Bàn Luận Về Hiệu Quả Ứng Dụng Các Bài Tập Phát Triển Sức

130



HCB. HCĐ.

Vô địch và kỷ lục quốc gia ở 2 hạng cân thi đấu từ năm 2015 đến nay. Một VĐV trong tốp 3 vô địch quốc gia.

Seagame: Năm 2017: 1 HCV, kỷ lục Seagame, 1HCĐ. Năm 2019: 1


Vô địch châu Á: Năm 2016: 1 HCV, 1 HCB. Năm 2017: 2 HCB, 1


Indorgame năm 2017: 1 HCB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Vô địch thế giới năm 2017: 1 HCV. Asiad năm 2018: 1 HCB.

3.3.3. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 21

mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

3.3.3.1. Về tổ chức thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn

Theo quan điểm của Nguyễn Xuân Sinh thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác [55].

Nhân tố mới ở đây là hệ thống bài tập sức mạnh mới được lựa chọn - phương tiện tập luyện chuyên môn cơ bản.

Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm sư phạm là sự can thiệp có mục đích và có kế hoạch của con người vào hiện tượng nghiên cứu [55].

Có rất nhiều loại thực nghiệm sư phạm nhưng ở đề tài này sử dụng phương pháp thực nghiệm tự đối chiếu, có nghĩa là được thực hiện cùng lúc trên 1 nhóm đối tượng có lứa tuổi, thâm niên tập luyện, trình độ tương đương được áp dụng 53 bài tập mà đề tài lựa chọn.

Bên cạnh việc sắp xếp các bài tập sức mạnh theo chương trình kế hoạch tập luyện 1 năm, việc phân bổ lượng vận động cho các bài tập theo các thời kỳ huấn luyện cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Phân bổ lượng vận động cũng cho phép xác định hướng phát triển sức mạnh của các bài tập (phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh tĩnh lực, sức mạnh - tốc độ hay sức mạnh - bền).

131


Một trong những cơ sở quan trọng của tất cả các phương pháp huấn luyện thể thao là điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp giữa lượng vận động và quãng nghỉ.

Trên cơ sở tìm hiểu bản chất lượng vận động của các bài tập và yêu cầu chung của ban huấn luyện đội tuyển cử tạ trẻ, đề tài đi đến phân bổ lượng vận động chung cho các bài tập. Từ việc phân bổ lượng vận động có thể nhận thấy, phần lớn các bài tập do định lượng vận động khác nhau mà tác dụng cũng khác nhau. Cùng một bài tập có thể phát triển sức mạnh tốc độ nhưng cũng có thể phát triển sức mạnh - bền, và ngược lại.

Lượng vận động của các bài tập ở các thời kỳ huấn luyện của quá trình thực nghiệm được sắp xếp tăng dần theo hình thức làn sóng. Việc sắp xếp như vậy có những ưu điểm như sau:

Giải quyết được mâu thuẫn giữa cường độ và khối lượng.

Phù hợp với nhịp sinh học của VĐV và quy luật hồi phục vượt mức.

Loại trừ sự tụt lại quá mức của các biến đổi thích nghi chậm hơn so với các biến đổi xảy ra nhanh hơn.

Thời gian tổ chức thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia được tiến hành trong thời gian 01 năm (chu kỳ huấn luyện năm, từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014), tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Thời gian huấn luyện là trung bình 9 - 10 buổi/tuần. Thời gian tập từ 90–180 phút/buổi, trong đó tập sức mạnh tối thiểu 5 buổi/tuần. Thời gian tập căn cứ vào mục đích phát triển năng lực sức bền tốc độ theo từng thời kỳ huấn luyện (nội dung chương trình và khối lượng của các bài tập được trình bày cụ thể ở mục 3.2).

Thời gian huấn luyện sức mạnh được các HLV quản lý chặt chẽ trong quá trình thực nghiệm, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập tới đối tượng tham gia thực nghiệm.

132


Đối tượng thực nghiệm: là 10 VĐV lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cả 10 VĐV bày đều ở hạng cân nhẹ (56kg và 62kg). Như vậy, đối tượng thực nghiệm đều tương đồng về lứa tuổi và hạng cân.

