Sự Khao Khát Đến Cái Tột Cùng Của Hàn Mặc Tử

mình với vũ trụ thi ca của mình là bốn yếu tố: “trăng, hoa, nhạc, hương” mà bốn yếu tố này lại do Đức Chúa trời tạo ra: Trăng, hoa, nhạc, hương là cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa và người đấy, chiêm nghiệm vẻ màu nhiệm và phép tắc của chí tôn. Vì thế ngoài hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa trời phải tạo ra cho đời một loài thứ ba nữa: loài Thi sỹ. Loài Thi sỹ này là những bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch.

Cũng như một số nhà thơ lãng mạn, Hàn Mặc Tử quan niệm thi sỹ là người của tiên giới. Thi sỹ xuống cõi đời như một “trích tiên” bị đày đoạ, đó là những kẻ bơ vơ, lạc lõng, là những linh hồn lạc lõng bơ vơ như con nai vàng ngơ ngác, là những kẻ “đầu thai nhầm thế kỷ”. Cho nên, thơ là tiếng kêu thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ, vô chung với những hạnh phúc rất tuyệt. Thi sỹ đã cảm nhận và tận hưởng mĩ vị do đức chúa trời ban phát và trải nó ra cho thiên hạ mười phương. Thi sỹ chỉ nhận ra một người tri kỷ, chân tình là Đức chúa trời và thơ Hàn Mặc Tử đã ngập tràn tình yêu, lòng tôn kính với người.

Tất nhiên, khi dâng niềm sáng tạo lên đấng sáng tạo, nhà thơ có thể chiêm bao với sự thật. Một cảnh huyền ảo hiện lên, người thơ nhuốm màu trong cái cảm hứng dạt dào. “Như có ma lực vô song đưa tôi đến bến bờ huyền diệu. Đêm nay là một đêm hào hoa nên mùa trăng bát ngát bốn phương thôi không cầu nguyện nữa mà lòng tôi rực lên cảm hứng. Từ sự thực đi tới bào ảnh, từ bào ảnh đi đến huyền diệu và từ huyền diệu đi đến chiêm bao. Mông lung trùm lên sự vật và cõi thực bị ánh sáng của chiêm bao vây riết”. Đó là một quan niệm thơ đánh dấu sự hoà giải giữa nghệ thuật với đức tin và thông qua quan niệm ấy, nhà thơ gặp lại luận đề nổi tiếng của linh mục Bremonche, mối tương đồng giữa thơ và kinh cầu nguyện. Trong đó còn có cả ảnh hưởng của Vecrlaire, Rimbaurd, Peguy và Claudel. Trong bài thơ “Tựa xuân như ý” nhà thơ đã đã nêu quan điểm của mình theo vũ trụ thiên nhiên và ân sủng của Chúa:

“Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao”

(Kết của bài Tựa xuân như ý)

“Vì có đấng hằng sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”

(Ngoài vũ trụ)

Mỗi nghệ sỹ đều tìm đến một đối tượng thẩm mỹ của riêng mình, đều xuất phát từ nguyên uỷ sâu xa, riêng biệt. Người ta thường nghĩ đến trước tiên tuổi thơ của thi sỹ- tuổi thơ bao giờ cũng có ảnh hưởng khá quyết định đến khuynh hướng thẩm mỹ của người nghệ sỹ. Sau này khi trưởng thành, ý thức tôn giáo của Hàn Mặc Tử có những diễn biến phức tạp . Nhưng thời thơ ấu, cậu bé Nguyễn Trọng Trí là một con chiên ngoan đạo. Sự thanh khiết của tâm hồn là mỗi con chiên chân chính hằng tin, hằng hướng tới. Bởi đó là chân tính, thượng đế tính của con người. Vẻ đẹp ấy không thể không ngự trị trong tâm hồn trong trẻo ngây thơ của Phanxico Nguyễn Trọng Trí như là chuẩn mực nhân văn tối cao và thiêng liêng. Đồng thời môi trường thiên nhiên của tuổi thơ cũng để lại dấu ấn lớn trong khuynh hướng thẩm mỹ ấy. Trong lời ký “Hàn Mặc Tử , anh tôi” Nguyễn Bá Tín mô tả tuổi thơ của anh em Hàn Mặc Tử có một sự gắn bó kỳ lạ với thế giới thiên nhiên rất đáng chú ý. Động Cát chợ Chua Me ở Sa Kỳ. Địa phương gọi là Động - ông viết: “Kỳ thực là một vùng rộng lớn, cát trắng phau, thứ cát ánh ngời như mảnh pha lê vụn, chạy dài bốn năm cây số trên bờ đại dương (…)./ có những thung lũng chạy dài như dòng sông khô cạn, mà khi trời nắng chói chang, bốc lên một thứ hơi, nhìn từ xa phảng phất khói sóng trên sông(…)./ Khói nắng ngùn ngụt trôi theo mây trắng ngang trời./ Vào những đêm trăng sáng thì tuyệt đẹp, nhưng huyền ảo đến rợn người như đi vào một thế giới xa lạ(…)./ [23, tr.345- 346]. Hẳn ánh trăng kỳ dị, sắc cát trắng đến huyền ảo này đã hoà điệu cùng sự trinh bạch, thanh khiết. Kitô giáo đã mê hoặc tâm hồn nhạy cảm của Hàn Mặc Tử, thậm chí hoá thân vào tâm hồn ấy để trở thành tiêu chuẩn mĩ học cho khát vọng thi ca của ông. Không thế làm sao ta có thể cắt nghĩa được sắc trắng tinh khôi, trinh bạch đến kỳ ảo với những biến thể phong phú của nó

được thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử với mật độ dày đến thế, và nó trở thành linh hồn của mọi vẻ đẹp thi ca của Hàn Mặc Tử đến như vậy?

Khát vọng tinh thần của những thi sỹ như Hàn Mặc Tử bao giờ cũng là sự đồng vọng của hai con người: Con người nghệ sỹ và con người tôn giáo. Có lúc đã có sự phân tách giữa hai con người này, không thể không nhìn nhận chúng ở những khác biệt đặc trưng. Trên những nét đặc thù, có thể phân biệt, con người nghệ sỹ nghiêng về đời sống tâm hồn, con người tôn giáo nghiêng về đời sống tâm linh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Chúng ta đều biết, nếu tâm hồn là một đời sống tinh thần chủ yếu hướng về cái đẹp, thì tâm linh lại là một đời sống tinh thần chủ yếu hướng đến cái thiêng( tuy trong thực tế, hai đời sống này thường trộn lẫn, đan xen và chuyển hoá cho nhau). Nói đến tâm hồn là nói đến nỗi đắm say, còn nói đến tâm linh là nói đến niềm sùng tín. Về nội dung một bên là những khát khao, một bên là những tín niệm. Về tính chất quan hệ, một đằng nghiêng về thụ hưởng, một đằng nghiêng về chiêm bái vv… Nếu như hai con người này đã thống nhất với nhau trong cùng một hồn thơ, thì có thể nói vẻ đẹp xuân tình và trinh khiết, thanh cao là sự chung đúc của khát vọng thẩm mỹ của một thi sỹ và tín niệm thiêng liêng của một đạo hữu.

Như trên đã nói, cảm hứng trên phải được bắt nguồn từ những tác động bên ngoài và tác động nội lực bên trong. Nội lực thì có sẵn bởi Hàn Mặc Tử là một nhà thơ công giáo, một tín đồ, một con chiên ngoan đạo của Chúa. Cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật trước cái mĩ cảm của tâm hồn thi sỹ đã vẽ nên những bức tranh mĩ lệ nhuốm màu siêu thực. Trước hết, đó là tấm lòng của một con chiên, một tín đồ. Nguồn cảm hứng của thi sỹ đã siêu thoát nhưng không phải để gặp những khoái lạc mà Hàn Mặc Tử đã hướng đến một người.

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 5

“Vì có đấng hằng sống hằng ngự trị, Nhạc Thiêng liêng dồn trôi khắp hư linh”

(Ngoài vũ trụ)

Có người, có cảnh sắc, đây là chốn thiêng liêng đầy quyền uy của Đức Chúa Trời mà thơ Hàn Mặc Tử đã hướng tới. Bài Say thơ rất đặc sắc vì là nguồn

hứng cảm huyền bí, sự rung động của tâm hồn nhà thơ khi tiếp xúc với sự mầu nhiệm thánh thể:

“Đây tất cả, hỡi ôi, mình thánh chúa Của tế lễ và nguồn hương chan chứa Ly tao rằng đờn ngọc cũng theo đờn Bởi đạo hạnh rung muôn dây tình cảm”

(Say thơ)

Là một nhà thơ theo trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” nên Hàn Mặc Tử đã kết luận những yếu tố của thơ ca chỉ là “trăng, hoa, nhạc, hương” mà chính Đức chúa trời đã tạo ra cho người đời hưởng thụ. Nên thiên nhiên, cảnh sắc, tạo vật trong thơ của Hàn Mặc Tử cũng mang cảm hứng của sự thanh sạch, tao nhã trong cõi vô cùng. Cả vũ trụ như say, như ngợp trong thiếu ánh sáng nhiệm màu đó.

“Ta bay lên, ta bay lên

Gió tiễn đưa ta đến nguyệt thềm Ta ở cõi cao nhìn trở xuống

Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm”

Như vậy, cảm hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử đã được thể hiện khá đậm nét, nhưng nó chỉ là những cảm hứng nuôi dưỡng hồn thơ, chứ chưa bao giờ Hàn Mặc Tử nghĩ là lời truyền giảng cho Phúc Âm, lại càng không bao giờ là “tiếng gọi của Thánh Tự” như nhận xét của Đặng Tiến.

2.2.3. Sự khao khát đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là thi sĩ luôn khao khát tột cùng, tột độ. Điều đấy thể hiện trước hết ở quan niệm thơ. “Nguyện suốt đời đi tìm sự lạ”, đó là chí hướng bao trùm của Hàn Mặc Tử khi dấn thân vào con đường nghệ thuật. Chí hướng này được bộc lộ trong bài Nghệ thuật là gì. Chí hướng như một động lực ngầm ẩn mà kiên trinh ấy cứ khiến Hàn suốt đời mải miết đi theo tiếng gọi ở chốn xa xăm, thiêng liêng, huyền bí làm rung động cõi lòng. Suốt đời cứ nhất định đòi hưởng cái thơ trên cái thơ khác nữa, nghĩa là tìm đến thứ thơ cao siêu hơn hết thảy - thứ thơ tuyệt đối. Và suốt đời quyết đi đến cõi ước mơ hoàn toàn, nghĩa là

một cõi giới lý tưởng tuyệt đối. Mà bao trùm lên tất cả chí hướng ấy đã quyết định quan niệm của Hàn Mặc tử về người thi sĩ: Thi sĩ là người khao khát vô tận, khao khát tột cùng. Như thế, đối với Hàn Mặc Tử, từ trong nguyên bản, một thi sĩ chân chính phải là: Thứ nhất, kẻ mang trong mình niềm khao khát vô giới hạn; thứ hai, người say mê cái lạ, săn tìm cái lạ. Tựu chung cả hai đều hướng tới cái tột cùng.

Không chỉ vậy, sau này hàn Mặc tử còn tiếp tục hoàn chỉnh quan niệm thơ về nhiều khía cạnh khác lạ hoàn toàn so với đương thời như: Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. Người làm thơ là “người khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo”, “thi sĩ đã ngất ngư trong khi lương thực ngon ngọt mĩ vị làm băng hương báu, làm bằng nhạc thiêng, làm bằng rượu say, làm bằng châu lệ”. Việc làm thơ là “tôi làm thơ?/- Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng”. “Tôi làm thơ?/ - Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên/ Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi”.

Ở Hàn Mặc Tử, mọi thứ đều có thể được đẩy lên đến tột cùng: Từ quan niệm thơ, việc làm thơ, hình tượng thơ cho đến cảm xúc thơ. Thơ là phương thức giải thoát, là hình thái thăng hoa của thi sĩ. Thơ là lời nguyện cầu cứu chuộc, thơ cũng là hy vọng cứu rỗi. Thơ là vẻ đẹp, thơ cũng là vẻ thiêng. Hàn Mặc Tử đã sống cho thơ và cũng chết cho thơ. Đối với thi sĩ, thơ thực sự là là một lẽ huyền nhiệm tột cùng của tồn tại, của sáng tạo và của giải thoát. Do đó, khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mỹ học nhưng cũng vừa là tín niệm tôn giáo của Hàn Mặc Tử.

Là một con chiên Thiên chúa giáo, Hàn Mặc Tử không thể không mang vào thơ mình ít nhiều quan niệm của tôn giáo đó. Không thể phủ nhận được thực tế: Chúng ta gặp khá đậm đặc các chất liệu Ki tô giáo - từ ngôn ngữ đến nghi thức lời nói. Song, ở thơ Hàn Mặc Tử, có lẽ ta không nên hiểu tôn giáo theo nghĩa thông thường, mà cần theo nghĩa rộng hơn như có lần nhà thơ đề xuất: “Cần hiểu chữ ấy với tất cả tinh thần của nó”, tức: không nên cột nó vào một nghĩa hẹp thông thường. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể thấy, tác giả không chỉ như một con chiên ngoan đạo ca ngợi và mang ơn Đức mẹ Maria,

