICO. So sánh giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu và hệ số giá cả có thể nhận thấy chất lượng cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Indonesia (giai đoạn 2000­2009, giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lăk thấp hơn Ấn Độ từ 1,3 đến 2,3 lần và thấp hơn Indonesia từ 1,1 đến 1,7 lần).

Về thị phần: Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu hàng năm của Đắk Lắk từ 320 đến 380 nghìn tấn, chiếm hơn 1 phần 3 tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước. So với thị trường thế giới, Đắk Lắk chiếm 6% thị phần, tương ứng với Indonesia (là quốc qua đứng thứ 4 về thị phần xuất khẩu) và gấp đôi so với Ấn

Độ. Các thị

trường lớn và khá

ổn định của Đắk Lắk là Đức, Mỹ, Nhật Bản,

Thụy Sĩ, Ý… Các thị trường này đều đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản

phẩm. Vì vậy, để lượng sản phẩm.

giữ

vững và mở

rộng thị

phần cần tích cự

cải thiện chất

Về khả năng đáp ứng cầu: 50% sản lượng cà phê nhân của hộ nông dân

được thực hiện thông qua kênh tiêu thụ rườm rà, làm gia tăng lượng hao hụt,

giảm chất lượng sản phẩm và hạn chế lợi thế cạnh tranh. Chỉ có 40% số doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhưng hầu hết mới chỉ đăng ký ở trong nước. Đắk Lắk xuất khẩu cà phê nhân phần lớn là qua các trung gian, chủng loại sản phẩm đơn điệu (khách hàng nước ngoài biết tới cà phê Đắk Lắk là loại cà phê

R2 S13, tỷ lệ đen vỡ 5%, độ ẩm 12,5 đến 13%, chiếm 55 đến 60% tổng khối

lượng hàng xuất khẩu, giá bán chỉ tương đương loại cà phê chất lượng trung bình


thấp của Indonesia). Mẫu mã bao bì của các doanh nghiệp thiếu sự đa dạng và hấp dẫn, chậm cải tiến. Nghiệp vụ kinh doanh và cơ sở vật chất hạn chế nên Đắk Lắk xuất khẩu chủ yếu theo giá FOB (97%), mức giá trừ lùi cao (40 đến 200 USD/tấn) và bị ép giá.

Các nhân tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm 1) Điều kiện tự nhiên, Đắk Lăk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả tốt nhất ở Việt Nam. 2) Năng lực của các tổ chức kinh tế như lao động, vốn, công nghệ, tổ chức sản xuất; Trong đó năng lực tổ chức sản xuất là yếu tố gây bất lợi lớn nhất đối với việc tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh. 3) Điều kiện cầu trong nước, bao gồm cả quy mô, tỷ lệ tiêu dùng nội địa và yêu cầu của khách hàng trong nước về chất lượng, chủng loại đều yếu, chưa tạo đòn bẩy để nâng cao lợi thế cạnh tranh. 4) Hỗ trợ của các lĩnh vực đầu tư công đã bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, tuy nhiên do năng lực và khả năng đáp ứng của các ngành hỗ trợ còn hạn chế nên tác động đối với lợi thế cạnh tranh chưa mạnh. 5) Tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm hạn chế lợi thế cạnh tranh. 6) Chính sách can thiệp của Chính phủ, trong đó Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ và chính sách tỷ giá có tác động tích cực góp phần cải thiện giá cả và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022