Nội dung thực nghiệm: Để tổ chức thực nghiệm sư phạm đảm bảo tính khách quan, do đặc điểm số lượng VĐV đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài tiến hành thực nghiệm theo hình thức tự đối chiếu. Lượng vận động của từng buổi tập, tuần, tháng và chu kỳ huấn luyện được sắp xếp luân phiên tương ứng với nhiệm vụ huấn luyện trong từng giáo án và từng thời kỳ huấn luyện đảm bảo các nguyên tắc của huấn luyện thể thao.

Như vậy, quá trình thực nghiệm sư phạm được tổ chức khoa học, đảm bảo thời gian, đúng với kế hoạch huấn luyện năm và đối tượng tham gia thực nghiệm có trình độ, thâm niên đồng nhất, cho phép nhận định sẽ thu được các kết quả kiểm tra đảm bảo độ tin cậy cần thiết.

Công tác kiểm tra đánh giá: Đây là khâu không kém phần quan trọng. Thông qua kiểm tra, đánh giá đề tài xác định được mức độ ảnh hưởng của các bài tập ứng dụng trên đối tượng nghiên cứu. Công tác này được tiến hành thường xuyên theo định kỳ 3 tháng một lần. Nội dung kiểm tra đánh giá là 16 test và hệ thống tiêu chuẩn của chúng đã được xác định tại phần 3.1.

Về thời điểm kiểm tra: có sự thống nhất cao giữa thời điểm kiểm tra 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng và sau 12 tháng, cụ thể:

Các thời điểm kiểm tra này đều tương ứng với kế hoạch thực nghiệm (kế hoạch huấn luyện năm) như trình bày tại bảng 3.13, cụ thể:

Kế hoạch huấn luyện năm được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 6 và giai đoạn 2 từ tháng 7 đến tháng 12.

Giai đoạn 1 gồm 2 thời kỳ cơ bản là chuẩn bị chung (từ tháng 1 đến tháng 3) và chuẩn bị chuyên môn (từ tháng 4 đến tháng 6). Theo lịch thi đấu cử tạ quốc gia, cuối tháng 6 đầu tháng 7 (kết thúc giai đoạn 1) có giải vô địch trẻ.

Giai đoạn 2 gồm 2 thời kỳ cơ bản là chuẩn bị chung (từ tháng 7 đến

133


tháng 9) và chuẩn bị chuyên môn (từ tháng 10 đến tháng 12). Theo lịch thi đấu cử tạ quốc gia, cuối tháng 12 (kết thúc giai đoạn 2) có giải vô địch quốc gia.

3.3.3.2. Về hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn

Dưới tác động của lượng vận động tập luyện dẫn đến những thay đổi thích ứng sinh học (hình thái và chức năng) xảy ra trong cơ thể VĐV và những thay đổi đó biểu hiện ở sự phát triển năng lực hoạt động của VĐV.

Lượng vận động tập luyện gây ra hàng loạt biến đổi trong các cơ quan và hệ thống khác nhau. Khi thích ứng với hoạt động cơ bắp mạnh, cơ thể sẽ vươn tới sự thăng bằng các biến đổi chức năng.

Qua kết quả nghiên cứu bảng 3.24 cho thấy:

Sau 6 tháng thực nghiệm các chỉ số hình thái của nam VĐV lứa tuổi 15

- 16 đều có sự tăng trưởng mạnh, nhịp độ tăng trưởng đạt từ 2.78 - 7.83%, phát triển mạnh nhất là các chỉ số: Chu vi vòng cánh tay 7.83 %, chu vi vòng đùi 6.59%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy dưới tác động của bài tập và lượng vận động đã tác động tích cực lên các chỉ số hình thái, chức năng của VĐV nam và nữ.

Qua so sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng với kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, có 04/05 chỉ số thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, đó là các chỉ số: Chu vi lồng ngực, chu vi vòng hông, chu vi vòng cánh tay và chu vi vòng đùi. Riêng chỉ số rộng vai sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của D. Harre: Các giá trị trung bình về chiều cao, trọng lượng và các chu vi đối với nam phát triển nhanh từ 14-15 tuổi [27].

Như vậy có thế kết luận rằng việc lập kế hoạch huấn luyện của HLV đã quan tâm đến những yếu tố đặc điểm lứa tuổi, trình độ VĐV và đặc biệt là tố chất đặc thù môn cử tạ, phát triển sức mạnh tốc độ và sức mạnh đạt tối đa

134


HLV mới có thể chọn lựa những phương pháp dẫn đến sự thích nghi tốt nhất, cũng như phát triển năng lực thể chất và cải tiến thành tích của VĐV.

Tương tự, các chỉ số về sức mạnh chung và sức mạnh chuyên môn cũng có sự tăng trưởng mạnh sau 6 tháng thực nghiệm. Nhịp độ tăng trưởng ở các chỉ số sức mạnh chung là từ 3.61 – 14.95% và sức mạnh chuyên môn là từ

5.66 – 13.35%. Mặc dù vậy, so sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và ban đầu vẫn có 03 chỉ số không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đó là: cử giật, cử đẩy và gánh trước.

Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn huấn luyện VĐV cử tạ, vì rằng cử giật và cử đẩy là 2 nội dung thi đấu trong môn cử tạ. Vì vậy, mặc dù có sự tăng trưởng của các chỉ số sức mạnh khác cũng như thành tích cử giật và cử đẩy, song chưa tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó quyết định phần lớn đến thành tích của VĐV cử tạ trong cuộc cạnh tranh, thi đấu trong chu kỳ 6 tháng đầu năm. Bàn về vấn đề này các tác giả AK Samusevich, 1967, AN Vorobiev, 1977, AC Medvedev, 1986, LM Khatuev, 1989 ... cho rằng: Các chuyên gia hàng đầu về cử tạ, HLV và VĐV cần thường xuyên hướng đến việc đa dạng phương pháp tiếp cận và cách thức, chúng cho phép nâng cao hiệu quả quá trình tập luyện và không ngừng chuẩn đoán ngày càng chuẩn xác hơn, khách quan những chỉ số chi phối chúng [74].

Quá trình thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn diễn ra trong thời gian 12 tháng, kết quả cho thấy:

Sự phát triển các chỉ số hình thái và thể lực của đối tượng tham gia thực nghiệm đều diễn ra mạnh trong suốt quá trình thực nghiệm, trong đó, nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số này ở 6 tháng đầu cao hơn só với 6 tháng cuối.

Diễn biến phát triển các chỉ số hình thái và thể lực của đối tượng tham gia thực nghiệm tuân theo các quy luật sinh học và HLTT.

135


So sánh kết quả kiểm tra hình thái và sức mạnh của đối tượng thực nghiệm ở thời điểm sau 12 tháng với sau 6 tháng đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Hùng Trường (2018) khi nghiên cứu diễn biến lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV Cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia trong chu kỳ huấn luyện năm.

Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn, luận án đã so sánh tỷ lệ xếp loại sức mạnh của đối tượng tham gia thực nghiệm thông qua kết quả kiểm tra và tiêu chuẩn đã xây dựng. Kết quả cho thấy, sau 12 tháng thực nghiệm, ứng dụng các bài tập đã lựa chọn, xếp loại sức mạnh của đối tượng thực nghiệm đã tăng mạnh ở loại tốt và khá, đồng thời, tỷ lệ VĐV xếp loại sức mạnh yếu đã giảm mạnh. Sự khác biệt của kết quả xếp loại sức mạnh sau và trước thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.

Bên cạnh đó, qua các giải đấu trong các năm 2014 và 2015, nhiều VĐV lứa tuổi 15 – 16 trong nhóm thực nghiệm đã giành được huy chương các loại tại giải thanh thiếu niên và giải trẻ toàn quốc.