Đấng chí tôn với một niềm sùng tín cao cả mà còn vận dụng tôn giáo như những hệ thống chất liệu để biểu đạt một ý niệm tôn giáo hoàn toàn khác. Tôn giáo cũng lãng mạn, tức tôn giáo kiểu nghệ sĩ. Khi những điều hằng khao khát, tôn thờ, phụng hiến được người nghệ sĩ đẩy lên đến tột cùng, khi ấy nó trở thành tôn giáo. Ví như, tình yêu không phải là một tôn giáo nhưng nó đã trở thành tôn giáo của Xuân Diệu. Hay cái đẹp không phải là tôn giáo những nó cũng đã trở thành tôn giáo của Nguyễn Tuân… Tôn giáo của Hàn Mặc Tử về căn bản thuộc kiểu ấy. Tức là, tôn giáo được xem như nhu cầu hướng tới cái tuyệt đối, hướng tới cái giá trị tột cùng với những lẽ huyền nhiệm của nó. “Tôn giáo là cái quan tâm của loài người đối với cái tột cùng” như “một loại giải thích về ý nghĩa tột cùng của đời sống” [17].

Đây là dạng tôn giáo tồn tại một cách chủ quan phụ thuộc hoàn toàn vào cá tính của chủ thể chứ không phải tôn giáo khách quan tồn tại như một thực thể với những thiết chế xã hội của nó. Rõ ràng, tôn giáo theo Hàn Mặc Tử là địa hạt của cái tuyệt đích, là cõi tột cùng. Theo Hàn Mặc Tử, tôn giáo với nghĩa ấy chính là cái cõi bờ, mà một thi sĩ chân chính rồi sẽ phải tìm đến như một điều tất yếu. Ở đâu có niềm tin tuyệt đối, niềm sùng tín thiêng liêng, ở đấy có tôn giáo. Thơ, đó mới thực sự là tôn giáo của Hàn Mặc Tử (tất nhiên phải là thơ với nghĩa tuyệt đối của nó). Hàn Mặc tử đã tuyệt đối hoá thơ, đã tôn sùng thơ, đã tô vẽ thơ như nguồn sống, nguồn sáng, nguồn đạo hạnh, thơ là ánh sáng thiêng liêng, thần diệu tột cùng.

- Thơ trắng trong như một khối băng tâm Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu

- Lời thơ ta sáng trưng như thất bảo Ý tứ ta chói sáng như sao sa

- Trên lụa sáng mười hai hàng chữ ngọc Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa

Như vậy, thơ, ánh sáng, thiên ân, tất cả đã hoà vào nhau, thậm chí đồng thể. Đó là tam vị nhất thể của thượng đế riêng của thi sĩ này.Thơ Hàn Mặc Tử là sự ca tụng ánh sáng thuần linh với tất cả những dạng biểu hiện vừa thống nhất

vừa đầy sung đột của nó. Bởi không gì đơn giản như ánh sáng, cũng không gì huyền diệu như ánh sáng.

Nhìn sâu vào cơ chế tinh thần của Hàn Mặc Tử ta có thể lý giải được sự hoà nhập giữa hai yếu tố thi ca và tôn giáo này. Trong cấu trúc tinh thần của những thi sĩ như Hàn Mặc Tử luôn tồn tại hai con người: Thi ca và con người tôn giáo.Có thể nói, niềm khao khát những giá trị tột cùng chính là chỗ chuyển hoá, đồng hoá, thậm chí đồng thể của hai con người đó. Trong khi khát vọng sáng tạo muốn tìm đến “cái thơ trên cái thơ khác nữa”- tức là thứ thơ tột cùng, thì tín ngưỡng tôn giáo muốn tìm đến cõi “xuất thế gian” - tức là cõi giới tột cùng. Cả hai giá trị tột cùng đó đã nhập vào nhau làm thành một thế giới chung mà ông gọi là Cõi tịnh của lòng. Thanh tịnh là cõi thơ tuyệt đối, cõi đẹp; thanh tịnh cũng là chốn cữu rỗi, giải thoát. Nhìn phía này là tôn giáo, nhìn phía kia là thi ca. Thi ca đã đồng hoá tôn giáo hay tôn giáo đã đồng hoá thi ca? Không còn phân định được nữa. Cả hai đã hoà vào nhau, đã đồng thể trong một hình thái. Sự hoà nhập này được hiện ra trong một thi học độc đáo: Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” [41]. Trong thơ Hàn Mặc Tử, các địa danh cõi trời cách biệt, cõi xuất thế gian, cõi siêu hình, xứ say mơ, triều thiên, chốn phượng trì, … tất cả những tên gọi ấy chỉ là biến thể khác nhau của cùng một “cõi thanh tịnh của lòng” mà thôi:

“Phượng trì! Phương trì! Phương trì! Thơ tôi bay suốt một đời khôn thấu Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu

Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang”.

Và còn được biểu hiện trong sự hoà hợp độc đáo về chức năng thi ca mà Hàn Mặc Tử muốn gán cho nó: Thơ cầu nguyện. Một điều có thể khẳng định được là: Với quan niệm đặc biệt ấy, thì thơ đối với Hàn Mặc Tử là một nỗ lực vươn tới và chinh phục các địa hạt “tột cùng”. Và hiểu theo quan niệm của Hàn Mặc Tử thì làm thơ chính là làm được điều tột cùng, cái “tột cùng” chính là điểm đến mà nhà thơ hằng khao khát ước mơ.

Chinh phục cái tột cùng, tất nhiên cần phải có thơ ca của một hình thức tột cùng. Hình thức ấy không gì khác ngoài Thơ Điên.

Nói đến Hàn Mặc Tử là nói đến nhà thơ lạ nhất của phong trào thơ mới, người “cai trị trường thơ loạn của các nhà thơ Bình Định” [30]. Nói đến thơ ông,

người ta nhớ đến thơ cổ điển trong Lệ thanh thi tập, thơ lãng mạn trong Gái quê,… nhưng hơn tất cả là nhớ đến Thơ Điên trong Đau thương. Có thể nói chính Thơ Điên chứ không phải gì khác là phần đặc sắc nhất đã làm nên cái “tột cùng” kia và làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử.

Đọc Hàn Mặc Tử, ta sẽ thấy rõ cái ham muốn tột bậc của thi sĩ này là tìm đến một cõi thơ tuyệt đối, đi đến một thứ thơ mà cái gì ở đó cũng phải là tột cùng.

Ngay đầu tiên người ta đã nhớ và chú ý đến nhan đề tập thơ: Thơ Điên. Không ít người đã yên trí với cách nghĩ giản đơn: Điên chỉ là trạng thái bệnh lí, đồng nghĩa với chứng loạn thần kinh, mà không thấy rằng còn có điên như là cung bậc tột cùng của đau thương, là đau thương lên đến tột đỉnh và nở ra bông hoa sáng tạo.

Chế Lan Viên phân biệt giữa làm thơ của những thi sĩ thường tình với trường hợp Hàn Mặc Tử trong Thơ Điên là bị thơ làm, chủ yếu là bởi điều này. Bị thơ làm đó chính là tột cùng của việc làm thơ.

Như vậy, tột cùng không chỉ đã trở thành nguyên tắc mĩ học của Hàn Mặc tử mà nó đã trở thành một dạng ý thức tự giác, một chuẩn mực thậm chí đã trở thành điểm mấu chốt trong tuyên ngôn nghệ thuật của Hàn Mặc Tử. Cái gì của nó cũng tột cùng, đó chính là nguyên tắc mĩ học bao trùm nhất, tập trung nhất của Thơ Điên nói riêng và trường Thơ loạn nói chung. Tột cùng không chỉ là một nguyên tắc mĩ học mà nó còn là khao khát, điểm vươn tới của Hàn trong cuộc đời.Vì vậy, suốt đời Hàn Mặc Tử không chỉ tôn thờ một tôn giáo chung – tôn giáo của cộng đồng (Thiên chúa giáo) mà còn có một tôn giáo của riêng mình – Tôn giáo thi ca. Nhà thơ muốn hưởng một cái thơ trên cái thơ khác nữa tức là ham muốn một thứ thơ tuyệt đối, tột cùng.

Xem thơ ca là tiếng nói tuyệt đối, tột cùng của tâm hồn ở miền khuất lấp tức là Hàn Mặc Tử đã biến địa hạt thơ ca thành lãnh địa tôn giáo. Chính vì vậy, thi ca chính là tôn giáo của riêng Hàn Mặc Tử, vì ở đấy có niềm tin tuyệt đối, có khao khát vĩnh hằng. Quả không phải là ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã có một mệnh đề khá mấu chốt và lý thú: Hàn Mặc tử - Nhà thơ tôn giáo hay tôn giáo của nhà thơ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023