Về Kế Hoạch Huấn Luyện Phát Triển Sức Mạnh Cho Vđv Cử Tạ Nam Lứa Tuổi 15 - 16 Đội Tuyển Trẻ Quốc Gia

111


tạ. Đối tượng phỏng vấn đều có trình độ từ Đại học trở lên vì vậy đảm bảo độ tin cậy của kết quả phỏng vấn.

Với 68 bài tập thuộc 4 nhóm: cử giật, cử đẩy, phối hợp cử giật và cử đẩy và bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp được đưa ra xin ý kiến của các chuyên gia, giảng viên, HLV, kết quả cho thấy có 53 bài tập được đa số ý kiến lựa chọn, đó là:

Bài tập cho cử giật: 14 bài. Bài tập cho cử đẩy: 16 bài.

Bài tập phối hợp cử giật và cử đẩy: 18 bài.

Bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp: 05 bài.

Các bài tập trên đều có lượng vận động rõ ràng, thực hiện đơn giản. Tỷ lệ các bài tập giữa các nhóm là phù hợp.

VĐV cử tạ lứa tuổi 15 – 16 thuộc giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, vì vậy theo Philin, 1996 [46], phương tiện tập luyện ở giai đoạn huấn luyện chuyên sâu về cơ bản tương đồng về hình thức và đặc điểm thực hiện với các bài tập thi đấu của môn thể thao lựa chọn. Bài tập này được lựa chọn để có thể thúc đẩy sự hình thành kỹ xảo vận động “cốt lõi” và phát triển các tố chất thể lực thích hợp với môn cử tạ.

Hoàn thiện kỹ thuật và chiến thuật được tiếp tục ở giai đoạn chuyên sâu. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo nắm vững kỹ thuật cử tạ, có thể sử dụng được trong các điều kiện khó khăn của tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ thuật, các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết và ý chí có tác dụng hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật, chiến thuật cho VĐV trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Ở giai đoạn huấn luyện này, phương pháp thi đấu có vai trò ngày càng lớn trong việc hoàn thiện kỹ thuật. Trình độ điêu luyện về chiến thuật phụ thuộc nhiều vào trình độ thể lực, kỹ thuật và tâm lý của VĐV cử tạ trẻ.

Các bài tập mà luận án lựa chọn hoàn toàn phù hợp với quan điểm trên cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả Đỗ Đình Du (2002), Ngô Ích Quân (2009), Trương Tiệp (2011), Đặng Văn Dũng (2012).

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 18

112


3.2.4.3. Về kế hoạch huấn luyện phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Theo Dương Nghiệp Chí (2014) [13], Đồng Văn Triệu (2015) [64] thì, huấn luyện thể thao không thể không có kế hoạch huấn luyện. Để xây dựng được kế hoạch huấn luyện phù hợp, cần có kiến thức về: những nguyên tắc cơ bản trong việc lập kế hoạch; Phương pháp xây dựng kế hoạch huấn luyện; Cấu trúc của kế hoạch huấn luyện thể thao và thi đấu thể thao.

Lập kế hoạch huấn luyện là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo, xác định các nhiệm vụ huấn luyện và lựa chọn phương tiện, phương pháp giải quyết các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích của thể thao. Vì vậy, ý nghĩa của kế hoạch huấn luyện thể hiện ở: [5], [13], [64]

Là cơ sở để thực hiện một cách khoa học trong quá trình huấn luyện thể

thao. VĐV.

Là phương tiện để điều khiển và điều chỉnh quá trình tập luyện của Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, dự báo và điều chỉnh kịp thời con

đường chinh phục đỉnh cao tài năng thể thao.

Là cơ sở để HLV xác định hoạt động tiếp theo trong quá trình huấn luyện thể thao.

Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo quy luật chung trong quá trình huấn luyện thể thao.

Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng trong quá trình xây dựng kế hoạch huấn luyện.

Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân theo một quy định thống

nhất.


Phải dựa vào lịch thi đấu hiện hành.

Phải dựa vào sự phát triển theo giai đoạn của hệ thống cơ quan trong cơ

thể và sự phát triển các tố chất vận động.

Nội dung của lập kế hoạch huấn luyện:

113


Xác định đối tượng và thời hạn của kế hoạch.

Xác định mục đích thành tích, đặc biệt trong các cuộc thi đấu quan trọng nhất.

Xác định các chỉ tiêu về lượng vận động tập luyện.

Phân tích các nội dung cần thực hiện theo các thời kỳ trong chu kỳ.

Xác định trọng điểm giáo dưỡng và giáo dục thể thao. Từ đó xác định các phương phiện tập luyện, phương pháp huấn luyện và cách thức tổ chức điều hành quá trình huấn luyện.

Xác định trọng điểm giáo dục nhân cách và giáo dục cho VĐV.

Theo tác giả Nguyễn Đại Dương và cộng sự về lập kế hoạch huấn luyện môn điền kinh cho rằng: Muốn đạt thành tích cao trong thể thao thì việc có năng khiếu chưa đủ, mà ngay khi còn ở lứa tuổi thiếu niên VĐV phải được huấn luyện một cách hệ thống và khoa học, trên cơ sở kế hoạch nhiều năm, hàng năm, hàng tháng và hàng tuần. Không có kế hoạch thì không thể có thành tích cao trong huấn luyện. Kế hoạch này có thể đặt cho tổ, nhóm hoặc là cho cá nhân VĐV đã có thành tích cao [10].

Cũng theo các tác giả trên thì có thể phân chia kế hoạch thành 3 loại:

Kế hoạch huấn luyện nhiều năm (tùy thuộc vào lứa tuổi của VĐV mà đề ra số năm nhiều hay ít). Trong kế hoạch nhiều năm cần đề ra mục tiêu và các nhiệm vụ lớn, tiếp theo là các biện pháp giải quyết cơ bản theo từng năm. Mục tiêu chủ yếu là phải đạt thành tích cao nhất vào năm cuối cùng. Lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm cần đảm bảo đủ các thông tin sau: (1) Đặc điểm VĐV; (2) Mục tiêu và nhiệm vụ huấn luyện; (3) Các chỉ tiêu kiểm tra; (4) Lập bảng xác định các nhiệm vụ và các biện pháp huấn luyện chủ yếu và dự kiến phân phối theo các năm; (5) Bảng phân phối ngày tập, ngày thi đấu và số ngày nghỉ theo các tháng của năm.

Kế hoạch huấn luyện năm: Về hình thức, nội dung kế hoạch huấn luyện từng năm cũng giống như nhiều năm, nhưng nội dung chi tiết và cụ thể hơn. Riêng huấn luyện thể lực phải được coi trọng ở mọi giai đoạn, thời kỳ, chỉ

114


khác nhau ở chỗ áp dụng tỷ lệ tập thể lực chung và chuyên môn cho người mới tập và VĐV cấp cao. Huấn luyện thể lực luôn chiếm vị trí xứng đáng trong kế hoạch. VĐV có trình độ tập luyện càng cao thì tỷ lệ tập thể lực chung ít hơn so với thể lực chuyên môn, và ngược lại đối với người mới tập.

Kế hoạch huấn luyện tháng, tuần: Được đặt ra trên cơ sở kế hoạch hàng năm. Kế hoạch này bao gồm các biện pháp huấn luyện cụ thể và được phân phối theo các ngày trong tháng hoặc trong tuần. Các biện pháp và phân phối lượng vận động theo tháng hay theo tuần chỉ nên lặp lại trong một chu kỳ trung bình từ 4 – 6 tuần, sau đó lại phải điều chỉnh nội dung huấn luyện cho phù hợp với quá trình tích lũy và nâng cao khả năng hoạt động.

Căn cứ vào các vấn đề trên, qua tham khảo các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn xây dựng kế hoạch huấn luyện của các tác giả Nguyễn Văn Phúc [47], Đồng Văn Triệu [64], Nguyễn Đại Dương [21], luận án đã tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện năm (kế hoạch thực nghiệm các bài tập đã lựa chọn để phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp và nội dung. Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng có sự tham giá góp ý của chuyên gia, HLV cao cấp Tiêu Minh Lâm, là chuyên gia của đội tuyển. Bản thân HLV Tiêu Minh Lâm đã từng là vô địch thế giới và đào tạo nhiều VĐV của Trung Quốc đạt thành tích cao tại các giải vô địch thể giới và Olympic. Vì thế, kế hoạch huấn luyện năm (kế hoạch thực nghiệm) được xây dựng đảm bảo các yêu cầu về lý luận, khoa học và có tính thực tiễn cao.