Các kết quả trên cho thấy hiệu quả của các bài tập mà luận án lựa chọn tới sự phát triển sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

3.3.3.3. Về cấu trúc thành phần cơ thể VĐV ở các thời kỳ huấn luyện

Qua kết quả đo lường và phân tích thành phần cơ thể VĐV cử tạ nam cho thấy:

Các chỉ số tổng lượng protein, tổng lượng khoáng chất và chỉ số trọng lượng cơ xương đều cao hơn dải giá trị bình thường và thay đổi tăng dần từ thời kỳ chuẩn bị chung qua thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và đạt giá trị cao nhất ở thời kỳ thi đấu. Điều này khẳng định sự thay đổi thành phần cơ thể phù hợp với lý thuyết huấn luyện môn cử tạ theo các thời kỳ huấn luyện trong năm.

136


Các chỉ số thành phần cơ thể về tổng lượng mỡ trong cơ thể và các chỉ số phân loại béo gầy trong đó các chỉ số khối, lượng mỡ thân thể, mức độ mỡ nội tạng ở VĐV cử tạ nam đều được đánh giá rất tốt và thay đổi giảm dần từ thời kỳ chuẩn bị chung qua thời kỳ chuẩn bị chuyên môn và giảm tới mức nhỏ nhất ở thời kỳ thi đấu, phù hợp với lý thuyết huấn luyện môn cử tạ tăng cơ, giảm mỡ theo các thời kỳ huấn luyện trong năm.

Cử tạ là một trong những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh cơ bắp của cơ thể để thực hiện các hoạt động chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Kết quả kiểm tra cho thấy sự phát triển cơ bắp của VĐV cử tạ nam có sự dịch chuyển sức mạnh cơ bắp từ mức bình thường sang mức phát triển cơ bắp, không có VĐV nào có biểu hiện ở mức nhược cơ theo các chu kỳ huấn luyện trong năm. Số lượng VĐV cử tạ nam có sự thay đổi sức mạnh cơ bắp từ mức bình thường sang mức phát triển cơ bắp theo hướng tăng lên từ chu kỳ chuẩn bị chung sang chu kỳ chuẩn bị chuyên môn và đạt số lượng lớn nhất ở thời kỳ thi đấu. Kết quả này cho thấy càng tiến về thời kỳ thi đấu thì các VĐV cử tạ nam có xu hướng tăng lên về sức mạnh cơ bắp để sẵn sàng thi đấu đạt thành tích cao nhất kết thúc một chu kỳ huấn luyện trong năm.

Tóm lại: giải quyết mục tiêu nghiên cứu 3, luận án đã đánh giá được hiệu quả của các bài tập tới sự phát triển sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, thể hiện ở sự khác biệt về kết quả kiểm tra, sự thay đổi thành phần cơ thể và thanh tích của các VĐV.

137


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép đi đến những kết luận sau:

1. Qua nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 16 test thuộc 3 nhóm: hình thái (5 test), sức mạnh chung (5 test) và sức mạnh chuyên môn (6 test) sử dụng để đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đồng thời xây dựng được tiêu chuẩn phân loại, bảng điểm và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

2. Từ thực trạng sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia còn nhiều hạn chế, luận án đã lựa chọn được 53 bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia gồm 4 nhóm: nhóm bài tập cử giật (14 bài tập); nhóm bài tập cử đẩy (16 bài tập); nhóm phối hợp cử giật và cử đẩy (18 bài tập); nhóm bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (05 bài tập) và xây dựng được kế hoạch thực nghiệm (tương ứng với kế hoạch huấn luyện năm 2014) ứng dụng các bài tập trên vào thực tiễn huấn luyện sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

3. Quá trình ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trên VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia trong 1 năm tương ứng với kế hoạch huấn luyện năm 2014 đã cho thấy hiệu quả của các bài tập tới sự phát triển sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16, thể hiện ở sự khác biệt về kết quả kiểm tra các test, chỉ số trong quá trình thực nghiệm; kết quả phân loại sức mạnh của VĐV trước và sau thực nghiệm; sự biến đổi tích cực cấu trúc thành phần cơ thể VĐV theo xu hướng chuyên môn và thành tích cử tạ của nam VĐV lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia tham gia thực nghiệm đạt được.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí