Kiến Nghị Đối Với Bộ Nông Nghiệp & Ptnt Với Các Bộ Liên Quan


lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hóa, nếu còn thì hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; các quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tài chính được chuyển sang công ty cổ phần tiếp tục quản lý. Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ, bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Các khoản lỗ tính đến thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp dùng quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận trước thuế đến thời điểm cổ phần hóa để bù đắp. Trường hợp thiếu thì thực hiện các biện pháp xóa nợ ngân sách nhà nước, nợ ngân hàng và nợ quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.

Tuy nhiên, quy định cũng cho phép sau khi áp dụng các giải pháp xử lý mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì doanh nghiệp được giảm trừ vào vốn nhà nước, do vậy khi thanh tra cần xem xét tính chấp hành việc xử lý các khoản dự phòng lãi, lỗ có đúng nguyên tắc và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật không.


Tiểu kết chương 4

Căn cứ vào kiến thức tổng hợp ở chương 1 và chương 2 kết hợp với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp và đánh giá thực trạng sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Cụ thể chương 4 đã trình bày được các nội dung chính sau:

- Bối cảnh, quan điểm, định hướng hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp. Trên cơ sở hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tác giả đã xác định lại giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp được chọn làm điểm nghiên cứu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp, hệ thống hóa được các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cũng như bộ tiêu chí được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Luận án cũng tổng hợp được bài học kinh nghiệm về việc sử dụng các tiêu chí trong xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại các nước trên thế giới.

Qua nghiên cứu thực trạng tại các công ty Lâm nghiệp cho thấy tất cả các công ty hiện nay đều sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, các tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp không có sự khác biệt lớn, đều tuân thủ các quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT..

Tất cả các công ty đều đưa tiêu chí giá trị rừng vào giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, tiêu chí giá trị đất là một tài sản chủ yếu và đặc biệt của các doanh nghiệp lâm nghiệp vẫn chưa được tính toán để đưa vào giá trị doanh nghiệp kể cả công ty đã thực hiện thí điểm cổ phần hóa.

Giá trị lợi thế kinh doanh đã được tính toán để đưa vào giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa đúng theo quy định của nhà nước.

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất Lâm nghiệp thì áp dụng các tiêu chí như sau:

Giá trị doanh nghiệp = Giá trị TSLD và đầu tư ngắn hạn + Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn + Giá trị lợi thế kinh doanh + Giá trị quyền sử dụng đất+ Giá trị rừng – Nợ thực tế phải trả


Trên cơ sở các đề xuất giải pháp hoàn thiện các tiêu chí đề tài luận án cũng đã tiến hành xác định lại giá trị cho các công ty lâm nghiệp chọn làm điểm nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp” tác giả đã thực hiện được những kết quả sau đây:

Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong lâm nghiệp, đưa ra khung phân tích và các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.

Luận án đã phân tích được khái quát thực trạng tình hình đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước trong những năm qua. Đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp: công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn, công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Là Ngà;

Luận án đã đánh giá được thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lâm nghiệp tại các công ty nghiên cứu là: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn, công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn, công ty TNHH MTV lâm nghiệp Là Ngà và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi khi thực hiện phương án cổ phần hóa.

Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lâm nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường vi mô và các yếu tố thuộc đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đề tài đã đề xuất hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới.


Trên đây là toàn bộ luận án với đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp”. Tác giả mong muốn những luận điểm, gợi ý, giải pháp trong luận án sẽ góp phần hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc xác định giá trị doanh nghiệp là một nội dung phức tạp, khá khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp lâm nghiệp. Trong các doanh nghiệp lâm nghiệp thì tiêu chí giá trị rừng và tiêu giá trị đất đai là những tiêu chí khó xác định và rất nhạy cảm cho nên trong thời gian qua chưa có doanh nghiệp nào đưa tiêu chí giá trị đất đai vào giá trị doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp thí điểm cổ phần hóa. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những nghiên cứu sâu hơn về tiêu chí này để việc xác định giá trị doanh nghiệp được chính xác và hoàn thiện hơn.

Một số kiến nghị

1.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Theo Hiến pháp và Luật Đất đai 2013 đã khẳng định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ”. Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai được thực hiện theo pháp luật và được thể hiện ở các mặt như: đại diện chủ quyền quốc gia và lãnh thổ; quyền giao đất sử dụng ổn định lâu dài; quyền cho các tổ chức trong và ngoài thuê đất; quyền xác định khung giá đất; kiểm tra, giám sát và xử lí các sai phạm pháp luật về đất đai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu: Nhà nước có các quyền như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt (quyết định mục đích SDĐ, chuyển mục đích SDĐ; quyền giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; cho thuê đất; thu hồi đất; thu thuế SDĐ…).

Vì vậy, kiến nghị Chính phủ nên giao đất cho ngành lâm nghiệp quản lý, bảo vệ và sử dụng vào các mục đích để phát triển kinh tế xã hội cho quốc gia. Đối với ngành lâm nghiệp khi giao đất thì đất đai vẫn phải được định giá


nhưng nhà nước giao đất là không thu tiền vì hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia lớn hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh rất nhiều. Giá tri đất đai là giá trị tài sản của nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý sử dụng và là phần vốn góp của nhà nước khi cổ phần hóa. Vì vậy các công ty lâm nghiệp khi nhà nước góp vốn tài sản đất đai là các doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, số vốn góp này nhà nước không chia lợi tức kinh doanh với các doanh nghiệp lâm nghiệp.

1.3. Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp & PTNT với các Bộ liên quan

Hiện nay Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có Thông tư 32/2018 về hướng dẫn việc xác định giá cây đứng cho rừng tự nhiên và rừng trồng. Điểm mới của việc xác định giá cây đứng là đã đưa phương pháp chiết khấu vào tính toán các tiêu chí xác định giá cây đứng và giá trị của rừng làm cơ sở cho việc tính toán chính xác hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên, Thông tư 32/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ phù hợp cho các công ty lâm nghiệp nhà nước còn các công ty lâm nghiệp tư nhân và các hộ gia đình kinh doanh rừng thì chưa thật phù hợp vì việc định giá cây rừng còn chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường. Nên ngoài phương pháp tập hợp chi phí để tính giá cây đứng và giá trị rừng thì nên bổ sung phương pháp xác định giá cây đứng và giá trị rừng theo phương pháp ngược dòng chi phí theo cơ chế thị trường điều tiết.

Ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá cây đứng, giá trị rừng thì Bộ Nông nghiệp & PTNT cần nghiên cứu xác định và ban hành khung giá cây đứng, khung giá rừng để các công ty lâm nghiệp thực hiện thống nhất.

Đối với Bộ Tài chính nên kết hợp với Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm nghiên cứu ban hành phương pháp xác định giá trị đất đai có áp dụng phương pháp chiết khấu để quy về giá trị tại thời điểm định giá. Đặc biệt là việc xác định giá đât đai khi cho thuê và giá trị khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp chia bình quân theo năm. Đối với các tiêu chí này nên áp dụng phương pháp chiết khấu đối với dòng tiền đều thì mới chính xác.


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ‌

1, Tình hình nghiên cứu xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp trên Thế giới và Việt Nam. Tạp chí Công thương, Số11, tháng 6 năm 2019

2, Công tác quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á , Số 3, tháng 8 năm 2018

3, Nghiên cứu xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp và đề xuất phương án bán cổ phiếu tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn – Bình Định. Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 14, tháng 5 năm 2020

4, Các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị lâm nghiệp. Tạp chí Công thương, Số 13, tháng 6 năm 2021

5, Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay. Tạp chí Công thương, Số 25, tháng 10 năm 2021


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.

Tài liệu Tiếng Việt:


1

Kiều Đức Anh (2010), Các giải pháp xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ công tác cổ phần hóa và chuyển giao doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ kinh tế,

ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


2

Trần Việt Anh (2005), “Phương pháp xác định giá trị cho Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo Hoàn thiện các Phương pháp

định giá doanh nghiệp trong CPH và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam,


3

Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực

chung,ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.


4

Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 126/2004/TT-BTC, ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN thành

công ty cổ phần.


5

Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 79/TT-BTC ngày 12/09/2002 hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về chuyển DNNN thành

Công ty cổ phần.


6

Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 126/2004/TT-BTC, ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN thành

công ty cổ phần


7

Bộ Tài chính (2007), Bất cập trong phương án cổ phần hoá tại trang tin điện

tử web Bộ Tài chính ngày 12 tháng 04, Hà Nội.


8

Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC về “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và

phương pháp xác định giá các loại rừng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 21

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022