Nội Dung Kế Hoạch Huấn Luyện Của Các Thời Kỳ (Chu Kỳ Tuần)

103


Các bài tập bật.

Bài tập phát triển nhóm cơ lưng bụng tay vai. Thể lực chuyên môn:

Cử giật, cử đẩy, các bài tập bổ trợ cho cử giật và đẩy... Gánh trước, gánh sau.

Kéo hẹp, kéo rộng. Thời kỳ thi đấu Kỹ, chiến thuật

Duy trì trạng thái sung sức thể thao.

Hoàn thiện và ổn định kỹ thuật thi đấu cử giật, cử đẩy. Thảo luận với VĐV để đưa ra kế hoạch thi đấu như:

Thời gian khởi động trọng lượng tạ khởi điểm, đăng ký, thay đổi trọng lượng. Áp dụng chiến thuật đó vào ngay những buổi tập chính để kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm VĐV làm cơ sở cho niềm tin và quyết tâm đạt thành tích cao trong thi đấu của VĐV.

Xác định tư tưởng, ổn định tâm lý trước khi vào thi đấu.

Thể lực

Tăng cường và duy trì thể lực chuyên môn, giảm khối lượng và tăng cường độ.

Sử dụng một số bài tập để phát triển thể lực như: Cử giật, cử đẩy.

Một số bài tập bổ trợ chính cho cử giật và cử đẩy: Gánh trước, gánh sau, kéo rộng, kéo hẹp.

Duy trì các bài tập phát triển nhóm cơ lưng bụng.

Thời kỳ chuyển tiếp

Tổng kết rút kinh nghiệm, cân bằng trạng thái tâm lý và thể lực chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, trình độ kỹ thuật, thể lực, tâm lý, từ đó đưa ra phương án khắc phục sửa chữa cụ thế cho từng VĐV.

Đề ra nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn tới.

104


Tập luyện với khối lượng nhẹ và trung bình, các bài tập nhằm phát triển thể lực chung như các bài tập chạy tốc độ, nhảy, bật, bóng đá, bóng rổ…

3.2.3.6. Nội dung kế hoạch huấn luyện của các thời kỳ (chu kỳ tuần)

Thời kỳ chuẩn bị chung

Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung trình bày tại bảng 3.18.

Bảng 3.18. Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung


Buổi Thứ

Sáng

Chiều


Thứ 2

Gánh trước 10x3

Kéo rộng sốc 12x5

Giật treo cao 10x3 Gập duỗi cơ lưng, cơ bụng trên ghế tập 5x20

Lên ngực cao mượn lực đẩy 10x3 Đẩy cao trên giá bổ trợ 12x3 Kéo hẹp 12x3

Cầm tạ thuận và ngược tay co tay trước, tay sau 6x12


Thứ 3

Lên ngực ngồi sâu 10x3 Ngồi chốn rộng trên giá 12x3 Gánh sau ngồi 1/2 8x3 Ngồi trên ghế băng đẩy tạ vai trước vai sau 5x10


Tập theo yêu cầu của HLV


Thứ 4

Giật treo ngồi sâu 12x3

Mượn lực đẩy 10x3

Kéo rộng 10x3

Gập duỗi cơ lưng với tạ trên vai 3x20

Cử đẩy trêngiá gánh 12x3

Gánh trước 10x3

Nghiêng lườn sang hai bên với tạ trên vai 6x30

Thứ 5

Bài tập phát triển TLC Trò chơi - Bóng rổ 20phút



Thứ 6

Cử đẩy 12x3

Gánh trước 12x5 Chuẩn bị đẩy (nhún tạ) 10x5

Cơ bụng dưới trên ghế tập 3x20

Cử giật 12x3

Kéo rộng 12x5

Ngồi sâu đẩy vai trước vai sau 6x12


Thứ 7

Giữ tạ giật vai sau 12x3 Đẩy cao trên máy bổ trợ 12x3 Gánh sau 10x3

Cầm tạ đôi nghiêng lườn sang hai bên 4x20


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 17

Yêu cầu:

Làm tốt động tác kỹ thuật, hoàn thành số lượng tổ.

Tăng trọng lượng và cường độ phải căn cứ vào trình độ thể lực và trạng thái sức khoẻ của từng VĐV.

105


Cường độ là: 60% - 70% - 80% - 90%, tự bản thân ấn định. Số lần thực hiện là: 2 + 5 – 5 + 3 – 2 + 2 – 2+1.

Thời kỳ chuẩn bị chuyên môn

Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn như bảng 3.19.

Bảng 3.19. Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn


Buổi Thứ

Sáng

Chiều


Thứ 2

Kéo rộng sốc 10x3 Cử giật treo ngồi sâu 8x3 Đẩy cao ½ đóntạ 8x3

Cầm tạ thuận và ngược kéo tạ trước ngực và sau vai. 6x 8

Tạ trên giá chống đẩy rộng 10x3 Lên ngực ngồi sâu-CBĐ 10x3 Gánh trước 8x3

Gập duỗi cơ lưng với đòn tạ trên vai 3x20


Thứ 3

Mượn lực đẩy 10x3

Giật đứng 10x3

Kéo hẹp sốc 8x3

Ngồi trên ghế băng đẩy vai trước vai sai 6x10



Thứ 4

Cử giật 10x3

Đẩy cao ½ đón tạ 8x3 Kéo rộng sốc liên tục 8x5

Cầm tạ đơn nghiêng lườn 3x30

Cử đẩy 10x3

Giật cao ½ đón tạ 8x3

Gánh trước 8x3

Nằm sấp chống đẩy 5x 15


Thứ 5

Gánh sau ½ trên ghế 10x3 Bật xa 1 x 10 bước 6 tổ

Chơi bóng rổ 20p



Thứ 6

Cử giật 10x3

Mượn lực đẩy 8x3 Tạ trên giá nhún sau 10x3

Cầm tạ thuận và ngược tay gập duỗi ta trước tay sau 6x10

Cử đẩy 8x3

Đẩy cao trên giá bổ trợ 10x3 Kéo hẹp 10x3

Nằm trên ghế đẩy ngực 6x8


Thứ 7

Giữ tạ giật vai sau 10x3 Lên ngực ngồi sâu- nhún 8x3 Gánh sau 10x3

Cơ lưng có trọng lượng 5x15


Yêu cầu:

Tăng cường bài tập phát triển sức mạnh, thể lực chuyên môn. Làm tốt động tác và ổ định kỹ thuật, hoàn thành số lượng tổ. Tăng trọng lượng và cường độ phải căn cứ thể lực của từng VĐV.

106


Cường độ là: 60% - 70% - 80% - 90%, 95% tự bản thân ấn định.

Số lần thực hiện là: 2 + 5 – 5 + 3 – 2 + 2 – 2+1- 1+1

Thời kỳ thi đấu

Nội dung huấn luyện thời kỳ thi đấu như trình bày tại bảng 3.20.

Bảng 3.20. Nội dung huấn luyện thời kỳ thi đấu


Buổi Thứ

Sáng

Chiều

Thứ 2

Kéo rộng sốc 8x3

Gánh trước 8x3 Ngồi trên ghế băng đẩy vai trước vai sau 6x10

Giật treo ngồi cao ½ đón tạ 8x3 Mượn lực đẩy 8x3 Gập duỗi cơ lưng, trên ghế tập

3x20

Thứ 3

Cử giật 10x3

Cử đẩy 10x3


Thứ 4

Ngồi chống rộng trên giá 8x3 Gánh trước 10x3 Cầm tạ thuận tay kéo tạ trước ngực và sau vai 6x8

Giật cao ½ đón tạ 10x3 Cử đẩy trên gi ábổ trợ 10x3 Kéo hẹp 8x3

Nghiên lườn sang hai bên với tạ trên vai 5x20

Thứ 5

Gánh sau ½ 8x3

Kéo rộng sốc liên tục 8x3


Thứ 6

Cử đẩy 12x2

Cử giật 12x2

Cầm tạ thuận và ngược tay gập tay trước tay sau 6x8

Lênn gực ngồi cao 1/2 8x3 Đẩy cao trên giá bổ trợ 8x3 Gánh trước 8x3

Thứ 7

Giữ tạ giật vai sau 8x3

Kéo rộng 8x3

Gánh sau 8x3

Cơ lưng với đòn tạ trên vai 5x15


Yêu cầu:

Làm tốt động tác kỹ thuật và có sự ổn định cao, hoàn thành số lượng tổ. Tăng trọng lượng và cường độ phải căn cứ thể lực của từng VĐV. Cường độ là: 60% - 70% - 80% - 90%, 95%, 100%, tự ấn định.

