Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Fdi Trong Thời Gian Khởi Động Và Từng Bước Tăng Trưởng Mạnh Của Fdi Ở Việt Nam (1988 – 1996)


Chương 2

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008


Ngày 29–7–1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 1–1–1988 đã tạo ra khung pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Từ đây dòng FDI bắt đầu chảy vào Việt Nam, mở ra một quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam mà cho đến nay quá trình này vẫn đang diễn ra và chắc chắn sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và sôi động hơn nữa trong tương lai.

Cho đến năm 2008, Việt Nam đã có một quá trình 20 năm thu hút và sử dụng vốn FDI. Trong quá trình đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những biến chuyển khá sâu sắc và quan trọng. Dưới góc độ lịch sử, sự biến chuyển đó có thể được nhìn nhận qua 3 thời đoạn như sau:

+ 1988 – 1996: Thời kỳ khởi động và từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam.

+ 1997 – 2000: Thời kỳ suy giảm của FDI ở Việt Nam.


+ 2000 – 2008: Thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam.

Trong mỗi thời đoạn đó, chúng tôi sẽ giới thiệu sự chuyển biến về giá trị và quy mô trung bình dự án FDI đồng thời tập trung trình bày quá trình chuyển biến của cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận trên bốn phương


diện chủ yếu đó là: chuyển biến cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế, chuyển biến cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư, chuyển biến cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ và chuyển biến cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác đầu tư.‌

2.1. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian khởi động và từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam (1988 – 1996)

2.1.1. Chuyển biến giá trị và quy mô dự án FDI


Sự đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung, trực tiếp là sự đổi mới về quan điểm phát triển kinh tế nói riêng, đã nhanh chóng đưa lại hiệu quả trên thực tế. Ngay sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực (1–1–1988), dòng FDI đã hội nhập và trở thành một bộ phận trong dòng chảy kinh tế Việt Nam. Sự hội nhập này được đánh dấu bằng 37 dự án đầu tư ngay trong năm 1988 với tổng vốn đăng ký lên đến 371,8 triệu USD, mà khởi đầu là dự án liên doanh dầu khí Việt – Xô. Trong 2 năm tiếp theo, số dự án và số vốn đầu tư tăng lên khá nhanh. Năm 1989, không kể vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp phép và các dự án của VIETSOVPETRO, tốc độ tăng trưởng dự án và số vốn đăng ký lần lượt là 183,78% và 156,67% so với năm 1988, tức đạt 68 dự án và 582,5 triệu USD. Năm 1990 con số này là 158,82% và 144,03% so với năm 1989, tương ứng với 108 dự án và 839 triệu USD vốn đăng ký (xem bảng 2.1).

Như vậy, tính chung trong 3 năm 1988 – 1990, Việt Nam đã thu hút được 213 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1602,2 triệu USD. Rò ràng, số dự án và số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian 1988 – 1990 là chưa cao, nhưng con số đó là chấp nhận được đối với điều kiện thực tế của một quốc gia


mới tiến hành mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài như Việt Nam. Song quan trọng hơn, sự xuất hiện và gia tăng của vốn FDI qua các năm trên thực tế đã góp phần gia tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp thiết thực vào công cuộc Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của đất nước. Tất nhiên, không thể phủ nhận được là, so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ trọng vốn FDI lúc này chỉ chiếm rất ít, khoảng trên dưới 10%. Bộ phận vốn đầu tư của nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, thường chiếm tới hơn 2/3 tổng vốn đầu tư xã hội và là nguồn vốn giữ vai trò then chốt, chủ đạo trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.

Bảng 2.1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1988 – 19966



Năm


Số dự án

Tổng số vốn đăng ký

(Triệu USD)

Vốn pháp định

(Triệu USD)

1988

37

371,8

288,4

1989

68

582,5

311,5

1990

108

839,0

407,5

1991

151

1322,3

663,6

1992

197

2165,0

1418,0

1993

269

2900,0

1468,5

1994

343

3765,6

1729,9

1995

370

6530,8

2986,6

1996

325

8497,3

2940,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 6

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, tr. 364


6 Không kể vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép của các năm trước và các dự án của VIETSOVPETRO.


Đi vào căn nguyên của vấn đề, có thể thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong 3 năm đầu chưa cao. Cụ thể là:

Trước hết, như đã nói, đây là thời gian đầu Việt Nam tiến hành các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là quốc gia “đi sau” trong thu hút đầu tư nước ngoài, bản thân Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật cũng như chiến lược thu hút và sử dụng FDI mà vừa phải tiến hành từng bước vừa kết hợp với học hỏi, rút kinh nghiệm. Do đó, trong thời gian đầu, hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI còn hạn chế là điều khó tránh khỏi.

Thêm vào đó, Việt Nam mới tiến hành mở cửa thu hút FDI, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng mới được ban hành vào năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ năm 1988. Đồng thời, trong thời gian này, Việt Nam đang bị Mỹ bao vây cấm vận, các quan hệ đối ngoại với các quốc gia bên ngoài bị hạn chế cho nên những thông tin và hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam chưa đến được nhiều với bạn bè quốc tế. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài chưa có đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam, trong khi những thông tin về khả năng và cơ hội đầu tư lại là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa đến các quyết định đầu tư hay không đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một quốc gia nào đó.

Trong khi đó, môi trường đầu tư của Việt Nam lại có nhiều hạn chế và hàm chứa độ rủi ro cao. Chế độ quan liêu, bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật đầu tư nói riêng thiếu sự minh bạch, rò ràng và hay thay đổi, cho nên đối với các nhà đầu tư nó không đảm bảo chắc chắn cho quyền lợi của họ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhìn chung còn thấp kém. Nền kinh tế thị trường thì mới đang trong quá trình hình thành. Việt


Nam lại đang bị Mỹ tiến hành bao vây, cấm vận. Công cuộc Đổi mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa tiến hành được bao lâu, Việt Nam vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. Mặt khác, nhìn rộng ra, có thể thấy các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng đã tiến hành cải tổ, cải cách đất nước nhưng những biện pháp đó trên thực tế đã không cải thiện được tình hình mà còn đẩy các quốc gia này lấn sâu vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và đi vào bước đường sụp đổ. Trong bối cảnh đó, tình hình phát triển chính trị – xã hội của Việt Nam như thế nào là điều rất khó đoán định đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả những điều đó làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên thiếu sự an toàn, thiếu tính hấp dẫn, cạnh tranh và thiếu sự yên tâm đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Những nguyên nhân trên chính là những rào cản lớn làm cho nhà đầu tư nước ngoài một mặt vừa muốn thâm nhập thị trường tiềm năng của Việt Nam; nhưng mặt khác, lại vừa băn khoăn, lo lắng và e ngại với kế hoạch đầu tư vào địa bàn này.

Từ năm 1991 trở đi, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có những chuyển biến có thể nói là mang tính bước ngoặt theo hướng gia tăng ngày càng mạnh mẽ các dự án FDI và vốn đăng ký đầu tư. Cụ thể là, năm 1991, với 151 dự án có tổng vốn đăng ký là 1322,3 triệu USD, lần đầu tiên số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trong những năm tiếp theo, số dự án và số vốn đăng ký liên tục tăng và duy trì ở mức rất cao với hàng trăm dự án và hàng tỷ USD mỗi năm. Trên đà tăng trưởng đó, Việt Nam đã nhanh chóng đạt đến đỉnh cao trong thu hút FDI vào năm 1996 khi thu hút được 325 dự án với tổng số vốn đăng ký là 8497,3 triệu USD (xem bảng 2.1).


Sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm 1991 – 1996 đã trực tiếp tạo ra những biến đổi trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội. Theo đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội những năm 1990 – 1996 có xu hướng tăng lên, thậm chí tăng lên đáng kể, và cùng với nó là sự giảm sút về tỷ trọng của khu vực vốn trong nước. Cụ thể là, năm 1990, khu vực FDI mới chỉ đóng góp 1926 tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì đến năm 1995 khu vực này đã đóng góp tới 22000 tỷ đồng, tương đương với 32,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1996 tỷ trọng của khu vực FDI có giảm nhẹ nhưng vẫn đạt mức khá cao với 28,6%.

Bảng 2.2: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế trong thời gian 1991 – 1996

Đơn vị: tỷ đồng



Năm


Tổng vốn đầu tư


Vốn trong nước

Vốn FDI


Giá trị

Tỷ trọng


(%)

1991

13471

11545

1926

14,3

1992

24737

19552

5185

21,0

1993

42177

31556

10621

25,2

1994

54296

37796

16500

30,4

1995

68048

46048

22000

32,3

1996

79367

56667

22700

28,6

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2000 – 2001 Việt Nam và thế giới


Như vậy, so với bộ phận vốn đầu tư trong nước, khu vực FDI vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, song có thể thấy khu vực này đã nhanh chóng trở thành một bộ phận có vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội. Mặt khác, những diễn biến trên của khu vực FDI trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội đã cho thấy những thành công bước đầu trên thực tế của Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước như các đại hội của Đảng đã đề ra.

Những thành tựu lớn trên về thu hút FDI trong thời gian 1991 – 1996, trong một chừng mực nào đó, có thể xem là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng của nước chủ nhà Việt Nam.

Trước hết, nhờ sự cố gắng của toàn Đảng toàn dân, trên cơ sở đường lối Đổi mới đúng đắn do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, Việt Nam mặc dù chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Về chính trị, Việt Nam đã từng buớc tạo ra một môi trường chính trị được đánh giá là ổn định. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, bình quân tăng trưởng GDP trong thời kỳ 1991 – 1995 đạt 8,2%/năm, vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 5,5 – 6,5%) [7, tr. 187]. Trong lĩnh vực đối ngoại nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng, mối quan hệ hợp tác phát triển đã được khôi phục, khai thông và mở rộng với nhiều nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Những thành tựu đó, đặt trong bối cảnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa lúc này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi như đã biết, sau một thời gian tiến hành cải tổ, cải cách nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã


hội, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã không những không thành công mà còn rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn, và hệ quả tất yếu là trong những năm 1989 – 1991 hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô. Như vậy, trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam vẫn đứng vững, vẫn tiếp tục kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội nhưng bằng hình thức và bước đi thích hợp. Điều này vì thế đã góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với địa bàn đầu tư Việt Nam.

Bên cạnh đó, những năm 1991 – 1996, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Trong vấn đề này thì việc tạo dựng một môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Biểu hiện là, Việt Nam đã nhiều lần tiến hành điều chỉnh pháp luật về đầu tư nước ngoài. Năm 1990, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành và cho áp dụng “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987” lần thứ nhất7. Sau đó 1 năm, tức là năm 1992, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987” lần thứ hai đã được ban hành và thay thế cho luật đầu tư sửa đổi bổ sung lần thứ nhất8. Với 2 lần sửa



7 Luật sửa đổi, bổ sung năm 1990 có 3 điểm mới căn bản là: Thứ nhất, cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân được trực tiếp hợp tác kinh doanh với bên nước ngoài. Thứ hai, mở rộng hình thức kinh doanh hai bên thành nhiều bên, cho phép nhiều tổ chức và cá nhân được đứng thành một bên độc lập trong liên doanh. Thứ ba, cho phép các xí nghiệp liên doanh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu cũng được hưởng các quyền ưu đãi tài chính như các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

8 Luật sửa đổi, bổ sung năm 1992 có các nội dung chính sau: Thứ nhất, trước đây chỉ cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam là các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn được phép hợp tác kinh doanh với nước ngoài thì nay cho phép cả tư nhân. Thứ hai, quy định thời gian hoạt động tối đa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên 70 năm thay vì 50 năm như trước kia. Thứ ba, cho phép các liên doanh được mở tài khoản vay vốn ở nước ngoài thay vì chỉ được phép mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước kia. Thứ tư, trong trường hợp có sự thay đổi của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thì Nhà nước Việt Nam có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của các nhà đầu tư.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022