Trên cơ sở kế hoạch năm và lịch thi đấu của Tổng cục TDTT, luận án đã tiến hành xác định khối lượng và cường độ của các thời kỳ, giai đoạn huấn luyện, cũng như kế hoạch huấn luyện tuần, tháng. Điều này cho phép theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các bài tập cũng như LVĐ của các buổi, ngày, tuần trong các chu kỳ, giai đoạn huấn luyện. Đồng thời, việc xác định cụ thể, rõ ràng phương tiện, phương pháp và LVĐ cho phép HLV điều chỉnh kịp thời các giáo án huấn luyện khi có những vấn đề đột xuất phát sinh.

115


Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện sức mạnh ở giai đoạn này là củng cố những nhóm cơ của toàn bộ hệ vận động của VĐV, rèn luyện những năng lực biểu hiện những nỗ lực cơ bắp mang tính chất động lực và tĩnh lực, cũng như hình thành những khả năng sử dụng hợp lý sức mạnh cơ trong điều kiện khác nhau. Chiếm vị trí ngày càng lớn là các bài tập tác động lên những nhóm cơ có vai trò quan trọng về mặt cấu trúc để biểu hiện sức mạnh trong môn cử tạ.

Theo Philin (1996), phương pháp chủ yếu rèn luyện sức mạnh cơ ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu là: Phương pháp thực hiện lặp lại các bài tập sức mạnh có trọng lượng gần giới hạn và giới hạn (phương pháp gắng sức cực hạn); Phương pháp thực hiện lặp lại bài tập sức mạnh tốc độ (phương pháp gắng sức động lực); Phương pháp thực hiện lặp lại bài tập sức mạnh tĩnh [46].

Huấn luyện sức mạnh cho VĐV trẻ chỉ có thể thực hiện có hiệu quả trên cơ sở phát hiện được những nhóm cơ có vai trò quan trọng trong môn cử tạ và lựa chọn những phương tiện tập luyện thích hợp có tác dụng phát triển những nhóm cơ đó.

Khối lượng các phương tiện huấn luyện sức mạnh được quy định riêng cho từng cá nhân và được xác định bởi các nhân tố: hướng ưu tiên trong tập luyện, các giai đoạn và thời kỳ huấn luyện, lứa tuổi và trình độ đẳng cấp thể thao của VĐV; mức độ phát triển các tố chất sức mạnh; năng lực thực hiện bài tập sức mạnh có tính chất khác nhau. Các nhân tố này quy định thời gian để thực hiện các bài tập sức mạnh, thời gian có thể dao động từ 15 - 20 phút cho tới 90 phút. Việc rèn luyện cho VĐV tố chất sức mạnh, hình thành khả năng biểu hiện chúng có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Điều này được thực hiện chủ yếu bằng cách áp dụng các bài tập sức mạnh, nên sử dụng các bài tập có cấu trúc gần với kỹ thuật động tác trong môn thể thao chính, cần sử dụng ở mức độ nhỏ các bài tập sức mạnh đơn thuần.

Về tỷ trọng huấn luyện thể lực chung và chuyên môn: Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn cử tạ trùng với thời kỳ khi mà VĐV về cơ bản đã

116


hoàn tất sự hình thành hệ thống chức năng bảo đảm khả năng hoạt động cao và sức đề kháng của cơ thể đối với nhân tố bất lợi xuất hiện trong quá trình tập luyện căng thẳng. Giai đoạn này, tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn có sự thay đổi đáng kể; huấn luyện thể lực chung chiếm khoảng 40% - 45%, huấn luyện thể lực chuyên môn chiếm khoảng 55% - 60%. Tỷ trọng này không chỉ dừng lại ở đây, mà tiếp tục thay đổi theo xu hướng chuyên môn cao ở giai đoạn tiếp theo của quá trình huấn luyện nhiều năm.

Các phương pháp huấn luyện được xác định khi sử dụng các bài tập đã lựa chọn cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các tác giả Aleco B (1996), Lưu Quang Hiệp (1995), Pharphen V. X (1962), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006) [1], [45], [63].

Về diễn biến LVĐ giữa các buổi tập trong chu kỳ tuần luôn phiên LVĐ cao và thấp, cao nhất là thứ 2 và thứ 6: khối lượng 40%, cường độ 95-100%, thấp nhất là thứ 5 khối lượng 30% cường độ 50% (giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn) khối lượng 60%, cường độ 80% giai đoạn trước thi đấu, khối lượng 30%, cường độ 70% giai đoạn thi đấu. Theo quan điểm của các nhà khoa học A.N. Vôrôbiep (2000) [74], Lâm Quang Thành (2002) [58]: Lượng vận động dự kiến trong tháng được thực hiện không đều nhau: Các tuần có khối lượng của lượng vận động lớn được luôn phiên với các tuần có lượng vận động động nhỏ và trung bình và ở chu kỳ tuần cũng như vậy.

Về nội dung bài tập trong chương trình huấn luyện được HLV đưa ra phù hợp với trình độ VĐV và mức độ yêu cầu đối với VĐV được nâng lên theo từng giai đoạn quá trình huấn luyện. Đặc biệt, trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn ở đây HLV đã đưa ra những bài tập nhằm cải thiện tính linh hoạt của khớp, tính đàn hồi của cơ và dây chằng.

Đặc biệt, việc xác định tỷ lệ cường độ bài tập và thành tích cử giật và cử đẩy của VĐV cử tạ nam trẻ 15 – 16 tuổi (bảng 3.14) là một trong những

117


điểm mới cơ bản của kế hoạch huấn luyện năm (kế hoạch thực nghiệm). Qua thực tiễn huấn luyện nhiều năm cho các VĐV cử tạ trẻ, được sự giúp đỡ và trao đổi trực tiếp với chuyên gia Tiêu Minh Lâm, người đã từng vô địch thế giới, hiện là HLV cao cấp và đã đào tạo nhiều VĐV cử tạ giành huy chương tại giải vô địch thế giới cũng như Olympic của Trung Quốc, luận án đã xác định được tỷ lệ cường độ các bài tập với thành tích cử giật và cử đẩy của VĐV. Đồng thời, tỷ lệ này đã được kiểm chứng hiệu quả trong quá trình đào tạo các VĐV hàng đầu Việt Nam như Hoàng Anh Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn ...

Tóm lại, giải quyết mục tiêu 2 đã cho thấy:

Thực trạng sức mạnh và thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 chưa tốt, năng lực sức mạnh phát triển không tốt, không đúng định hướng chuyên môn; Các bài tập sử dụng chưa phong phú, tỷ lệ các nhóm bài tập không phù hợp.

Luận án đã lựa chọn được 53 bài tập thuộc 4 nhóm để phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Đồng thời xây dựng được kế hoạch thực nghiệm ứng dụng các bài tập đó vào thực tiễn (tương ứng với kế hoạch huấn luyện năm 2014), kế hoạch này đã được báo cáo và Bộ môn Cử tạ tổng cục TDTT thông qua).

3.3. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng là cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cụ thể như sau:

Hình thức thực nghiệm: Tự đối chiếu

118


Đối tượng thực nghiệm: 10 VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia đang tập huấn tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Thời lượng thực nghiệm: 12 tháng, tương ứng với kế hoạch huấn luyện năm 2014.

Nội dung thực nghiệm: bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia (được gắn với kế hoạch huấn luyện năm 2014) như trình bày cụ thể tại mục 3.2.2 và 3.2.3 của luận án.

Kiểm tra, đánh giá: được tiến hành suốt quá trình thực nghiệm, gồm có kiểm tra trước thực nghiệm, sau 3 tháng, sau 6 tháng thực nghiệm, sau 9 tháng, sau 12 tháng (kết thúc thực nghiệm sư phạm) thông qua:

Các test và tiêu chuẩn đánh giá xây dựng được.

Phân tích về sự thay đổi cấu trúc thành phần cơ thể của VĐV. Thành tích của các VĐV tham gia thực nghiệm sư phạm.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm

Sau 3 tháng thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra đối tượng nghiên cứu bằng các test đã lựa chọn, kết quả được trình bày tại bảng 3.22.

Từ kết quả thu được ở bảng 3.22 cho thấy:

Ở các chỉ số hình thái: Các chỉ số kiểm tra đều có sự tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm, nhịp độ tăng trưởng đạt từ 1.40 – 5.34%, tăng trưởng mạnh nhất là các chỉ số Chu vi vòng cánh tay và Chu vi vòng đùi và thấp nhất là các chỉ số: Chu vi vòng hông (1.40%), Chu vi lồng ngực (1.74%).

Qua so sánh kết quả kiểm tra trước và sau 3 tháng thực nghiệm cho thấy, chỉ có 02/5 chỉ số là Chu vi vòng đùi và Chu vi vòng cánh tay thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm (với p < 0.05). 03 chỉ số còn lại, mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ số trung bình song vẫn sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022