Số lần thực hiện là: 2 + 5 – 5 + 3 – 2 + 2 – 2+1- 1+1-1+1

Tăng cường lực gánh, kéo, bài tập nâng cao duy trì thể lực chuyên môn chuẩn bị cho thi đấu.

Thời kỳ chuyển tiếp

107


Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyển tiếp như trình bày tại bảng 3.21.

Bảng 3.21. Nội dung huấn luyện thời kỳ chuyển tiếp


Buổi Thứ

Sáng

Chiều

Thứ 2

Giật cao ½ đón tạ 10x5

Kéo rộng sốc 12x5 Ngồi sâu đẩy vai trước vai sau

6x10

Lên ngực cao mượn lực đẩy 10x5 Đẩy cao trên giá bổ trợ 12x3 Cơ bụng trên, trên ghế tập 6x20

Thứ 3

Kỹ thuật cử đẩy 10x3

Gánh sau 12x5.

Cầm tạ thuận và ngược gập duỗi tay trước, sau 6x12


Thứ 4

Cử giật 12x3

Kéo cứng rộng trên bục 10x3 Nghiêng lườn sang bên với tạ đôi 5x20

Ngồi chống rộng trên giá gánh 12x3 Tạ trên giá tạo đà chuẩn bị đẩy 8x5 Gập duỗi cơ lưng với tạ trên vai 5x15

Thứ 5

Bài tập phát triển thể lực chung Trò chơi – Bóng rổ 20phút


Thứ 6

Cử đẩy 12x3

Gánh trước 12x5 Ngôi sâu đẩy vai trước 5x12

Kéo cứng hẹp 10x3

Tạ trên giá đẩy cao 12x3

Ngồi sâu đẩyvai sau 5x12

Thứ 7

Cử giật 12x5

Gánh sau 10x3

Cơ bụng dưới trên ghế tập 6x20


Yêu cầu:

Làm động tác kỹ thuật, hoàn thành số lượng tổ.

Tăng trọng lượng và cường độ phải căn cứ thể lực của từng VĐV. Cường độ là: 60% - 70% - 80% - 90%, tự bản thân ấn định.

Số lần thực hiện là: 2 + 5 – 5 + 3 – 2 + 2 – 1+1.

Tập hồi phục, sửa chữa và củng cố kỹ thuật động tác, các bài tập phát triển chung toàn diện.

3.2.4. Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.2.4.1. Về thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia

108


Để đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài đã tiến hành kiểm tra khách thể nghiên cứu thông qua các test, chỉ số đã lựa chọn được ở 2 thời điểm giữa năm và cuối năm 2013. Sau đó, tiến hành so sánh kết quả kiểm tra giữa 2 thời điểm và xếp loại sức mạnh của VĐV ở thời điểm cuối năm 2013.

So sánh kết quả kiểm tra thời điểm giữa và cuối năm 2013 cho thấy, chỉ có 7/16 test, chỉ số thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 lần kiểm tra, đặc biệt là 2 test cử giật và cử đẩy – là 2 nội dung thi đấu của môn cử tạ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia phát triển không tốt và không đúng định hướng chuyên môn trong quá trình huấn luyện.

Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (bảng 3.9) để xếp loại trình độ sức mạnh cho các VĐV và xác định tỷ lệ % của từng loại.

Kết quả kiểm tra, xếp loại cho thấy, tỷ lệ VĐV xếp loại sức mạnh yếu và trung bình chiếm khá cao. Kết quả trên cho thấy, năng lực sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia phát triển chưa tốt, ảnh hưởng nhiều đến thành tích của VĐV.

Xuất phát là HLV trực tiếp tham gia huấn luyện đội tuyển cử tạ trẻ quốc gia, qua quan sát các buổi huấn luyện cho thấy, nguyên nhân của thực trạng trên là do việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV lứa tuổi 15 – 16 của các HLV còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm huấn luyện cũng như tham khảo các tài liệu liên quan. Chưa có sự điều tra, khảo sát thực tiễn huấn luyện tại các đơn vị khác cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia, HLV đang trực tiếp làm công tác huấn luyện VĐV cử tạ.

3.2.4.2. Về thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Qua trao đổi trực tiếp với các VĐV lên tập trung đội tuyển trẻ trong suất nhiểu năm của quá trình huấn luyện, chúng tôi nhận thấy rằng:

109


Việc sử dụng bài tập huấn luyện cử tạ giữa các đơn vị không có sự đồng nhất có thể nói các bài tập được thực hiện một cách tự phát không theo một quy luật trong các giai đoạn huấn luyện.

Các bài tập chuyên môn ngoài hai động tác thi đấu cử giật và cử đẩy thì chỉ tập trung và xuay quanh 4 bài tập đó là gánh trước, gánh sau, kéo hẹp và kéo rộng.

Các bài tập phát triển chung toàn diện gần như không được chú trọng, không được đưa vào sử dụng trong quá trình huấn luyện và được thực hiện phụ thuộc và ý thức của VĐV.

Các bài tập phát triển các nhóm cơ riêng biệt như các bài tập phát triển các nhóm cơ vai, cơ ngực, cơ tay nhóm cơ lưng bụng cũng đều diễn ra trong tình trạng tự phát phụ thuộc vào sự tự giác của VĐV được coi nhẹ trong quá trình huấn luyện đào tạo VĐV trẻ. Thậm chí nhiều VĐV khi được tập trung đội tuyển trẻ có một số bài tập, kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện. Duy nhất hai đơn vị lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh việc sử dụng bài tập được thực hiện tương đối đầy đủ và có tính hệ thống.

Qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm huấn luyện từ những vấn đề nêu trên trong quá trình huấn luyện sẽ xảy ra tình trạng sau:

Việc chỉ sử dụng một số bài tập chính làm cho VĐV chán nản, mệt mỏi tư tưởng trong quá trình tập luyện.

Việc ít sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn thì kỹ thuật không được hoàn thiện và không có sự ổn định về thành tích từ đó VĐV hoang mang thiếu tự tin vào bản thân trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Các bài tập phát triển chung và các bài tập phát triển các nhóm cơ riêng biệt không được chú trọng, thể hình của VĐV phát triển không đồng đều, có chỗ rất mạnh nhưng có chỗ rất yếu. Thể lực chung không phát triển không đầy đủ không đảm bảo cho việc nâng cao cường độ tập luyện. Từ dó dẫn đến VĐV rất dễ bị chấn thương và thực tế là chấn thương rất nhiều trong quá trình tập luyện mặc dù là VĐV trẻ nhưng có những chấn thương rất trầm trọng.

110


Ban đầu mới tập luyện thành tích tăng rất nhanh, nhưng sau vài năm thành tích không tiến được nữa thậm chí chấn thương không thể tập luyện được.

3.2.4.3. Về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Thể thao thành tích cao đã được xác định là một trong ba nhiệm vụ chiến lược của Ngành TDTT nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực, từng bước hoà nhập với thể thao Châu Á và thế giới [13].

Để có thành tích thể thao cao, trong công tác huấn luyện người HLV phải có phương pháp huấn luyện hay, biện pháp huấn luyện tốt mà nhất thiết phải có những phương tiện huấn luyện hữu hiệu. Phương tiện trong HLTT rất phong phú đa dạng, bao gồm các bài tập thể lực, các tác động của tự nhiên, môi trường bên ngoài…Trong đó, BTTL là phương tiện chuyên môn cơ bản nhất trong GDTC và HLTT [6], [8], [12], [27], [46], [65].

Theo quan điểm của Harre thì các BTTL là phương tiện quan trọng nhất nhằm nâng cao thành tích thể thao [27]. Các BTTL phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện và không được sử dụng một cách tuỳ tiện, không có chọn lựa.

Để thấy được tầm quan trọng của bài tập thể lực trong HLTT, chúng ta đi đến một số quan điểm sau:

Theo quan điểm của Nôvicốp và Matvêép [43] thì BTTL là những động tác của con người được tiến hành theo sự cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục thể chất và HLTT. Nói cách khác, nó là đặc tính vận động của con người được tổ chức tương ứng với các quy luật của GDTC và HLTT.

Vậy không phải bất cứ hoạt động vận động nào cũng được coi là BTTL trong HLTT. Trong thực tế công tác huấn luyện VĐV nói chung và huấn luyện VĐV cử tạ nói riêng ở nước ta, các HLV cũng đã sử dụng không ít các BTTL, song việc sử dụng đó còn chưa thống nhất.

Vì vậy, để lựa chọn các bài tập đảm bảo tính thống nhất, khả thi và khoa học, luận án đã tiến hành phỏng vấn các giảng viên, HLV, chuyên gia cử

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí